CÂU 3:Những đặc trưng cơ bản của tri thức và nền kinh tế tri thức?

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Quản trị kinh doanh hiện đại (Trang 32 - 36)

Đặc trưng cơ bản của tri thức

Tri thức

Tri thức là:

+ Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức

hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó;

+ Những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể; + Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.

Đặc điểm của tri thức

Tri thức không bị giảm qua quá trình sử dụng, được chia sẻ bởi nhiều người sử dụng, có thể tái sx, làm gia tăng nguồn lực vật chất khi kết hợp

Tri thức được tạo ra bởi con người, qua tương tác giữa con người với con người, giữa con người và môi trường, tri thức được tạo ra qua thực hành

Tri thức mang tính quá trình, từ suy nghĩ chủ quan trở thành chân lý khách quan Tri thức mang tính thẩm mỹ, phụ thuộc vào nhận thức của con người vế chân-thiện-mỹ

Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức

Theo định nghĩa của WBI, kinh tế tri thức là: "Nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”.

Như vậy, kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế.

Kinh tế tri thức cũng được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển củalực lượng sản xuất ở trình độ cao. Hoặc cũng được hiểu, là một loại môi trường kinh tế- kỹ thuật, văn hoá-xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Trong môi trường đó, tri thức sẽ tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. Gần hai thập kỷ qua, năng lượng trí tuệ của con người ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất lao động trong sản xuất, dịch vụ và kinh doanh, trở thành một lực lượng sản xuất quan trọng trong nền kinh tế tri thức (KTTT). Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia, dân tộc đang có những bước đầu tiên trong việc xây dựng và phát triển KTTT. Mỹ đang hoàn tất việc xây dựng những cơ sở ban đầu để phát triển KTTT. Tiếp đến là các nước Anh, Pháp, Đức, Singapo...

Cho tới nay, nhiều nhà chiến lược kinh tế hàng đầu trên thế giới đều thống nhất KTTT có 10 đặc trưng chủ yếu sau đây:

1. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. ý tưởng đổi mới và phát triển công nghệ mới trở thành chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển cơ cấu nhanh

2. ứng dụng công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực; mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp, kết nối hầu hết các tổ chức, gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng. Mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin.

3. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi đó là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học sản xuất được thể chế hoá, không còn phân biệt giữa phòng thí nghiệm và công xưởng, những người làm việc trong đó họ vừa là nhà nghiên cứu vừa là nhà sản xuất, họ là những công nhân trí thức... 4. Xã hội học tập, giáo dục phát triển, đầu tư cho giáo dục khoa học chiếm tỷ lệ cao. Đầu tư vô hình (con người, giáo dục, khoa học...) cao hơn đầu tư hữu hình (cơ sở vật chất). Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập ở bất cứ lúc nào. Mạng thông tin có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho việc học tập suốt đời. 5. Tri thức trở thành vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức. Tri thức là nguồnlực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Tri thức và thông tin được tăng lên khi sử dụng, không mất đi khi sử dụng (các nguồn vốn khác bị mất đi khi sử dụng).

6. Sáng tạo là linh hồn của đổi mới, sáng tạo là vô tận. Đổi mới thường xuyên là động lực thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, có khi chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm.

7. Dân chủ hoá, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễdàng truy cập thông tin mình cần. Điều này dẫn đến dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành xã hội. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các chính sách của Nhà nước, các tổ chức và có ý kiến ngay khi thấy không phù hợp.

8. Các doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công, lớn mạnh lên thì các công ty khác phải tìm cách sáp nhập hoặc chuyển hướng hoạt động.

9. Nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm được sản xuất từ bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới hoặc sản phẩm phần lớn được thực hiện từ nhiều nơi trên thế giới, kết quả cao của công ty ảo, làm việc từ xa. 10. Sự thách đó văn hoá. Trong nền kinh tế tri thức- xã hội thông tin, văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong ohú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức của người dân cũng tăng cao, giao lưu văn hoá thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá giao thoa, đễ tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại để phát triển. Nhưng các nền văn hoá cũng đứng trước nguy cơ rủi ro cao, dễ bị pha tạp, lai căng, dễ mất bản sắc văn hoá dân tộc..

Câu 4: Vốn tri thức và thách thức quản lý nhân tài đối với doanh nghiệp.

Trả lời :

Vốn tri thức được hiểu là hàm lượng tri thức được sử dụng trong hoạt động kinh doanh với mục đích sinh lời.

Đặc điểm của vốn tri thức :

+ Ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

+ Đóng vai trò vai trò ngày càng lớn trong việc quyết định thành bại của doanh nghiệp và càng ngày càng được coi trọng.

Thách thức quản lý nhân tài trong doanh nghiệp.

Khái niệm nhân tài : là người tạo ra vốn tri thức. Thách thức quản lý nhân tài trong doanh nghiệp :

+ Khó xây dựng tiêu chuẩn để đo lường và đánh giá nhân tài.

+ Thách thức trong việc khai thác năng suất lao động tri thức. Để khai thác tối đa vốn tri thức thì người lãnh đạo cần tạo động lực và môi trường để nhân tài làm việc.

+ Thách thức trong việc giữ chân nhân tài. + Thách thức trong việc nuôi dưỡng nhân tài.

Câu 5: Những thách thức về quản trị nguồn nhân lực trong nền kinh tế tri thức.

Trả lời :

Quản trị nguồn nhân lực được hiểu là các hoạt động được tạo ra với mục đích khai thác tối đa nguồn nhân lực để tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất. Việc quản trị nguồn nhân lực bao gồm hoạch định nguồn nhân lực, thiết kế công việc, tuyển mộ tuyển dụng, đánh giá thành tích, đào tạo phát triển, thù lao. Đặc điểm của người lao động trong nền kinh tế tri thức là :

+ Người lao động không phải là người làm thuê, mà họ là những người đầu tư vốn. + Người lao động có quan niệm khác về công việc, họ tự tin, có hiểu biết, tự lập và có long tự trọng cao.

+ Người lao động họ không phải là người làm thuê, họ là những người đầu tư vốn. Với những đặc điểm của người lao động trong nền kinh tế chi thức thì việc quản trị nguồn nhân lực đang gặp phải các thách thức sau :

+ Thời gian làm việc sẽ gắn hơn, do họ có sẵn kiến thức và luôn mong muốn tìm được công việc tốt hơn do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc hoạch định cũng như chiến lược đào tạo và phát triển lao động của doanh nghiệp.

+ Cách thức đối xử với người lao động phải thay đổi cho phù hợp theo yêu cầu công việc, chuẩn mực và lòng tự trọng của người lao động.

+ Trong nền kinh tế tri thức, người lao động tri thức là động lực phát triển của doanh nghiệp, việc thu hút nhân tài ngày càng khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Vì thế việc tuyển mộ, lựa chọn, giữ chân người lao động tri thức đặc biệt người tài sẽ ngày càng khó khăn.

+ Môi trường bên ngoài biến động, đòi hỏi người lao động cũng như doanh nghiệp cần chủ động trong việc thiết kế nội dung công việc cũng như kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với sự biến động.

Câu 6: Lao động tri thức và thách thức về vai trò lao động tri thức trong doanh nghiệp.

Trả lời :

Lao động tri thức : là những người làm việc trong nền kinh tế mà ở đó sự sản sinh, truyền bá, sử dụng tri thức là yếu tố quyết định cho sự phat triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số đặc điểm của lao động tri thức :

+ Là những người có hiểu biết, có khả năng tự học. + Tự lập và chủ động trong công việc.

+ Có lòng tự trọng cao.

+ Tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm mà họ làm ra.

+ Hiện nay, họ thường là những người đang làm việc trong các lao động liên doanh, nước ngoài, trong các ngành như công nghệ thông tin, công nghiệp, dịch vụ.

Thách thức về vai trò của lao động tri thức trong doanh nghiệp:

+ Sự sáng tạo đòi hỏi ngày một lớn đối với người lao động tri thức. Thực tế cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh ngày một gay gắt và khốc liệt. Chỉ có cái mới, sự sáng tạo mới tạo ra một đại dương xanh cho doanh nghiệp.

+ Sự chuyên nghiệp và cường độ lao động cao.

+ Trong nền kinh tế tri thức, vai trò của người lao động tri thức là quan trọng nhất, doanh nghiệp nào khai thác càng hiệu quả nguồn nhân lực thì lợi nhuận và sức cạnh tranh càng cao.

Câu 7: Năng suất của lao động tri thức và nâng cao năng suất của lao động tri thức.

Năng suất lao động tri thức:

Sự đóng góp quan trọng nhất và thực sự độc đáo của lĩnh vực quản lý trong thế kỷ XX là việc tăng năng suất LAO ĐỘNG CHÂN TAY trong sản xuất lên 50 lần. Tương tự như vậy sự đóng góp quan trọng nhất của lĩnh vực quản lý cần làm được trong thế kỷ XXI sẽ là việc nâng cao năng suất lao động các CÔNG VIỆC TRI THỨC và năng suất lao động của NGƯỜI LAO ĐỘNG TRI THỨC.

Tài sản có giá trị nhất của một cty ở thế kỷ XX là thiết bị sản xuất. Còn tài sản có giá trị nhất của một tổ chức ở thế kỷ XXI, bất kể là kinh doanh hay phi kinh doanh, sẽ là người lao động tri thức và năng suất lao động của họ. Thách thức về năng suất lao động tri thứcChỉ sau đó rồi mới đến câu hỏi: “Khối lượng hay số lượng của công việc là bao nhiêu?”. Điều này không chỉ có nghĩa là chúng ta tìm cách tăng năng suất lao động tri thức từ chất lượng công việc chứ không phải từ số lượng công việc. Nó còn có nghĩa là chúng ta phải biết xác định đúng về chất lượng công việc.

Lao đông tri thức là tài sản vốn. Đối với chi phí thì cần phải kiểm soát và căt giảm. Còn đối với tài sản thì phải làm cho nó không ngừng tăng lên.

Thách thức về năng suất lao động tri thức

Có tất cả SÁU yêu tố quyết định năng suất của lao động tri thức.

1. Năng suất của lao động tri thức đòi hỏi chúng ta phải đặt câu hỏi: “Nhiệm vụ là gì?”

2. Mỗi lao động tri thức phải tự chịu trách nhiệm về năng suất lao động của mình. Họ phải tự quản lý bản thân. Họ phải được tự trị.

3. Sự đổi mới liên tục phải là một phần của công việc, là nhiệm vụ và trách nhiệm của lao động tri thức.

4. Công việc tri thức đòi hỏi lao động tri thức phải không ngừng học tập và không ngừng giảng dạy.

5. Năng suất của lao động tri thức không phải chủ yếu là vấn đề số lượng của đầu ra – chí ít là thoạt đầu. Chất lượng cũng quan trọng không kém.

6. Năng suất lao động tri thức đòi hỏi rằng người lao động tri thức phải được nhìn nhận và đối xử như là “tài sản” hơn là “chi phí”. Nó đòi hỏi người lao động tri thức mong muốn

làm việc cho tổ chức của mình hơn là cho các cơ hội khác.

Chất lượng và đánh giá chất lượng của lao động tri thức

1. Muốn tăng NSLĐ tri thức thì trước hết phải đánh giá được chất lượng của lao động tri thức

2. Đối với lao động chân tay, sự kém chất lượng được coi là một giới hạn, vì vậy có tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đối với lao động chân tay. Đối với lao động tri thức không thể nói tới chất lượng tối thiểu mà phải nói tới chất lượng tối đa, chất lượng tối ưu.

3. Cho đến nay việc đánh giá chất lượng của lao động tri thức chủ yếu dựa trên cơ sở xét đoán hơn là đo lường và do vậy luôn gặp phải sự bất đồng ý kiến

4. Nếu câu hỏi quan trọng nhất đối với lao động chân tay là “làm như thế nào?” thì câu hỏi quan trọng nhất đối với lao động tri thức là “làm gì?”. Khi trả lời được câu hỏi này lao động tri thức sẽ quyết định chất lượng lao động của mình.

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn tập môn Quản trị kinh doanh hiện đại (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w