Câu 10: Trình bày về phiếu điểm cân bằng

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Quản trị kinh doanh hiện đại (Trang 39 - 40)

dựa trên mục tiêu, theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu, các mục tiêu được tổ chức đó xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu tiên quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.

BSC cung cấp một hệ thống đo lường kết quả hoạt động của công ty, trong đó không chỉ xem xét các thước đo tài chính, mà còn cả thước đo khách hàng, kinh doanh…

Công cụ này được xây dựng nên hai sản phẩm chính là Bản đồ chiến lược (Strategy Map) và Thẻ điểm (Score Card). Trong đó, Bản đồ chiến lược phác họa quá trình tạo ra các giá trị và kết quả kinh doanh mong muốn thông qua mối quan hệ nhân - quả giữa các mục tiêu trong 4 yếu tố: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Học tập - phát triển.

Còn Thẻ điểm triển khai trên cấu trúc thống nhất với bản đồ chiến lược, cung cấp các chỉ số đo, chỉ tiêu và hành động chiến lược tương ứng từng mục tiêu.Mỗi mục tiêu chiến lược đặt ra sẽ có một hoặc nhiều chỉ số đo và chỉ tiêu cụ thể. Tương ứng, các đơn vị sẽ triển khai các công cụ đo lường phù hợp để theo dõi kết quả thường xuyên.

Sử dụng BĐCB để chuyển tầm nhìn và CL của DN thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường hiệu quả trong quản lý công việc. Những phép đo của phương pháp BĐCB thể hiện sự cân bằng giữa 4 khía cạnh: tài chính, khách hàng, quá trình nội bộ, đào tạo và phát triển.

* Khía cạnh tài chính – Bên cạnh những thông tin tài chính mang tính truyền thống, BĐCB bổ sung thêm những thông tin khác như: giá trị kinh tế gia tăng, doanh thu trên nguồn vốn thuê ngoài, đánh giá rủi ro và các cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho hoạt động phân tích chi phí-lợi ích. * Khía cạnh khách hàng – Với nhận định về tầm quan trọng ngày càng cao của mối quan hệ giữa độ thỏa mãn của khách hàng với kết quả hoạt động của DN, BĐCB đưa thêm những thông tin như sự thỏa mãn của khách hàng, sự ghi nhớ của khách hàng, thị phần ở những phân đoạn thị trường mục tiêu.

* Khía cạnh quá trình nội bộ – BĐCB cho phép nhà quản lý có thể quan sát được hệ thống nội bộ của DN đang hoạt động như thế nào, các sản phẩm, dịch vụ của DN có thực sự phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay không? Hệ thống nội bộ có được thiết kế bởi những người hiểu biết rất rõ về DN hay là trên cơ sở những tư vấn từ bên ngoài. Để thỏa mãn cổ đông và khách hàng thì hệ thống nội bộ của DN cần vượt trội những gì?

* Khía cạnh đào tạo và phát triển – Trong bất cứ tổ chức nào, nhân lực là nguồn lực quan trọng góp phần hiện thực hóa mọi kế hoạch, CL. Vì vậy nhu cầu học – đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên là một hoạt động cần triển khai thường xuyên. BĐCB cho phép nhà quản lý nhận biết nhu cầu học – đào tạo về kỹ năng cũng như về văn hóa DN, quan trọng hơn là việc nhận biết các thứ tự ưu tiên trong hoạt động học-đào tạo sẽ giúp cho DN đầu tư đúng hướng.

Bốn khía cạnh trên không chỉ đơn giản là các khía cạnh độc lập, đó là một sự kết nối logic – nghiên cứu và tăng trưởng dẫn tới các quá trình kinh doanh tốt hơn, qua đó làm tăng giá trị cho khách hàng và cuối cùng có tác dụng cải thiện kết quả hoạt động tài chính. BĐCB có thể được xây dựng ở cấp độ lãnh đạo DN, các phòng ban và cho từng cán bộ nhân viên trong DN. Mỗi khía cạnh trong BĐCB bao gồm các mục tiêu, các thước đo của những mục tiêu đó, giá trị mục tiêu của các thước đo đó và các sáng kiến:

* Các mục tiêu - Các mục tiêu chính cần phải được thực hiện, ví dụ tăng trưởng khả năng sinh lời.

* Các thước đo - Các thông số có thể quan sát được sẽ được sử dụng để đo lường sự tiến triển trong quá trình hướng tới thực hiện mục tiêu đề ra. Ví dụ mục tiêu tăng trưởng khả năng sinh lời có thể được đo lường bằng tăng trưởng lợi nhuận biên ròng.

* Các tiêu chí thực hiện mục tiêu – Là các giá trị mục tiêu cụ thể của các thước đo, ví dụ tăng 2% lợi nhuận biên ròng.

* Các sáng kiến - Là các chương trình hành động nhằm thực hiện các tiêu chí đề ra để thực hiện được mục tiêu cuối cùng.

Phương pháp quản trị sử dụng Balanced Scorecard giúp mang lại giải pháp cụ thể và chỉ ra cho doanh nghiệp nên đánh giá yếu tố nào để ‘cân bằng’ khía cạnh tài chính. Balanced Scorecard là hệ thống quản trị (không phải hệ thống đánh giá) cho phép doanh nghiệp hiểu rõ tầm nhìn và chiến lược và biến chúng thành những hành động cụ thể. Nó cũng khuyến khích phản hồi cả về quy trình kinh doanh nội bộ lẫn kết quả kinh doanh nhằm giúp nhà quản trị liên tục cải thiện và tăng hiệu quả hoạt động. Nếu đuợc sử dụng triệt để, Balanced Scorecard giúp chuyển những kế hoạch, chiến lược mang tính chất lý thuyết thành trung tâm điều phối mọi hoạt động trong doanh nghiệp.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Quản trị kinh doanh hiện đại (Trang 39 - 40)