với các DN trong nền kinh tế toàn cầu?
Đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu
Ranh giới địa lý, chính trị giữa các quốc gia đang mờ dần Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa
Công việc được chia nhỏ Thuê bên ngoài làm
Sự chuyển dịch của dòng sản phẩm, công nghệ, thiết bị, tài chính Sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Sự phát triển của Internet và thương mại điện tử.
Đặc điểm của toàn cầu hóa (xem thêm)
- Toàn cầu hóa kinh tế mang tính chất hai mặt: vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Về tác động tích cực toàn cầu hóa kinh tế là kết quả của sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất, nhưng nó lại tác động trở lại, thúc đẩy tốc độ phát triển và trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất; mở rộng thị trường; giao lưu hàng hoá, dịch vụ, sức lao động thông thoáng hơn do giảm bớt hàng rào thuế quan. Dòng đầu tư và chuyển giao công nghệ dưới nhiều hình thức giúp các nước tiếp cận nguồn vốn, công nghệ mới từ nước ngoài, làm sâu sắc thêm phân công lao động quốc tế, có lợi cho cả bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư.
Nhưng toàn cầu hóa kinh tế cũng có mặt trái, đặt ra nhiều thách thức cho những nước đang phát triển. Do toàn cầu hóa kinh tế chịu sự thao túng của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nên sự phân cực giàu nghèo giữa các nước, cũng như trong từng nước, ngày càng xa. Toàn cầu hóa kinh tế đặt các nước đang phát triển vào một cuộc cạnh tranh không cân sức, nước nào vượt qua được thì sẽ tiến nhanh, nước nào ứng phó thất bại thì sẽ bị mất mát lớn, thậm chí thụt lùi. Nền kinh tế dân tộc của các nước đang phát triển rất dễ bị tổn thương, nhất là về phương diện bảo đảm an toàn về tài chính. Toàn cầu hóa cũng kéo theo cả những tội phạm xuyên quốc gia, những tệ nạn xã hội mang tính toàn cầu và truyền bá những "văn hoá phẩm" phi nhân bản, xâm hại bản sắc văn hoá dân tộc... Trong từng nước cũng có tầng lớp dân cư được hưởng lợi từ toàn cầu hóa có tầng lớp bị thua thiệt hay thất nghiệp, phá sản vì toàn cầu hóa.
Bởi vậy, mỗi nước phải có một chiến lược tổng thể phù hợp với thực lực và bối cảnh lịch sử cụ thể của nước mình để xử lý linh hoạt, nhằm tranh thủ cái lợi, giảm bớt tác hại của toàn cầu hóa. - Toàn cầu hóa kinh tế là xuất hiện tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược, nhưng không thuận buồm xuôi gió mà đầy mâu thuẫn. Toàn cầu hóa kinh tế mở rộng biên giới kinh tế vượt biên giới lãnh thổ quốc gia, mỗi nước tham gia toàn cầu hóa kinh tế, một mặt, phải thích nghi với những quy tắc chung, phải từ bỏ một số quyền lợi dân tộc nào đó, mặt khác vẫn phải bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh nhưng phân phối lợi ích lại ngày càng chênh lệch. Các nước phát triển muốn dựa vào ưu thế về nhiều mặt để duy trì trật tự kinh tế thế giới hiện tồn trong khi các nước đang phát triển lại muốn đòi lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, cùng có lợi. Toàn cầu hóa kinh tế đi cùng với khu vực hóa; tự do hóa xen lẫn với xu hướng bảo hộ, nên cạnh tranh toàn cầu lại diễn ra cùng với cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế khu vực, giữa tổ chức khu vực với quốc gia ngoài khu vực.
- Các chủ thể cùng hợp tác và đấu tranh, cùng tham gia hoạch định các thể chế về toàn cầu hóa kinh tế. Đó là các quốc gia có chủ quyền, các tổ chức kinh tế khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế (IMF, WB, WTO) và TNCs. Mặc dù ưu thế thuộc về các nước phát triển nhất và TNCs lớn nhất, họ chi phối quyết sách của các tổ chức quốc tế, nhưng không phải họ có thể mặc sức làm mưa làm gió theo ý chí chủ quan của họ. Trên vũ đài quốc tế và trong từng tổ chức quốc tế luôn diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, giữa lực lượng tiến bộ với lực lượng đế quốc và không ít những thoả thuận phản ánh sự đấu tranh và thoả hiệp giữa các lực lượng đó.
- Kinh tế phi vật thể ngày càng thoát ly kinh tế hiện vật và tồn tại độc lập, khiến cho toàn cầu hóa kinh tế rất dễ bị xáo động bởi các cuộc khủng hoảng. Hiện chỉ có khoảng 2% giao dịch tài chính, tiền tệ có quan hệ với hàng hoá và dịch vụ. Cái gọi là "kinh tế bong bóng" tăng lên, trở thành một nhân tố quan trọng làm cho hệ thống tài chính - tiền tệ toàn cầu dễ bị xáo động. Tình trạng đó diễn ra trong bối cảnh chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; TNCs cắm nhánh
ở nhiều nước và biến phân công quốc tế thành phân công trong nội bộ công ty, lôi cuốn các quốc gia vào cùng một "dàn hợp xướng", nên chỉ một xáo động nhỏ cũng có thể làm rung chuyển cả hệ thống; gây ra những cuộc khủng hoảng lan rộng.
- Xu thế khu vực hóa tiếp tục diễn ra cùng với xu thế toàn cầu hóa. Liên kết kinh tế khu vực diễn ra từ thấp đến cao, từ khu vực ưu đãi thuế quan, khu vực mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, thị trường chung hay cộng đồng kinh tế, và liên minh kinh tế. Giữa khu vực hoá và toàn cầu hóa kinh tế vừa có sự thống nhất vừa có mâu thuẫn. Các tổ chức kinh tế khu vực tự do hoá bên trong nhưng bảo hộ nghiêm ngặt với bên ngoài. Tuy nhiên, xu hướng của khu vực hoá là từng bước phá vỡ tính hạn hẹp để vươn rộng ra không gian toàn cầu (thí dụ ASEAN cộng 1, ASEAN cộng 3; EU cũng đang mở rộng về phía Đông,...). Sự mở rộng này sẽ từng bước tiệm cận toàn cầu hóa. Với ý nghĩa này khu vực hoá thúc đẩy toàn cầu hóa. Nhưng khu vực hoá tạm thời dẫn đến chia cắt thị trường thế giới thành "từng mảnh"; cạnh tranh toàn cầu do đó thành cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế khu vực và cạnh tranh giữa tổ chức kinh tế khu vực với những quốc gia ngoài khu vực, nảy sinh những cuộc chiến tranh mậu dịch.
- Xu thế đa cực hoá kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa do các nước lớn chi phối, dẫn đến sự giành giật lợi ích giữa các trung tâm kinh tế lớn và hình thành xu hướng đa cực hoá kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự biến động thực lực và thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước lớn. Hiện nay Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về những ngành công nghệ cao, tiêu biểu là công nghệ thông tin; về tổng giá trị sản lượng kinh tế; về thị trường. Nhưng Mỹ cũng có những mặt hạn chế, như nợ của nhà nước tăng, mức tích luỹ thấp, nhập siêu lớn, giá cả sức lao động cao,... Người ta dự đoán Mỹ vẫn tiếp tục duy trì được địa vị đứng đầu trong tương lai, nhưng không thể độc quyền thành một cực duy nhất với địa vị bá chủ thế giới.
- Phân cực giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển vẫn sâu sắc nhưng thế và lực của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Xét về các mặt: mức độ tham gia toàn cầu hóa kinh tế, mức chiếm giữ thị trường thế giới, sức cạnh tranh và khả năng chế ngự những nguy cơ của thị trường... các nước đang phát triển đều kém xa các nước phát triển, nên những nguồn lợi thu được từ toàn cầu hóa kinh tế của các nước đang phát triển cũng kém xa các nước phát triển. Vì thế, dù toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có cơ hội đẩy mạnh và rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, nhưng một khi trật tự kinh tế thế giới hiện nay chưa được thay đổi căn bản thì sự phân hoá hai cực Bắc - Nam vẫn tiếp diễn, thậm chí có thể tăng thêm khi toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh.
- Sự phân hoá giữa các nước đang phát triển vẫn tiếp diễn. Những năm qua các giao dịch kinh tế giữa các nước đang phát triển với nhau không ngừng tăng lên, góp phần giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước phát triển, nhưng sự phân hoá các nước đang phát triển thành vẫn tiếp diễn.
- Cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, kinh tế tri thức xuất hiện ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao sẽ thúc đẩy nhanh hơn toàn cầu hóa kinh tế và tác động mạnh các lĩnh vực xã hội, văn hoá, chính trị. Những thành tựu khoa học, công nghệ mới càng thúc đẩy nhanh sự phát triển và nâng cao trình độ quốc tế lực lượng sản xuất đồng thời tác động mạnh xu thế phát triển trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, tăng sự tuỳ thuộc giữa các nước và tăng xu thế toàn cầu hóa, nhưng cũng đặt những nước không tiếp thu kịp các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức trước nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Cơ hội và nguy cơ đối với các DN trong nền kinh tế toàn cầu
Những cơ hội đó có thể kể đến là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư.
- Thị trường rộng lớn: Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố sản xuất. Trong giao lưu thương mại thị trường rộng lớn là cơ hội để các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, … của mình cho thị trường các nước khác trên thế giới. Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì những vướng mắc trong hàng rào bảo hộ: phi thuế quan,.. phần nào được giải tỏa. Các nước tham gia vào sân chơi này phải mở cửa thị trường để hàng hóa, sản phẩm được giao lưu buôn bán tự do, dễ dàng. Do đó, Các doanh nghiệp Việt Nam cũng được lựa chọn và sử dụng các nguồn đầu vào có chất lượng, giá cả hợp lý, tiết kiệm chi phí sản xuất…
- Thu hút vốn đầu tư, các nguồn tài trợ từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt nam thường xuyên đối mặt với khả năng tài chính hạn hẹp do tiềm lực vốn đất nước chư đủ mạnh. Quá trình toàn cầu hóa với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các chủ đầu tư nước ngoài, các nguồn tài trợ vốn từ các tổ chức lớn như Ngân hàng thế giới (WB),…là cơ hội rõ ràng để các doanh nghiệp Việt giải tỏa cơn khát vốn bấy lâu.
- Có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua các dự án, các hợp đồng hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với công nghệ, máy móc hiện đại, cách quản lý tiên tiến. Trong thời đại bùng nổ khoa học công nghệ như ngày nay, thêm vào đó là những thuận lợi do toàn cầu hóa các doanh nghiệp có thể dễ dàng đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, công xuất sản xuất, nâng cao trình độ quản lý,…
- Cơ hội khẳng định được vị thế của doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Một thế giới kết nối, sự bảo hộ thương hiệu được quan tâm, cùng các hình thức quảng cáo quảng bá sản phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Đây là cơ hội rõ nét để các doanh nghiệp khẳng định vị thế, quảng bá, nâng tầm hình ảnh của mình trên trường quốc tế, với bè bạn các nước.Vd: nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên, may mặc Việt Tiến, Viettell...là nhưng thương hiệu đã có vị thế của riêng mình.
- Cơ hội giao lưu hợp tác, trao đổi học hỏi với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Toàn cầu hóa cũng tạo cơ hội cho các doanh ngiệp giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với thế giới, với các doanh nghiệp khác không chỉ trong mà cả ngoài nước.
Thách thức.
- Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất hạn chế.
Bởi lẽ, đa số các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và ít vốn. .Mà hòa nhập trong nền kinh tế thế giới mức độ cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh
nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước.
Trong điều kiện quy mô doanh nghiệp nhỏ, vốn ít các doanh nghiệp Việt Nam lại gặp một thách thức rất lớn đó là chất lượng nhân lực của doanh nghiệp thấp. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp còn rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng kinh nghiệm quản lý. Có thể nói, đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế – xã hội, văn hóa, luật pháp… và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp…
- Thứ hai, sự lạc hậu về khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang… Tóm lại, máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (tỷ lệ này ở Thái Lan là 31%, Ma-lai-xi-a là 51% và Xin-ga-po là 73%). Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chi phí khoảng 0,2% – 0,3% tổng doanh thu.
- Thứ ba, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu các doanh nghiệp.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, nhiều sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm có sự tăng trưởng cao (hàng da giày, dệt may, chế biến thực phẩm, đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, sản phẩm nhựa, hàng điện tử, ô tô, xe máy…) đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, giá cả các loại nguyên vật liệu này trên thế giới có xu hướng gia tăng, làm cho nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu khá cao, chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm. Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương