1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã nhân sơn huyện đô lương hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

110 1,8K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 637 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài: “Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em nông thôn tại xã Nhân Sơn - Đô Lương hi

Trang 1

Trờng đại học vinh

Trang 2

Trờng đại học vinh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành

Công tác xã hội với đề tài: “Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em nông thôn tại xã Nhân Sơn - Đô Lương hiện nay” tôi đã nhận được sự động viên

giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè

Để hoàn thành bài khoá lụân tốt nghiệp này, tôi xin cảm ơn chân thànhtới nhà trường cùng các thầy cô giáo trong tổ Công tác xã hội - Khoa Lịch Sử

- Trường Đại học Vinh đã trang bị tri thức khoa học cho tôi trong suốt thờigian qua Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn ThịBích Thuỷ, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quátrình hoàn thành bài khoá luận Đồng thời cũng là người tạo điều kiện thuậnlợi giúp tôi hoàn thành bài khoá luận này

Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chútrong ban lãnh đạo UBND xã Nhân Sơn, nhân viên trạm y tế xã Nhân Sơn đãnhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm hiểuthông tin, đóng góp ý kiến giúp tôi thực hiện thành công phần can thiệp trongbài khoá luận này

Vì thời gian và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên bài khoá luậnkhông thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến của thầy cô, các bạn và những người quan tâm tới đề tài này

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Mậu

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

7 Giả thuyết nghiên cứu 9

8 Khung lý thuyết 10

NỘI DUNG 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 11

1.2 Cơ sở lý luận 15

1.2.1 Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 15

1.2.1.1 Thuyết hệ thống 15

1.2.1.2 Thuyết nhu cầu của Maslow 16

1.2.2 Khái niệm công cụ 17

1.2.2.1 Trẻ em 17

1.2.22 Trẻ em nghèo 18

1.2.2.3 Trẻ em nông thôn 19

1.2.2.4 Sức khỏe 19

1.2.2.5 Chăm sóc sức khỏe 19

1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 20

1.3.1 Giới thiệu về xã Nhân Sơn 20

1.3.2 Giới thiệu về trạm y tế xã Nhân Sơn 22

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu 23

Trang 5

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

2.1 Vài nét về trẻ em, trẻ em nghèo và hệ thống hỗ trợ xã hội liên quan đến công tác CSSK trẻ em hiện nay 28

2.1.1 Tổng quan về trẻ em Việt Nam 28

2.1.2 Nhận diện trẻ em nghèo tại Việt Nam 31

2.1.3 Đặc điểm nhu cầu của trẻ em nghèo 33

2.1.4 Những thành tựu và hạn chế của công tác CSSK trẻ em hiện nay .34

2.2 Hoạt động công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em tại xã Nhân Sơn -Huyện Đô Lương 36

2.2.1 Tổng quan về đối tượng trẻ em trong xã Nhân Sơn 36

2.2.2 Công tác thực hiện chăm sóc sức khỏe trẻ em tại xã Nhân Sơn 41

Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM XÃ NHÂN SƠN 52

3.1 Vai trò nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong quá trình hỗ trợ nhóm đối tượng 52

3.2 Quá trình can thiệp trực tiếp 54

3.2.1 Giai đoạn1: Tìm hiểu đánh giá nhu cầu của đối tượng 54

3.2.2 Giai đoạn2: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hệ thống xã hội của đối tượng 57

3.2.3 Giai đoạn 3: Lên kế hoạch can thiệp 62

3.2.4 Giai đoạn 4: Huy động nguồn lực 65

3.2.5 Giai đoạn 5: Hành động 67

3.2.6 Giai đoạn 6: Lượng giá 69

3.2.7 Giai đoạn 7: Tiếp tục vận động 70

3.3 Kinh nghiệm của nhân viên CTXH trong quá trình can thiệp 71

KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 75

Trang 6

3.1 Kết luận 75

Trang 7

3.1.1 Thành tựu 753.1.2 Những vấn đề cần cải thiện 763.2 Khuyến nghị 783.2.1 Khuyến nghị với cấp quản lý trung ương về vấn đề CSSK trẻ em

783.2.2 Khuyến nghị cấp chính quyền địa phương về vấn đề hỗ trợ trong

công tác CSSK trẻ em 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BHYT : Bảo hiểm y tế

BVCS&GDTE : Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ emCTXH : Công tác xã hội

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, là tài sản vô giá của mỗi quốcgia Ngày nay trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, công tác CSSK đangtrên đà phát triển và ngày càng được chú trọng Đây không phải là công việcriêng của ngành y tế mà còn là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội

Việt Nam là nước có dân số trẻ, nhóm tuổi dưới 16 chiếm khoảng 24,8

% dân số (số liệu thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở vào 01/04/2009).Trong 10 năm tới khi Việt Nam đang đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập sâuhơn, toàn diện hơn vào nền kinh tề thế giới thì thế hệ trẻ hôm nay là nhữngngười thực hiện hóa các cơ hội phát triển của đất nước Đầu tư cho trẻ emhôm nay chính là việc đầu tư để thực hiện tốt nhất quyền của trẻ em, nhân tốquan trọng để xây dựng thế hệ trẻ có đủ phẩm chất, thể lực, trí tuệ - nhữngphẩm chất cần thiết đối với chủ nhân tương lai của đất nước

Các chính sách và chương trình liên quan đến công tác CSSK trẻ embước đầu đã mang lại kết quả đáng khích lệ Các chỉ tiêu liên quan đến dinhdưỡng, sức khỏe trẻ em, giáo dục trẻ em, bảo vệ trẻ em, vui chơi giải trí củatrẻ em, nước sạch vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể sau hơn 20năm đổi mới Và chính sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hội nhập nềnkinh tế thế giới càng nhanh đã xuất hiện những thách thức và nguy cơ mớiliên quan đến phát triển xã hội nói chung và công tác CSSK trẻ em nói riêng.Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh đó sẽ có những tác động đa chiều đến việcthực hiện quyền trẻ em về cả nhận thức và thực tiễn

Việt Nam là nước có dân số tập trung ở nông thôn lớn (chiếm 70% dân

số cả nước) Trẻ em nông thôn chiếm tỉ lệ tương đương với số dân tập trung ởnông thôn, do vậy việc bảo vệ, CSSK trẻ em nông thôn có ý nghĩa rất lớn đối

Trang 10

với sự phát triển của đất nước Mặt khác trẻ em nông thôn Việt Nam hiện nay

do nhiều nguyên nhân khác nhau nên gặp nhiều vấn đề về sức khỏe Trẻ emnông thôn có nguy cơ thiệt thòi hơn trong cơ hội phát triển và trong việc tiếpcận các nguồn lực hỗ trợ từ xã hội Đã có những chính sách hỗ trợ về sứckhỏe trẻ em được xây dựng và đi vào hoạt động Tuy nhiên hiệu quả của cácchính sách này chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn về cả thể chất lẫn tinhthần của trẻ Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện củakhông ít trẻ em nông thôn mà còn gia tăng sự bất bình đẳng xã hội

Công tác xã hội là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong việctrợ giúp cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng có vấn đề vượt qua khó khăn vàphát triển hòa nhập vào xã hội Một trong những đối tượng được CTXH đặcbiệt quan tâm đó là trẻ em, trong đó CSSK cũng là vấn đề quan trọng Đối vớimỗi nhân viên CTXH nắm vững hệ thống chính sách, các dịch vụ xã hội hỗtrợ liên quan đến sức khỏe trẻ em là yếu tố then chốt trong quá trình can thiệp,huy động nguồn lực, trợ giúp thân chủ của mình Tuy nhiên vai trò của CTXHvới trẻ em nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập Những vấn đề của trẻ

em nông thôn gặp phải thì nhiều song CTXH với trẻ em nông thôn còn mỏng,CTXH vẫn chưa đi sâu vào đời sống thực tế của trẻ Hiện nay trong lĩnh vựcCSSK trẻ em nông thôn đã có những nghiên cứu liên quan, tuy nhiên nhữngthông tin về vấn đề này còn hạn chế Nghiên cứu chỉ mang tính phổ quát.Điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và ứng dụng một cáchhợp lý

Đã có những thống kê về thực trạng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ởtỉnh Nghệ An của sở LĐTB&XH, sở y tế Tuy nhiên những thống kê đó chỉmang tính chất như là báo cáo về kết quả đạt được Trong khi đó nghiên cứu

về bản chất bên trong của công tác CSSK trẻ em ở Nghệ An còn mỏng, chưaphản ánh được hết thực tế của vấn đề

Trang 11

Bản thân tôi là một cá nhân được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất NhânSơn, tôi phần nào hiểu được đời sống nói chung của trẻ em nơi đây cũng nhưviệc tiếp cận thụ hưởng những chương trình về trợ giúp CSSK đối với các emtrên địa bàn xã Hơn nữa chưa có nhiều nghiên cứu chú trọng về CSSK trẻ emtại tỉnh Nghệ An nói chung và Huyện Đô Lương, cũng như xã Nhân Sơn nóiriêng Do vậy cần có nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu và đưa ra những giải phápcho thực trạng của vấn đề.

Từ các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu công tác chăm

sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã Nhân Sơn - Đô Lương hiện nay”.

Nghiên cứu được đưa ra với mục đích tìm hiểu đánh giá và có cái nhìntổng thể về sức khỏe trẻ em nông thôn xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương, từ đótạo sự thuận lợi cho việc tìm hiểu và tiếp cận hiệu quả hệ thống nguồn lựcquan trọng trong việc trợ giúp trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương trongvấn đề CSSK một cách thiết thực nhất Đồng thời góp phần hình thành nênmột phương thức tiếp cận đa chiều trong quá trình can thiệp, hỗ trợ cho trẻ emcủa ngành CTXH

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài ứng dụng các kiến thức đã học vào nghiên cứu thực tiễn, gópphần tạo lập căn bản cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn ở giaiđoạn sau

Nghiên cứu này nhằm góp phần ứng dụng một số lý thuyết vào thựctế: thuyết hệ thống, thuyết nhu cầu Hai thuyết này khi áp dụng vào đề tài sẽlàm cho việc tiếp cận, huy động nguồn lực của công tác CSSK trẻ em tại xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương được tiến hành một cách rõ ràng và hiệu quảnhất Bên cạnh đó việc triển khai đề tài sẽ bổ sung về mặt ý nghĩa thực tiễncủa thuyết

Trang 12

Đồng thời đề tài nghiên cứu cung cấp một số thông tin về công tácCSSK trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương cho các cá nhân, cơ quan, tổchức, các ngành khoa học quan tâm đến vấn đề này.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này được đưa ra cũng nhằm góp phần phát hiện, bổ sungmột số khuyến nghị cho quá trình hoạch định, bổ sung chính sách của nhànước trong vấn đề CSSK trẻ em Cung cấp thêm một số thông tin về lĩnh vựcCSSK trẻ em, làm căn cứ thực tiễn xây dựng phương pháp tiếp cận đa chiều

có hiệu quả trong quá trình thực hành CTXH với đối tượng là trẻ em

Nghiên cứu nhằm kết nối mong muốn, kiến nghị của người dân vềnhững khó khăn mà họ đang gặp phải trong công tác CSSK trẻ em xã NhânSơn - Huyện Đô Lương lên các cấp, các ngành có liên quan đến vấn đề này

Từ việc phát hiện những tồn tại trong công tác CSSK trẻ em tại xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương, đề tài hướng đến việc đưa những đề xuất gópphần làm cho sức khỏe trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương được chămsóc tối đa và hiệu quả

3 Mục đích nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu thực trạng về công tác chăm sóc sức khỏe trẻ emtrên cả nước nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em tại xã Nhân Sơn

- Huyện Đô Lương nói riêng

- Tìm hiểu nguyên nhân từ những hạn chế trong công tác CSSK trẻ emtại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

- Nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp cho những hạn chế trong công tácCSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu công tác CSSK trẻ em xã Nhân Sơn Huyện Đô Lương Tỉnh Nghệ An

Trang 13

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của CSSK trẻ em xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương - Tỉnh Nghệ An.

- Tìm hiểu vai trò của người nhân viên CTXH trong lĩnh vực vận độngchính sách cho việc hỗ trợ CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương -Tỉnh Nghệ An

- Góp phần đưa ra một số phát hiện, khuyến nghị trong quá trình hoạchđịnh chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề CSSK trẻ em

- Xây dựng một số phương pháp tiếp cận đa chiều trong quá trình hỗtrợ trẻ một cách có hệ thống hơn trong thực hành CTXH

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã Nhân Sơn - Huyện

Đô Lương - Tỉnh Nghệ An

5.4 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu

Nghiên cứu công tác CSSK trẻ em nông thôn là một phạm vi rộng Dothời gian và điều kiện có hạn nên chúng tôi nghiên cứu tập trung vào nhữngkhía cạnh sau:

Trang 14

- Rà soát hệ thống chính sách trợ giúp trẻ đang được áp dụng trên địabàn xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương.

Đánh giá hiệu quả của công tác CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn Huyện Đô Lương

Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em xã Nhân Sơn Huyện

Đô Lương dưới 3 yếu tố:

+ Sức khỏe thể chất

+ Tinh thần

+ Mối quan hệ xã hội

Tập trung vào đối tượng chính là những trẻ em nghèo xã Nhân Sơn Huyện Đô Lương

-6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

Phương pháp chủ đạo xuyên suốt và chi phối đề tài là chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đây là phương pháp luận để lýgiải các sự kiện được nghiên cứu và được ứng dụng trong phân tích đề tàinghiên cứu này như sau:

Thứ nhất: Những tồn tại trong công tác CSSK trẻ em tại địa bàn xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương - Nghệ An là khách quan Đây là vấn đề phùhợp tất yếu với sự phát triển của lịch sử xã hội và nền kinh tế Thế giới đangbước vào quá trình toàn cầu hóa sâu sắc, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dụctrẻ em không còn là vấn đề của một quốc gia mà có tính chất toàn cầu Hơnnữa việc tăng cường công tác CSSK trẻ em còn thể hiện sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước đối với nguồn nhân lực tương lai của quốc gia và thể hiệntính nhân văn cao cả

Thứ hai: Qúa trình nhận thức không chỉ dừng lại ở việc mô tả các hiệntượng bên ngoài mà còn hướng tới nhận thức được bản chất bên trong của nó

Trang 15

Cụ thể nghiên cứu về công tác CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện ĐôLương giúp những nhà hoạch định chính sách, những cán bộ thực hiện chínhsách và NVCTXH có cái nhìn tổng quát về vấn đề Vai trò quan trọng của hệthống đó trong việc huy động nguồn lực giúp cho trẻ em xã Nhân Sơn có cuộcsống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thứ ba: Các NVCTXH phải xuất phát từ thực tế lịch sử của mỗi xã hội

cụ thể với nhu cầu nghiên cứu thực tế của nhóm thân chủ Xã hội luôn biếnđổi bởi vậy công tác CSSK trẻ em phải luôn thay đổi cho phù hợp với tìnhhình mới Việc nghiên cứu và thường xuyên cập nhật để tăng cường nhữngmặt mạnh trong công tác CSSK trẻ em và giảm thiểu những mặt tồn tại làcông việc cần phải tiến hành một cách liên tục, nghiêm túc và có sự đầu tư

Như vậy, việc đánh giá tác động của chính sách CSSK trẻ em tại xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương cần tiến hành trên nhiều phương diện Dựa trênquan điểm Macxit, khi nghiên cứu công tác CSSK trẻ em cần đặt trong mốiliên hệ, tác động nhiều chiều Hiệu quả của công tác CSSK cho trẻ em xã NhânSơn - Huyện Đô Lương là yếu tố trung tâm chịu sự chi phối của nhiều nhân tốkhác như: kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý, quan điểm gia đình, cộng đồng

6.2 Phương pháp cụ thể

6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

- Tìm hiểu, phân tích các chính sách về CSSK trẻ em do nhà nướcban hành

- Phân tích một số báo cáo, khóa luận tốt nghiệp có liên quan

- Phân tích số liệu từ địa bàn nghiên cứu:

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng,

An ninh năm 2010 Phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 của xã Nhân Sơn

+ Báo cáo số liệu cơ bản về tình hình thực hiện các mục tiêu bảo vệ,chăm sóc trẻ em năm 2009 - 2010 của xã Nhân Sơn

Trang 16

+ Báo cáo tình hình thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giaiđoạn 2006 - 2010 của xã Nhân Sơn.

+Báo cáo chương trình hành động vì trẻ em xã Nhân Sơn giai đoạn

2005 - 2010

+ Báo cáo công tác Chăm sóc sức khoẻ trong năm 2010 của trạm y tế

xã Nhân Sơn

6.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Cơ cấu đối tượng phỏng vấn sâu: Xem phụ lục - Phỏng vấn sâu

1 PVS cán bộ thực hiện chính sách CSSK trẻ em ở xã Nhân Sơn Huyện Đô Lương

1 PVS cán Bộ Y tế tại xã Nhân Sơn Huyện Đô Lương

- 5 PVS trẻ em nghèo xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

- 1 PVS gia đình trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

6.2.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Thiết kế bảng hỏi: Xem phụ lục

- Cơ cấu bảng hỏi:

Trang 17

- Quan sát các hoạt động CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

- Quan sát đời sống trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương - Nghệ An

- Quan sát sự quan tâm của gia đình - nhà trường và xã hội đối với sứckhỏe trẻ tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

7 Giả thuyết nghiên cứu

* Giả thuyết 1: Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn nghèo

còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn về thể chấtcũng như tinh thần của trẻ

* Giả thuyết 2: Kinh tế còn khó khăn và công tác chăm sóc sức khỏe cơ

sở chưa thực hiện tốt khiến cho trẻ em nông thôn nghèo gặp nhiều vấn đề vềsức khỏe

* Giả thuyết 3: Trong tương lai nếu nhận được sự quan tâm của các

ban ngành liên quan, sự trợ giúp của hệ thống an sinh xã hội, chính sách xãhội thì tình hình sức khỏe trẻ em nông thôn nghèo sẽ được cải thiện mộtcách đáng kể

Trang 18

Chính sách trợ giúp xã hội với TE

em trtrerc e

Chính sách bảo hiểm y tế TE

Hệ thống CSSK trẻ em

Mức độ thực hiện tại xã Nhân Sơn

Huyện Đô Lương

Công tác

CSSK trẻ em

Những kết quả đạt được

Vai trò nhân viên công tác xã

hội

Những khó khăn, hạn chế

Trang 19

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Trên cả nước:

+ Nghiên cứu về trẻ em của Bộ Y tế

Theo kết quả của báo cáo:“ Tổng hợp các văn bản chính sách của chính phủ đối với trẻ em dưới 6 tuổi và đánh giá tình hình tổ chức thực hiện các chính sách tại địa phương” năm 2005 của Phòng nghiên cứu trẻ em - Bộ

Y tế đã rà soát nhiều văn bản phát luật liên quan đến trẻ em nói chung và trẻ

em dưới 6 tuổi nói riêng Những chính sách đó đã được triển khai tổ chứcthực hiện từ Trung ương đến các địa phương và đã từng bước mang lại chomọi người dân nói chung, trẻ em nói riêng cuộc sống tốt đẹp hơn Kể từ năm

2005 đến nay, Việt Nam đã thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phícho trẻ em dưới 6 tuổi Và đến năm 2006 ước tính đã có 96 % số trẻ em trong

cả nước đã được tiêm chủng chống lại các bệnh: lao, ho gà, bạch hầu, sởi, bạiliệt và viêm gan B theo chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI) Tính đếnnăm 2004, số trẻ em được đến trường ở cấp tiểu học đạt tỉ lệ 97,5 % và ở cấptrung học cơ sở là 85 %.[1]

+ Từ đầu năm 2009 đến nay Bộ LĐTB&XH đang phối hợp với 5 tổchức quốc tế là UNICEF, PLANE, SAVECHILDRENTS, WOULDVISION,CHILDFUN, triển khai thử nghiệm hệ thống bảo vệ trẻ em và thúc đẩy việckết nối cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ở 125 xã thuộc 14 tỉnh, thành phố trên

cả nước

Các hoạt động thử nghiệm hệ thống bảo vệ trẻ em tập trung vào khuônkhổ pháp lý, cơ chế, chính sách, xây dựng đội ngũ công tác viên, tình nguyệnviên Hình thành ban bảo vệ trẻ em cấp xã, ban bảo vệ trẻ em cấp huyện với

Trang 20

sự tham gia của các ngành LĐTB&XH, công an, y tế, giáo dục và các ngànhkhác có liên quan và các tổ chức đoàn thể Trưởng ban là 1 đồng chí phó chủtịch UBND cấp xã và cấp huyện Xây dựng điểm CTXH với trẻ em ở các xã,trường học, bệnh viện Xây dựng văn phòng tư vấn cho trẻ em ở cấp huyện,xây dựng trung tâm CTXH trẻ em ở cấp tỉnh, thành phố Nâng cao đội ngũcán bộ trong việc thực hành ngăn ngừa và giảm thiểu, can thiệp, trợ giúp trẻ

em hòa nhập cộng đồng Thực hành kết nối cung cấp dịch vụ liên tục bảo vệtrẻ em Dưới sự chỉ đạo của ban bảo vệ trẻ em cấp huyện, ban bảo vệ trẻ emcấp xã, các hoạt động của chương trình thử nghiệm hệ thống bảo vệ trẻ emđang đạt được kết quả rất tốt

Ngay trong năm 2009 đã có 3 tỉnh, thành phố thành lập và đưa trungtâm CTXH với trẻ em vào hoạt động, đó là: An Giang, Đà Nẵng, QuảngNinh Hai tỉnh đang làm thủ tục hình thành trung tâm CTXH cho trẻ em đó làHải Phòng và Quảng Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang thúc đẩyhình thành văn phòng tư vấn ở cấp huyện, quận, điểm CTXH với trẻ em ở cấp

xã, trường học, bệnh viện Cả nước đã khôi phục lại được 7000 cộng tác viên,tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, CSSK trẻ em ở các thôn, bản, ấp Hiệnnay Bộ LĐTB&XH đang có kế hoạch tổ chức cho các địa phương triển khaithử nghiệm hệ thống bảo vệ trẻ em đi nghiên cứu học tập kinh nghiệm tạiHồng Công, sau năm 2010 sẽ tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng trongphạm vi toàn quốc.[2]

- Tại tỉnh Nghệ An

+ Đã có những cuộc điều tra của Sở LĐTB&XH tỉnh về công tác thựchiện công tác CSSK trẻ em tại tuyến cơ sở Những cuộc điều tra thống kê sốliệu về đối tượng trẻ em sống trên địa bàn tỉnh, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,trẻ em nghèo, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam…Theo số liệu báo cáo của

Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An năm 2010 toàn tỉnh Nghệ An có 824.782 trẻ em

Trang 21

từ 0 - dưới 16 tuổi (chiếm 28,3 % dân số toàn tỉnh) trong đó trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn là 199.452 em (chiếm 21,5 % tổng số trẻ em trong tỉnh)

(Số liệu từ “ Tài liệu hội nghị tổng kết chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2001 - 2010 của Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An, tháng 12 năm 2010”).

+ Theo báo cáo:“Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 55 - CT/TW của

bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ

An ngày 26/8/2010 [3] cho biết những kết quả đạt được về công tác Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em tại tỉnh Nghệ An như sau:

Thứ nhất là công tác truyền thông, giáo dục: Sở LĐTB&XH phối hợpvới các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông đại chúng từ cấp tỉnhđến cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông BVCS&GD trẻ em Từ đó đã tácđộng mạnh mẽ vào nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các banngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các cộng đồng, gia đình và mỗi

cá nhân, thúc đẩy họ thay đổi hành vi, có hành động thiết thực tham gia vào

sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em

Thứ hai: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về sức khoẻ dinh dưỡng trẻ em

và nước sạch vệ sinh môi trường: Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹtrẻ em có nhiều tiến bộ Tập trung xây dựng trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,tăng cường bác sỹ về cơ sở Chương trình CSSK ban đầu cho trẻ em đượctriển khai có hiệu quả và đạt tỷ lệ cao

Thứ ba: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về giáo dục: Mạng lưới, quy môtrường lớp phát triển hợp lý, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học khôngngừng được bổ sung và hoàn thiện theo huớng chuẩn hoá Công tác xã hộihoá giáo dục ngày càng được phát triển sâu rộng, vững chắc Đến nay tỉnh đãhoàn thành công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tình trạng học sinhtiểu học bỏ học giảm đáng kể

Trang 22

Thứ tư: Kết quả thực hiện các mục tiêu bảo vệ trẻ em: 80 % trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt được xã hội quan tâm chăm sóc Công tác khai sinh cho trẻ

em trong tỉnh đã đi vào ổn định, năm 2010 tỷ lệ trẻ em được đăng ký khaisinh trước 5 tuổi trong tỉnh đạt 90 %

Thứ năm: Về huy động nguồn lực: Ngoài kinh phí Trung ương và ngânsách tỉnh đầu tư với định mức 0,2 % thì hàng năm sở LĐTB&XH đã chỉ đạoquỹ Bảo trợ trẻ em toàn tỉnh tổ chức huy động các nguồn lực bổ sung kinh phíthực hiện các mục tiêu vì trẻ em đạt kết quả đáng kể

Bên cạnh đó báo cáo còn có những đánh giá về những tồn tại, tháchthức cũng như chỉ ra nguyên nhân trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua Đồng thời báo cáo cũng đãrút ra bài học kinh nghiệm về việc tăng cường công tác trẻ em trong nhữnggiai đoạn tiếp theo

Như vậy, qua những thông tin tổng quan trên đã chúng ta đã nắm bắtđược phần nào về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên cả nước nói chung vàtrẻ em tỉnh Nghệ An nói riêng Việc nhận diện được vấn đề nghiên cứu trênphạm vi rộng sẽ giúp đỡ cho NVCTXH có cái nhìn toàn diện về vấn đề Và từ

đó có những định hướng ban đầu cho quá trình tìm hiểu, trợ giúp trẻ em xãNhân Sơn trong việc tiếp cận các dịch vụ CSSK

- Tại xã Nhân Sơn:

Hiện nay tại xã chưa có một nghiên cứu khoa học nào được tiến hành

về đề tài này

Công tác CSSK trẻ em mới chỉ dừng lại ở những báo cáo hàng năm củatrạm y tế, của UBND xã

Như vậy, mặc dù đã có những nghiên cứu khảo sát, điều tra, đánh giá

về công tác CSSK trẻ em tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêngnhưng nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, bao quát toàn

Trang 23

bộ hệ thống chính sách, luật pháp liên quan đến trẻ em là chủ yếu Đến naycông tác CSSK trẻ em nông thôn mới chỉ đừng lại ở những chỉ thị ban bố từcấp Trung ương đến cơ sở Do vậy, việc tìm hiểu công tác CSSK trẻ em nôngthôn tại một địa bàn cụ thể là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

và đồng thời bản thân của các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thốnglớn hơn

Có 2 loại hệ thống nổi bật được đề cập trong CTXH là thuyết hệ thốngtổng quát và thuyết hệ thống sinh thái

Đại diện của thuyết hệ thống là: Hearn, Siporin, Germain, MacosLee…Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụngtrong CTXH, đặc biệt khi đi tìm hiểu, đánh giá về công tác CSSK trẻ em xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương trong mối quan hệ với hệ thống chính sách hỗtrợ xã hội trong lĩnh vực sức khỏe trẻ em, mối quan hệ giữa trẻ em với giađình, nhà trường và chính quyền xã Nhân Sơn Bởi vì NVCTXH biết đượccác em, đặc biệt là các em nghèo đang thiếu những gì, đang gặp phải nhữngvấn đề gì và những hệ thống có thể tác động gì đến trẻ em xã Nhân Sơn -Huyện Đô Lương

Những hệ thống mà NVCTXH làm việc là những hệ thống đa chiều:

Hệ thống gia đình, hệ thống cộng đồng xã hội (Chính quyền UBND xã NhânSơn, cán Bộ Y tế xã Nhân Sơn, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã Nhân Sơn),hay còn được phân thành các hệ thống như sau:

Trang 24

+ Hệ thống tự nhiên: gia đình,bạn bè…

+ Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng

+ Hệ thống xã hội: trường học, bệnh viện, hệ thống chính sách

Vấn đề liên quan đến công tác CSSK trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện ĐôLương xẩy ra khi các em không tiếp cận được với những hệ thống đó hoặc cóvấn đề với việc tiếp cận các hệ thống trên Bởi vậy thuyết hệ thống cung cấpcho NVCTXH có cái nhìn toàn diện về vấn đề CSSK trẻ em nói chung và trẻ

em nghèo nói riêng tại xã Nhân Sơn nhằm có kế hoạch giúp đỡ một cách hiệuquả để các em tiếp cận được với các dịch vụ trợ giúp

Thuyết này quan trọng trong việc xác định những yếu tố quan trọngtrong hệ thống sinh thái mà trẻ em xã Nhân Sơn đang sống, NVCTXH sẽ nhìnnhận xem trẻ liên hệ chặt chẽ với yếu tố nào, chưa chặt chẽ với những yếu tốnào Ứng dụng vào việc rà soát, đánh giá công tác CSSK trẻ em nông thôn xãNhân Sơn hiện nay nhằm lý giải và đánh giá đúng mức độ hiệu quả cũng nhưnhững tồn tại Từ đó song song với quá trình can thiệp với từng vấn đề cụ thể,NVCTXH có thể kết hợp, huy động các nguồn lực sẵn có giúp cho quá trìnhcan thiệp được hiệu quả

1.2.1.2 Thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thếgiới biết đến như nhà tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn bởi

hệ thống lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người Ngay từ sau khi rađời, thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnhvực khoa học

Quan điểm của Maslow: Ông cho rằng con người cần đáp ứng nhữngnhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển Đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu antoàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu thương), nhu cầu được tôn trọng vànhu cầu được hoàn thiện

Trang 25

Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầucủa con người theo 5 cấp bậc:

- Nhu cầu cơ bản (Basic needs): ăn uống, hít thở

- Nhu cầu về an toàn (Safety needs): tình yêu thương, nhà ở

- Nhu cầu về xã hội (Social needs): được hòa nhập

- Nhu cầu được quý trọng (Estem needs): được chấp nhận,có vị trítrong một nhóm người, cộng đồng

- Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing needs): nhu cầu đượchoàn thiện, phát triển trí tuệ, thể hiện khả năng và tiềm lực của mình

Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình thức kim tựtháp Nhu cầu ở bậc thấp thì xếp ở phía dưới Các nhu cầu trên luôn tồn tại vàđan xen lẫn nhau

Lý thuyết nhu cầu của Maslow ứng dụng vào đề tài: “ Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã Nhân Sơn - Đô Lương hiện nay”, để xác định, đánh giá nhu cầu thực tế của trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện

Đô Lương trong vấn đề CSSK Bao gồm các nhu cầu liên quan mật thiết vớivấn đề sức khoẻ của trẻ em: Nhu cầu về ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng;Nhu cầu được khám sức khoẻ, tham gia BHYT; Nhu cầu được đến trường;Nhu cầu được vui chơi giải trí Từ đó có kế hoạch can thiệp để các em có vấn

đề về sức khoẻ tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả

1.2.2 Khái niệm công cụ

Trang 26

Pháp luật Việt Nam đều có những quy định liên quan đến việc xác địnhđối tượng trẻ em Xuất phát từ đặc thù của từng ngành luật và căn cứ vàoquyền lợi và nghĩa vụ tốt nhất của trẻ em Theo luật Bảo vệ chăm sóc giáodục trẻ em của Việt Nam năm 2004:“ Trẻ em là những người dưới 16 tuổi,người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.”[5]

Theo định nghĩa sinh học: “ Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển

từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành.”[6]

Nhìn dưới góc độ Xã hội học thì trẻ em là giai đoạn con người đanghọc cách tiếp nhận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội củamình Đây là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai tròquyết định việc hình thành nhân cách của mỗi con người [7]

1.2.22 Trẻ em nghèo

* Trẻ em nghèo theo quan niệm đa chiều của UNICEF:

Theo quan niệm mới đây nhất (2009) của UNICEF, trẻ em nghèo là trẻ

em ít nhất không tiếp cận được 2 trong số 8 dịch vụ và phúc lợi sau đây:

- Dinh dưỡng: Không đảm bảo về dinh dưỡng

- Chăm sóc sức khỏe: Không được tiêm phòng đầy đủ

- Giáo dục: Không được đi học đúng bậc học phù hợp

- Nhà ở: Không có điện, không có mái che phù hợp, không lát nền

- Nước sạch và công trình vệ sinh: Không đầy đủ, không đạt tiêu chuẩn

- Vui chơi giải trí: Không có đồ chơi, không có cuốn sách nào

- Phương tiện thông tin: Không có phương tiện nghe nhìn phù hợp

- Sự hòa nhập và bảo trợ xã hội: Không được khai sinh, sống trong giađình mà chủ hộ không có khả năng lao động.[8]

* Theo cách tiếp cận của Việt Nam:

Từ trước đến nay trẻ em nghèo được xác định bằng các tiêu chí tiền tệ,một trẻ em được coi là nghèo nếu trẻ em đó sống trong một hộ gia đình được

Trang 27

xác định là nghèo theo chuẩn nghèo tiền tệ quốc gia Với cách đo lường đơnchiều này đã bỏ qua đáng kể một số lượng trẻ em nghèo không sinh sốngtrong các hộ nghèo Hay nói cách khác là những trẻ em thật sự nghèo đangsinh sống trong các hộ gia đình không nghèo theo chuẩn nghèo tiền tệ quốcgia xét trên góc độ khả năng tiếp cận đầy đủ của những trẻ em này với cácnguồn lực gia đình, xã hội để thực hiện quyền trẻ em và đáp ứng nhu cầu trẻ

em trong quá trình phát triển [9]

Như vậy trẻ em nghèo là trẻ em dưới 16 tuổi sống trong hộ gia đìnhnghèo (Chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 170/2005/QĐ -TTg ngày8/7/2005 ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010)

1.2.2.3 Trẻ em nông thôn

Từ khái niệm trẻ em theo luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em của

Việt Nam năm 2004 [5] “Trẻ em là những người dưới 16 tuổi, người chưa

thành niên là người dưới 18 tuổi ” thì trẻ em nông thôn là những người dưới

16 tuổi, người chưa thành niên là dưới 18 tuổi sống ở những vùng thuộc khuvực nông thôn theo quy định của nhà nước

1.2.2.4 Sức khỏe

Lịch sử y học và lịch sử y tế đã có những học thuyết về sức khỏe

Gần đây người ta đã thừa nhận định nghĩa sức khỏe của tổ chức y tế thếgiới (WHO): “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất,tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh tật ” Sức khỏe đạtnhư vậy là hoàn hảo và lý tưởng Đó là sự hướng tới của mọi người, mọi quốc

gia [10]

1.2.2.5 Chăm sóc sức khỏe

Nền y học hiện đại và các hoạt động y tế đã xác định quan niệm sứckhỏe không bó hẹp trong nghĩa bệnh tật, ốm đau, không đơn thuần là chữabệnh mà còn là sự chăm sóc đầu tiên ngay tại gia đình và cộng đồng là mộtyêu cầu tất yếu

Trang 28

Chăm sóc sức khỏe là những công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựatrên những phương pháp và kỹ thuật y học thực tiễn, có giá trị khoa học vàđược xã hội chấp nhận Những phuơng pháp kỹ thuật này được phổ biến đếnmọi cá nhân, gia đình và trong cộng đồng Thông qua sự tham gia tích cựccủa họ, nhằm nâng cao sức khỏe cho con người, tạo nên một cách sống lànhmạnh và xây dựng những quan niệm sức khỏe đúng đắn và khoa học [11]

1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.3.1 Giới thiệu về xã Nhân Sơn

Nhân Sơn là một xã nằm ở vùng hạ huyện Đô Lương, trong khối Nhân

- Mỹ - Trù - Đại Nhân Sơn cách trung tâm huyện Đô Lương hơn 12 km vềphía Đông Nam Tổng diện tích tự nhiên của xã 1.259,31 ha, với dân số năm

2010 là 6.078 người được phân bổ trên 9 xóm, dân số của xã toàn là dân tộcKinh Vào đầu thế kỷ 15 trên đất Nhân Sơn ngày nay đã có cư dân sinh sốngvới tên gọi là làng Văn Khuê Sau cách mạng tháng Tám - 1945, làng VănKhuê được chia thành hai làng là Văn Khuê và Văn Mỹ, cho đến năm 1953hai làng này hợp lại thành xã Nhân Mỹ Sau phát động giảm tô được chiathành hai xã là Nhân Sơn và Mỹ Sơn Xã Nhân Sơn gồm Đào Mỹ, Văn Mỹ,Văn Khuê Xã Mỹ Sơn gồm Triều Dương, Ngọc Luật, Ngọc Mỹ Xã NhânSơn chính thức có từ ngày đó

Xã Nhân Sơn có vị trí địa lý như sau:

Phía Tây giáp xã Thanh Ngọc (Huyện Thanh Chương) được ngăn cáchbởi dãy núi thấp

Phía Bắc giáp xã Minh Sơn với ranh giới là cầu Om

Phía Đông giáp xã Quang Sơn và Hiến Sơn được ngăn cách bởi dòngsông Cương

Phía Nam giáp xã Mỹ Sơn với ranh giới là di tích lịch sử 12 cô gáiTruông Bồn

Trang 29

Nhân Sơn nằm vào vùng bán sơn địa, khí hậu nắng lắm, mưa nhiều.Địa hình Nhân Sơn tuy cao bởi nhiều đồi núi nhưng tổng thể lại là vùng trũngsâu Về mùa mưa nước từ Hoà Sơn, Tân Sơn, Xuân Sơn, Thượng Sơn, HiếnSơn, Trù Sơn, Đại Sơn đổ về tạo nên một biển nước mênh mông Mùa nắngnước rút nhanh, đất đai khô cằn Ruộng đồng lô nhô cao thấp không đều, độphì nhiêu ít lại thường xuyên bị thiên tai hoành hành.

Tại xã có quốc lộ 15A chạy qua, với đường tỉnh lộ nối Nhân Sơn vàQuang Sơn là huyết mạch giao thông chính của xã, góp phần giao lưu buônbán với các vùng miền lân cận, phát triển kinh tế xã hội Dòng sông Cươngvốn được coi là người mẹ hiền của đất Nhân Sơn, giờ đây lại được nước sôngLam chảy từ đường Khe Khuôn về nên làm cho ruộng đồng thêm màu mỡ,cung cấp một phần nước sinh hoạt cho người dân

Trải qua hơn 6 thế kỷ, trải qua bao thế hệ, Nhân Sơn ngày một pháttriển, trưởng thành theo thời gian lịch sử Đảng bộ và nhân dân Nhân Sơnquyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Trong những năm quanhân dân không ngừng tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng của xã chophát triển kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội khá cao (13,9 %năm 2010) Tổng giá trị sản xuất đạt 72,58 tỷ đồng Cơ cấu kinh tế ngày cànghợp lý hơn, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt Bình quân thu nhậpđầu người là 12,04 triệu/người/năm Sản xuất nông lâm nghiệp đạt được kếtquả đáng khích lệ Tổng sản lượng cây có hạt là 1.982,6 tấn (đạt 77 % so vớinăm 2009) Xã không chỉ độc canh sản xuất cây lúa mà còn xen canh các câyhoa màu khác như: lạc, ngô, đậu xanh Trong công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp đã đi vào hình thành và phát triển Các ngành nghề dịch vụ trên địabàn có 95 hộ, tăng hơn so với năm 2009 là 4 hộ Đặc biệt tại xã có hai xínghiệp đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết lao động tại địa phương là xínghiệp gạch Tuynel và xí nghiệp khai thác đá Nam Phong

Trang 30

Xã Nhân Sơn trong những năm qua đã có nhiều thành quả trong cáclĩnh vực văn hoá xã hội Chất lượng giáo dục được nâng lên Công tác CSSKcộng đồng đã có sự quan tâm đầu tư Công tác chính sách xã hội, an ninhquốc phòng đều được thực hiện tốt theo đúng chủ trương chính sách của nhànước đặt ra Đời sống văn hoá tinh thần của người dân ngày càng được cảithiện và nâng cao.

1.3.2 Giới thiệu về trạm y tế xã Nhân Sơn

Trạm y tế xã Nhân Sơn được xây dựng từ năm 1953, lúc đầu trạm có tên

là Trạm xã Lúc mới được xây dựng trạm có cán Bộ Y tế do huyện cử về là côNguyễn Thị Tình và bà Lê Thị Nhã Năm 1960, xã cử ông Nguyễn Sỹ Vơn đihọc trung cấp y tế, chị Hà Thị Lộc đi học hộ sinh để phục vụ nhân dân Năm

1961 Trạm xã điều thầy thuốc đông y Nguyễn Văn Quy bổ sung thêm nhânviên cho trạm Việc kết hợp giữa Tây và Đông y làm cho chất lượng khámchữa bệnh tốt hơn Công trình vệ sinh phòng dịch được chú ý hơn, số lượngngười tiêm dịch ngày càng tăng Năm 1977 xã quyết định dời trạm y tế về vùngĐồng Thầy (nay thuộc xóm 3 - Nhân Sơn) cạnh đường 15A, có diện tích rộnglà: 2.293km2 thuận tiện cho đi lại Kinh phí xây dựng trạm là 7.300.000 ngànđồng Trạm có 12 gian gồm phòng khám, phòng điều trị, phòng phụ sản, phònglàm việc, phòng ở cho cán bộ nhân viên được thiết kế theo đúng mẫu của Bộ Y

tế Trạm được khởi công xây dựng ngày 03/01/1978, đến ngày 03/02/1978trạm y tế được xây xong Tính đến năm 1978, trạm đã có 14 nhân viên, trong

đó có 9 cộng tác viên ở 9 xóm tạo thành một mạng lưới CSSK cho người dân

Từ năm 1977 - 1990 năm nào trạm cũng được công nhận là đơn vị y tế khá củahuyện Ngày 8/5/1996 Xã khởi công xây dựng thêm một nhà sản phụ cho trạm

y tế hết 47.000 000 đồng, trong đó ngân sách của xã là 22.000 000, dự án cấp25.000 000 Công trình được hoàn thành vào ngày 9/8/1996

Trong những năm gần đầy công tác y tế chăm lo sức khoẻ cho ngườidân được quan tâm hơn, bệnh dịch lớn không xẩy ra Hiện nay cơ sở trang

Trang 31

thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đang được đầu tư nhằm phục

vụ tốt hơn cho sức khoẻ người dân Với đội ngũ nhân viên y tế gồm:

4 y sỹ (trong đó có 2 nhân viên nữ và 1 người là y sản nhi)

Cơ sở hạ tầng của trạm được xây dựng với đầy đủ các phòng: phòngsinh, phòng hồi sức, phòng thuốc, phòng sơ cứu, phòng bệnh nhân, với 12giường khám chữa bệnh

Các hoạt động chăm sóc bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình đượctrạm y tế tiến hành theo đúng định kỳ Hoạt động kế hoạch hoá gia đình tại xãcũng được trạm y tế phối hợp một cách có hiệu quả Công tác CSSK trẻ emcũng đã được trạm y tế quan tâm, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi Hoạt độngkhám chữa bệnh cho người dân được tiến hành thường xuyên Tại xã có ít cơ

sở y tế tư nhân, và chỉ mang tính chất cá nhân Hoạt động tiêm chủng mởrộng được tiến hành thường xuyên theo đúng định kỳ Các bệnh truyền nhiễmgây dịch và các bệnh quan trọng cũng được trạm y tế quán triệt một cách cóhiệu quả

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu

- Yếu tố về kinh tế.

Kinh tế chính là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em tại

xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương Nếu như kinh tế đầy đủ thì sức khoẻ trẻ em

Trang 32

trong xã sẽ được quan tâm và chăm sóc tốt hơn Ngược lại kinh tế khó khăn,đời sống người dân còn eo hẹp thì sức khoẻ trẻ em trong xã phần nào chưađược đầu tư quan tâm đúng mức

Do tác động của nền kinh tế - xã hội, của quá trình CNH - HĐH vớiquy mô và tốc độ ngày càng mạnh mẽ đã tác động đến chức năng chăm sóc vàgiáo dục con cái của cha mẹ Nhiều người cha hoặc người mẹ tại xã Nhân Sơnkhông có điều kiện và cơ hội lao động kiếm tiền tại nơi mình cư trú mà phải

di cư tạm thời đến các vùng khác để lao động kiếm tiền nuôi gia đình Sự di

cư lao động này không kèm theo sự di cư của cả gia đình, vô hình dung đãdẫn đến người lao động là cha hoặc mẹ không còn cơ hội và điều kiện trựctiếp để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái, đây là một thiệt thòi rất lớn đốivới trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương

Nền kinh tế của xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương chủ yếu là nôngnghiệp, sản xuất cây lúa là chính Tổng giá trị sản xuất chung của xã là 72,58

tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,9 % (năm 2010) Tỷ lệ hộ nghèo của

xã khá cao (32 % năm 2010) Qua những thông tin trên thì ta thấy rõ đượcđiều kiện kinh tế, mức sống của người dân trên địa bàn là chưa cao Nhân Sơnvẫn xếp vào những xã nghèo của huyện Đô Lương Kinh tế chưa phát triểndẫn tới những điều kiện CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn chưa được đảm bảo,các em gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ về CSSK

Một khía cạnh khác trong yếu tố kinh tế đó là do nhu cầu về lao độngnên phần lớn trẻ em trong xã phải đi làm sớm, bắt đầu từ 10 tuổi đã có nhữngtrẻ em ra đồng làm việc cùng gia đình sản xuất kinh tế Trẻ em (dưới 16 tuổi -theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) là lứa tuổi chưa phát triển đầy

đủ thể chất và tâm lý vì vậy chúng có quyền được hưởng sự nuôi dưỡng từ giađình, cha mẹ và những người thân khác Giai đoạn này trẻ được tập lao độngvới những công việc thích hợp với sức khoẻ và lứa tuổi Tuy nhiên do hoàn

Trang 33

cảnh bắt buộc (chủ yếu là lý do kinh tế) đã không ít trẻ em xã Nhân Sơn buộcphải lao động sớm giúp đỡ gia đình Trẻ em lao động sớm cũng là yếu tố ảnhhưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần đạo đức và xã hội của trẻ.Trẻ em làm việc sớm và làm việc trong một thời gian tương đối lớn (trên 6giờ) ở độ tuổi quá nhỏ (dưới 12 tuổi) sẽ không có thời gian cần thiết để họctập, vui chơi, giải trí của trẻ.

Có thể nói rằng yếu tố kinh tế chi phối rất lớn đến công tác CSSK trẻ

em xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương Do vậy khi nghiên cứu về vấn đề côngtác CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn chúng ta cần có đánh giá chính xác tác động

từ yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu

- Yếu tố về xã hội:

+ Công tác y tế

Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em xã Nhân Sơn

có nhiều tiến bộ rõ nét Là một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế nên côngtác CSSK cho người dân nói chung và trẻ em xã Nhân Sơn - Huyện ĐôLương nói riêng phần nào được đảm bảo và đạt hiệu quả cao Trạm y tế luônthực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho mọi người dân.Trang thiết bị vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác khám chữa bệnh đượctăng cường Đẩy mạnh xã hội hoá công tác y tế Đội ngũ cán Bộ Y tế đượcđào tạo cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cho người dân

Chính các hoạt động về công tác y tế đã tác động mạnh mẽ đến côngtác CSSK trẻ em xã Nhân Sơn Đây là cơ sở quan trọng nhất liên quan trựctiếp nhất cho việc thực hiện công tác CSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn Khi tiếpcận với các dịch vụ chăm sóc y tế tại trạm thì các em sẽ phần nào dễ dàng hơnvới việc thụ hưởng các chương trình CSSK do các trung tâm y tế tuyến trênban hành

+ Công tác dân số - gia đình trẻ em

Trang 34

Trong năm 2010 số trẻ sinh ngoài kế hoạch là 16 trẻ (23 %), tỷ lệ pháttriển dân số tự nhiên là 1,1 % Qua thông tin trên ta thấy rằng tỷ lệ sinh conngoài kế hoạch khá cao Công tác dân số gia đình và trẻ em cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến thực hiện công tác CSSK trẻ em tại Xã Nhân Sơn Bởi trẻ emsinh ra sẽ liên quan rất lớn đến nuôi dưỡng chăm sóc và phát triển trẻ về sau này.

+ Công tác xã hội, tuyên truyền

Công tác tuyên truyền CSSK trẻ em thuộc về hội phụ nữ xã, trưởng hộiphụ nữ các thôn xóm, cán bộ thực hiện công tác Dân số - Gia đình - Trẻ em,cán bộ chính sách LĐTB&XH Công tác tuyên truyền nhằm mục đích là phổbiến đến người dân việc thực hiện bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con cái mình

Công tác tuyên truyền là yếu tố không thể thiếu đối với công tác CSSKtrẻ em xã Nhân Sơn Bởi do kiến thức về CSSK trẻ của người dân xã NhânSơn ở đây là chưa cao, còn có phần hạn chế Nếu làm tốt công tác tuyêntruyền thì trẻ em xã Nhân Sơn sẽ phần nào được quan tâm tối đa hơn, việcthực hiện CSSK cho các em sẽ được đảm bảo hiệu quả hơn Như vậy có thểnói rằng yếu tố tuyên truyền cũng có tác động không nhỏ đến vấn đề CSSKtrẻ em xã Nhân Sơn

+ Công tác Bảo trợ trẻ em

Công tác bảo vệ trẻ em đã chuyển hướng theo cách tiếp cận dựa trênnhu cầu và đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em Đồng thời với các biện phápđảm bảo cho mọi trẻ em có cuộc sống an toàn, lành mạnh, phòng ngừa vàngăn chặn sớm tình trạng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc

dễ bị tổn thương Công tác bảo vệ trẻ em trong xã đã được triển khai và đi vàohoạt động có hiệu quả NVCTXH khi đánh giá sự ảnh hưởng của công tác bảo

vệ trẻ em vào vấn đề nghiên cứu là CSSK trẻ em xã Nhân Sơn thì sẽ thấyđược sự tác động của yếu tố này trong quá trình xác định hệ thống trợ giúp xãhội đối với trẻ

Trang 35

+ Giáo dục: Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo xãNhân Sơn đã phát triển toàn diện về quy mô, chất lượng, hiệu quả và các điềukiện phục vụ dạy học.

NVCTXH khi xác định công tác giáo dục liên quan đến vấn đề nghiêncứu thì sẽ thấy được rằng: Hệ thống giáo dục ảnh hưởng đến sức khoẻ tinhthần của trẻ em xã Nhân Sơn Đó là việc tiếp nhận kiến thức, tri thức khoahọc cho trẻ nhằm đảm bảo cho sự phát triển của trẻ cả về sức khoẻ thể chấtlẫn sức khoẻ tinh thần Có như vậy thì mới đảm bảo phát triển sức khoẻ toàndiện cho các em

- Yếu tố về môi trường:

Yếu tố môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ trẻ Bao gồmmôi trường tự nhiên và môi trường nước Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm dohoạt động của hai xí nghiệp gạch Tuynel ở phía Đông Bắc và xí nghiệp khaithác đá Nam Phong ở Phía Tây Nam của xã Kết hợp với ý thức của ngườidân chưa cao trong việc xả rác ra đường bừa bãi Bên cạnh đó vấn đề ngườidân sử dụng nước sạch, dùng hố xí hợp vệ sinh tuy đã được chính quyền quantâm nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn đề ra Đây là những nguyên nhân cho cácbệnh truyền nhiễm xâm nhập dễ dàng vào cơ thể trẻ em một cách nhanhchóng Những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ trẻ em tại xãNhân Sơn - Huyện Đô Lương

Trên đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu.Những yếu tố này tác động rất lớn đến quá trình nghiên cứu về công tácCSSK trẻ em tại xã Nhân Sơn - Huyện Đô Lương Từ đó chúng ta sẽ có mộtcái nhìn toàn diện và khách quan đối với công tác CSSK trẻ em tại xã NhânSơn cũng như tính bao phủ của vấn đề nghiên cứu

Trang 36

Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Vài nét về trẻ em, trẻ em nghèo và hệ thống hỗ trợ xã hội liên quan đến công tác CSSK trẻ em hiện nay

2.1.1 Tổng quan về trẻ em Việt Nam

Bảng: Số lượng trẻ em trên toàn quốc chia theo vùng và độ tuổi

(Nguồn tổng cục thống kê - 2008 - Trang 37- “ tài liệu tập huấn

về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em” của Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em - NXB Lao động Xã hội)

Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là vấn đề đạo lý màcòn đặt nền móng trên cơ sở pháp lý được thể chế hoá thông qua hệ thống luậtpháp với chủ thể thực hiện là nhà nước và các thành viên trong xã hội Cácquyền cơ bản của trẻ em được thể hiện trong các văn bản luật pháp của trẻ emnhư luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hình sự, bộ luật lao động, luật

Trang 37

phòng chống bạo lực và đặc biệt là luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ emban hành vào năm 1991 và được sửa đổi bổ sung thông qua ngày 15/06/2004.

Việt Nam cũng là nước đầu tiên của khu vực Châu Á và là nước thứ haitrên Thế giới tham gia phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em củaLHQ vào tháng 2/1990 Việc tham gia công ước này thể hiện sự cam kếtmạnh mẽ của chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ và thực hiện các quyền

cơ bản của trẻ em Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách và chươngtrình cụ thể nhằm bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày một tốt hơn, hiệuquả hơn như: chính sách trợ cấp xã hội, chính sách trợ giúp về giáo dục, chínhsách phòng chống tai nạn thương tích; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ

em giai đoạn 1991 - 2000 và 2001 - 2010; Chương trình ngăn ngừa trẻ em laođộng trong điều kiện nặng nhọc độc hại, trẻ em lang thang, trẻ em xâm hại,buôn bán trẻ em

Cùng với thành tựu về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội cácchính sách và chương trình liên quan đến bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ embước đầu đã mang lại kết quả đáng khích lệ; Các chỉ tiêu liên quan đến dinhdưỡng, sức khoẻ của trẻ, giáo dục trẻ em, bảo vệ trẻ em hoàn cảnh đặc biệt,vui chơi giải trí của trẻ em, nước sạch vệ sinh môi trường đã được cải thiệnđáng kể sau hơn 20 năm đổi mới Tuy nhiên CNH - HĐH, hội nhập thế giớithì nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh chóng và hiệu quả hơn; Bên cạnhnhững thành tựu cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước cũng xuấthiện những thách thức và nguy cơ mới liên quan đến phát triển xã hội nóichung và liên quan đến trẻ em nói riêng Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnhCNH - HĐH và hội nhập kinh tế thế giới sẽ có tác động đa chiều đến việcthực hiện quyền của trẻ em kể cả về nhận thức lý luận và thực tiễn, cả ở khíacạnh kinh tế - xã hội - văn hoá, cả mặt tích cực và tiêu cực Bao gồm các vấn

đề sau:

Thứ nhất là: Bất bình đẳng về cơ hội phát triển

Trang 38

BBĐ về cơ hội phát triển giữa nhóm trẻ em nghèo và nhóm trẻ em giàu,trẻ em khu vực thành thị và trẻ em nông thôn; nhóm trẻ em dân tộc thiểu số vànhóm trẻ em người Kinh thể hiện trên các khía cạnh khác nhau của đời sống

xã hội như: thu nhập, chi tiêu, nhà ở, tiếp cận với nước sạch, vệ sinh môitrường, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, quyền được bảo vệ, được tham gia Một số quyền của trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ

Thứ hai là: Xao nhãng đối với trẻ em

Sự xao nhãng đối với trẻ em trong bối cảnh kinh tế thị trường, CNH HĐH, hội nhập Quốc tế không phải là sự xao nhãng cố ý của các gia đình mà

-là do sự biến đổi chức năng chăm sóc, giáo dục của gia đình đối với trẻ em;

Mà sự biến đổi này bắt nguồn từ sự biến đổi cấu trúc gia đình gia đình ViệtNam (từ gia đình truyền thống đa thế hệ sang gia đình hạt nhân) dẫn đến chứcnăng chăm sóc giáo dục trẻ em của gia đình cũng có sự biến đổi theo xuhướng giảm dần chức năng giáo dục truyền thống

Cùng với tác động của biến đổi cấu trúc gia đình còn có tác động củakinh tế thị trường và hội nhập, đặc biệt là sự xao nhãng của cha mẹ, gia đìnhđối với con cái nhất là vai trò của cha mẹ, anh chị em ruột

Thứ ba là: Một số quyền của trẻ em chưa được thể hiện đầy đủ

Theo công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật Bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em quy định 4 nhóm quyền cơ bản sau:

1 Quyền được sống còn Gồm những quyền của trẻ em được sống vàđược đáp ứng những nhu cầu để tồn tại

2 Quyền được phát triển: Gồm những điều kiện mà trẻ em cần có đểphát triển đầy đủ nhất

3 Quyền được bảo vệ: Là những điều khoản đòi hỏi trẻ em phải đượcbảo vệ chống lại tất cả các hình thức lạm dụng, xao nhãng và bóc lột

Trang 39

4 Quyền được tham gia: Cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cựctrong cộng đồng và đất nước

Thứ tư là: Tác động không mong muốn của việc tiếp cận công nghệthông tin trong quá trình phát triển và hội nhập

Tiếp cận thông tin cũng đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho trẻ

em, đó là nhận thức và tri thức của các em cũng có sự phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên công nghệ thông tin cũng gây nhiều tác động không mong muốnđối với trẻ em, đó là hiện tượng chơi game online, các trò chơi bạo lực, xemphim ảnh không phù hợp với lứa tuổi dẫn tới học hành của các em sa sút vànảy sinh các vấn đề xã hội khác như: trộm cắp tài sản, thậm chí còn giếtngười cướp của để lấy tiền chơi game online

Thứ năm là: Hệ thống cung cấp dịch vụ cho trẻ em chưa phát triển,chưa đáp ứng nhu cầu Ở nước ta cho đến nay hệ thống cung cấp dịch vụ bảo

vệ trẻ em vẫn chưa hình thành một cách đồng bộ; Chưa đáp ứng được nhu cầubảo vệ sự an toàn của trẻ em, nhất là những trường hợp cần bảo vệ khẩn cấp

2.1.2 Nhận diện trẻ em nghèo tại Việt Nam

Theo cách tiếp cận củaViệt Nam:[9] thì tỷ lệ trẻ em nghèo nước ta có 3triệu trẻ em (12 % - 13 % tổng số trẻ em trên cả nước)

Tuy nhiên theo cách tiếp cận trẻ em nghèo đa chiều của UNICEF công

bố tháng 11/2009 thì trẻ em nghèo là số trẻ em ít nhất không tiếp cận được 2trong số 8 dịch vụ và phúc lợi [8] thì ở Việt Nam có 7 triệu trẻ em nghèo

Số trẻ em nghèo thường tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, vùngkhó khăn Các em đang gặp thiệt thòi hơn trẻ em ở vùng thành thị Tỷ lệ trẻ

em suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng nông thôn cao hơn ở vùng thành thị (22 %

so với 12,3 %) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng nhóm nghèo so với nhóm giàu(28,5 % so với 10,4 %) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dân tộc thiểu số cao hơndân tộc Kinh (29,7 % so với 18,0 %) Giữa thành thị và nông thôn có sự

Trang 40

chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tiêm chủng trẻ em, trong đó tỷ lệ tiêm chủng đầy

đủ ở nông thôn chỉ bằng 3/4 so với thành thị (64 % so với 82 %) Tỷ lệ trẻ emdân tộc thiểu số được tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc xin thấp (35,7 %) chỉ bằngmột nửa so với dân tộc Kinh (72,2 %)

Như vậy qua những thông số trên cho chúng ta thấy được một phần sựkhác biệt về thụ hưởng các vấn đề CCSK trẻ em giữa vùng thành thị và nôngthôn, giữa trẻ em giàu và trẻ em nghèo, giữa trẻ em dân tộc thiểu số và dântộc Kinh Và sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do điều kiện kinh tế - xã hộigiữa các khu vực, các dân tộc có sự khác nhau Ở những vùng thuộc khu vựcthành thị, vùng dân tộc Kinh và nhóm thu nhập cao sẽ có những điều kiệnthuận lợi trong việc tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ về sức khỏe Còn các khuvực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, nhóm người nghèo thì còn có nhữngkhó khăn nhất định trong việc tiếp cận các chính sách về sức khỏe Kinh tếkhó khăn, sự khác biệt về nhận thức giữa các vùng miền là nguyên nhân chonhững khác biệt đã được thống kê ở trên

Theo báo cáo:“ Trẻ em Việt Nam nghèo sống ở đâu” - UNICEF - 2009

[12] chỉ ra một bộ phận trẻ em không được tiếp cận các dịch vụ và phúc lợi xãhội quan trọng khác về CSSK, tiếp cận giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinhmôi trường, phương tiện thông tin, vui chơi giải trí Cụ thể:

+ 31 % trẻ em trong độ tuổi 5 - 15 không được tiêm chủng đầy đủ.+ 4,02 % trẻ em trong độ tuổi 2 - 4 sống trong nhà không có điện thắp sáng.+ 9,01 % trẻ em trong độ tuổi 2 - 4 sống trong nhà mái lợp rạ

+ 21,95 % trẻ em trong độ tuổi 2 - 4 sống trong nhà nền đất

+ 41,1 % trẻ em trong độ tuổi 0 - 15 sống trong nhà không có côngtrình vệ sinh đạt tiêu chuẩn

+ 12,56 % trẻ em trong độ tuổi 0 - 15 sống trong nhà không có nuớc sạch.+ 23,67 % trẻ em trong độ tuổi 5 - 14 phải tham gia hoạt động kinh tế

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Số lượng trẻ em trờn toàn quốc chia theo vựng và độ tuổi - Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã nhân sơn   huyện đô lương hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
ng Số lượng trẻ em trờn toàn quốc chia theo vựng và độ tuổi (Trang 36)
Sau khi xử lý bảng hỏi thỡ thu được kết quả như sau: - Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã nhân sơn   huyện đô lương hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
au khi xử lý bảng hỏi thỡ thu được kết quả như sau: (Trang 48)
Thứ hai: Tỡm hiểu nhu cầu của trẻ thụng qua bảng hỏi điều tra dành cho trẻ và gia đỡnh trẻ thỡ NVCTXH sẽ thu thập được một số thụng tin cần thiết cho việc đỏnh giỏ nhu cầu của trẻ - Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã nhân sơn   huyện đô lương hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
h ứ hai: Tỡm hiểu nhu cầu của trẻ thụng qua bảng hỏi điều tra dành cho trẻ và gia đỡnh trẻ thỡ NVCTXH sẽ thu thập được một số thụng tin cần thiết cho việc đỏnh giỏ nhu cầu của trẻ (Trang 63)
Bảng: Lập bảng kế hoạch [14] - Tìm hiểu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nông thôn tại xã nhân sơn   huyện đô lương hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
ng Lập bảng kế hoạch [14] (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w