Tóm lại: việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN thực sự vững mạnh đồngthời nâng cao hiệu quả và chất lượng lãnhđạo của Đảng đối với nhà nước đã trở mộtđòi hỏi bức thiết của cuộc sống,
Trang 1Câu 1: Phân tích giá trị lịch sử tư
tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ
đại và cận đại Những giá trị đó có tác
dụng gì với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở nước ta hiện nay.
Bài làm
Thời cổ đại ở phương Tây, với những
cuộc đấu tranh một mất một còn giữa chủ nô
dân chủ và chủ nô quý tộc mà biểu hiện của
nó là những cuộc cải cách dân chủ ở các
thành bang là đặc trưng cơ bản nổi bật của
hệ tư tưởng lúc bấy giờ Thời trung cổ là sự
kết hợp và xuyên thấu lẫn nhau giữa thần
quyền và thế quyền để thống trị thần dân mà
biểu hiện cơ bản là sự thống trị của thiên
chúa giáo đối với tinh thần của nông nô Sang
thời cận đại, đặc trưng cơ bản là sự phát triển
mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳ
của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản với
sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân
dân lao động đấu tranh cho các quyền cơ bản
của con người Đó là những nét tổng thể dệt
nên nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư
tưởng chính trị ở các nước phương Tây thời
kỳ trước Mác
Việc làm rõ những giá trị phổ biến trong
sự phát triển chính trị của nhân loại qua sự
phát triển tư tưởng chính trị phương tây từ cổ
đại đến cận đại sẽ có ý nghĩa rất quan trọng
trong tổ chức thực thi quyền lực chính trị của
nhân dân lao động ở nước ta
I Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở
phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại
1 Thời cổ đại mà đặc trưng là các tư
phải là người có đạo đức Nhưng đạo đức
phụ thuộc vào trí tuệ Tuy nhiên, do xuất thân
từ tầng lớp chủ nô quý tộc nên ông cho rằng
chỉ có thiểu số tầng lớp quý tộc mới là người
có trí tuệ, mới là những người sáng tạo đúng
đắn
DEMOCRITE: yêu cầu thủ lĩnh chính
trị phải là người có tài năng, đạo đức và do
thuộc trường phái duy vật chủ nô dân chủ
nên cho rằng tầng lớp bình dân cũng có tàinăng, có thể làm được chính trị
SENOPHONE : yêu cầu thủ lĩnh chính
trị phải có kỷ thuật giỏi, phải có sức thuyếtphục cao, người thủ lĩnh phải biết vì lợi íchchung nghĩa là phải biết chăm sóc cho người
bị trị, biết hợp lại và nhân sức mạnh của mọingười Ông là người đầu tiên đặt ra yêu cầu
về thủ lĩnh chính trị khá toàn diện như : phải
có chuyên môn giỏi, có uy tín, vì dân…
PLATON: yêu cầu thủ lĩnh chính trị
phải thực sự có khoa học chính trị, có tính khíphù hợp với nhiệm vụ đảm đương Ông xemtiêu chuẩn chính trị là tiêu chuẩn của mọi tiêuchuẩn Ông quan niệm người lãnh đạo trong
xã hội không được có quyền tư hữu (sở hữu
về tài sản) bởi vì tư hữu sẽ làm mất côngtâm Lực lượng võ sĩ bảo vệ thì không được
có gia đình riêng vì có gia đình riêng thì sẽkhông thể chiến đấu dũng cảm được Theoông, thủ lĩnh chính trị phải biết hy sinh lợi ích
cá nhân vì những giá trị chung Tuy có nhữngquan điểm tiến bộ nhưng ông vẫn còn sai lầmkhi cho rằng một thủ lĩnh chính trị như vậy chỉ
CICÉRON: như là một sự tổng kết về
của những tư tưởng về người thủ lĩnh chínhtrị trước đó Oâng nêu ra rằng người thủ lĩnhchính trị phải có sự thông thái, có tráchnhiệm, có sự cao thượng về phẩm hạnh, phảithống nhất trong minh giữa tài năng và quyền
uy Có uy thế tinh thần, có tinh thần caothượng, biết hy sinh vì lợi ích chung, bỏ quacác lợi ích tiền bạc không chính đáng Quanniệm của ông đến ngày nay cũng khó cóngười đạt được, đó là nhà chính trị phải cóchính trị, có đạo đức…
Thứ hai, bàn về nguồn gốc của quyền lực
nhà nước, một số quan điểm nổi bậc của cáchọc giả như sau :
HERACLIT: là người thuộc tầng lớp
chủ nô quý tộc, có lập trường duy tâm, ôngxem trạng thái tự nhiên của con người tự nó
đã hoàn hảo, không có vấn đề công bằng hay
không công bằng ở đó Công bằng do conngười tạo ra xã hội con người là một trạngthái tự nhiên, tự nó, không ai sinh ra, không aisắp đặt nó, tự nhiên sinh ra có kẻ trí và ngườingu cho nên kẻ trí thống trị người ngu là lẽ tựnhiên, kẻ trí là người quí tộc, nô lệ là ngườingu Ông cho rằng quyền lực là quy luật vĩnhviễn Không bao giờ trong xã hội lại không cóquyền lực Pháp luật nhằm thực hiện tính tấtyếu của quyền lực, xã hội phải phục tùng ýchí của một cá nhân là điều tất yếu cho sựthống nhất Theo ông bất bình đẳng là tựnhiên, một quý tộc phải được trị giá bằng mộtnghìn dân thường
PLATON: xem quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước là quyền lực thống trịcủa kẻ trí đối với người ngu Đó là đặc tínhcủa trí tuệ Chỉ có người có trí tuệ mới cóquyền lực Trí tuệ chỉ có ở quý tộc
ARISTOTE: quan niệm quyền lực của
xã hội cũng là một trạng thái tự nhiên Nóxuất phát từ gia đình, quyền của cha đối vớicon, chồng đối với vợ, anh đối em; xuất phát
từ quyền lực đối với xã hội Trong xã hội cónhiều gia đình, gia đình này có sự xâm hạiđối với gia đình khác Do đó mỗi gia đình phảinhượng lại quyền lực của từng gia đình thànhquyền lực chung Người nắm quyền lựcchung là nhà nước Vì vậy, quyền lực nhànước là tự nhiên, pháp luật là những nguyêntắc khách quan, vô tư, xuất phát vì lợi ích của
xã hội, của từng công dân
CICÉRON cho rằng quyền lực nhà
nước hình thành trong quá trình lịch sử lâudài Quyền lực bắt nguồn từ bản chất của conngười chạy trốn sự cô đơn, tìm cuộc sốngcủa cộng đồng Cho nên quyền lực là củachung chứ không riêng của một ai, dù đó làngười tài giỏi nhất cũng không sinh ra quyềnlực được
Thứ ba, bàn về thể chế nhà nước, các
quan điểm lớn bao gồm :
HÉRODOT : là người đầu tiên trong
lịch sử nhân loại đã phân biệt và so sánh cácthể chế của nhà nước khác nhau Theo ông
có 3 hình thức cơ bản:
+ Thể chế quân chủ: tức là thể chế
cầm quyền của một người-đó là vua Thể chế
này có 2 mặt : Ưu điểm: là thể chế ra đời
thường là do những người có công khai
quốc, thường là vì lợi ích chung của nhândân Nó là một bàn tay sắt cần thiết khi chế
độ dân chủ bị rối loạn Nhược: thể chế này
dễ rơi vào sự độc tài, chuyên quyền, dễ bị xunịnh, luôn có xu hướng là lạm dụng quyềnlực
+ Thể chế quý tộc: thể chế của một
số ít người thông thái và tiêu biểu về phẩm
hạnh của quốc gia để cầm quyền Ưu: đây
chính là chính quyền của những người cótrình độ cao nên mọi công việc, các quyếtsách chính trị đều được bàn bạc giữa nhữngngười trí tuệ nên công việc có khoa học, ít sai
lầm Nhược: giữa các nhà thông thái làm việc
bên nhau sớm muộn cũng sẽ tiêu diệt lẫnnhau, vì không ai chịu thua ai, các nhà thôngthái đều muốn làm thầy của nhau
lợi ích chung, chăm lo cho nhân dân Nhược
: số đông người ít học cầm quyền thì khó cókhả năng chống độc tài, chuyên chế, dễ rơivào tiểu tiết mà quên đi tầm chiến lược,thường thấy những chuyện trước mắt màkhông thấy trước những chuyện lâu dài Dễ bị
kẻ xấu kích động lôi kéo Từ đó ông kết luậnloại thể chế tốt nhất là thể chế hỗn hợpnhững ưu của từng thể chế trên
DEMOCRIT: ông ủng hộ chế độ dân
chủ cộng hoà chủ nô
SOCRAT: ông là người ủng hộ chế độ
chuyên chế độc tài Ông cho rằng dân chủ làsai lầm Dân chủ là chính quyền của ngườingu dốt, ông gọi đó là chính quyền “bìnhdân”
ARISTOTE: ông cho rằng thể chế nhà
nước dân chủ là thể chế người giàu, ngườinghèo không bên nào số lượng tuyệt đối.Ông cho rằng mọi thể chế đều có nguy cơbiến chất, thay đổi bằng cuộc cách mạng.Ông là người đầu tiên phân loại quyền lựcnhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp.Người đứng đầu nhà nước là giai cấp trunglưu, ông đề cao vai trò của pháp luật đối vớiviệc ổn định xã hội Nhà nước có chức năngbảo đảm cho xã hội được sống hạnh phúc.Ông quan niệm công bằng rất tiến bộ, phân
Trang 2phối công bằng có nghĩa là người đáng được
hưởng nhiều hơn thì được nhiều hơn, người
đáng được hưởng ít hơn thì được ít hơn Ông
cũng đề cập đến vấn đề hài hòa giữa lợi ích
cá nhân và lợi ích xã hội và cho rằng đạo đức
phải phục vụ cho pháp luật
POLYBE : kế thừa tư tưởng trước đó
vào thể chế nhà nước, ông cho rằng thể chế
nhà nước là phải kết hợp những ưu điểm các
thể chế chứ không theo một tiêu chí thuần túy
nào bởi vì trong thuần túy đã chức đựng mầm
mống sự yếu kém khi phát huy tối đa sẽ bộc
lộ yếu kém
2 Thời trung cổ (thế kỷ thứ 10 đến thế
kỷ 15) xã hội phương Tây chìm đắm trong
xiềng xích nô lệ của hai thế lực thần quyền và
thế quyền, đó là Thiên chúa giáo và chế độ
phong kiến mà người ta gọi đêm trường
Trung cổ Thiên chúa giáo lấn át cả chế độ
phong kiến và chi phối toàn bộ đời sống xã
hội bằng những luật lệ hà khắc và người
xuẩn Chính vì vậy, thời kỳ này xã hội
phương Tây hầu như không phát triển được
về mọi mặt, kể cả hệ tư tưởng chính trị
3 Thời cận đại là thời kỳ triết học khai
sáng, những tư tưởng chính trị phát triển rất
rực rỡ, phong phú và đa dạng, đặc biệt là ở
Pháp
- DIDEROT: theo ông nguồn gốc nhà
nước ra đời do khế ước xã hội Nhà nước
phải bảo đảm bình đẳng và tự do Nhà nước
nào vi phạm điều đó thì không còn tư cách để
tồn tại.Về luật pháp: bản chất con người phải
phù hợp với trạng thái tự nhiên, luật pháp
quán triệt điều đó, chứ không phải ngược lại
Người ta gọi ông là tác giả của tác phẩm
cộng sản tuyệt vời và của18 “bộ luật tự
nhiên”.Về tư cách lãnh đạo, ông cho rằng mọi
chức vụ của người cầm quyền phải được
thực hiện bằng thi cử “dòng đầu tiên của một
bộ luật là hạn chế quyền lực của người cầm
quyền” (Diderot) Về phương pháp thay đổi
chế độ xã hội, ông không tán thành phương
pháp cách mạng và cho tằng tiến bộ về lý trí
sẽ làm thay đổi xã hội Ông phủ nhận vai trò
của tôn giáo: nhà thờ không thể dung hoà với
chân lý được
- VOLTAIRE: ) là lãnh tụ của phong trào
khai sáng, ông chống chế độ chủ nô, đấu
tranh cho sự bình đẳng của công dân nướcPháp Ông phê phán nhà thờ và chuyên chế,mọi tội ác trong xã hội là do nhà thờ mà ra
Ông chủ trương tự do tín ngưỡng, báo chí,ngôn luận và sở hữu Ông kịch liệt chốngchiến tranh Theo ông, chiến tranh còn kinhkhủng hơn dịch hạch và điên khùng Theoông bất bình đẳng về tài sản là tất yếu
- MONTESQUIEU: phê phán chế độ
chuyên chế phong kiến và cho rằng chuyênchế về bản chất là đối lập với tự do Theo ôngchế độ chuyên chế là bạo chúa, vua pháp làmột gã phù thuỷ Bàn về nhà thờ, ông chorằng nhà thờ là nguồn gốc của tội lỗi, ông giảithích sở dĩ La Mã cường thịnh là do ghétchuyên chế và yêu tự do Sở dĩ La mã bị huỷdiệt cũng vì tự do bị huỷ diệt và đạo đức bịsuy đồi; song ông cũng giành cho tôn giáomột vị trí nhất định trong việc duy trì đạo đức
xã hội Về nguồn gốc của nhà nước, theoông, nhà nước xuất hiện trong một quá trìnhlịch sử lâu dài khi mà trong xã hội xuất hiệntình trạng mâu thuẫn không thể điều hoà nếukhông có một cơ quan có quyền lực đủ mạnh
để giữ gìn sự bình ổn của xã hội Ông làngười đã xây dựng học thuyết nhân quyềnvới mục đích tạo dựng các thể chế chính trịbảo đảm tự do chính trị cho các công dân Tự
do chính trị của công dân là quyền làm mọicái mà pháp luật không cấm Do vậy tự dochính trị chỉ có được ở các quốc gia mà tất cảcác quan hệ đều được điều chỉnh bằng luậtpháp Pháp luật trở thành thước đo của tự
do, mặt khác ông lại cho rằng kinh nghiệmlịch sử bao đời cho thấy người nắm quyềnlực thường có khuynh hướng lạm quyền Dovậy cách tốt nhất để chống lạm quyền là phảichống độc quyền, là phải phân chia sao choquyền lực kiềm chế quyền lực, từ đó ông đưa
ra học thuyết tam quyền phân lập một cách
có hệ thống (lập pháp hành pháp và tư
pháp) và là đối thủ đáng sợ nhất của chế độchuyên chế phong kiến Đặt vấn đề xây dựngđạo đức chính trị: ông cho rằng đạo đứcchính trị là phải đặt lợi ích công cộng cao hơnlợi ích cá nhân người cầm quyền Ông đề rathuyết địa lý: cho rằng cái đạo đức, cái tínhcách của một dân tộc chịu sự chi phối bởinhững điều kiện địa lí nhất định (địa hình, khíhậu…) nhà cầm quyền khi ban hành chínhsách pháp luật phải xét đến những điều kiện
địa lí cụ thể đó Về thể chế nhà nước: ôngphân ra bản chất và nguyên tắc hoạt độngcủa các loại chính phủ đó là chính phủ cộnghoà dân chủ, cộng hoà quý tộc, quân chủ
- ROUSSEAU: là đại biểu của tầng lớp
dân chủ thị dân, ông phê phán gay gắt quan
hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyênchế Về chính trị: quan điềm về chính trị củaông cấp tiến hơn Montesquieu (vìMontesquieu bảo vệ tư tưởng quân chủ lậphiến), quan điểm của ông tiến xa hơn ở chỗ
đề cao tư tưởng chủ quyền nhân dân, ôngkhông chỉ phê phán chế độ phong kiến màđòi bác bỏ hoàn toàn chế độ đó Ông chorằng trong xã hội mọi người phải được tự dobình đẳng đó là trạng thái tự nhiên vốn có, làphúc lợi cao nhất của con người, quyền lựctrong xã hội phải thuộc về nhân dân Nhànước lập ra qua các khế ước xã hội phải thểhiện ý chí quyền lực của nhân dân nếu khôngthể hiện được điều đó thì bộ phận cầm quyềnphải bị đào thải, thay thế Ông chủ trươngquyền lực phải tập trung cao nhất, ông chốnglại tư tưởng phân quyền của Montesquieu,theo ông nếu quyền lực phân chia ra các cơquan nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau thìphải coi các cơ quan đó là công cụ của chủthể nhân dân và lệ thuộc vào chủ quyền nhândân Ông cho rằng ý chí chung phải được rút
ra từ đa số và chính trị là chính trị của đa số,được xây dựng trên nguyên tắc đa số, chỉqua quyết định của đa số thì chính trị mớikhông phạm sai lầm
- LỐC CƠ: Ông cho rằng bản chất
của con người là tự do, xã hội loài người là tự
do, cho nên tự do là giá trị cao quý nhất của
xã hội, của con người Nhà nước phải bảođảm sự tự do của con người, mới bảo đảmtồn tại sự hợp lí của nhà nước Luật của tưnhiên bắt buộc phải tự do nên con người phải
tự do Ông đã luận giải về nguồn gốc và bảnchất của nhà nước xuất phát từ quyền lực tựnhiên của con người là tối cao và bất khảxâm phạm Do quy luật tự nhiên của xã hội
mà nảy sinh ra bất công về kinh tế xã hội, mất
an ninh và quyền tự nhiên của con người bịxâm phạm Để bảo vệ quyền tự nhiên củacon người thì mọi thành viên trong xã hội mới
“ký kết”, hình thành một chính quyền cóquyền lực chung Như vậy quyền lực xuất
hiện từ các thành viên của xã hội Từ đó ôngđưa ra 3 kết luận quan trọng như sau :
- Quyền lực nhà nước về bản chất là
quyền lực của dân Quyền lực của dân là cơ
sở, nguồn gốc, nền tảng của quyền lực nhànước Trong quan hệ với dân, nhà nướckhông có quyền mà chỉ thực hiện sự ủyquyền của nhân dân Nhà nước có quyềntrong “khế ước xã hội”, đó là hiến phápnhững đạo luật cơ bản…
- Nhà nước thực chất là khế ước của
xã hội, trong đó công dân nhường một phần
quyền của mình mà hình thành quyền lựcchung, quyền lực nhà nước điều hành vàquản lý XH để bảo vệ quyền tự nhiên của conngười
- Bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người, đó cũng là tiêu chí căn bản
nhất để xem xét tính hợp lý hay không hợp lýcủa nhà nước, đó là giới hạn căn bản củanhà nước Đi quá giới hạn này, chính quyền
sẽ là chuyên chế , thành kẻ thù của quyền lực
tự nhiên và là đối tượng cách mạng
Ba kết luận trên đặt nền móng cho chế
độ dân chủ hiện đại Lốccơ chia nhà nướclàm 3 cơ quan với 3 quyền khác nhau:
- Quyền lập pháp : là sự biểu hiện ý
chí chung của quốc gia và thuộc về toàn dân.Nếu những quốc gia lớn thì cử ra đại biểunhân dân (nghị viện) do nhân dân bầu ra vàphải là những người hiểu rõ về luật
- Quyền hành pháp : là quyền thực
hiện pháp luật đã được lập ra bởi cơ quan lậppháp, phải có cơ cơ quan riêng và tách rakhỏi quốc hội
- Quyền tư pháp : là quyền xét xử tội
phạm và giải quyết tranh chấp giữa cá nhânđược thực hiện bởi thẩm phán do nhân dânbầu ra
Theo ông, phân quyền là một tất yếu kĩthuật, là một tiêu chuẩn không thể thiếu đượccủa một xã hội dân chủ Yêu cầu phân quyềnsao cho cân bằng, công bằng nghĩa là dùngquyền lực này để chế ngự quyền lực khác Như vậy, tư tưởng chính trị ở phươngtây thường gắn liền với pháp luật trong khi tưtưởng chính trị phương đông thường gắn liềnvới đạo đức Tư tưởng chính trị phương tâythường xuất phát từ “trạng thái tự nhiên” củacon người thường đề cao động lực “quyềnlợi” của con người Chính trị học của giai cấp
Trang 3tư sản phương tây thường dựa trên cơ sở
của chủ nghĩa cá nhân, tuyết đối hoá quyền
lợi cá nhân Tư tưởng chính trị của giai cấp
tư sản so với tư tưởng chính trị của giai cấp
phong kiến là một bước tiến bộ trong việc giải
phóng con người nhưng vẫn chưa đặt con
người như là mục đích, tức là vẫn chưa thể
giải phóng đại đa số nhân dân lao động
Sự ra đời của tư tưởng chính trị Macxit là
một cuộc cách mạng vĩ đại, lần đầu tiên trong
lịch sử xã hội loài người, một giai cấp bị áp
bức bóc lột, giai cấp công nhân đã có một hệ
tư tưởng cách mạng và khoa học là kim chỉ
nam cho hành động của mình Trên thực tế
Mác-Ănggghen đã xây dựng tư tưởng chính
trị của mình khác về chất so với những tư
tưởng chính trị duy tâm trước đó Sự ra đời
của tư tưởng chính trị của 2 ông là bước
ngoặc cách mạng trong lịch sử tư tưởng
chính trị nhân loại Với 2 ông chính trị lớn
nhất là giải phóng con người mà muốn giải
phóng con người thì phải giải quyết vấn đề
giai cấp, phải giành lấy các nguồn lực chính
trị, đó là con đường giải phóng một cách khoa
học và như vậy chủ nghĩa Mác chính là chủ
nghĩa nhân đạo hiện thực chứ không phải là
chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng chỉ dựa vào
đạo đức và lòng thương người Trong quá
trình đấu tranh, giai cấp công nhân và nông
dân, các dân tộc bị áp bức, tư tưởng chính trị
Macxit đã trở thành ngọn cờ chủ đạo
Ngày nay, CNXH đang đứng trước những
thử thách to lớn nhưng chúng ta tin vào bản
chất cách mạng và khoa học vốn có của nó,
CNXH khoa học nói riêng và tư tưởng chính
trị Macxit nói chung sẽ tiếp thu được những
tri thức mới của thời đại, tiếp tục làm kim chỉ
nam cho phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trên thế
giới
II Giá trị của nó đối với việc xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay:
Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị của các
thời đại lịch sử Tây, chúng ta không được
quên tính giai cấp của nó, mặt khác không vì
thế mà phủ nhận toàn bộ nội dung, tri thức
khách quan trong các học thuyết chính trị mà
phải biết chọn lọc, rút ra những cái giá trị để
kế thừa, làm giàu tri thức của mình, kể cả đốivới tư tưởng chính trị tư sản hiện đại
Qua những giá trị tư tưởng chính trịPhương Tây đã trình bày, chúng ta nhận thấyrằng bất cứ hệ thống chính trị nào, nhà nướccũng mang bản chất giai cấp, nhưng đồngthời phải thực hiện chức năng xã hội Mặtkhác, hệ thống chính trị nào, nhà nước nào
mà quyền lực thuộc về nhân dân lao động thì
đó là xu hướng tiến bộ Nhà nước phápquyền là một thành tựu của văn minh chính trịcần phải được ứng dụng Hệ thống chính trịcần phải có cơ chế tự điều chỉnh và cơ chếcân bằng kiểm soát quyền lực để thích ứngvới điều kiện thay đổi và cần phát huy sángtạo cá nhân
Trên đây là những vấn đề cơ bản của cáchọc thuyết chính trị thường đề cập đến vàcũng là những bài học kinh nghiệm mà chúng
ta cần xét đến trong quá trình xây dựng hệthống chính trị của đất nước hiện nay
Ở Việt Nam ta, do chịu ảnh hưởng của tưtưởng chính trị phương Đông nên gắn liền vớiđạo đức (Nho giáo, Phật giáo), ý thức tuânthủ pháp luật của công dân chưa cao Việcvận dụng những tri thức về xây dựng nhànước pháp quyền xã hội công dân vào côngtác xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật của nhà nước pháp quyền XHCN là rấtcần thiết và bổ ích Đó chính là quan điểm kếthợp hài hoà những giá trị đạo đức tiến bộ củanhân loại với giá trị đạo đức truyền thống củadân tộc
- Trong công cuộc đổi mới ở nước tahiện nay, để tiếp tục hoàn thiện nhà nước,phát huy dân chủ và tăng cường pháp chếXHCN, phải xây dựng nhà nước CH XHCN
VN thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị
và là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làmchủ của nhân dân Đó là nhà nước phápquyền của dân, do dân và vì dân, nhà nước
ta dưa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàndân thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng củanhân dân Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công phối hợp giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp (không phânquyền) Nhà nước quản lý xã hội bằng phápluật Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, côngchức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hànhhiến pháp và pháp luật Cán bộ, công chức
nhà nước phải là đầy tớ trung thành của dân,tận tuỵ phục vụ nhân dân
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhànước thể hiện ở việc đề ra đường lối, chủtrương và các chính sách định hướng cho sựphát triển trong từng thời kì, lãnh đạo nhànước định ra và thực thi hiến pháp và phápluật Các cơ quan nhà nước phải liên hệ chặtchẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ýkiến nhân dân; phát huy vai trò và tráchnhiệm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể,các tổ chức xã hội và nhân dân trong việctham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát và bảo
vệ nhà nước
- Quyền làm chủ của nhân dân đượcthể hiện trên mọi lĩnh vực và được thể chếhoá bằng pháp luật, được hòan thiện trongquá trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng caodân trí Nhà nước tạo điều kiện để nhân dânthực sự tham gia quản lí xã hội thảo luận vàquyết định những vấn đề quan trọng, liênquan đến lợi ích đông đảo của nhân dân
Phát huy dân chủ kết hợp chặt chẽ với tăngcường pháp chế, thực hiện quản lí xã hộibằng pháp luật, nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật cho toàn dân tuyên tuyền, giáo dụcpháp luật gắn với trách nhiệm, lợi ích vànghĩa vụ của công dân, tôn trọng và giữ vững
kỷ luật, kỉ cương, trật tự xã hội
- Những nhà thủ lĩnh chính trị hoặcCán bộ Đảng viên, ở bất cứ cương vị nàođều phải chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh,điều lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật củanhà nước Kiên quyết đấu tranh với nhữngbiểu hiện coi thường và buông lỏng kỷ luật
Xây dựng đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộlãnh đạo và quản lí ở các cấp thật sự vữngvàng và kiên định về chính trị gương mẫu vềđạo đức, trong sạch về lói sống, có trí tuệkiến thức và năng lực hoạt động thực tiễnsáng tạo, gắn bó với nhân dân Đảng và nhànước có cơ chế và chính sách phát hiệntuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, đào tạo vàbồi dưỡng, trọng dụng những người có đức,
có tài ở trong và ngoài Đảng
Tóm lại: việc xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCNVN thực sự vững mạnh đồngthời nâng cao hiệu quả và chất lượng lãnhđạo của Đảng đối với nhà nước đã trở mộtđòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của sựnghiệp đổi mới, sự nghiệp cách mạng của
dân tộc ta vì chỉ có xây dựng nhà nước phápquyền đủ mạnh mới có thể bảo vệ và pháthuy những thành quả trong quá trình đổi mới
về mọi mặt (chính trị, kinh tế,văn hoá, quan
hệ quốc tế…), mới có đủ khả năng giải quyếtvấn đề mới nảy sinh do mặt trái của cơ chếthị trường, của kinh tế nhiều thành phầnmang lại, và mới có khả năng đương đầu vàđập tan chiến lược “diễn biến hoà bình” màcác thế lực chống đối đang ráo riết tiến hành
Để làm được điều đó nhà nước phải thựchiện đồng thời các giải pháp sau :
- Tiến hành cải cách, hoàn thiện các
cơ quan lập pháp, hành pháp vàtư pháp màtrước mắt là cải cách một bước nền hànhchính
- Tiếp tục bổ sung và hoàn thiệnpháp luật để đáp ứng đòi hỏi quản lí đất nướcvới kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường và mở rộng giao lưu quốctế
- Thể chế hoá nền dân chủ của nhândân thành pháp luật, thành cơ chế, thànhchính sách, làm cho dân chủ đi liền với kỷcương trật tự, dân chủ và chuyên chínhkhông tách rời nhau
Nếu quán triệt đầy đủ và thực hiện tốtnhững phương hướng nêu trên nhà nướcpháp quyền XHCNVN sẽ được thiết địnhvững chắc và ngày càng ph
át triển
Trang 4Vấn đề 2: Vận dụng lý luận về quyền
lực chính trị và thực tiễn đổi mới ở nước
ta hiện nay để phân tích và chứng minh :
quyền lực chính trị trong chủ nghĩa xã hội
là thuộc về nhân dân lao động.
Bài làm
Chính trị học là khoa học đấu tranh cho
quyền lực chính trị và khoa học về giành, giữ
và thực thi quyền lực chính trị Quyền lực
chính trị trở thành trung tâm xuất phát của
chính trị học Song quyền lực chính trị chỉ
xuất hiện và tồn tại khi XH có sự phân chia
giai cấp, còn quyền lực đã xuất hiện cùng với
loài người được tổ chức thành XH và sẽ tồn
tại cùng với đời sống XH Theo quan điểm
của CN Mác-Lênin “quyền lực chính trị theo
đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của
một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác”
Với khái niệm này, ta thấy rằng quyền lực
chính trị luôn gắn liền với giai cấp, gắn liền
với bản chất nhà nước “Quyền lực chính trị
trong CNXH cơ bản thuộc về nhân dân lao
động” Bằng lý luận về quyền lực chính trị và
thực tiễn cách mạng ở nước ta, chúng ta phải
phân tích làm rõ luận điểm trên
1 Khái niệm và đặc trưng của quyền lực
chính trị :
a Khái niệm :
Trong XH có giai cấp, các giai cấp thể hiện
ý chí của giai cấp mình đối với XH Ý chí đó
chỉ thực sự có hiệu lực khi giai cấp nắm lấy
được quyền điều hành quyền lực công, họ sử
dụng quyền lực công cho mục đích giai cấp,
biến quyền lực công thành quyền lực giai
cấp, đồng thời biến ý chí của giai cấp thành
quyền lực công Cả 2 quyền lực ấy hợp thành
một chỉnh thể quyền lực chính trị của giai cấp
cầm quyền để trấn áp giai cấp đối lập Vậy,
“Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó
là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn
áp một giai cấp khác”
Kế thừa và phát huy khái niệm về quyền
lực chính trị như trên, Hồ Chí Minh khẳng
định “nhân dân ta phải giành lấy chính quyền,
là vấn đề tiên quyết, là phải xây dựng một
Đảng cách mạnh để lãnh đạo nhân dân đấu
tranh giành lấy chính quyền.” Việc đấu tranhgiành chính quyền, gìn giữ và củng cố chínhquyền ấy là điều quan trọng, có ý nghĩa cốt tửnhất
b Đặc trưng :
Quyền lực chính trị ra đời gắn liền với sựxuất hiện của các giai cấp trong xã hội,nhưng các chế độ xã hội có bản chất khácnhau thì quyền lực chính trị cũng sẽ hiểukhác nhau Song, dù chế độ xã hội nào thìquyền lực chính trị cũng biểu hiện trên các
đặc điểm cơ bản sau : Một là quyền lực
chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp
Hình thức tổ chức quyền lực chính trị có thể
là thế chế chính trị chỉ một giai cấp hoặc của
sự liên minh giữa các giai cấp hay của nhândân Nhưng thực chất của quyền lực đó baogiờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định, giai
cấp thực thụ cầm quyền (đây là đặc điểm hết sức khác nhau giữa quyền lực chính trị và
quyền lực xã hội); Hai là quyền lực chính trị
biểu hiện ra bên ngoài là thống nhất nhưngtrong quan hệ nội tại thường hàm chứa sựkhác biệt và thậm chí chứa đựng mâu thuẫn
đối kháng; Ba là sức mạnh của quyền lực
Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung vàmạnh mẽ nhất, quyền lực của giai cấp cầmquyền mà còn nhân danh quyền lực công,quyền lực XH đối với mọi giai cấp và tầng lớpkhác Ngoài ra, quyền lực nhà nước cũng cótính đặc thù riêng Điểm khác nhau căn bảngiữa quyền lực nhà nước với quyền lực chínhtrị là quyền lực nhà nước có khả năng vậndụng các công cụ, các lực lượng, cácphương tiện nhà nước để buộc các giai cấp,các tầng lớp phải phục tùng ý chí của giai cấpthống trị Còn quyền lực chính trị không chỉ làquyền lực nhà nước mà còn bao gồm cácyếu tố khác của kiến trúc thượng tầng chínhtrị như : quyền lực của Đảng cầm quyền, củacác tổ chức chính trị nhân dân phi nhà nước
Quyền lực của nhà nước có 2 chứcnăng :
- Chức năng thống trị giai cấp để đảmbảo sự thống trị về mặt chính trị của giai cấpcầm quyền đối với các giai cấp và các tầnglớp khác trong xã hội nhằm bảo vệ và pháttriển nền kinh tế mà giai cấp cầm quyền làngười đại diện cho quan hệ sản xuất thốngtrị; bảo đảm sự xác lập hệ tư tưởng cùa giaicấp cần quyền trong toàn bộ nền văn hoá xãhội; chống lại mọi lực lượng thù địch từ bêntrong hay từ bên ngoài để giữ vững toàn bộquyền lực chính trị trong tay giai cấp cầmquyền
- Chức năng xã hội để thực hiện nghĩa
vụ công quyền nhằm bảo đảm cho nhà nướcquản lý xã hội trên mọi lĩnh vực, làm cho xãhội tồn tại và phát triển ổn định trong trật tự;
làm dịu sự xung đột giai cấp bằng điều hoàlợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp… trong
xã hội; đảm đương trách nhiệm xây dựngnhững công trình công cộng , cơ sở vật chất
kỹ thuật cho sự phát triển chung của xã hội;
hình thành môi trường ổn định cho sự pháttriển mọi mặt của đất nước; thực hiện sựbang giao quốc tế, thay mặt cho quốc gia,dân tộc trong mọi quan hệ đối ngoại ở cấpnhà nước
Xét trên ý nghĩa cơ bản, chức năngthống trị của giai cấp được thực hiện thôngqua nghĩa vụ công quyền và những vấn đềthuộc chức năng xã hội cũng chỉ để củng cốchức năng giai cấp; trong đó, thống trị giaicấp thuộc về bản chất của mọi quyền lựcchính trị được thực hiện bằng nhà nước
Khi giai cấp cách mạng nắm chínhquyền thì 2 chức năng ấy thống nhất ở sựnhất trí về cơ bản giữa lợi ích của giai cấpcầm quyền và lợi ích quốc gia dân tộc vàngược lại
2 Hình thức của quyền lực chính trị:
Điều kiện kinh tế chính trị xã hội khác nhauluôn qui định hình thức biểu hiện của quyềnlực chính trị khác nhau Ở thời cổ đại, theoông Arixtốt quyền lực chính trị phải được tổchức theo nguyên tắc tập trung thống nhất; ởthời cận đại theo ông Môngtexkiơ, quyền lựcchính trị được tổ chức theo kiểu phân lậpquyền lực, mà cụ thể thành 3 quyền chính:
quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền hànhpháp Ở cuối thế kỷ 18, Rútxô lại nêu lên hình
thức biểu hiện của quyền lực chính trị là tậptrung thống nhất Ngày nay hình thức biểuhiện của quyền lực chính trị được thể hiện 2
hình thức sau: Một là : Tuyệt đại bộ phận của
các nước tư bản, hình thức biểu hiện củaquyền lực chính trị được tổ chức theo 2 kiểuphân lập quyền lực, gắn liền với chế độ đang
đảng đối lập, đa nguyên chính trị Hai là : Các
nhà nước XHCN và một số nước tư bản hìnhthức biểu hiện của quyền lực chính trị lạiđược tổ chức theo kiểu tập trung thống nhất,gắn liền với chế độ nhất nguyên chính trị
Dù quyền lực nhà nước tổ chức dướihình thức “tập quyền”, “tản quyền” hay “phânquyền” hay hỗn hợp các hình thức ấy thìquyền lực nhà nước vẫn mang bản chất củagiai cấp cầm quyền và là sự thống trị của giaicấp đối với toàn xã hội
3 Cơ chế thực thi quyền lực chính trị :
Quyền lực chính trị của giai cấp cầmquyền được thực hiện trong một cơ chế gồm
2 mặt : “Mặt nội dung” với trật tự của cươnglĩnh-đường lối, hệ thống pháp luật, hệ thốngnhững nguyên tắc tổ chứcvà vận hành của hệthống chính trị; được thực hiện và thể hiệnqua “Mặt thực thể” với những thành tố tươngứng như: Đảng chính trị, nhà nước, các tổchức chính trị-xã hội của quần chúng Hiệuquả thực thi quyền lực phụ thuộc vào mức độchuẩn xác và vận hành có hiệu quả của cácnhân tố cấu thành 2 mặt của cơ chế Hai mặtcủa cơ chế thực chất là hệ thống chính trị củagiai cấp thống trị cầm quyền
4 Nội dung của quyền lực chính trị ở các chế độ XH:
Trong các chế độ có bản chất chínhtrị - xã hội khác nhau thì nội dung quyền lựcchính trị cũng biểu hiện khác nhau vì cơ sởxuất phát của quyền lực chính trị là xuất phát
từ nền tảng chế độ kinh tế-xã hội và xuất phát
từ lợi ích giai cấp và bảo vệ giai cấp
Trong chế độ TBCN, sau khi lật đổchế độ phong kiến thiết lập nên nhà nước tưsản của giai cấp tư sản Về phương thức sảnxuất có tiến bộ hơn trước tuy nhiên phươngthức sản xuất TBCN là bóc lột giá trị thặng
dư do quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở chiếmhữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất (tức làgiai cấp tư sản nắm giữ tư liệu sản xuất chủyếu) Do giai cấp tư sản chiếm giữ tư liệu sảnxuất nên giai cấp tư sản nắm quyền lực
Trang 5chính trị Vì thế trong chế độ TBCN quyền lực
chính trị không thuộc về nhân dân lao động
Đặc biệt để duy trì bản chất bóc lột, CNTB sử
dụng quyền lực chính trị bảo vệ giai cấp tư
sản là thiểu số và trấn áp đa số nhân dân lao
động Vậy trong chủ nghĩa TB quyền lực
chính trị thuộc vê một số ít người (giai cấp tư
sản) chứ không thuộc về đa số nhân dân lao
động Quan niệm quyền lực chính trị ”thuộc
về nhân dân lao động “ đã xuất hiện từ thời
cổ đại và được tuyên bố, ghi nhận một cách
phổ biến trong hiến pháp của các nước cộng
hoà dân chủ tư sản nhưng trên thực tế cũng
chỉ là hình thức rất hạn chế
Xét chung cho các chế độ XH có giai
cấp đối kháng thì giai cấp bóc lột không
ngừng củng cố và xây dựng quyền lực nhà
nước để quyền lực nhà nước có đầy đủ sức
mạnh trấn áp các giai cấp khác Do vậy, trong
các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng,
quyền lực chính trị cơ bản thuộc về giai cấp
bóc lột, còn nhân dân lao động về cơ bản
không nắm được quyền lực chính trị
Khác với các chế độ XH nói trên,
trong CHXH xét về mặt lợi ích thì quyền lực
chính trị cơ bản thuộc về giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức (hay nói
khái quát là thuộc về nhân dân lao động) vì
nó xuất phát từ 2 cơ sở : Một là xuất phát từ
bản thân của chế độ XHCN mà nét đặc trưng
nhất là chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất,nhân dân lao động là người nắm giữ
TLSX chủ yếu nên nắm quyền lực kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội từ đó nắm được
quyền lực nhà nước làm công cụ xây dựng
xã hội mới; Hai là xuất phát từ lợi ích của giai
cấp cầm quyền Giai cấp công nhân là giai
cấp cầm quyền; lợi ích của giai cấp công
nhân trong chế độ XHCN là cơ bản thống
nhất với lợi ích của nhân dân lao động
Tóm lại, quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân lao động, chỉ thực sự có được
khi xuất hiện cơ sở khách quan cho sự thống
nhất giữa tính giai cấp và tính nhân dân Nhà
nước trong các chế độ bóc lột dựa trên sự
thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, giai cấp
cầm quyền bao giờ cũng là giai cấp bóc lột,
một giai cấp có lợi ích căn bản đối lập với lợi
ích của nhân dân lao động Hơn nữa trong xã
hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân không có
sự bình đẳng về kinh tế do đó không thể có
sự bình đẳng về chính trị-xã hội Đặc biệttrong xã hội TBCN ngày nay, giai cấp tư sảnnắm toàn bộ tư liệu sản xuất hình nên nhữngcông ty độc quyền, đa quốc gia, xuyên quốcgia chi phối nền kinh tế thế giới thì càngchứng minh rõ ràng quyền lực chính trị thuộc
về giai cấp tư sản chứ không phải thuộc vềnhân dân lao động
5 Quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta:
- Ở nước ta, quyền lực chính trị của nhândân mang tính đặc trưng được bắt nguồn từtính lịch sử Nhân dân là tập hợp động đảonhững bộ phận người thuộc các giai cấp,tầng lớp XH khác nhau, chủ yếu là nhữngngười lao động Những biểu hiện cụ thể vềnội dung thực hiện quyền lực chính trị củanhân dân lao động ở nước ta hiện nay có 4biểu hiện sau đây:
+ Mọi công dân đều bình đẳngtrước pháp luật
+ Mọi công dân có quyền tự doứng củ, bầu cử vào cơ quan lãnh đạo nhànước các cấp (đối với Đảng viên phải chấphành theo điều lệ Đảng)
+ Mọi công dân có quyền tự dongôn luận, tự do báo chí nhưng phải trongkhuôn khổ của của pháp luật hiện hành
+ Mọi công dân có nghĩa vụ vàquyền lợi trong việc xây dựng và bảo vệ tổquốc
- Nhân dân thực hiện quyền lực chính trịcủa mình cũng như quyền làm chủ khôngphải với tư cách riêng lẻ, từng nhóm rời rạc
mà là trong các tổ chức chính trị, cao nhất làĐảng Cộng sản, nhà nước CHXHCN VN, Mặttrận tổ quốc VN và các tổ chức chính trị xãhội Hệ thống chính trị xã hội ở nước tamang bản chất của giai cấp công nhân, màtoàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, chuyênchính với bất lỳ ai xâm phạm đến quyền lựccủa nhân dân lợi ích quốc gia, dân tộc vàchế độ XHCN mà nhân dân ta đang xâydựng, có sứ mệnh lãnh đạo, tổ chức và độngviên nhân dân nổ lực xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc theo định hướng XHCN, làcông cụ thực hiện quyền lực chính trị, lợi íchcủa nhân dân Trong hệ thống đó, Đảng cộngsản VN là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống
và XH, nhà nước pháp quyền XHCN VN “củadân, do dân, vì dân” – là trung tâm của toàn
bộ hệ thống – cơ quan quyền lực của nhândân, các tổ chức chính trị - xã hội của quầnchúng là cơ sở chính trị xã hội của Đảng, củanhà nước mà mỗi tổ chức là một tổ chức trựctiếp thể hiện và thực hiện quyền lực và quyền
tự do dân chủ của nhân dân
- Đảng lãnh đạo là nhằm xây dựng mộtnhà nước “của dân, do dân, vì dân” Đảngkhông thể trao quyền lực nhà nước cho bất
cứ lực lượng nào khác đã không cùng nhândân đấu tranh để giành chính quyền và xâydựng CNXH Sự lãnh đạo của Đảng – theoBác – có nghĩa là làm đầy tớ cho nhân dân
- Nói quyền lực chính trị của nhân dântrước hết là nói quyền lực của Nhà nướcthuộc về toàn dân mà nòng cốt là bộ phậnnhân dân trung tâm Việc xây dựng bộ máyđến cơ chế hoạt động, việc ban hành hiếnpháp, pháp luật đến các kế hoạch phát triểnKT-XH, văn hóa, giáo dục, các chủ trương,chính sách đều phải nhằm đem lại lợi ích chonhân dân Nói về vấn đề quyền lực trong chế
độ mới, Bác đã nhiều lần khẳng định : “Tất
cả quyền lực trong nhà nước Việt Nam dânchủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân.” “Nhànước là nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất làdân, vì dân là chủ” Hiến pháp năm 1946 đãghi rõ nhà nước ta “Nhà nước là nhà nướcdân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, baonhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền
từ xã đến chính phủ, trung ương đều do dânbầu ra” Trung thành với tư tưởng đó, Đảng
ta luôn coi Nhà nước ta là của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân Hiến pháp 1992xác định : Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về nhân dân Cơ quan nhà nước, các cấp chỉ
là người chấp hành mệnh lệnh của quốc dân,chấp hành ý chí của nhân dân Bộ máy chínhquyền nhà nước là do nhân dân bầu ra, vìvậy phải do nhân dân kiểm soát Cũng nhưLênin, Chủ tịch HCM khẳng định “Nhà nướcphải được tổ chức theo nguyên tắc tập trungdân chủ thì nhân dân mới làm chủ đượcquyền lực của mình” Bên cạnh bản chất vừanêu trên ta còn thấy rằng nhà nướcCHXHCNVN không chỉ đơn thuần là công cụchuyên chính đối với kẻ thù của CNXH màcòn vừa là phương tiện để nhằm tổ chức vàxây dựng các mục tiêu xã hội Điều này cònchứng minh thêm nhà nước ta là nhà nướccủa chế độ nhân dân lao động làm chủ xã
hội, làm chủ quyền lực chính trị nhà nướcthông qua nhà nước của mình Trong chế độ
ta, quyền lực nhà nước do khối đại đoàn kếttoàn dân quyết định mà nòng cốt là khối liênminh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnhđạo của Đảng
- Mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thểnhân dân là thành tố của thiết chế dân chủ cóvai trò trong xây dựng hệ thống chính trị, pháthuy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dâncủa mỗi hội viên, đoàn viên, bênh vực quyềnlợi của dân, góp phần giữ gìn kỷ cương phépnước, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dânvới Đảng và nhà nước Thông qua mặt trận
và các đoàn thể, nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ của mình Là cơ sở chính trị của nhànước dân chủ, mặt trận và các tổ chức thànhviên là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng củanhân dân, nơi nhân dân phát huy quyền làmchủ, thực hiện vai trò tư vấn và phản biện,góp phần xây dựng chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của nhànước và bầu ra các cơ quan nhà nước Mặttrận và các đoàn thể tham gia xây dựng chỉnhđốn Đảng Thực hiện giám sát xã hội đối với
sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của nhànước, giám sát đối với công tác, đạo đức, lốisống của cán bộ, công chức đại biểu dân cử
và các cơ quan nhà nước, đồng thời giảiquyết những mâu thuẩn trong nội bộ nhândân
Tóm lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa,bằng những cơ sở kinh tế – chính trị - xã hội
và việc bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhânvới những dẫn chứng thực tiễn ở các nước
và cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằngchỉ có chủ nghĩa xã hội thì quyền lực chính trịmới thuộc về nhân dân lao động
* Thực trạng việc thực thi quyền lực chính trị ở nước ta :
Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiệnquyền lực chính trị của nhân dân thông qua
cơ chế và hệ thống chính trị ở nước ta đã đạtđược một số thành tựu như : đã từng bướcxây dựng mối khối đại đoàn kết dân tộc, xóa
bỏ dần những mặc cảm do chiến tranh để lại,giữ vững chính quyền nhân dân trên cơ sởđổi mới, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhấtcủa Đảng, dân chủ hóa một bước trong đờisống xã hội Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ
Trang 6chế quyền lực chính trị cũng còn một số hạn
chế về năng lực và hiệu quả lãnh đạo của
Đảng, hiệu lực quản lỳ và điều hành của Nhà
nước, kết quả hoạt động của các tổ chức
chính trị xã hội chưa ngang tầm với tình hình
nhiệm vụ mới Bộ máy Đảng,Nhà nước và
Hiện nay, để phát huy quyền lực chính trị
thuộc về nhân dân lao động, đảng ta luôn đề
ra đường lối, chủ trương đổi mới nhằm củng
cố bộ máy nhà nước thật sự vững chắc phục
vụ cho lợi ích thiết thực của nhân dân Do đó,
các nghị quyết của Đảng trong suốt thời kỳ
đổi mới đều nhấn mạnh việc thực thi quá
trình cải cách, đổi mới hệ thống chính trị thể
hiện trên các lĩnh vực
- Về Đảng, phải trở thành vị trí của người
lãnh đạo chính trị của toàn xã hội, phải đưa
ra được cương lĩnh, đường lối định hướng
trong các chủ trương công tác lớn Chủ
trương, đường lối của Đảng đưa vào quần
chúng bằng phương pháp đặc thù: nêu
gương tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,
kiểm tra và đào tạo cán bộ Đảng phải được
tổ chức hoạt động trong khuôn khổ của pháp
luật, đồng thời Đảng là người lãnh đạo hiến
pháp, pháp luật, quan hệ giữa Đảng và nhà
nước là quan hệ qua lại trên cơ sở khoa học
- Về Nhà nước, phải quản lý mọi mặt xã
hội bằng pháp luật, đưa pháp luật trở thành
công cụ chủ yếu để điều hành các quan hệ xã
hội, nhà nước phải thể chế hoá quyền công
dân và quyền con người
- Về các tổ chức chính trị - xã hội của công
dân, phải đa dạng hoá hơn nữa các hình thức
tổ chức để làm cho mọi nhân tố xã hội đều có
tổ chức đại diện cho mình Đổi mới nhận
thức, xác định rõ chức năng của các tổ chức
chính trị xã hội của nhân dân Phải xem chức
năng bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành
viên trong tổ chức mình là một trong những
chức năng quan trọng nhất
Đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn
hiện nay là điều kiện để thực hiện quyền lực
chính trị của nhân dân lao động Mặt khác,
quyền lực chính trị của nhân dân lao động
từng bước phát huy là cơ sở đảm bảo vững
chắc cho việc củng cố và đổi mới hệ thốngchính trị, đó cũng là mối quan hệ phổ biếngiữa việc củng cố tăng cường cơ chế thựchiện, nhằm thực thi quyền lực chính trị củagiai cấp cầm quyền trong chế độ XHCN
* Phương hướng đổi mới hoàn thiện các nhân tố trong hệ thống chính trị của Đảng ta bao gồm 3 yếu tố sau:
Một là : Đảng phải đổi mới Đảng theo
những nội dung sau :
- Giữ vững và tăng cường bản chất giaicấp công nhân của Đảng Đây là nhiệm vụ có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với Đảng tatrong giai đoạn hiện nay
- Nâng cao bản chất chính trị, phẩm chấtnăng lực cán bộ đảng viên Mọi các bộ đảngviên trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốtphải có kế hoạch thường xuyên học tập nângcao trình động lý luận chính trị, kiến thức vànăng lực hoạt động thực tiễn
- Củng cố đảng về tổ chức thực hiệnnghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ
- Chăm lo xây dựng đội ngủ cán bộ Đảngphải là nơi đào tạo cán bộ cho cả hệ thốngchính trị, trên tất cả các lĩnh vực
- Nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức
cơ sở Đảng
Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụthường xuyên có ý nghĩa cực kỳ quan trọngđối với sự nghiệp cách mạng của Đảng Đạihội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã khẳngđịnh “trong những năm tới toàn Đảng tiếp tụcthực hiên nghị các quyết về xây dựng Đảng,nhất là nghị quyết TW 6 (lần2) khoá 8” Đảng
ta cần tập trunglàm tốt những công tác quantrọng sau : Giáo dục tư tưởng chính trị, rènluyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa
cá nhân, tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xâydựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng Kiệntoàn tổ chức đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng
Hai là: Về nhà nước phải quán triệt các
quan điểm sau:
- Xây dựng nước XHCN của dân, do dân
và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nha,nông dân, tầng lớp trí thức là nền tảng, doĐảng cộng sản lãnh đạo
- Quyền lực nhà nước thống nhất, có sựphân công và phối hợp giữa các cơ quan nhànước trong việc thực các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủtrong tổ chức và hoạt của nhà nước
- Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựngnhà nước pháp quyền VN Quản lý XH bằngpháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục vànâng cao đạo đức
- Tăng cường vai trò lãng đạo của Đảngđối với nhà nươc
Từ những quan điểm trên đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng đã nêu lên 5 nộidung cải cách chức năng và hoạt động củanhà nước trong tình hình hiện nay là: Xâydựng nhà nước pháp quyền XHCN dưới sựlãng đạo của Đảng; Cải cách thể chế vàphướng thức hoạt động của nhà nước; Pháthuy dân chủ giữ vững kỷ luật kỷ cương tăngcường pháp chế, xây dựng đội ngũ cán bộcông chức có năng lực; Đấu tranh chốngtham nhũng
Ba là : Đổi mới hoàn thiện các tổ chức
chính trị XH, phải thực hiện 2 nội dung cơbản sau:
- Phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ củatừng tổ chức chính trị XH, trong điều kiệnthực hiện kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay Tứ đó đưa ra được phương thức hoạtđộng phù hợp
- Xây dựng các tổ chức chính trị XH phảituân thủ theo nguyên tắc: một mặt, bản thântừng thành viên phải chăm lo xây dựng các tổchức của mình; mặt khác, các tổ chức phảichăm lo lợi ích chính đáng của từng thànhviên
Tóm lại, chúng ta đã và đang sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ của chúng
ta là phát huy quyền lực chính trị của nhân dân lao động, để đảm bảo vững chắc cho việc củng cố và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay Muốn vậy chúng ta cần ra sức quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng và thực hiện có hiệu quả di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Nước ta là nước dân
chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”.
Vấn đề 3 : Vận dụng lý luận về mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế để phân tích bài học : “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị” (trang 71, NQĐH VIII).
BÀI LÀM
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổimới toàn diện (1986-1996) , đất nước ta đã vượtqua một giai đoạn thử thách, gay go, khủnghoảng trầm trọng về kinh tế xã hội Trong nhữnghoàn cảnh hết sức khó khăn phức tạp đó, nhândân ta không những đứng vững, kiên trì tiến lênCNXH mà còn vươn lên đạt thắng lợi nổi bậttrên nhiều mặt Để tổng kết chặng đường đổimới những năm qua, trong văn kiện ĐH Đảnglần VIII đã đánh giá và rút ra một số bài học chủyếu Một trong những bài học đó là: “kết hợpchặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổimới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm,đồng thời từng bước đổi mới chính trị” Để nắmvững mối quan hệ biện chứng giữa chính trị vớikinh tế theo quan điểm CN Mác-Lênin và hiểu rõ
sự vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa chínhtrị với chính trị của Đảng ta trong công cuộc đổimới đất nước hiện nay, góp phần đấu trung thựcphê phán những quan điểm tư tưởng và hànhđộng lệch lạc như : tuyệt đối hoá sức mạnhchính trị, hoặc khuynh hướng tuyệt đối hoá tự
do kinh tế, buông lỏng, xem nhẹ sự lãnh đạocủa đảng và sự quản lý của nhà nước đối vớiquá trình xây dựng và phát triển kinh tế; chúng
ta hãy phân tích làm rõ mối quan hệ giữa chínhtrị với kinh tế
1 Khái niệm chính trị, kinh tế:
Chính trị là những công việc nhà nước hay
xã hội Phạm vi hoạt động gắn với những quan
hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và cácnhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó làvấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà
nước Về thực chất, chính trị là quan hệ về lợi
ích (trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế) giữacác giai cấp, các lực lượng XH, các quốc gia,dân tộc mà việc thực hiện lợi ích đó phải thôngqua quyền lực nhà nước Trong chính trị, vấn đềquyền lực chính trị (mà trọng tâm là quyền lựcnhà nước) luôn là mục tiêu của các giai cấp Khinắm được quyền lực chính trị, quyền lực nhànước tức là nắm được công cụ cơ bản nhất đểgiải quyết các vấn đề lợi ích của các giai cấp
Do vậy, xét từ góc độ quan hệ với kinh tế thì vấn
Trang 7tế, chính sự ra đời và tồn tại của giai cấp, chính
nhu cầu của các giai cấp quyết định nội dung
của các lợi ích chính trị
Kinh tế được hiểu là toàn bộ các lĩnh vực,
các ngành khác nhau của một nền kinh tế quốc
dân, mà cơ sở của nó là các quan hệ cơ bản :
quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ
chức và quản lý lao động XH, quan hệ phân
phối sản phẩm làm ra Phạm vi kinh tế là cơ sở
cần thiết và sâu xa nhất của xã hội loài người,
gần như toàn bộ các mối quan hệ khác trong xã
hội đều được quy định bởi lĩnh vực kinh tế, vì
vậy nó quyết định chế độ chính trị và quyết định
quyền lực nhà nước
2 Mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế :
a Vai trò của kinh tế với chính trị :
Quan hệ chính trị với kinh tế là mối quan hệ
biện chứng luôn có sự tác động qua lại lẫn
nhau Trong quá trình đổi mới đất nước, khi xác
định đường lối phát triển giữa chính trị và kinh
tế, Đảng ta khẳng định “lấy đổi mới kinh tế làm
trọng tâm” Điều này xuất phát từ quan điểm
kinh tế là nền tảng của chính trị, kinh tế bao giờ
cũng quyết định chính trị và điều này được
khẳng định hoàn toàn trong lý luận cũng như
trong thực tiễn
Về mặt lý luận, theo chủ nghĩa Mác - Lênin
thì cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc, tính chất
của kiến trúc thượng tầng và tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội Kinh tế là nhân tố cơ bản
thuộc cơ sở hạ tầng, trong khi chính trị là nhân
tố chủ yếu của kiến trúc thượng tầng, vì vậy các
quan hệ kinh tế là quy định các quan hệ chính
trị Về mặt thực tiễn: ở hình thái kinh tế xã hội
chiếm hữu nô lệ thì với quan hệ sản xuất của
chế độ chiếm hữu nô lệ, thể chế chính trị thuộc
về giai cấp chủ nô, ở hình thái kinh tế xã hội
TBCN thì với quan hệ sản xuất của chế độ tư
bản chủ nghĩa, thể chế chính trị thuộc về giai
cấp tư sản và ở CNXH thì thể chế chính trị thuộc
về giai cấp công nhân
Có thể khẳng định rằng kinh tế luôn quyết
định chính trị mà trước hết, nhân tố kinh tế có
tính quyết định nhất, tác động đến đời sống
chính trị chính là hệ thống các quan hệ sở hữu
Nếu quan hệ sở hữu thay đổi về căn bản và
cùng với nó là sự thay đổi các quan hệ kinh tế
khác mà trước hết nó làm biến đổi bản chất của
hệ thống các quan hệ sản xuất Hệ thống cácquan hệ SX khi đã thay đổi về căn bản sẽ dẫnđến thay đổi căn bản chế độ chính trị, mởđường cho lực lượng sản xuất phát triển Kinh
tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chính trị,thậm chí một vấn đề kinh tế không lớn nhưng cóthể trở thành một vấn đề chính trị phức tạp, cóthể làm đảo lộn đời sống chính trị, xã hội Lựclượng nào, giai cấp nào nắm kinh tế thì lựclượng đó, giai cấp đó nắm quyền lực chính trị,chi phối đời sống xã hội Ngược lại, nếu một giaicấp, lực lượng XH đã làm chủ về quyền lựcchính trị mà không xây dựng và giữ được địa vịchủ đạo về kinh tế thì sớm muộn cũng sẽ khôngthể duy trì được quyền lực chính trị Chính vìvậy, Lênin viết “Chính trị là sự biểu hiện tậptrung của kinh tế” Đằng sau các quan hệ chínhtrị là các quan hệ kinh tế, các quan hệ lợi íchkinh tế
- “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinhtế” xuất phát từ sự hình thành, tồn tại, phát triển
và các hình thức, hoạt động chính trị là kết quảtất yếu của sự vận động của kinh tế và chính trịphải mang trong nó những quy luật kinh tếkhách quan Điều đó có nghĩa là : nó phải phảnánh được lợi ích kinh tế của giai cấp và phảnánh được bản chất của một chế độ kinh tế, nóphản ánh cái cốt lõi (cơ bản), bền vững trongkinh tế Bên cạnh đó chính trị phải phản ánhmột cách khái quát tất cả các khuynh hướngkinh tế nhưng nó phải làm nổi bật khuynhhướng chủ đạo Đồng thời chính trị cũng phảiphản ánh được ý chí sức mạnh, sự đoàn kếtcủa một giai cấp để thực hiện được lợi ích kinh
tế của chính giai cấp mình
- “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinhtế”, điều đó đòi hỏi chính trị và hệ thống chính trịphải mang trong mình nó những quy định kinh tếkhách quan, có nghĩa là chính trị phản ánhnhững yêu cầu, điều kiện của kinh tế kháchquan, sự phản ánh đó thể hiện trong cấu trúc hệthống chính trị, trong phương thức hoạt độngcủa các thành tố hệ thống chính trị, trong cácquyết sách chính trị
Kinh tế là gốc của chính trị, ở góc độ nào đó
nó là sự thể hiện tính ưu việt của chính trị cũngnhư sự phù hợp của chính trị với kinh tế Với ýnghĩa đó, ở mọi thời đại, nếu không giải quyếtthỏa đáng các quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế,không phát triển được kinh tế thì sự vận độngcủa chính trị có thể sẽ gặp trở ngại, thậm chí điđến thất bại Thực tiễn cách mạng thế giới chothấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sựsụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước
XHCN Đông Âu chính là do suy thoái, khủnghoảng kinh tế trầm trọng dẫn đến những biếnđộng lớn về chính trị, làm tan rã chế độ XHCNtại các nước này
b Vai trò của chính trị với kinh tế :
Trong quá trình đổi mới, song song với việclấy “đổi mới kinh tế làm trọng tâm”, Đảng xácđịnh phải từng “đồng thời từng bước đổi mớichính trị” Quan điểm này xuất phát từ chính trịmặc dù bị kinh tế quyết định nhưng chính trị lại
có tính độc lập tương đối và có sự tác động trởlại kinh tế rất mạnh mẽ sự tác động độc lập củachính trị đến kinh tế
Về mặt lý luận : khi nhấn mạnh vai trò của
cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng,quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳngđịnh rằng kiến trúc thượng tầng (chính trị) cótính độc lập tương đối và có sự tác động trở lạirất mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng (kinh tế) Vềmặt thực tiễn: do nhận thức được quy luật kinh
tế khách quan, kiến trúc thượng tầng (chính trị)
có vai trò định hướng cho quy luật kinh tế, manglại phương án tối ưu cho phát triển kinh tế vàphục vụ vì lợi ích của giai cấp Với ý nghĩa đó,chính trị ra đời tồn tại và phát triển trên cơ sở nó
có vai trò to lớn tác động đến kinh tế theo nhữngquy luật kinh tế khách quan
Biểu hiện sự tác động của chính trị đối với
kinh tế : Một là chính trị định hướng cho kinh tế
phát triển dựa trên quy luật khách quan, lựachọn mô hình chiến lược phát triển kinh tế, thamgia vào việc điều tiết, lựa chọn tốc độ phát triển
kinh tế Hai là vai trò tác động của chính trị tác
động đến các chủ thể kinh tế : mỗi chủ thể kinh
tế có vai trò, địa vị, lợi ích riêng, vì vậy, chính trịphải có sự kiểm soát, tạo điều kiện tác động chocác chủ thể kinh tế phát triển và tạo điều kiệncho họ góp phần vào việc thực hiện lợi ích
chung Ba là vai trò của cơ cấu tổ chức và
phương thức tổ chức, quản lý con người-xã hộiđối với kinh tế để phát huy được vai trò củanhân tố con người
Từ những tác động trên của chính trị đếnkinh tế, Lênin cho rằng “Chính trị không thểkhông giữ địa vị ưu tiên so với kinh tế” Luậnđiểm này khẳng định tính ưu tiên cho chính trị sovới kinh tế, tức là kết quả đạt được về phát triểnkinh tế phải tính đến việc bảo vệ củng cố vàphát triển thành quả chính trị đạt được (củng cố
và phát triển hệ thống chính trị) Khi giải quyếtcác vấn đề kinh tế thì phải góp phần duy trì củng
cố quyền lực chính trị Mặt khác, trong kinh tế dùcải tổ hay đổi mới như thế nào cũng phải luôn
giữ vững hệ tư tưởng chính trị vì hệ tư tưởngchính trị quy định phương hướng mục tiêu, bảnchất của chế độ xã hội Trong điều kiện cáchmạng XHCN, sự ưu tiên của chính trị so với kinh
tế là tất yếu để xây dựng CNXH : đó chính làgiành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị và xâydựng nền kinh tê mới Luận điểm này cũng chothấy phải có quan điểm chính trị khi giải quyếtcác vấn đề kinh tế và phải bảo đảm sự lãnh đạocủa Đảng và sự quản lý của nhà nước đối vớiphát triển kinh tế là tất yếu khách quan Chính trịphải được ưu tiên và giữ hàng đầu so với kinh tế
vì chính trị có khả năng can thiệp một cách tựgiác vào quá trình kinh tế khách quan
Sự tác động của chính trị đối với kinh tế cóthể theo hai hướng : một là nếu chính trị tácđộng cùng chiều với sự phát triển kinh tế, khi đóchính trị có vai trò tích cực, thúc đẩy phát triểnlực lượng sản xuất và phân công lao động xãhội theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa.Hai là nếu chính trị tác động ngược chiều với sựphát triển kinh tế, khi đó chính trị là vật cản đốivới sự phát triển kinh tế
Vai trò tác động của chính trị đối với kinh tếkhông chỉ dừng lại ở đó Trong nhiều trườnghợp dù đã có quyết sách chính trị đúng đắn(phản ánh đúng thực trạng và qui luật kháchquan của kinh tế), nhưng trình độ năng lực tổchức chỉ đạo thực tiễn phương thức hoạt độngcủa hệ thống chính trị không vươn tới ngangtầm với nhiệm vụ chính trị đề ra, thì chính trị vẫn
có thể cản trở kinh tế hoặc để cho kinh tế pháttriển chệch hướng, trái với đường lối chính trị đãlựa chọn Vì thế chính trị cũng phải tự đổi mới,phải có cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động,thiết chế vận hành phù hợp với cơ sở kinh tế
3 Vận dụng của Đảng ta :
Nhìn lại quá trình Đảng lãnh đạo đất nước từtrước năm 1986, chúng ta thấy rằng tình hìnhnước ta nói riêng và các nước XHCN nói chung
đã có thời gian khá dài do tuyệt đối hóa vai tròcủa đường lối chính trị, duy trì quá lâu cơ chếtập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến sự kiềmhãm sự phát triển kinh tế và dẫn đến khủnghoảng trầm trọng Chúng ta đã hành động tráiquy luật “kinh tế quyết định chính trị” khi chorằng mâu thuẫn nổi lên ở đầu thời kỳ quá độ làmâu thuẫn giữa chế độ chính trị tiên tiến vớiquan hệ sản xuất lạc hậu, do đó phải đẩy mạnhcải tạo quan hệ sản xuất (mà trong đó chủ yếu
là cải tạo xóa bỏ các thành phần kinh tế phiXHCN) nhằm làm cho quan hệ sản xuất phùhợp với chế độ chính trị tiên tiến Từ đó nảy sinh
Trang 8ra mâu thuẩn chủ yếu giữa quan hệ sản xuất với
lực lượng sản xuất , nhiệm vụ công nghiệp hóa
được đẩy lên một cách duy ý chí trong khi chưa
có đủ các tiền đề cần thiết Từ những sai lầm về
đường lối chỉ đạo này, dẫn đến nền kinh tế
chậm phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng
Rút kinh nghiệm từ những thất bại ấy, bắt
đầu từ Đại hội Đảng lần VI, Đảng ta đã vận dụng
sáng tạo hài hòa giữa 2 khuynh hướng tác động
của chính trị với kinh tế để đề ra công cuộc đổi
mới đất nước toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội Thực hiện đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị, Đảng ta khẳng định phải
“Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế
với đổi mới chính trị” xuất phát từ quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin : giữa kinh tế và chính trị
có mối quan hệ biện chứng, phải giải quyết tốt
mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới
chính trị Đổi mới kinh tế nhằm giải phóng lực
lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng trong xã
hội để tạo ra năng suất cao, hàng hóa nhiều đáp
ứng nhu cầu cần thiết của nhân dân, tạo ra cơ
sở vững chắc để đổi mới chính trị Ngược lại đổi
mới chính trị sẽ củng cố và phát huy những
thành tựu của đổi mới về kinh tế, tuy bước đi
của từng lĩnh vực có khác nhau nhưng trong bất
kỳ trường hợp nào cũng phải đảm bảo sự ổn
định về chính trị, tránh tình trạng hỗn loạn như
đã xảy ra ở một số nước trong thời gian qua
Đổi mới kinh tế và chính trị, đây là hai mặt
cơ bản nhất của xã hội, là sự nghiệp đầy khó
khăn và phức tạp, là quá trình vừa làm, vừa tìm
tòi sáng tạo Do vậy, phải thấy rõ mối quan hệ
giữa hai lĩnh vực đó để có những bước đi thích
hợp, tác động hỗ trợ lẫn nhau.
1 Khi xác định “đối mới kinh tế là trọng
tâm”, trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc
đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định
đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại,
không có sự đổi mới này thì không có mọi sự
đổi mới khác Song Đảng ta đã đúng khi tập
trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng
hoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật
chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị,
xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo
thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống
xã hội Bởi vì do tính chất kinh tế quy định chính
trị nên xây dựng và duy trì quyền lực chính trị
của Đảng, chế độ XHCN trước hết phải xây
dựng từ cơ sở nền tảng của nó, tức là xây dựng
một chế độ kinh tế XHCN vững mạnh
Để chính trị phản ánh tập trung kinh tế,Đảng và nhà nước ta đã xác định phải nhậnthức một cách khoa học thực trạng kinh tế vànhững quy luật kinh tế, lựa chọn hình thức tổchức, chính sách phù hợp bảo đảm phát huy tối
ưu tác dụng của các quy luật kinh tế và đang tậptrung xây dựng tri thức khoa học để giác ngộquần chúng hành động phù hợp quy luật Vớiluận điểm đó, Đảng ta đã xác định lấy đổi mớikinh tế làm trọng tâm và tuỳ theo yêu cầu đổimới kinh tế mà từng bước đổi mới về chính trị
Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt thời kỳ quá độ là một bước đột phá về đổi
mới cơ cấu sở hữu từ một thành phần kinh tế,một chế độ sở hữu sang nhiều thành phần kinh
tế, đa thành phần sở hữu Sự đổi mới này làhợp lý, phù hợp với quy luật khách quan, chophép giải phóng được tối đa mọi năng lực sảnxuất, có được một nền kinh tế phát triển năngđộng, giàu sức sống và hiệu quả cao, mang lạihạnh phúc ấm no cho mọi tầng lớp nhân dân
Thực tế đã chứng minh định hướng về đườnglối kinh tế trên của Đảng là đúng đắn và tạođộng lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế
Do tính quyết định của kinh tế đối với chínhtrị, Đảng đã nhận thức rõ rằng khi nền kinh tếnhiều thành phần tồn tại suốt thời kỳ quá độ,trong đó có cả thành phần kinh tế XHCN lẫnTBCN thì kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể phảigiữa vai trò chủ đạo; nếu như trong nền kinh tếnhiều thành phần đó chúng ta không củng cố,xây dựng thành phần kinh tế XHCN trở thànhmột thành phần kinh tế mạnh, chủ đạo, có khảnăng chi phối các thành phần kinh tế khác thìkhó đảm bảo được định hướng xã hội chủnghĩa Đây cũng là vấn đề nguyên tắc trong sựnghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay cũng nhưtrong suốt thời kỳ quá độ, bởi vì thành phần kinh
tế XHCN đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
sẽ là cơ sở cho tồn tại vững chắc của hệ thốngchính trị XHCN
Mặt khác, để đảm bảo sự phát triển kinh tếđúng định hướng, vai trò lãnh đạo của Đảngphải được giữ vững Đảng ta không chấp nhận
đa nguyên, đa đảng là hoàn toàn phù hợp vớimục tiêu XHCN, vì mục tiêu ấy chỉ có thể thựchiện trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Nước ta hiện nay sự lãnh đạo duy nhất củaĐảng ta là hoàn toàn hợp lý Một Đảng, nhấtnguyên chính trị là điều kiện đảm bảo sự ổn định
chính trị để phát triển kinh tế Song, để lãnh đạotốt kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của đờisống XH, Đảng phải tự đổi mới vươn lên ngangtầm nhiệm vụ NQ TW6 (lần 2) khoá VIII chủtrương tăng cường công tác phê bình, tự phêbình, chỉnh đốn Đảng là nhằm làm trong sạchphẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảngviên để nâng cao năng lực và sức chiến đấu củaĐảng Đây là yêu cầu bắt buộc của Đảng trongtình hình mới hiện nay
Từ chính sách phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần, đã có ý kiến cho rằng : kinh tế nhiềuthành phần có đối lập, đối kháng thì chính trị với
tư cách là sự phản ánh của kinh tế thì chính trịcũng phải đa nguyên, đa đảng Thực tế đây làmột quan điểm không đúng bởi 2 lý do : một lànền kinh tế nhiều thành phần không chỉ có ởnước ta (một nước đang theo chế độ nhấtnguyên) mà nó còn tồn tại phổ biến ở nhiềunước với nhiều chế độ chính trị khác nhau (nhấtnguyên chính trị như Xingapo, Trung quốc, đanguyên chính trị như Mỹ), như vậy việc đanguyên về kinh tế không nhất thiết phải đanguyên về chính trị Hơn nữa, ở một nước có rấtnhiều Đảng phái chính trị như Mỹ thì mặc dùđường lối, chủ trương, tổ chức của các Đảng cókhác nhau nhưng thực chất các đảng này đều
do giai cấp tư sản nắm quyền, vì vậy xét chocùng ở các nước này cũng là nhất nguyên vềchính trị Hai trong kinh tế có đối kháng giữa cácthành phần kinh tế nhưng nếu có một thànhphần kinh tế chủ đạo, đủ mạnh chi phối cácthành phần kinh tế khác thì sự đối kháng đối lập
về kinh tế - xã hội sẽ không trở thành sự đốikháng ở quy mô giai cấp Ở nước ta, mặc dùkinh tế nhiều thành phần nhưng kinh tế nhànước là chủ đạo thì sẽ không dẫn đến đối khánggiai cấp
Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường cònđòi hỏi có sự quản lý của nhà nước Kinh tếhàng hoá nhiều thành phần bao giờ cũng có haimặt: tích cực và tiêu cực Để giữ vững địnhhướng XHCN, phải có nhà nước mạnh mới cóthể làm hạn chế những khuyết tật vốn có củanền kinh tế thị trường Muốn đạt hiệu quả caotrong quá trình tác động phải xuất phát từ thựctrạng kinh tế của đất nước và nhận thức đúng,đầy đủ các quy luật khách quan của kinh tế Nhànước tác động vào kinh tế còn phải thể hiện rõvai trò của mình trong việc tạo môi trường, điềutiết chính sách XH, quản lý, phân phối nguồn tàinguyên quốc gia Đồng thời, các chính sách nhànước đề ra phải hạn chế đến mức tối thiểu sự
phân hóa xã hội, phải rút ngắn khoảng cách thunhập giữa các tầng lớp, trước hết là thu nhậpkinh tế, phải làm cho mọi người hiểu hết nếnkinh tế thị trường
2 Khi xác định chủ trương “từng bước đổi mới về chính trị”, Đảng đã nhận thức rõ :
chính trị có ổn định thì kinh tế mới phát triển, hệthống chính trị phải phù hợp đổi mới kinh tế Mọi chủ trương phát triển kinh tế của đảng vànhà nước ngoài việc thúc đẩy kinh tế xã hội pháttriển còn phải góp phần bảo vệ thành quả cáchmạng đã đạt được như : độc lập, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ và những thành quả đổi mớicủa nước ta Mặt khác sự đổi mới về chính trị làcần thiết bởi vì phải có quan điểm chính trị đúngđắn và phù hợp với thời đại khi xử lý các vấn đềkinh tế như : vấn đề dân tộc và giai cấp, quan hệlàm ăn với nước ngoài phải vì lợi ích của dântộc
Để đảm bảo chính trị là động lực, là mởđường cho kinh tế phát triển, thì hệ thống chínhtrị phải tiến hành đổi mới Không làm được điều
đó hệ thống chính trị sẽ không thể định hướngcho kinh tế và như thế nguy cơ chệch hướngkinh tế hoàn toàn có thể xảy ra Nghị quyết Đạihội VII đã chỉ rõ nguy cơ chệch hướng kinh tế cóthể bắt đều từ chính hình thái chính trị, bắt đầubằng chính những sa sút về đạo đức, yếu kém
về năng lực của cán bộ trong bộ máy chính trị,bằng nạn quan liêu, tham nhũng, trì trệ trong hệthống chính trị Vì vậy, đổi mới nâng cao hiệulực hoạt động của hệ thống chính trị là điều kiệncần thiết và cấp bách, nó chính là yếu tố quyếtđịnh đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ởnước ta Đổi mới hệ thống chính trị bao gồm:
- Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tăng cường
và nâng cao hiệu lực của các tổ chức cơ sởĐảng và Đảng viên; đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng đối với toàn bộ đời sống kinh tế-
xã hội phù hợp với yêu cầu và quy luật kháchquan của nền kinh tế
- Đổi mới bộ máy nhà nước và hướngtới là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN,nghĩa là nhà nước quản lý điều hành xã hộibằng pháp luật, là làm cho bộ máy nhà nướctrong sạch, đủ mạnh để lãnh đạo toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Nhà nước đủ mạnh thì đủ sứcđiều khiển bánh xe kinh tế thị trường theo quỹđạo XHCN và tiến lên CNXH, CNCS mang lạicuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc
- Đổi mới các đoàn thể quần chúngnhân dân là làm cho các tổ chức này với tư cách
là đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động
Trang 9Làm được điều đó có nghĩa là góp phần tạo ra
động lực cho quá trình đổi mới, xây dựng và
hoàn thiện nền dân chủ XHCN
Đổi mới hệ thống chính trị và từng bước xây
dựng, hoàn thiện nền dân chủ XHCN có quan
hệ biện chứng với nhau Thực chất đổi mới và
kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta là xây
dựng nền dân chủ XHCN Dân chủ là quy luật
hình thành, phát triển và tự hoàn thiện hệ thống
chính trị XHCN Làm tốt việc này chính là góp
phần tạo ra động lực tổng hợp cho sự nghiệp
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ ở nước
ta
Tóm lại, nắm vững mối quan hệ biện chứng
giữa chính trị với kinh tế và vận dụng đúng đắn
mối quan hệ đó là một trong những vấn đề có ý
nghĩa quan trọng trong công cuộc đổi mới của
nước ta hiện nay Từ những phân tích trên ta
thấy rằng bài học do Đảng ta nêu “Kết hợp chặt
chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới
chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng
thời từng bước đổi mới chính trị” đó chính là
nắm vững và vận dụng đúng đắn mối quan hệ
biện chứng giữa chính trị với kinh tế theo chủ
nghĩa Mác-Lênin vào trong thực tiễn.Chính từ
sự định hướng đúng đắn ấy cho nên sau hơn 15
năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành
tựu to lớn và giữ vững sự ổn định chính trị, tạo
đà cho kinh tế phát triển nhanh, đúng hơn
Câu 4: Vận dụng quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ chính trị với
kinh tế để phân tích luận điểm sau: “không
trong đời sống xã hội Mối quan hệ của chúng là
mối quan hệ biện chứng và có tác động trực tiếp
đến quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài
người từ khi có sự phân chia giai cấp nói chung
cũng như của từng quốc gia, dân tộc nói riêng
Trong mối quan hệ đó, kinh tế là nhân tố quyết
định toàn bộ lịch sử vận động của đời sống
chính trị nhưng vai trò của chính trị lại có tác
động mạnh mẽ đối với kinh tế và ảnh hưởng
đến sự tồn vong cả chế độ xã hội Nói đến sự
tác động của chính trị đến kinh tế, Lênin cho
rằng : “không có lập trường chính trị đúng đắn
thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ
được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất” Để có quan điểm đúng đắn,
xử lý tốt mối quan hệ giữa chính trị với kinh tếtrong quá trình xây dựng đất nước, giữ vữngđịnh hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh
tế, chúng ta hãy phân tích làm rõ luận điểmtrên
1 Khái niệm chính trị, kinh tế:
Chính trị là những công việc nhà nước hay
xã hội Phạm vi hoạt động gắn với những quan
hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và cácnhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó làvấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà
nước Về thực chất, chính trị là quan hệ về lợi
ích (trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế) giữacác giai cấp, các lực lượng XH, các quốc gia,dân tộc mà việc thực hiện lợi ích đó phải thôngqua quyền lực nhà nước Trong chính trị, vấn đềquyền lực chính trị (mà trọng tâm là quyền lựcnhà nước) luôn là mục tiêu của các giai cấp Khinắm được quyền lực chính trị, quyền lực nhànước tức là nắm được công cụ cơ bản nhất đểgiải quyết các vấn đề lợi ích của các giai cấp
Do vậy, xét từ góc độ quan hệ với kinh tế thì vấn
đề chính trị thực chất cũng chính là vấn đề kinh
tế bởi vì giải quyết vấn đề quyền lực chính trị sẽtrực tiếp tác động đến động lực của sự pháttriển kinh tế Mác Lênin đã rút ra kết luận : quan
hệ chính trị xét về bản chất là do quan hệ kinh
tế, chính sự ra đời và tồn tại của giai cấp, chínhnhu cầu của các giai cấp quyết định nội dungcủa các lợi ích chính trị
Kinh tế được hiểu là toàn bộ các lĩnh vực,
các ngành khác nhau của một nền kinh tế quốcdân, mà cơ sở của nó là các quan hệ cơ bản :quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổchức và quản lý lao động XH, quan hệ phânphối sản phẩm làm ra Phạm vi kinh tế là cơ sởcần thiết và sâu xa nhất của xã hội loài người,gần như toàn bộ các mối quan hệ khác trong xãhội đều được quy định bởi lĩnh vực kinh tế, vìvậy nó quyết định chế độ chính trị và quyết địnhquyền lực nhà nước
2 Mối quan hệ chính trị với kinh tế:
Quan hệ giữa chính trị với kinh tế là mốiquan hệ biện chứng luôn có sự tác động qua lạilẫn nhau
a Vai trò kinh tế đối với chính trị:
Kinh tế là nền tảng của chính trị, kinh tế baogiờ cũng quyết định chính trị và điều này đượckhẳng định hoàn toàn trong lý luận cũng như
trong thực tiễn Về mặt lý luận, theo chủ nghĩa
Mác - Lênin thì cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc,tính chất của kiến trúc thượng tầng và tồn tại xãhội quyết định ý thức xã hội Kinh tế là nhân tố
cơ bản thuộc cơ sở hạ tầng, trong khi chính trị lànhân tố chủ yếu của kiến trúc thượng tầng, vìvậy các quan hệ kinh tế quy định các quan hệchính trị Về mặt thực tiễn: ở hình thái kinh tế xãhội chiếm hữu nô lệ thì với quan hệ sản xuấtcủa chế độ chiếm hữu nô lệ, thể chế chính trịthuộc về giai cấp chủ nô, ở hình thái kinh tế xãhội TBCN thì với quan hệ sản xuất của chế độ
tư bản chủ nghĩa, thể chế chính trị thuộc về giaicấp tư sản và ở CNXH thì thể chế chính trị thuộc
về giai cấp công nhânKinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi củachính trị, thậm chí một vấn đề kinh tế không lớnnhưng có thể trở thành một vấn đề chính trịphức tạp, có thể làm đảo lộn đời sống chính trị,
xã hội Lực lượng nào, giai cấp nào nắm kinh tếthì lực lượng đó, giai cấp đó nắm quyền lựcchính trị, chi phối đời sống xã hội Ngược lại,nếu một giai cấp, lực lượng XH đã làm chủ vềquyền lực chính trị mà không xây dựng và giữđược địa vị chủ đạo về kinh tế thì sớm muộncũng sẽ không thể duy trì được quyền lực chínhtrị Chính vì vậy, Lênin viết “Chính trị là sự biểuhiện tập trung của kinh tế” Luận điểm này chỉ rõnguồn gốc chính trị là từ kinh tế, chính trị chỉhình thành tồn tại và phát triển trên cơ sở đòi hỏikhách quan bởi sự phát triển kinh tế Từ thựctrạng kinh tế, kết cấu giai cấp xã hội, mà hìnhthành nên một chế độ tương ứng Nền chính trịcủa một nước bao giờ cũng là sản phẩm trựctiếp của khuynh hướng kinh tế chủ đạo , quan
hệ sản xuất thống trị Tính quy định của kinh tếđối với chính trị còn thể hiện ở chỗ nền chính trịcủa một nước tuy là phản ánh tổng thể các xuhướng kinh tế nhưng bao giờ cũng là sản phẩmtrực tiếp của xu hướng kinh tế chủ đạo
Khẳng định tính quyết định của kinh tế đốivới chính trị, chúng ta càng nhận thức rõ rằngtrong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay đangtồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần, trong
đó có cả thành phần kinh tế XHCN lẫn TBCN vànền kinh tế này sẽ duy trì suốt thời kỳ quá độ;
nếu như trong nền kinh tế nhiều thành phần đóchúng ta không củng cố, xây dựng thành phầnkinh tế XHCN trở thành một thành phần kinh tếmạnh, chủ đạo, có khả năng chi phối các thànhphần kinh tế khác thì khó đảm bảo được địnhhướng xã hội chủ nghĩa Đây cũng là vấn đềnguyên tắc trong sự nghiệp đổi mới ở nước tahiện nay cũng như trong suốt thời kỳ quá độ, bởi
vì thành phần kinh tế XHCN đóng vai trò chủđạo trong nền kinh tế sẽ là cơ sở cho tồn tạivững chắc của hệ thống chính trị XHCN
b Vai trò chính trị đối với kinh tế:
Kinh tế của vai trò quyết định đến chính trị,tuy nhiên chính trị luôn mang tính độc lập của nó
và có tác động trở lại đến kinh tế một cách toàndiện Chính trị thực hiện khả năng nhận thứccác qui luật kinh tế khách quan, nhận thức đượcthực trạng kinh tế của đất nước và từ đó địnhhướng các qui luật vận động, phát triển nhằmđạt đến mục đích lợi ích giai cấp
Chính trị với kinh tế là một khái niệm chỉ sựtác động của quyền lực chính trị mà trước hết vàtrực tiếp là quyền lực nhà nước đến các quátrình kinh tế xã hội Sự tác động này thực hiệnbằng đường lối kinh tế, thể chế chính trị với kinh
tế, các chủ thể chính trị với kinh tế Nó tác độngđến mục đích phát triển kinh tế, cơ cấu và cơchế kinh tế, hiệu quả kinh tế XH, phương thứcvận hành và phân phối sản phẩm Phạm vi tácđộng trên toàn bộ nền kinh tế, các lĩnh vực kinh
tế cơ bản, các đơn vị kinh tế, các kỹ thuật kinhtế-XH, các chủ thể kinh tế; từ quan hệ của cáclĩnh vực cơ bản chính trị như: đường lối, chínhsách, tổ chức, thiết chế chính trị đến toàn bộnền kinh tế nói chung hoặc tác động đến cáclĩnh vực kinh tế cơ bản của nền kinh tế quốcdân Biểu hiện của sự tác động của chính trị vớikinh tế có thể khái quát một số nội dung sau:
Thứ nhất: Chính trị định hướng cho kinh tế phát triển dựa trên quy luật khách quan, nhận thức được quy luật khách quan Bất cứ một nền
kinh tế nào cũng đều có sự định hướng chính trị,bởi nếu không định hướng thì mục tiêu kinh tế,lợi ích kinh tế của giai cấp sẽ không được thựchiện, cũng như kinh tế sẽ phát triển tự do, vô tổchức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xãhội Do đó, bất cứ chính trị của giai cấp cầmquyền nào cũng phải làm nhiệm vụ định hướngkinh tế.Tuy nhiên, muốn định hướng thì chủ thểchính trị phải có kiến thức, tri thức, trình độ nhấtđịnh để nhận thức đúng quy luật, để định hướngđạt mục tiêu kinh tế phục vụ cho giai cấp
Thứ hai: Chính trị lựa chọn mô hình phát
triển kinh tế Một mô hình kinh tế được xác địnhđúng, phù hợp là điều kiện hết sức quan trọngcho sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế,phù hợp với lợi ích của giai cấp Chính trị có khảnăng nhận thức đầy đủ điều kiện thực trạng kinh
tế, tài nguyên, con người lao động và các điềukiện chính trị, xã hội, lịch sử có khả năng xâydựng một mô hình kinh tế thích hợp
Trang 10Thứ ba: Chính trị điều tiết tốc độ phát triển
kinh tế : Tốc độ phát triển kinh tế phù hợp là
điều hết sức cần thiết cho sự phát triển chung
của một chế độ XH Nếu kinh tế trì trệ, chậm
phát triển, chính trị phải tác động thông qua
đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế hoặc
các biện pháp kích cầu khác để kinh tế có độ
tăng trưởng hợp lý Trong trường hợp kinh tế
tăng trưởng quá nhanh không phù hợp với sự
phát triển XH thì chính trị phải có sự điều tiết ,
sự phát triển không phù hợp giữa kinh tế với XH
thường dẫn đến sự bất ổn về chính trị Vì vậy,
chính trị can thiệp vào kinh tế là tốc độ phát triển
hết sức cần thiết
Thứ tư: Vai trò của chính trị tác động đến
các chủ thể kinh tế: chính trị của giai cấp cầm
quyền không thể không tác động đến chủ thể
kinh tế Bởi sự tác động này sẽ tạo điều kiện
cho các chủ thể kinh tế phát triển và trong đó sẽ
góp phần mang lại lợi ích nhất cho giai cấp cầm
quyền Hiện nay, mỗi thành phần kinh tế được
coi là chủ thể kinh tế Vậy chính trị phải tác động
lên các chủ thể, để đảm bảo tất cả các chủ thể
này đều phát triển tốt, trên cơ sở phát huy mặt
tích cực và hạn chế của từng chủ thể kinh tế
Tạo điều kiện cho chủ thể thực hiện lợi ích
riêng, đồng thời góp phần thực hiện lợi ích
chung của quốc gia, dân tộc trên cơ sở định
hướng chính trị, vì vậy không thể không có sự
tác động của chính trị vào các chủ thể kinh tế
Thứ năm: Vai trò của chính trị trong việc
quản lý chính trị-XH, con người trong các cơ sở
sản xuất: Nói đến vấn đề quản lý sản xuất, quản
lý kinh tế tức là là quản lý con người, quản lý xã
hội, chính trị Quản lý này nhằm đem lại điều
kiện tốt nhất để kinh tế phát triển Đặc biệt, đối
với nền kinh tế nhiều thành phần trong điều kiện
đổi mới ở nước ta hiện nay, mà hệ thống chính
trị của chúng ta không thể không chi phối, kiểm
soát đến tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt
là các thành phần kinh tế tư bản tư nhân Vì
vậy, để quản lý xã hội, quản lý con người của
nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước
hoặc doanh nghiệp tư nhân phải có tổ chức
Đảng, các tổ chức quần chúng trong các doanh
nghiệp để phát huy được vai trò của nhân tố con
người.
Sự tác động của chính trị đối với kinh tế có
thể theo hai hướng : một là nếu chính trị tác
động cùng chiều với sự phát triển kinh tế, khi đó
chính trị có vai trò tích cực, thúc đẩy phát triển
lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa
Hai là nếu chính trị tác động ngược chiều với sự
phát triển kinh tế, khi đó chính trị là vật cản đốivới sự phát triển kinh tế
ưu tiên cho vấn đề cơ bản nhất, quyết định đến
sự phát triển của bản thân kinh tế Theo luậnđiểm này, kết quả đạt được về phát triển kinh tếphải tính đến việc bảo vệ củng cố và phát triểnthành quả chính trị đạt được (củng cố và pháttriển hệ thống chính trị) bởi vì có ổn định chínhtrị thì kinh tế mối phát triển Luận điểm này cũngcho thấy phải có quan điểm chính trị khi giảiquyết các vấn đề kinh tế và phải bảo đảm sựlãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nướcđối với phát triển kinh tế là tất yếu khách quan
Chính trị phải được ưu tiên và giữ hàng đầu sovới kinh tế vì chính trị có khả năng can thiệp mộtcách tự giác vào quá trình kinh tế khách quan
Ưu tiên cho chính trị thì vấn đề đặt ra là khi giảiquyết các vấn đề kinh tế cụ thể phải đứng trênquan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, tức làphải trả lời cho câu hỏi : xuất phát từ lợi ích của
ai ? phải thấy rằng việc giải quyết các vấn đềkinh tế phải góp phần duy trì và củng cố quyềnlực chính trị của chủ thể trong quá trình pháttriển kinh tế Đối với điều kiện nước ta thì việcgiải quyết xử lý các vấn đề kinh tế cụ thể phảixuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân vàđông đảo quần chúng nhân dân lao động Chínhđiều đó đảm bảo tính định hướng chính trị trongquá trình phát triển kinh tế Thiếu quan điểmchính trị trong việc giải quyết các vấn đề kinh tếthì kinh tế có thể vẫn tăng trưởng cao nhưng lúc
đó trung tâm quyền lực chính trị có thể khôngcòn nằm trong tay giai cấp thống trị đương thời
mà sẽ nằm trong tay thành phần kinh tế đangđóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhưvậy, ưu tiên cho chính trị ở đây chính là ưu tiêncho vấn đề quyền lực chính trị của một giai cấp
Lênin viết ““Không có lập trường chính trị đúngđắn thì một giai cấp nhất định nào đó không thểgiữ được sự thống trị của mình và do đó cũngkhông thể hoàn thành được nhiệm vụ của mìnhtrong lĩnh vực sản xuất” Mặt khác, trong kinh tế
dù cải tổ hay đổi mới như thế nào cũng phảiluôn giữ vững hệ tư tưởng chính trị vì hệ tưtưởng chính trị quy định phương hướng mụctiêu, bản chất của chế độ xã hội Trong điều kiệncách mạng XHCN, sự ưu tiên của chính trị sovới kinh tế là tất yếu để xây dựng CNXH : đó
chính là giành, giữ và sử dụng quyền lực chínhtrị và xây dựng nền kinh tê mới
Cần lưu ý rằng trong mối quan hệ chính trịvới kinh tế, nhiều trường hợp đã có chính sáchchính trị đúng đắn nhưng trình độ năng lực, tổchức, chỉ đạo thực tiễn, phương thức hoạt động
hệ thống chính trị không vươn tới ngang tầmnhiệm vụ chính trị đề ra, thì chính trị vẫn có thểcản trở kinh tế hoặc để kinh tế phát triển chệchhướng, trái với đường lối chính trị đã lựa chọn
Vì thế chính trị phải tự đổi mới, phải có cơ cấu
tổ chức, phương thức hoạt động, thiết chế vậnhành phù hợp với cơ sở kinh tế Từ những phântích trên cho thấy rằng các Đảng chính trị khôngthể sai lầm về đường lối chính trị Trong nhữngđiều kiện nhất định, có thể hy sinh kinh tế cục bộ
để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững lâudài theo sự định hướng của chính trị
3 Chính trị với kinh tế trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay:
Thực tế ở nước ta đã khẳng định rằngnhững thay đổi lớn kinh tế, thường bắt đầu từnhững quyết sách chính trị mang tính bướcngoặc
Nhìn lại quá trình Đảng lãnh đạo đất nước
từ trước năm 1986, chúng ta thấy rằng tình hìnhnước ta nói riêng và các nước XHCN nói chung
đã có thời gian khá dài do tuyệt đối hóa vai tròcủa đường lối chính trị, duy trì quá lâu cơ chếtập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến sự kiềmhãm sự phát triển kinh tế và dẫn đến khủnghoảng trầm trọng Chúng ta đã hành động tráiquy luật “kinh tế quyết định chính trị” khi chorằng mâu thuẫn nổi lên ở đầu thời kỳ quá độ làmâu thuẫn giữa chế độ chính trị tiên tiến vớiquan hệ sản xuất lạc hậu, do đó phải đẩy mạnhcải tạo quan hệ sản xuất (mà trong đó chủ yếu
là cải tạo xóa bỏ các thành phần kinh tế phiXHCN) nhằm làm cho quan hệ sản xuất phùhợp với chế độ chính trị tiên tiến Từ đó nảy sinh
ra mâu thuẩn chủ yếu giữa quan hệ sản xuất vớilực lượng sản xuất , nhiệm vụ công nghiệp hóađược đẩy lên một cách duy ý chí trong khi chưa
có đủ các tiền đề cần thiết Từ những sai lầm vềđường lối chỉ đạo này, dẫn đến nền kinh tếchậm phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng Trên cơ sở đánh giá đúng những nguyênnhân sai lầm trên, Đảng và Nhà nước ta đã cónhững quyết sách quan trọng để cải cách đổimới toàn diện tất cả các lãnh vực của đời sốngKT-XH, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng vàphát triển ngày càng vững chắc Để tiếp tục đưacông cuộc đổi mới tiến lên, làm cho đất nước taphát triển nhanh, vững bền theo định hướng
XHCN trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải nângcao hơn nữa tính tự giác trong sự lãng đạochính trị đối với kinh tế Xử lý mối quan hệ chínhtrị với kinh tế trong công cuộc đổi mới ở nước tahiện nay, cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất : Xác định mối quan tương
quan giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị Chủ trương của Đảng là lấy đổi mới kinh tế
làm trọng tâm Thực hiện quan điểm đó, chúng
ta chuyển từng bước nền kinh tế tự nhiên sangnền kinh tế tự cấp, tự túc, ưu tiên công ngiệpnặng sang nền kinh tế hàng hoá và hình thànhmột hệ thống kinh tế mở Trên cơ sở của nhữngthành tựu mà Đảng ta thực hiện từng bước đổimới về chính trị, để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo;Nhà nước đổi mới để đảm bảo vai trò quản lýnền kinh tế có hiệu quả nhất Các tổ chức chínhtrị-xã hội của quần chúng nhân dân từng bướchoàn thiện để góp phần tích cực vào công việcquản lý Nhà nước, quản lý XH,
Thứ hai : Định hướng XHCN với nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Đảng và Nhànước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâudài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướngXHCN, đó là nền kinh tế thị trường XHCN Đó là
mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời
kỳ quá độ lên CNXH” Phát triển kinh tế hànghoá nhiều thành phần như Đảng ta khẳng định
là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận độngkhách quan của lịch sử, phù hợp với thực trạng
và trình độ của nền kinh tế ở nước ta hiện nay
Thứ ba : Kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng CSVN Đảng ta không chấp nhận đa nguyên, đa
đảng Cũng đã có ý kiến cho rằng : kinh tế nhiềuthành phần có đối lập, đối kháng thì chính trị với
tư cách là sự phản ánh của kinh tế thì chính trịcũng phải đa nguyên, đa đảng Thực tế đây làmột quan điểm không đúng bởi 2 lý do : một lànền kinh tế nhiều thành phần không chỉ có ởnước ta (một nước đang theo chế độ nhấtnguyên) mà nó còn tồn tại phổ biến ở nhiềunước với nhiều chế độ chính trị khác nhau (nhấtnguyên chính trị như Xingapo, Trung quốc, đanguyên chính trị như Mỹ), như vậy việc đanguyên về kinh tế không nhất thiết phải đanguyên về chính trị Hơn nữa, ở một nước có rấtnhiều Đảng phái chính trị như Mỹ thì mặc dùđường lối, chủ trương, tổ chức của các Đảng cókhác nhau nhưng thực chất các đảng này đều
do giai cấp tư sản nắm quyền, vì vậy xét cho
Trang 11cùng ở các nước này cũng là nhất nguyên về
chính trị Hai trong kinh tế có đối kháng giữa các
thành phần kinh tế nhưng nếu có một thành
phần kinh tế chủ đạo, đủ mạnh chi phối các
thành phần kinh tế khác thì sự đối kháng đối lập
về kinh tế - xã hội sẽ không trở thành sự đối
kháng ở quy mô giai cấp Ở nước ta, mặc dù
kinh tế nhiều thành phần nhưng kinh tế nhà
nước là chủ đạo thì sẽ không dẫn đến đối kháng
giai cấp Như vậy, vịêc duy trì một Đảng, nhất
nguyên chính trị là tất yếu khách quan, là điều
kiện đảm bảo sự ổn định chính trị để phát triển
kinh tế Song, để lãnh đạo tốt kinh tế cũng như
các lĩnh vực khác của đời sống XH, Đảng phải
tự đổi mới vươn lên ngang tầm nhiệm vụ NQ
TW6 (lần 2) khoá VIII chủ trương tăng cường
công tác phê bình, tự phê bình, chỉnh đốn Đảng
là nhằm làm trong sạch phẩm chất, đạo đức, lối
sống của cán bộ, Đảng viên để nâng cao năng
lực và sức chiến đấu của Đảng Đây là yêu cầu
bắt buộc của Đảng trong tình hình mới hiện nay
Thứ tư: Kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước Kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần bao giờ cũng có hai mặt: tích cực và
tiêu cực Mặt trái của cơ chế thị trường là
khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ nhân dân
có xu hướng ngày càng lớn, tình trạng thất
nghiệp khá lớn, tính chất bóc lột theo kiểu TBCN
đang có xu hướng trở thành phổ biến trong các
đơn vị kinh tế tư nhân, TB nhà nước, TB nước
ngoài, lối sống phi vănhóa đang gia tăng trong
một bộ phận dân cư, thậm chí xâm nhập vào
các cơ quan nhà nước Do đó nguy cơ chệch
hướng XHCN vẫn còn Để đạt được hiệu quả
cao trong quá trình tác động phải xuất phát từ
thực trạng kinh tế của đất nước và nhận thức
đúng, đầy đủ các quy luật khách quan của kinh
tế Nhà nước tác động vào kinh tế còn phải thể
hiện rõ vai trò của mình trong việc tạo môi
trường, điều tiết chính sách XH, quản lý, phân
phối nguồn tài nguyên quốc gia
Hiện nay, sự quản lý nhà nước đối với kinh
tế vẫn còn nhiều hạn chế Đó là sự thiếu đồng
bộ của cơ chế và chính sách kinh tế, mặc dù
chuyển từ kinh tế quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường nhưng vẫn còn 1 số chính
sách quay lại chính sách kinh tế thời bao cấp,
nhiều hoạt động SX-KD chưa có cơ chế thích
hợp, nhiều lĩnh vực kinh tế thiếu khung pháp lý,
việc ban hành các văn bản và hướng dẫn thực
hiện nhiều khi không khớp nhau và chậm Sự
yếu kém của cán bộ trực tiếp quản lý kinh tế,
kém về trình độ năng lực, sa sút về đạo đức,
bản lĩnh yếu trong quan hệ kinh tế đối ngoại,nhiều cán bộ do thiếu bản lĩnh nên bị mắc lừa
Việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng
và pháp luật của nhà nước về kinh tế chưanghiêm, tình trạng tự do, tuỳ tiện, bất chấp phápluật, tự đặt ra quy định mà chỉ có lợi cho việcquản lý , còn không quan tâm đời sống củanhân dân như thế nào Tình trạng trên nói dướikhông nghe, hiện tượng làm láu báo cáo hay,hiện tượng quên lãng nghị quyết, quên lãngpháp luật Việc cải cách hành chính mà nhất làhành chính về kinh tế còn chưa đáp ứng yêucầu phát triển nền kinh tế Vì vậy, tăng cường
sự lãnh đạo chính trị đối với nền kinh tế thịtrường theo định hướng XHCN ngày càng trởnên vấn đề trọng yếu trong sự nghiệp CNH-HĐHđất nước
Thứ năm: Đổi mới hệ thống chính trị cho
phù hợp với đổi mới kinh tế Trong thời kỳ quá
độ tiến lên CNXH ở nước ta hệ thống chính trịXHCN do ĐCS VN lãnh đạo Để đảm bảo chínhtrị là động lực, là mở đường cho kinh tế pháttriển, thì hệ thống chính trị phải tiến hành đổimới, Không làm được điều đó hệ thống chính trị
sẽ không thể định hướng cho kinh tế và như thếnguy cơ chệch hướng kinh tế hoàn toàn có thểxảy ra Nghị quyết Đại hội VII đã chỉ rõ nguy cơchệch hướng kinh tế có thể bắt đều từ chínhhình thái chính trị Đổi mới nâng cao hiệu lựchoạt động của hệ thống chính trị Chính là yếu tốquyết định đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp đổimới ở nước ta Đổi mới hệ thống chính trị vàtừng bước xây dựng, hoàn thiện nền dân chủXHCN có quan hệ biện chứng với nhau Thựcchất đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ởnước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN Dânchủ là quy luật hình thành, phát triển và tự hoànthiện hệ thống chính trị XHCN Làm tốt việc nàychính là góp phần tạo ra động lực tổng hợp cho
sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ ở nước ta
Để nền kinh tế thị trường ở nước ta ngàycàng thật sự là phương thức thực hiện sựnghiệp “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ và văn minh”, sự lãnh đạo củachính trị phải giải quyết tốt những vấn đề sau :
Một là sự lãnh đạo về chính trị phải đảm bảo
lợi ích của giai cấp và dân tộc trong sự pháttriển của kinh tế Chính trị phải tập trung lãnhđạo việc xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, xáclập cho được vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước, kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh
tế quốc dân, phải làm cho hình thức quản lý tậpthể trở thành phổ biến, phải làm cho hình thức
phân phối theo lao động là chính Chính trị phảilãnh đạo giải quyết tốt những mâu thuẩn phổbiến khi phát triển kinh tế thị trường (mâu thuẫngiữa phát triển kinh tế với công ăn việc làm,phân hóa giàu nghèo, giữa sự phát triển kinh tếtrước mắt với sự phát triển kinh tế lâu dài củađất nước, giữa phát triển kinh tế với công bằng
xã hội Chính trị phải giải quyết tốt mối quan hệgiữa hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế: vừa tranh thủ được vốn, kỹ thuật, kinh nghiệmtiên tiến của thế giới, đồng thời chống chủ nghĩathực dân kinh tế của các đế quốc dưới mọi hìnhthức, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
Hai là chính trị phải làm cho kinh tế nâng
cao hiệu quả KTXH : chính trị phải đảm bảo tốtphát triển KT với phát triển XH, phải là cho sựphát triển kinh tế đem lại lợi ích cho mọi người,làm cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng,các miền trong địa phương cả nước Chính trịphải lãnh đạo việc đổi mới quan hệ, phải đảmbảo công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiệnViệt Nam, công nghệ phải đảm bảo khôi phụctính chỉnh thể của môi trường, chỉnh thể củangười lao động Phải lãnh đạo tốt việc phát triểnkinh tế gắn liền với bảo vệ tổ quốc, chiến lượckinh tế gắn liền với chiến lược an ninh quốcphòng và phòng thủ quốc gia
Ba là sự lãnh đạo của chính trị nhằm thúc
đẩy nhanh tiến trình khách quan thúc đẩy sựphát triển của kinh tế Chính trị phải tạo ra môitrường cho các quy luật kinh tế phát huy tácdụng, phải vận dụng những quy luật nhân tốngoài kinh tế tác động vào KT Chính trị phải chủđộng tạo ra sự gần gũi giữa các chủ thể chính trịvới các chủ thể KT, làm cho kinh tế quán triệtngày càng đầy đủ hơn quan niệm, đường lối củaĐảng về kinh tế chính trị Ngược lại các nhàchính trị nắm vững hơn thực trạng xu hướngphát triển của đất nước
Bốn là chính trị phải hạn chế đến mức tối
thiểu mặt trái của kinh tế thị trường : chính trịphải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, phải trongsạch hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độnăng lực, nâng cao bản lĩnh và đạo đức Chínhtrị phải đấu tranh có hiệu quả với hoạt động kinh
tế bất chính, đồng thời trừng trị nghiêm nhữnghoạt động kinh tế phi pháp, phê phán mạnh mẽnhững hoạt động kinh tế bất chính Hạn chế đếnmức tối thiểu sự phân hóa xã hội, phải rút ngắnkhoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp, trướchết là thu nhập kinh tế, phải làm cho mọi ngườihiểu hết nến kinh tế thị trường
Tóm lại: Chính trị với kinh tế là những lĩnh
vực cơ bản trong đời sống XH, vì vậy giải quyếtđúng đắn mối quan hệ chính trị-kinh tế sẽ tạo ranhững động lực lớn quyết định đến quá trìnhphát triển của chế độ XH Đối với nước ta hiệnnay, việc nắm vững mối quan hệ biện chứnggiữa chính trị với kinh tế và vận dụng đúng đắnmối quan hệ giữa chúng trong thực tiễn sẽ làđộng lực quan trọng để thực hiện định hướngXHCN với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, XHcông bằng, dân chủ văn minh” Đồng thời sẽgóp phần trong việc thực hiện chiến lược pháttriển kinh tế-XH mà Đại hội toàn quốc lần thứ IX
đã khẳng định “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thệin đời sống vật chất
và tinh thấn của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh”./.
Vấn đề 5: Phân tích những đặc trưng cơ bản của VH chính trị ở Việt Nam Liên hệ việc nâng cao trình độ VH chính trị cho cán bộ và quần chúng ở địa phương mình.
Bài làm
Trong đời sống chính trị hiện đại, văn hóachính trị là một nhân tố hết sức quan trọng gópphần thúc đẩy hoạt động chính trị của mọi côngdân Sự phát triển của xã hội hiện đại cũng ngàycàng minh chứng văn hóa chính trị là mặt quantrọng của văn hóa nói chung Điều này xuất phát từ
ý nghĩa của vấn đề chính trị Bởi lẽ, chính trị là mốiquan hệ giữa các giai cấp và giữa các cộng đồngquốc gia; là sự tham gia của nhân dân vào cáccông việc của nhà nước và XH; là tổng hợp nhữngphương hướng, những mục tiêu gắn liền với lợi ích
cơ bản của giai cấp, đảng phái, quốc gia, dân tộc;
là hoạt động thực tiễn chính trị để thực hiện mụctiêu, đường lối chính trị của từng cá nhân, tổ chứcchính trị Đất nước ta đang tiến vào thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh thời
cơ và thuận lợi chúng ta cũng đang đứng trướcnhiều nguy cơ thử thách Đặc biệt qua 15 năm đổimới, đất nước đang đi vào chiều sâu của quá trình
Trang 12cải cách chính trị, của dân chủ hoá đời sống chính
trị thì văn hóa chính trị thật sự trở thành một yêu
cầu bức xúc và có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh
hưởng và quyết định đến thắng lợi của cách mạng
Để khẳng định điều này chúng ta hãy cùng nhau
phân tích những đặc trưng cơ bản về văn hóa
chính trị ở Việt Nam trong việc nâng cao trình độ
văn hóa chính trị cho cán bộ và nhân dân trong giai
đoạn hiện nay
1 Khái niệm văn hóa chính trị:
Văn hóa chính trị là một bộ phận, một phương
diện trong XH có giai cấp Văn hóa chính trị là sự
thẩm thấu, xâm nhập vào nhau, chuyển hóa lẫn
nhau giữa văn hóa với chính trị, giữa chính trị với
văn hóa Việc nghiên cứu VH chính trị trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta dựa trên cơ sở kế thừa
những tư tưởng VH chính trị trước đây, các quan
niệm VH chính trị hiện nay trên thế giới và vận
dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh
Tiếp cận từ quan điểm Mácxít cho thấy rằng:
“VH chính trị là chất lượng tổng hợp của tri thức và
kinh nghiệm hoạt động chính trị, là tình cảm và
niềm tin chính trị của mỗi cá nhân tạo thành ý thức
chính trị của mỗi công dân, thúc đẩy họ tới những
hành động tích cực, phù hợp với lý tưởng chính trị
XH”
Nếu xem xét văn hóa chính trị từ góc độ rộng
hơn của KH chính trị thì “Văn hóa chính trị là một
phương diện vănhóa trong xã hội có giai cấp, nói
lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động
chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị
tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ
bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự
phát triển của lịch sử Văn hóa chính trị nói lên
phẩm chất và hình thức hoạt động chính trị của con
thiết chế chính trị và việc nâng cao năng lực chính
trị của XH Việc kế thừa và phát triển những giá trị
vật chất, giá trị tinh thần do hoạt động chính trị
sáng tạo ra của nhân loại, của dân tộc là yêu cầu
tất yếu trong quá trình phát triển VH chính trị ở
nước ta hiện nay
2 Đặc trưng văn hóa chính trị.
- VH chính trị bao giờ cũng mang tính giai
cấp.
Văn hóa chính trị hình thành trong thực tiễn
đấu tranh giai cấp vì vậy nó luôn bị chi phối bởi thế
giới quan, hệ tư tưởng, những quan điểm chính trị
của giai cấp nhất định và phục vụ cho lợi ích của
mỗi giai cấp Tuy rất quan trọng nhưng tính giai cấp
không phải là thuộc tính duy nhất của VH chính trị
Tính dân tộc và tính nhân loại luôn tồn tại trong VHchính trị của từng giai cấp Đặc biệt trong bối cảnhcủa thế giới hiện đại, mối quan hệ giữa tính giaicấp, tính dân tộc và tính nhân loại càng gắn bó chặtchẽ hữu cơ hơn bao giờ hết VH trước hết là vấn
đề tồn tại và phát triển của một cộng đồng ngườinhất định, cộng đồng trở nên bền vững khi nó trởthành dân tộc Tính dân tộc luôn gắn liền tính nhânloạl, tính giai cấp
- VH chính trị phản ánh quan hệ quyền lực chính trị.
Các giá trị của VH chính trị thể hiện mối quan
hệ quyền lực giữa giai cấp và chính Đảng, tổ chức
và thành viên trong nội bộ giai cấp; quan hệ giữacác giai cấp và nhà nước, nhà nước và công dân ;
quan hệ giữa các nhà nước, các quốc gia dân tộc,các tổ chức chính trị quốc tế mà ở đó, tất cả điềuthể hiện quyền lực chính trị của người này đối vớingười khác và ngược lại Các giá trị này gắn liềnvới những chuẩn tắc, cơ chế và thể lệ tổ chức vàhoạt động chính trị, những chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, trách nhiệm cùng với mối quan hệ xácđịnh đã được các cơ quan quyền lực qui định màkhông thể làm khác được Biểu hiện tập trung nhấttính quyền lực của văn hóa chính trị là ở luật phápcủa Nhà nước
- VH chính trị mang tính lịch sử cụ thể.
VH chính trị được qui định bởi những điềukiện khách quan và nhân tố chủ quan Hai nhân tốnày có nội dung, tính chất và phương thức qui địnhkhác nhau trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, điều
đó qui định tính lịch sử của VH chính trị Tính cụthể của VH chính trị dựa trên cơ sở lý tưởng chínhtrị, lập trường và hành vi , cũng như trên cơ sởyếu tố tâm lý XH Tính lịch sử của VH chính trị thểhiện ở trong các điều kiện lịch sử khác nhau Mặtkhác, các giá trị VH chíng trị không phải là cái gìbất biến mà luôn có sự vận động và phát triển
- VH chính trị mang tính kế thừa
Hệ tư tưởng là nhân tố cốt lõi nhất của VHchính trị Nhưng trong mỗi hình thái kinh tế nhấtđịnh, kết cấu giai cấp rất phức tạp và không thuầnnhất Do đó, trong mỗi nền chính trị, VH chính trịkhông thuần nhất VH của các giai cấp có hệ tưtưởng độc lập chi phối VH của giai cấp khác tạonên bức tranh đa dạng của VH chính trị Bên cạnh
VH chính trị của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước,còn có VH chính trị của các giai cấp và các giaitầng khác nhau trong XH
- VH chính trị là sự tổng hòa tất cả các hình thái VH cơ bản của XH.
VH chính trị như là sự thâu thái toàn bộ cáchình thái VH khác vào trong nó và biến những giátrị ấy thành những giá trị mang tính độc đáo riêngcủa mình Giá trị của VH chính trị luôn bao chứatrong mình nó không chỉ là cái chính trị mà còn cả
cái đạo đức, cái khoa học, cái thẩm mỹ Một giá trịvăn hóa khác chưa hẳn mang tính chính trị nhưngbất kỳ một giá trị vănhóa chính trị nào cũng khôngthể không mang giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ và
cả tri thức khoa học ở mức độ cần thiết Chính vìvậy VH chính trị luôn tồn tại và phát triển như làmột chỉnh thể quyền lực chính trị ngày càng tiệmcận sự giải phóng tối cao và phát huy một cách tựnhiên bản chất tốt đep của con người
- VH chính trị rất phức tạp trong việc xác định chân giá trị.
Xuất phát từ khát vọng cho quyền lực và nhucầu về lợi ích khác nhau, giá trị VH của nhiều sựkiện chính trị lớn trong lịch sử của nhân loại, khôngchỉ được những người đương thời nhìn nhận hếtsức trái ngược nhau mà còn cả những người củathời đại sau cũng có sự đánh giá rất khác nhau
Khó có một sự tương thích về quan điểm giữanhững người có lập trường và lý tưởng XH khácnhau đối với khía cạnh vănhóa của các vấn đềchính trị Không những thế mà ý thức hệ giai cấpcòn xâm nhập vào, nhiều khi đến mức chi phốitrong việc xác nhận các giá trị đạo đức, giá trị thẩm
Thứ nhất, nền văn hóa chính trị VN đề cao
tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; chủ nghĩa yêu nước là kết tinh những giá trị tiêu biểu nhất của VH chính trị VN Khắc phục
thiên tai và chống giặc ngoại xâm là hai đặc điểmtruyền thống tạo nên tính cố kết cộng đồng trongđời sống của con người VN Chính trong quá trìnhdựng nước và giữ nước, trí tuệ, nhân cách và sứcmạnh sáng tạo của dân tộc VN được kết tinh Tìnhcảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởnglớn nhất, bao trùm nhất của nhân dân, của dân tộc
VN Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Chủ nghĩa yêunước là sợi chỉ đỏ xuyên qua lịch sử VN biểu lộ rõràng, đầy đủ, tập trung hơn bất cứ chỗ nào khác
Yêu nước thành một triết lý xã hội và nhân sinh củangười VN và, nếu dùng từ “đạo” với nguyên nghĩacủa nó là “đường”, là hướng đi thì chủ nghĩa yêunước đích thực là đạo của VN” Chủ nghĩa yêunước VN thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau:
Yêu quê hương xứ sở làng sớm, gắn bó kết cấucộng đồng có lịch sử và VH chung, Ý thức dân tộc
và tự hào dân tộc; ý thức sâu sắc về độc lập dântộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia,hướng về dân và lấy dân làm gốc
Thứ hai, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
HCM là bộ phận cốt lõi nhất trong VH chính trị VN hiện nay Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng cho mọi hoạtđộng của mình Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởngHCM luôn vì con người và mang những giá trị nhânvăn, luôn hướng mọi hoạt động của con người điđến chân, thịện, mỹ; chính vì thế mà đây là một bộphận cốt lõi nhất trong VH chính trị VN hiện nay Từkhi Đảng ta được thành lập cho đến nay giá trịnhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởngHCM là một trong những mục tiêu mà Đảng ta cầnđạt tới, đó là vì con người, đem lại tự do hạnh phúccho con người
Thứ ba, những chuẩn mực mang giá trị nhân
văn trong hoạt động chính trị thực tiễn của VN Văn
hóa chính trị Việt Nam luôn kế thừa và phát triểnnhững chuẩn mực mang giá trị nhân văn, truyềnthống tốt đẹp trong hoạt động chính trị của nước taqua các thời kỳ từ khi dựng nước đến nay, đó là :
- Lấy nhân nghĩa để cứu nước, cứu dân
- Truyền thống tư tưởng thân dân, khoan dân,yêu dân, dựa vào dân là điều kiện sống còn củanhà nước
- Giàu tình khoan dung, đề cao và tôn trọnghiền tài trong việc trị nước
- Độc lập dân tộc, non sông đổi mới trong mộtthế giới hoà bình
Những giá trị này hiện nay vẫn còn phù hợpvới nhân loại và là một xu thế tất yếu của các dântộc tiến bộ trên thế giới
Hiện nay đất nước ta đã hòa bình thốngnhất, tiến hành hiện đại hoá đất nước, mọi đượnglối, chủ trương của Đảng điều do dân và vì dân,phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng
XH, khuyến khích nhân dân làm giàu, bên cạnh đó
có những chính sách cụ thể nhằm giúp hộ nghèovươn lên thoát nghèo Đó là những giá trị nhân văn
mà Đảng ta đã kế thừa và phát huy trong giai đoạnhiện nay
Thứ tư, tiếp thu phê phán, chọn lọc những giá
trị VH chính trị của nhân loại để bảo tồn và phát triển văn hóa chính trị VN
Tóm lại, ngày nay trong sự nghiệp đổi mớinhằm đưa đất nước đi lên theo hướng CNH-HĐHđất nước, nhiệm vụ của các chủ thể chính trị hiệnđại, mà trên hết là các chủ thể lãnh đạo vừa phảibiết kế thừa các giá trị tốt đẹp của dân tộc và nhânloại, mặt khác phải tìm cách hạn chế và khắc phụcnhững ảnh hưởng tiêu cực để góp phần tạo nênmột môi trường văn hóa chính trị VN tiên tiến, hiệnđại, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước trên conđường CNH, HĐH Cụ thể, nhiệm vụ của văn hóachính trị hiện đại ở VN là văn hóa chính trị đượcxây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó Đảngcộng sản VN là hạt nhân lãnh đạo toàn diện và
Trang 13tuyệt đối các lĩnh vực đời sống xã hội, biết kế thừa
và phát huy một cách hợp lý những cái hay cái đẹp
trong truyền thống, đồng thời tiếp thu những cái
hay cái đẹp của văn hóa chính trị hiện đại (kể cả
của nước ngoài)
4 Thực trạng phát huy văn hóa chính trị ở nước
ta :
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi
xướng với mục tiêu định hướng XHCN: Xây dựng
nhà nước VN dân giàu nước mạnh, XH công bằng,
dân chủ văn minh dựa trên sức mạnh của VH
truyền thống, của văn minh nhân loại mà đỉnh cao
là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM đã kết
tinh được một cách nhuần nhuyễn tinh hoa VH thế
giới, lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin với nền VH truyền thống của dân tộc và
sự nghiệp cách mạng của nước ta từ những năm
30 đến nay và sau này - đó là sức mạnh VH chính
trị VN
Trong nhiều năm qua, văn hóa chính trị ở
nước ta đã xác lập được những giá trị căn bản làm
nền tảng, là tiền đề văn hóa và là động lực mạnh
mẽ của công cuộc đổi mới Dân tộc Việt Nam
không sùng tính, rất nhạy cảm về chính trị và nhiệt
tình tham gia vào công việc nhà nước Trong thực
tiễn những ưu điểm trong việc hình thành giáo dục
nâng cao văn hoá - chính trị cho nhân dân được
thể hiện qua một số kết quả cụ thể trong phạm vi
cả nước, cũng như từng địa phương, như bản
chất của Ban chấp hành trung ương Đảng đã đánh
giá là dân chủ được phát huy, lòng tin của nhân
dân đối với chế độ và tiền đề của đất nước, với
Đảng và với nhà nước được khẳng định, trình độ
dân trí và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân
khá hơn trước Những thành tựu văn hóa chính trị
có thể kể như : đã có bước tiến quan trọng trong
phát triển tư duy lý luận, có bước tiến quan trọng
trên con đường hiện thực hóa quyền lực chính trị
của nhân dân, đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ
văn hóa chính trị ngày một cao
Mặc dù vậy, văn hóa chính trị nước ta
đang đứng trước những vấn đề bức xúc phải giải
quyết, những khó khăn trong công tác giáo dục
đào tạo, việc nâng cao mặt băng dân trí, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, miền núicòn nhiều chênh lệch
vứi đô thị, những hoạt động văn hoá không lành
mạnh và các tệ nạn xã hội vẫn phát triển… kỷ
cương kỷ luật, trật tự xã hội còn nhiều chỗ chưa
tốt Một số hạn chế bao gồm :
Một là, sự bất cập về tri thức chính trị :
nhiều vấn đề thực tiễn bức xúc chưa được lý giải
về lý luận và chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm Hệ
thống chính sách pháp luật còn chồng chéo, chưa
hoàn chỉnh, hoạt động pháp chế còn nhiều hạn chế
(tùy tiện trong hành pháp, sai sót trong tư pháp ),
thể chế chính trị chưa hoàn thiện, định chế của hệ
thống chính trị chưa cụ thể, thiết chế tổ chức còn
cồng kềnh, kém hiệu lực Một bộ phận cán bộnhân dân còn hạn chế trong tranh luận chính trị,những sinh hoạt chính trị đóng góp xây dựng đảng,xây dựng chủ trương đường lối của Đảng, của nhànước với khẩu hiệu: “ Dân biết, dân bàn, dân làm,dân kiểm tra” Môt bộ phận cán bộ, nhân dân cònxem nhẹ định hướng chính trị trong các hoạt độngkinh tế, bên cạnh đó là vấn đề đẳng cấp văn hoá-chính trị vẫn còn chưa có sự bình đẳng trong chínhtrị
Hai là, nguy cơ xói mòn các giá trị truyền
thống : một số giá trị có nguy cơ mai một dần, cácgiá trị mới được xác lập chưa thật sự vững chắc,chưa mang tín h xã hội phổ biến Mặt trái của tính
tự trị và tính cộng đồng làng xã dẫn đến hàng loạtcác căn bệnh tâm lý - xã hội vẫn còn tồn tại và ảnhhưởng đến quá trình phát triển đất nước hiện naynhư : bệnh làm ăn theo kiểu SX nhỏ, bệnh gia đìnhchủ nghĩa, bệnh xuề xòa đại khái, bệnh “phép vuathua lệ làng”, tác phong làm việc chậm chạp Một
số cán bộ có phong thái làm việc theo kiểu “quancách mạng”, không ít tệ nạn và hành vi phản vănhóa nảy sinh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấpcao và lan ra trong XH
5 Một số phương hướng cơ bản để nâng cao trình độ VH chính trị của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ việc phân tích về thực trạng tình hình VHchính trị cho thấy việc hình thành và giáo dục VHchính trị ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thựctiễn cấp bách Nó tập trung vào một số nhiệm vụ cơbản như: trao dồi thế giới quan khoa học và lậptrường chính trị, giữ vững nguyên tắc tập trung dânchủ trong sinh hoạt chính trị, trong đời sống tinhthần, trong Đảng và XH, phát huy vai trò gươngmẫu và phẩm chất đạo đức của cán bộ đảng viêncũng như tính tiên phong trong hành động để nêugương thiết phục quần chúng, tăng cường giáo dụctuyên truyền về lịch sử dân tộc, VH dân tộc vàtruyền thống cách mạng của Đảng
Từ những mục tiêu trên, để nâng cao trình độvăn hóa chính trị của nhân dân, mỗi địa phương tùytheo đặc điểm và tình hình dân trí, đời sống chínhtrị của địa phương mình mà đề ra những giải pháp
cụ thể để nâng cao trình độ văn hóa chính trị chocán bộ và quần chúng ở cơ quan, đơn vị dựa trênmột số phương hướng cơ bản như sau :
- Một là : phải nâng cao trình độ học vấn,
trình độ VH nói chung cho nhân dân bởi lẽ trình độhọc vấn, trình độ VH chính là cơ sở của VH chínhtrị
+ Việc nâng cao trình độ VH chính trị chocán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tại cácđịa phương, đơn vị trước nhất phải được xem lànhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảngtrên 3 mặt : chính trị, tư tưởng và tổ chức, mà cụthể là tiếp thu quán triệt và tổ chức thực hiện tốt
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII về một
số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảnghiện nay, đặc biệt là về chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống của cán bộ, đảng viên; và thực hiệntốt Nghị quyết TW 5, khóa VIII về xây dựng và pháttriển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc
+ Xây dựng gia đình văn hóa trong thời
- Hai là phải đổi mới và nâng cao chất
lượng giáo dục lý luận chính trị để góp phần hìnhthành thế giới quan khoa học và niềm tin trongnhân dân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, tríthức, văn nghệ sỹ, thanh niên, sinh viên ở các
trường đại học và cao đẳng… Yêu cầu trong đổi mới cần chú ý những nội dung sau : Coi trọng giáo dục tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, giáo dục phải phù hợp với từng loại hình cụ thể, giáo dục trên cơ sở sáng tạo, khắc phục giáo điều trong thực tiễn, khuyến khích tìm tòi trên một số định hướng đúng, trong quá trình học tập lý luận chính trị, học tập nghị quyết thì cần phải khuyến khích tìm tòi và dân chủ trong tranh luận, phải đầu tư cho các mặt giáo dục lý luận chính trị : tài liệu, giáo viên, báo cáo viên, tài liệu học tập, giảng dạy, trường lớp…
- Ba là : phải sử dụng tối đa các phương
tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền trong đôngđảo quần chúng nhân dân những nhận thức mới
mẻ về CNXH, những triển vọng và thành tựu trongcông cuộc đổi mới đất nước, những thành tựu về :kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của nhân loại
Đặc biệt chú trọng tổng kết thực tiễn quá trình đổimới, đông thời tạo ra sự thống nhất rộng rãi vềđường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhànước (vì mục đích tuyên truyền và tăng niềm tincho nhân dân )
- Bốn là tăng cường hình thức giao tiếp
văn hóa tinh thần theo yêu cầu dân chủ hóa và mởrộng hoạt động đối ngoại trao đổi kỷ năng vàphương pháp văn hóa tranh luận
- Năm là mở rộng hình thức và phương
pháp tập hợp giáo dục quần chúng theo các đoànthể, các hội, các hiệp hội Sự phát triển sâu rộngcác hội của quần chúng là biểu hiện trính độ pháttriển của VH dân chủ Đây là môi trường rất tốt đểtrao đổi, giáo dục VH cho công dân trong một xãhội đang đổi mới
- Sáu là đặc biệt coi trọng nghiên cứu
khai thác di sản tư tưởng Hô Chí Minh về văn hóachính trị thông qua những bài viết, lời nói, cách ứng
xử của Hồ CHí Minh
Ngoài ra để VH chính trị trở thành phổbiến và thâm nhập rộng rãi vào quần chúng nhândân thì cần sớm tập trung lực lượng chuyên gia đểnghiên cứu và tiễn khai các đề tài về chính trị vàkhoa học chính trị, trong đó có vấn đề về VH chínhtrị
Tóm lại, trên cơ sở đánh giá thực trạng
VH chính trị của nước ta hiện nay, trên cơ sở quanđiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ trươngđường lối đúng đắn của đảng ta đã cho chúng tathấy được vai trò hết sức quan trọng của VH chínhtrị trong yêu cầu đổi mới đó cũng là cơ sở kháchquan, khoa học để chúng ta thống nhất khẳng địnhrằng giáo dục VH chính trị là nhiệm vụ hết sứcquan trọng bức thiết và cấp bách, đồng nó đòi hỏimọi nổ lực phấn đấu thực hiện bằng phươnghướng và biện pháp thích hợp nhằm đạt hiệu quảcao nhất, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chung
là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ văn minh” và vững bước đi lên chủ nghĩa xãhội
Vấn đề 6 : Từ kiến thức về chế độ nhất
nguyên và đa nguyên chính trị, đồng chí hiểu như thế nào về bài học: định hướng đi lên CNXH ở nước ta hiện nay dứt khoát phải thực hiện chế độ một đảng - nhất nguyên chính trị
Bài làm
Muốn đạt được mục tiêu quyền lực chính trịthì thời đại ngày nay cần phải có vai trò của Đảngchính trị - một nhân tố không thể thiếu của hệ thốngchính trị và xã hội công dân nói chung Trước đây,
ở nước ta, việc nghiên cứu đảng chính trị chủ yếu
là nghiên cứu về Đảng cộng sản, mà tập trung lànghiên cứu Đảng cộng sản VN Ngày nay, việc mởrộng phạm vi nghiên cứu về đảng chính trị, giúpchúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm để gópphần vào việc đổi mới Đảng ta, đa dạng hoá cácquan hệ của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị, thựchiện nhà nước pháp quyền – xã hội công dân ngàycàng hoàn thiện hơn
I Khái quát về Đảng chính trị và vai trò, chức năng của Đảng chính trị
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khácnhau về đảng chính trị, trong đó đáng chú ý là hailoại quan niệm cơ bản : một của các học giả tư sản
và một của chủ nghĩa Mác Lênin Các học giả tư
sản cho rằng : Đảng là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện, có chung mục tiêu chính trị, quyền lực nào đó; mục đích ra đời của đảng là giành quyền lực nhà nước và bằng phương pháp bầu cử để Đảng tham gia nắm chính quyền Theo
quan niệm của CN Mác-Lênin : Đảng là một tổchức chính trị của một giai cấp, đại biểu lợi ích chogiai cấp đó Đảng ra đời nhằm mục đích đấu tranhgiành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Đảnglãnh đạo giai cấp đấu tranh giành chính quyền