tìm thấy tài liệu
Quản trị hiện đại quan niệm về nhà quản trị và các thành viên trong tổ chức:
• Tháp các thành viên trong một tổ chức không thể là con đường phát triển của các thành viên trong tổ chức
• Mọi lđ tri thức trong tổ chức hiện đại đều là nhà quản trị nếu do vị trí và kiên thức của mình lđ đó chịu trách nhiệm đóng góp vào khả năng hoạt động và tạo ra kết quả của tổ chức
• Quản trị là một nghề riêng biệt không phải ai cũng làm được
• Nhà quản trị không không phải là kiểm soát viên mà huấn luyện viên, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành viên hoạt động
• Ba loại người trong một tổ chức:
o Tuyệt đại đa số là những người tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức o Một bộ khung nhỏ các huấn luyện viên
o Một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo tổ chức. • Mô hình tổ chức như những đội bóng:
o Các cầu thủ những người tạo ra giá trị
o Huấn luyện viên trưởng và các huấn luyện viên lĩnh vực o Hệ thống các quy trình huấn luyện
Câu 5. Trình bày sự hiểu biết của anh (chị) về quản trị và lãnh đạo. Hãy phân tích những xu hướng của lãnh đạo trong thế kỷ 21.
Trình bày sự hiểu biết về quản trị và lãnh đạo:
- Quản trị:
o Là một quá trình tổng thể về bố trí, sắp xếp nhân lực và tài nguyên hiệu quả hướng đến mục tiêu của một tổ chức.
o Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
o Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước
- Lãnh đạo:
o Lãnh đạo là "tổ chức một nhóm những người để đạt mục tiêu chung".
o Là một quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hay một nhóm người nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định
o Là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên tắc hoạt động của một hệ thống trong điều kiện môi trường nhất định
o Lãnh đạo là một phần của quản trị nhưng không bao gồm tất cả quá trình quản trị. Lãnh đạo là khả năng thuyết phục người khác tìm ra các mục tiêu xác định một cách nhiệt tình. Nhân tố con người đã liên kết một nhóm người lại với nhau và kích thích họ vươn tới mục tiêu. Các hoạt động quản trị như lập kế hoạch, tổ chức và ra quyết định như các con kén ngủ im cho đến khi lãnh đạo gây ra một lực kích thích vào mọi người và hướng dẫn họ vươn tới mục tiêu.
Hãy phân tích những xu hướng của lãnh đạo trong thế kỷ 21
- Lãnh đạo tại mọi cấp bậc, ít quản trị: Nói đến lãnh đạo, nhiều người thường liên tưởng đến vị trí đứng đầu trong một nhóm người hoặc một tổ chức. Tuy nhiên, bối cảnh ngày nay với nhiều thay đổi mà để tồn tại và phát triển, các tổ chức phải định nghĩa lại “lãnh đạo” theo hướng tập trung nhiều hơn cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cả đội ngũ, thay vì chỉ một vài vị trí như trước đây. Nhân viên ở tất cả các cấp của tổ chức nên được trao cho cơ hội cần thiết để phát triển và thực hành kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt của mình chứ không thể phụ thuộc vào cấp quản lý cao nhất để tránh các trường hợp rủi ro có thể xảy ra.
- Lãnh đạo bằng tầm nhìn, tạo hướng đi mới để phát triển tổ chức: Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng có thể đạt được trong tương lai. Việc mỗi cá nhân, nhóm hay tổ chức có tầm nhìn và có thể đạt được tầm nhìn ấy là rất quan trọng. Tầm nhìn là không chỉ là một lời tuyên bố ghi trên một tấm thẻ mà hơn thế, nó có thể đưa người ta đến những hành vi mới. Là một nhà lãnh đạo, nếu bạn không biết bạn sẽ dẫn dắt tổ chức của mình đến đâu, đạt được mục tiêu gì thì bạn chẳng thể mang lại tương lai cho tổ chức và nhân viên của mình. Tầm nhìn sẽ truyền cảm hứng và đưa các cá nhân, các nhóm đến một tầm cao mới. Đó cũng là một trong nhiều chức năng quan trọng của lãnh đạo. Quá trình xây dựng tầm nhìn phải trải qua 3 bước cơ bản: phát hiện ra tầm nhìn, phổ biến tầm nhìn và cuối cùng là lãnh đạo để đạt được tầm nhìn đó. Nó phải thúc đẩy nhân viên bằng cách khuyến khích họ có được những cấp độ hành vi mới
- Tạo ra nhiều lĩnh vực và khả năng đặc biệt: Các nhà lãnh đạo còn phải trang bị cho mình các kiến thức thuộc về các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý tự nhiên, hội họa… nhằm làm giàu vốn sống của mình. Các buổi làm việc, các buổi thảo luận sẽ ko đạt được kết quả như mong muốn nếu chúng ta chỉ nói về công việc. Đặc biệt trong điều kiện giao thoa, hội nhập, sự hiểu biết về lịch sử các quốc gia khác, về các nền văn hóa khác đã
trở nên ngày càng quan trọng, và trong nhiều trường hợp, sự hiểu biết đó chính là nhân tố thành công.
- Dự báo/đổi mới tương lai: Tất cả các lãnh đạo đều đồng tình, điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là nhà lãnh đạo có ý tưởng, có tầm nhìn xa. Một tầm nhìn xa sẽ giúp lãnh đạo vạch trước những chiến lược hoạt động dài hạn, dự đoán trước những biến động có thể xảy ra trong tương lai để chuẩn bị,tìm cách thích nghi và đón đầu cơ hội
- Tạo ra những tổ chức phẳng hơn, phân quyền hơn. Lãnh đạo là nhà kiến trúc xã hội
- Trao quyền và truyền cảm hứng cho các cá nhân đồng thời hỗ trợ hoạt động nhóm: Người lãnh đạo cần phải tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên bằng cách lắng nghe họ trình bày quan điểm và thể hiện sự trân trọng của mình đối với những nỗ lực của họ. Đi đầu trong các nỗ lực chung; tạo ra môi trường thích hợp cho các nhóm; sự phát triển của họ luôn được hỗ trợ, và họ có được thành công chung; khuyến khích sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau, tạo cảm giác "có liên quan tới nhau" giữa các thành viên của nhóm.
- Thông tin được chia sẻ với nhiều người, các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài
Câu 6: Anh (chị) hiểu như thế nào về tính hiệu quả và tại sao nhà quản trị phải trở thành nhà quản trị hiệu quả? Rèn luyện để trở thành nhà quản trị hiệu quả như thế nào?