Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Quản trị kinh doanh hiện đại CÂU 1: Anh chị hiểu như thế nào về trường phái quản trị? Mục tiêu của các trường phái quản trị là gì? Trường phái quản trị là các luận điểm, luận cứ quản trị dựa trên mối quan hệ sản xuất. Mục tiêu của các trường phái quản trị là xử lý các mối quan hệ sản xuất sao cho hợp lý nhất đạt mục tiêu quản trị của tổ chức
Mục lục Mục lục 1 PHẦN 1 4 CÂU 1: Anh chị hiểu như thế nào về trường phái quản trị? Mục tiêu của các trường phái quản trị là gì? 4 CÂU 2: Hãy trình bày bối cảnh ra đời của trường phái quản trị khoa học. Trình bày đóng góp của F.W.Taylor đối với việc hình thành trường phái quản trị khoa học 4 CÂU 3: Trình bày những luận điểm chủ yếu của trường phái quản trị khoa học. Những đóng góp và những hạn chế của trường phái quản trị khoa học 6 Câu 7: Đóng góp của Fayol đối với việc hình thành trường phái quản trị tổng quát. Trình bày 14 nguyên tắc của trường phái quản trị tổng quát 6 Câu 8: Trình bày bối cảnh ra đời và những quan điểm chủ yếu của Trường phái hành vi trong quản trị 7 Câu 9: Những quan điểm quản trị chủ yếu của Gregor 8 Câu 10: Trình bày những quan điểm quản trị chủ yếu của C.Argyris 8 Câu 11: Trình bày lý thuyết về nhu cầu của con người của A.Maslow và ý nghĩa của lý thuyết này trong quản trị 10 Câu 12: Anh chị hiểu thế nào về hệ thống và tiếp cận theo hệ thống? Quan điểm chính của trường phái quản trị hệ thống, ưu nhược điểm của trường phái quản trị hệ thống 12 Câu 13: Trình bày quan điểm của C.Barnard về tổ chức và phân công. Tại sao có thể nói C.Barnard là người đi tiên phong của trường phái quản trị hệ thống? 13 Câu 14: F. Ellswort và J. Rosenzweig quan niệm thế nào về tổ chức? Trình bày quan điểm hệ thống và quyền biến của hai ông trong quản trị 15 Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của quản trị tổ chức các nc phương Đông: 17 Câu 16: Nội dung lý thuyết Z trong quản trị của W.Ouchi 18 Câu 17: Trình bày mô hình 7S trọng quản trị của Richard T.Pascal và Anthony 22 PHẦN 2 26 CÂU 1: Trình bày khái quát những đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu. Cơ hội và nguy cơ đối với các DN trong nền kinh tế toàn cầu? 26 CÂU 2: Trình bày những thách thức từ khách hàng, từ cạnh tranh và từ sự thay đổi đối với quản trị doanh nghiệp? 31 CÂU 3:Những đặc trưng cơ bản của tri thức và nền kinh tế tri thức? 32 Câu 4: Vốn tri thức và thách thức quản lý nhân tài đối với doanh nghiệp 34 Câu 5: Những thách thức về quản trị nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức 34 1 Câu 6: Lao động tri thức và thách thức về vai trò lao động tri thức trong doanh nghiệp 35 Câu 7: Năng suất của lao động tri thức và nâng cao năng suất của lao động tri thức 35 Câu 8: Anh chị hiểu thế nào về giả định trong khoa học quản trị? Có những giả định nào của khoa học quản trị cần phải xem xét xây dựng lại? 36 Câu 9: Những hạn chế của thước đo tài chính và những thách thức về thông tin đối với các nhà quản trị trong thế kỉ XXI 38 Câu 10: Trình bày về phiếu điểm cân bằng 39 PHẦN 3 40 Câu 1: Quan điểm truyền thống về quản trị và nhà quản trị 40 Câu 2: Trình bày quan điểm của P.Drucker về quản trị 43 Câu 3: Tại sao nói quản trị không phải là khoa học, không phải là nghệ thuật và cũng không phải là một nghề nghiệp theo đúng nghĩa? Hãy trình bày quan điểm của Henry Mintzberg về quản trị. 45 Câu 4. Trình bày những hạn chế trong mô hình phát triển của mỗi cá nhân trong tổ chức. Quản trị hiện đại quan niệm về nhà quản trị và các thành viên trong tổ chức như thế nào? 47 Câu 5. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về quản trị và lãnh đạo. Hãy phân tích những xu hướng của lãnh đạo trong thế kỷ 21 47 Câu 6: Anh (chị) hiểu như thế nào về tính hiệu quả và tại sao nhà quản trị phải trở thành nhà quản trị hiệu quả? Rèn luyện để trở thành nhà quản trị hiệu quả như thế nào? 49 Câu 7: Anh (chị) hiểu thế nào về nhà lãnh đạo? Những yêu cầu đối với nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21? 51 Câu 8: Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên tắc quản trị? Trình bầy những nguyên tắc quản trị cốt lõi của quản trị truyền thống. Những hạn chế của các nguyên tắc quản trị truyền thống và sự cần thiết phải xây dựng các nguyên tắc quản trị mới 52 Câu 9: Tính đa dạng của cuộc sống gợi ý gì cho nhà quản trị những gì trong việc hình thành các nguyên tắc quản trị mới 54 Câu 10: Sự linh hoạt của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực gợi ý gì cho nhà quản trị trong việc hình thành các nguyên tắc quản trị mới 54 Câu 11: Vai trò của dân chủ trong việc kích thichstinhs tích cực của các thành viên gợi ý gì cho nhà quản trị trong việc hình thành các nguyên tắc quản trị mới 54 Câu 12: Niềm tin tín ngưỡng tạo ra cho mọi người gợi cho nhà quản trị trong việc hình thành các nguyên tắc quản trị mới 55 Câu 13: Bài học từ các thành phố phát triển 56 PHẦN 4 56 Câu 1: Anh chị hiểu như thế nào về mô hình quản trị 56 Câu 2: Trình bày khái quát mô hình quản trị truyền thống, những hạn chế của mô hình quản trị truyền thống 57 2 Câu 3: Trình bày khái quát mô hình quản trị theo mục tiêu, ưu nhược điểm của mô hình quản trị theo mục tiêu 57 Câu 4. Ưu điểm của mô hình quản trị theo mục tiêu và tự kiểm soát. Những yêu cầu đặt ra đối với mô hình quản trị theo mục tiêu và tự kiểm soát 60 Câu 5: Trình bày khái niệm quá trình kinh doanh. Tại sao phải tái lập các quá trình kinh doanh? Đặc điểm của quá trình kinh doanh sau khi tái lập 61 Câu 6: Phân tích những đặc điểm chủ yếu của mô hình Quản trị theo quá trình 62 Câu 7: Trình bày bối cảnh xã hội của thế kỷ 21 và những hạn chế của mô hình quản trị truyền thống. Tai sao phải xây dựng mô hình quản trị môi trường làm việc theoyêu cầu của nhân viên? 62 Câu 8: Trình bày những đặc trưng cơ bản của mô hình quản trị môi trường làm việc theo yêu cầu của nhân viên 64 Cau 9: Xây dựng môi trường làm việc phát huy tối đa khả năng của mọi người 66 Câu 10: Xây dựng chế độ dân chủ trong tổ chức: 67 3 PHẦN 1 CÂU 1: Anh chị hiểu như thế nào về trường phái quản trị? Mục tiêu của các trường phái quản trị là gì? Trường phái quản trị là các luận điểm, luận cứ quản trị dựa trên mối quan hệ sản xuất. Mục tiêu của các trường phái quản trị là xử lý các mối quan hệ sản xuất sao cho hợp lý nhất đạt mục tiêu quản trị của tổ chức CÂU 2: Hãy trình bày bối cảnh ra đời của trường phái quản trị khoa học. Trình bày đóng góp của F.W.Taylor đối với việc hình thành trường phái quản trị khoa học. Quản trị khoa học là tiến hành hành động dựa trên những dự liệu có được do quan sát, thí nghiệm, suy luận có hệ thống. Trường phái này quan tâm đến năng suất lao động và hợp lý hóa các công việc. 1. Bối cảnh ra đời - Quan niệm về con người theo Lý thuyết X + Con người về bản chất là không muốn làm việc + Cái họ làm về cơ bản không quan trọng bằng cái họ kiếm được. + Rất ít người muốn làm một công việc đòi hỏi tính sáng tạo. - Tư tưởng phân công lao động được chấp nhận + Phân công giữa lao động quản trị và lao động tác nghiệp + Phân công lao động tác nghiệp - Điều kiện sản xuất được tiêu chuẩn hóa + Công cụ, thiết bị, phương pháp sx được tiêu chuẩn hóa + Tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác, tiêu chuẩn hóa tốc độ tác nghiệp, tiêu chuẩn hóa điều kiện tác nghiệp + Xuất hiện tư tưởng tối ưu hóa trong sản xuất 2. Những đóng góp của Frederick Winslow Taylor (1856-1915) Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ, kinh qua các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư. Với kinh nghiệm dày dặn của mình, ông đã phân tích quá trình vận động (thao tác) của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý (với các động tác không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực) để đạt được năng suất cao. Đó là sự hợp lý hóa lao động, theo nghĩa rộng là tổ chức lao động một cách khoa học. Với các công trình nghiên cứu “Quản lý ở nhà máy” (1903), “Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management) năm 1911, ông đã hình thành thuyết Quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ. Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó). Ngoài ra, Taylor còn viết nhiều tác phẩm có giá trị khác. Ông được coi là “người cha của lý luận quản lý theo khoa học”. 4 Nội dung quản lý theo khoa học dựa trên các nguyên tắc sau: Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Qua các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất). Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy. - Các nguyên tắc quản trị khoa học của Taylor: • Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc với những định mức và tuân theo các phương pháp. • Chọn công nhân một cách khoa học, chú trọng kỹ năng và sự phù hợp với công việc, huấn luyện một cách tốt nhất để hoàn thành công việc. • Khen thưởng để đảm bảo tinh thần hợp tác, trang bị nơi làm việc đầy đủ và hiệu quả. • Phân nhiệm giữa quản trị và sản xuất, tạo ra tính chuyên nghiệp của nhà quản trị. Người ta cũng nêu lên mặt trái của thuyết này. Trước hết, với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực. Hơn nữa, người thợ bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức biến thành những “công cụ biết nói”, bị méo mó về tâm - sinh lý, và như vậy là thiếu tính nhân bản. Từ đó, đã từng có ý kiến cho rằng thuyết này đã né tránh, dung hòa đấu tranh giai cấp mang tính cách mạng. Tuy nhiên, tương tự nhiều thành tựu khác của khoa học - kỹ thuật, vấn đề là ở người sử dụng với mục đích nào. Chính vì thế, trong khi Lênin phê phán đó là “khoa học vắt mồ hôi công nhân”, ông vẫn đánh giá rất cao như một phương pháp tổ chức lao động tạo được năng suất cao, cần được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó điều kiện lao động được cải thiện và lợi nhuận từ lao động thặng dư được sử dụng để nâng cao mức sống vật chất, tinh thần toàn xã hội. Từ tinh thần cốt lõi ban đầu, đã thu hút nhiều nhà quản lý có tài năng tham gia “Hiệp hội Taylor” để hoàn thiện, phát triển thuyết quản lý theo khoa học. Qua đó, đã hạn chế tính cơ giới của tư tưởng “con người kinh tế”, đặt nhân tố con người lên trên nhân tố trang bị kỹ thuật, nhân bản hóa quan hệ quản lý, dân chủ hóa sản xuất, phát huy động lực vật chất và tinh thần với tính công bằng cao hơn và đề cao quan hệ hợp tác hòa hợp giữa người quản lý với công nhân. Đóng góp đáng kể vào quá trình đó có công lao của Henry L. Gantt (1861 - 1919) về hệ thống tiền thưởng; của Ông bà Gilbreth về việc loại bỏ các động tác thừa và về cơ hội thăng tiến của người công nhân, v.v… Thuyết quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp cơ sở (doanh nghiệp) với tầm vi mô. Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý. Các thuyết quản lý và trường phái quản lý khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn. 5 CÂU 3: Trình bày những luận điểm chủ yếu của trường phái quản trị khoa học. Những đóng góp và những hạn chế của trường phái quản trị khoa học. 1. Những luận điểm chủ yếu - Vấn đề trung tâm của quản trị là NSLĐ. Vì vậy việc quản trị phải tuân thủ : + Nguyên lý định mức + Nguyên lý tiêu chuẩn hóa + Nguyên lý kiểm soát 2. Đóng góp và hạn chế: - Những đóng góp: + Tăng năng suất lao động + Phát triển các kỹ năng lãnh đạo, quản trị qua phân công, chuyên môn hóa lao động - Những hạn chế: + Xem nhẹ yếu tố con người + Các khía cạnh tổng quát của quản trị không được chú ý Câu 7: Đóng góp của Fayol đối với việc hình thành trường phái quản trị tổng quát. Trình bày 14 nguyên tắc của trường phái quản trị tổng quát 1. Đóng góp của Fayol đối với việc hình thành trường phái quản trị tổng quát - Những đóng góp + Mang tính phổ biến đối với tất cả các tổ chức + Đưa ra cách tiếp cận chức năng hay quá trình quản trị, cách tiếp cận căn bản của khoa học quản trị - Những hạn chế + Quá tập trung vào nội bộ của tổ chức, không chú ý đến tác động của môi trường + Cường điệu hóa hành vi dựa trên lý trí của nhà quản trị 2. 14 nguyên tắc của trường phái quản trị tổng quát (1). Phân công lao động: sự phân chia công việc, đảm bảo sự chuyên môn hóa là rất cần thiết. Nó đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng và có chất lượng cao (2). Quyền (quyền hạn, quyền lực) và trách nhiệm: có quan hệ mật thiết với nhau. Quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm. Giao trách nhiệm mà không giao quyền thì công việc không hoàn thành được. Có quyền quyết định mà không chịu trách nhiệm về quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu. (3). Kỷ luật: là sự tôn trọng những thỏa thuận đạt đến sự tuân lệnh, tính chuyên cần. Fayol tuyên bố rằng kỷ luật đòi hỏi có những người lãnh đạo tốt ở mọi cấp, chất lượng và hiệu quả cao trong kinh doanh. 6 (4). Thống nhất chỉ huy: Nguyên tắc này có nghĩa là nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một thượng cấp mà thôi. (5). Thống nhất lãnh đạo: theo nguyên tắc này thì một nhóm hoạt động có cùng một mục tiêu phải có người đứng đầu và phải có kế hoạch thống nhất. Nguyên tắc này có liên quan đến đoàn nhóm hơn là đối với cá nhân, nhân viên như ở nguyên tắc trên. (6). Lợi ích cá nhân phải đặt dưới lợi ích tổ chức: nguyên tắc này tự nó đã giải thích rõ. Tuy nhiên, theo H. Fayol khi có sự khác biệt không thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì cấp quản trị phải hòa giải hợp lý. (7). Thù lao cho nhân viên phải đảm bảo công bằng (8). Tập trung và phân quyền: nguyên tắc này của H. Fayol nói lên mức độ quan hệ và thẩm quyền giữa tập trung và phân tán. Chuẩn mực của mối quan hệ này phải dẫn đến 'năng suất toàn bộ cao nhất'. (9). Hệ thống cấp bậc và chuỗi mệnh lệnh trong quản trị: phải có 'xích lãnh đạo' từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Phải đảm bảo nguyên tắc, không được đi trật khỏi đường dây. Sự vận dụng phải linh hoạt, không cứng nhắc. (10). Trật tự: H.Fayol cho rằng vật nào, người nào cũng có chỗ riêng của nó. Phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp, sử dụng người và dụng cụ, máy móc. (11). Công bằng: sự công bằng trong cách đối xử với cấp dưới và nhân viên cũng như lòng tử tế đối với họ là sự cần thiết tạo nên lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với xí nghiệp. (12). Ổn định nhân viên (13). Khuyến khích tinh thần sáng tạo: sáng kiến được quan niệm là sự nghĩ ra và thực hiện công việc một cách sáng tạo. Fayol khuyên các nhà quản trị nên 'hy sinh lòng tự kiêu cá nhân' để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến của họ. Điều này rất có lợi cho công việc. (14). Xây dựng tinh thần đoàn kết: nguyên tắc này nói rằng đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh. Sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng mang lại những hiệu quả to lớn. Câu 8: Trình bày bối cảnh ra đời và những quan điểm chủ yếu của Trường phái hành vi trong quản trị 1.Bối cảnh ra đời: - Sự nâng cao mức sống của người dân và sự thay đổi điều kiện làm việc - Những phương pháp quản trị theo các tư tưởng cổ điển gặp cản trở từ phía chính phủ, sự phản đối của công đoàn và người lao động - Những nghiên cứu thực nghiệm đi tới kết luận là việc quản trị một tổ chức thành công phụ thuộc vào khả năng hiểu biết của nhà quản trị về nhu cầu, nhận thức và nguyện vọng của cấp dưới 2. Những quan điểm chủ yếu của trường phái hành vi trong quản trị 7 - Phải đặt con người vào trọng tâm chú ý của hoạt động quản trị, bản chất của hoạt động quản trị là quản trị hoạt động của con người - NSLĐ phụ thuộc vào việc thỏa mãn nhu cầu của người lđ, phải nghiên cứu nhu cầu của người lđ trong tổ chức - Phối hợp là điều kiện cần thiết để quản trị có hiệu quả, quản trị là phối hợp hoạt động của các thành viên để đạt được mục tiêu của tổ chức - Nhà quản trị phải năng động chứ không phải chỉ áp dụng các nguyên tắc cứng nhắc, phải có cả tố chất khoa học và tố chất nghệ thuật Câu 9: Những quan điểm quản trị chủ yếu của Gregor + Đưa ra Lý luận Y về bản tính của con người,đối lập với Lý luận X + Đề ra 5 nguyên tắc căn bản cho quản trị một tổ chức : (1). Phải thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân (2). Các biện pháp quản trị phải có tác dụng mang lại thu hoạch nội tại (3). Phải tạo ra môi trường có khả năng đáp ứng nhu cầu của các thành viên (4). Phải làm cho người lđ tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu, tự đánh giá thành tích của mình (5). Nhà quản trị phải biết căn cứ vào phản ứng của nhân viên dưới quyền để phát hiện ra những vấn đề tồn tại, tiến hành những điều chỉnh cần thiết Câu 10: Trình bày những quan điểm quản trị chủ yếu của C.Argyris Hai hệ thống quan điểm của C. Argyris Hệ thống giá trị quan luệu hình tháp Hệ thống giá trị nhân văn dân chủ 1. Các mối quan hệ người quan trọng các quan hệ chủ yếu là những quan hệ có liên quan tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, nghĩa là công việc phải được thực hiện. 2. Hiệu quả trong các quan hệ người tăng lên khi hành vi trở nên hợp lý hơn, logic hơn, có tính giao tiếp rõ ràng hơn, hiệu quả sẽ giảm xuống khi hành vi trở nên đa cảm hơn. 3. Các quan hệ ngời có động cơ mạnh mẽ nhất khi hoạch định cẩn thận sự chỉ đạo, quyền lực và chế độ kiểm tra, cũng như các chế độ thưởng, phạt thích đáng để biểu dương 1. Các quan hệ người quan trọng là những quan hệ không những liên quan đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức mà còn là những quan hệ liên quan tới việc duy trì hệ thống bên trong của tổ chức cũng như giúp nó thích ứng với môi trường. 2. Các quan hệ người tăng lên hiệu quả khi tất cả hành vi thích hợp trở nên rõ ràng có thể thảo luận và có thể kiểm soát được. 3. Ngoài sự chỉ đạo kiểm tra và các chế độ thưởng phạt, các quan hệ người dễ được gây ảnh hưởng một cách hiệu quả nhất qua các mối quan hệ xác thực, gắn bó nội bộ, thành công về tâm lý và quá trình củng cố. 8 hành vi hợp lý và thành tích đạt được mục tiêu. 1. Thuyết cha trởng thành - Trởng thành: Theo Argyris, thực tế các nhà quản trị quan liêu hình tháp vẫn còn thống trị hầu hết ở các tổ chức đã đề ra rất nhiều vấn đề quản trị nhân sự. Nếu theo thời gian con người phát triển thành những người trởng thành, có bảy sự thay đổi diễn ra trong nhân cách con người. 1 - Các cá nhân vận động từ trạng thái thụ động như trẻ con tới trạng thái hoạt động tăng lên như người lớn. 2 - Các cá nhân phát triển từ trạng thái phụ thuộc vào người khác khi là trẻ con đến trạng thái độc lập về mặt quan hệ khi là người lớn. 3 - Các cá nhân xử sự theo một vài cung cách khi là trẻ con, nhưng với tư cách người lớn, họ có thể xử sự theo nhiều cách. 4 - Các cá nhân có những ý thích thất thường, bất chợt và nông nổi khi là trẻ con, nhưng khi là người lớn họ phát triển những ý thức sâu sắc hơn và mạnh hơn. 5 - Triển vọng về thời gian phía trước của trẻ em rất ngắn, chỉ gồm có hiện tại, nhưng khi chúng đến độ trưởng thành, triển vọng thời gian tăng lên, bao gồm cả quá khứ và tương lai. 6 - Các cá nhân với tư cách trẻ con thì thuộc quyền mọi người, nhưng khi họ chuyển lên những cương vị ngang bằng hoặc cao hơn so với những người khác khi họ là người lớn. 7 - Với tư cách trẻ con các cá nhân thiếu hiểu biết về "cái tôi", nhưng với tư cách người lớn họ không chỉ nhận thức được "cái tôi" mà còn kiểm soát được "cái tôi". Argyris đưa ra ý kiến cho rằng, những thay đổi này có tính chất liên tục, một nhân cách lành mạnh phát triển theo thời gian liên tục từ cha trưởng thành đến trưởng thành. (xem bảng) Cha trưởng thành Trưởng thành - Thụ động - Phụ thuộc - Xử sự theo vài cách - Những ý thích nông nổi bất thường - Nhìn ngắn hạn - Cương vị phụ thuộc - Thiếu hiểu biết về bản thân - Tích cực - Độc lập - Có khả năng xử sự theo nhiều cách - Những ý thích sâu sắc và mạnh mẽ hơn - Nhìn dài hạn (quá khứ và tương lai) - Cương vị ngang tầm hoặc bề trên - Tự nhận thức và kiểm soát bản thân. 9 Những thay đổi này chỉ là những xu thế chung, nhưng chúng cũng phần nào làm sáng tỏ nội dung của sự trưởng thành. Vì vậy kìm hãm những người thiếu sự chín chắn là công việc thường xuyên của tổ chức chính thức. 2. Thuyết chuyển thành thực tiễn: Theo Argyris các lý thuyết quản trị cổ điển dựa trên các quan điểm thuyết X, thường chiếm ưu thế, giới quản trị thường tạo ra các vai trò kiểu trẻ con cho những người làm công, gây tổn hại đến sự phát triển tự nhiên. Công việc thường được thiết kế ở trình độ thấp như thế nào được minh hoạ rất rõ qua trường hợp sử dụng thành công những người thợ chậm phát triển trí tuệ vào những công việc trình độ thấp. Trong quá trình quản trị việc khó khăn là tạo ra được bầu không khí làm việc trong đó mọi người có cơ hội phát triển và trưởng thành với tư cách cá nhân, các thành viên của nhóm, bằng cách thoả mãn những nhu cầu của họ, trong khi vẫn làm việc vì sự thành công của tổ chức. Phải tin rằng về cơ bản con người có thể định hướng và sáng tạo trong công việc, nếu được thúc đẩy bởi động cơ hợp lý, và do đó, việc quản trị dựa trên cơ sở quan điểm thuyết Y sẽ có lợi hơn cho cá nhân và tổ chức. Qua nhiều lần thực nghiệm người ta đã phát hiện ra việc mở rộng trách nhiệm cá nhân là có lợi cho cả công nhân và doanh nghiệp. Điều đó đem lại cho người có cơ hội phát triển và trưởng thành, và trên thực tế, giúp họ thoả mãn nhiều hơn chính những nhu cầu sinh lý và an toàn, và đến lượt chúng các nhu cầu lại thúc đẩy họ và cho phép họ huy động nhiều hơn nữa tiềm năng của mình vào công việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Câu 11: Trình bày lý thuyết về nhu cầu của con người của A.Maslow và ý nghĩa của lý thuyết này trong quản trị Căn bản của lý thuyết Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v. Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng Chi tiết nội dung tháp nhu cầu 10 [...]... rõ ràng để các doanh nghiệp Việt giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu - Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thông qua các dự án, các hợp đồng hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại, cách quản lý tiên tiến Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ như ngày nay, thêm vào đó là những... nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế – xã hội, văn hóa, luật pháp… và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công... lãnh đạo của ông tổng giám đốc Chinin, cho đến lúc ông này không làm việc nữa, thu nhập hàng năm của công ty này là hơn 11,8 tỷ đôla Mỹ Trong vòng 20 năm, công ty này đã mua 150 công ty khác và phát triển thành một công ty tổng hợp lớn nhất thế giới, có 35 vạn công nhân viên ở 93 nước Nhưng khác với Công ty Matsushita của Nhật, ông Chinin đã không làm cho công ty có được năng lực phát triển không ngừng,... khách hàng đại trà nữa Những thách thức từ khách hàng + Quản trị quan hệ khách hàng Bản chất kinh doanh là kết nối khách hàng, khai thác thông tin chi tiết về khách hàng, từ đó phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh Từ đây doanh nghiệp gặp phải thách thức khi đối mặt với một lượng thông tin vô cùng lớn, đòi hỏi nhiều nguồn lực để quản lý Trong môi trường kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp... không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước Trong điều kiện quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn ít các doanh nghiệp Việt Nam lại gặp một thách thức rất lớn đó là chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng kinh nghiệm quản lý Có thể nói, đa số các chủ doanh. .. hệ thống con chủ yếu và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của quản trị tổ chức các nc phương Đông: - Đặc điểm quản trị của các nước Phương Đông + Có sự kết hợp giữa KH quản trị Phương Tây và các giá trị văn hóa truyền thống Phương Đông 17 + Chú trọng nhân tố con người + Cố gắng để người lao động gắn bó suốt đời với tổ chức + Phong cách quản trị mang tính gia trưởng... nhân và tổ chức Người Nhật có thiên tài về quản lý tầm cỡ thế giới Thí dụ, với tài năng đặc biệt trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, ông tổng giám đốc công ty đã đi sâu nghiên cứu phương pháp làm việc, coi đó là một công cụ đặc biệt để thúc đẩy hoạt động của công ty do ông sáng lập Dựa vào 25 phương pháp đó, ông đã kết hợp các bộ phận trong tổ chức công ty, thông qua thể chế quản lý thích hợp để... của lý luận tổ chức và quản lý, hoàn cảnh xung quanh, phạm vi và mục tiêu, khoa học, công nghệ và kết cấu, hệ thống tâm lý xã hội, hệ thống quản lý, quan điểm phân tích so sánh và quyền biến, việc đổi mới và tương lai của tổ chức Đặc trưng chủ yếu của trường phái quản lý hiện đại Kast và Rosenzweig cho rằng, trong lịch sử loài người, việc thiết lập một tổ chức và một phương thức quản lý hữu hiệu là... họ vào vận mệnh của xí nghiệp - Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến phúc lợi của công nhân, tìm cách để công nhân cảm thấy thoải mái, tạo sự hoà hợp, thân ái, không cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới - Nhà quản lý không thể chỉ quan tâm đến nhiệm vụ sản xuất mà phải làm cho công nhân cảm thấy công việc của họ không khô khan, không đơn điệu - Phải chúýđào tạo công nhân, nâng cao năng lực công... thường thay đổi bộ phận công tác hay chức vụ Hệ quả của việc thuyên chuyển ấy là sự trau dồi những tri thức đặc thù cho phép phối hợp mật thiết hơn trong giai đoạn thiết kế, chế tao và phân phối Công ty kiểu Z thường có một loạt hệ thống thông tin hiện đại, kế toán, kế hoạch hoá, quản lý theo mục tiêu và toàn bộ những cơ chế hiện đại khác Luôn có sựÊkip trong toàn bộ công ty và lãnh đạo( lành mạnh,