Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn thi môn triết học căn bản

128 495 1
Tổng hợp câu hỏi và đáp án ôn thi môn triết học căn bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Câu 1. Phân tích sự phát triển của các t tởng triết học trong lịch sử phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn? Sự hình thành, phát triển của các t tởng triết học phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Sự phát triển của t tởng triết học - một hình thái ý thức xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, mà trớc hết là phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất vật chất. Đặc biệt, t tởng triết học là sự phản ánh nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Do vậy, nó trực tiếp phụ thuộc vào thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị, xã hội Một trong những nguyên lý cơ bản cuả triết học mácxít là tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đời sống quyết định ý thức chứ không phải ngợc lại. Do vậy với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, t tởng triết học của mọi thời đại, mọi dân tộc đều bị chi phối bởi tồn tại xã hội, nhất là điều kiện kinh tế xã hội của thời đại ấy, quốc gia dân tộc, ấy. Xã hội cổ đại Hylạp hình thành và phát triển vào thế kỷ VIII trớc công nguyên đến thế kỷ III. Do phát triển của lực lợng sản xuất làm xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, trong xã hội có sự phân cha giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Khoa học thời kỳ này đạt đợc nhiều thành tựu, định luật ácsimét, hình học Ơclít Những tri thức về thế giới và bản chất cuộc sống, về con ngời thay thế cho thần thoại Hylạp trớc đây. Ngời Hylạp cổ đại đã đóng đợc thuyền lớn vợt biển Địa Trung hải Chính những thành tựu phát triển kinh tế xã hội và khoa học đã làm xuất hiện các trờng phái triết học ở Hylạp và Lamã cổ đại hết sức phong phú. Mặt khác, do khoa học tự nhiên cha đủ sức đa ra các bằng chứng khoa học xác thực làm căn cứ cho những nhận định đánh giá, nên các kết luận của khoa học tự nhiên phần lớn mới dừng lại ở mô tả, dự đoán, phỏng đoán. Điều kiện đó đã định tính chất thô sơ mộc mạc biện chứng tự phát và gắn với khoa học tự nhiên của triết học Hylạp và Lamã cổ đại. Sự sụp đổ của đế quốc La Mã đã làm xuất hiện chế độ phong kiến ở ph- ơng Tây. Trong xã hội phong kiến, kinh tế chủ yếu mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc; giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền tổ chức, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội. Đạo Cơ đốc đóng vai trò là hệ tởng của xã hội. Giáo lý đợc coi nh nguyên lý chính trị, kinh thánh đợc xem nh là luật lệ, nhà trờng trong tay thầy tu, văn hoá và khoa học không phát triển. trong những điều kiện nh vậy triết học thời kỳ trung cổ chịu sự chi phối, kìm kẹp của t tởng tôn giáo thần học, chủ nghĩa duy vật không có điều kiện phát triển. Triết học có sự thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm vẫn diễn ra. Đó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh xung quanh việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, quan hệ giữa lý trí và niềm tin tôn giáo. Thời kỳ Phục Hng ở Tây Âu, các nhà t tởng của giai cấp t sản chống lại triết học kinh viện và thần học trung cổ, trong điều kiện sản xuất công trờng thủ công ,cơ khí máy móc rất phát triển.Trong triết học chủ nghĩa duy tâm có xu h- ớng vô thần biểu hiện dới vỏ bọc phiếm thần luận. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thờng đợc biểu hiện dới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo. Trong những điều kiện kinh tế xã hội và khoa học nh vậy, triết học thời kỳ này mang hình thức chủ nghĩa duy vật cơ giới máy móc, ph- ơng pháp siêu hình thống trị trong triết học và các khoa học. Triết học cổ điển Đức hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội nớc Đức hết sức đặc biệt, chế độ quân chủ phong kiến lạc hậu cát cứ thành trên ba trăm tiểu vơng quốc. Giai cấp t sản Đức nhỏ yếu về kinh tế, bạc nhợc về chính trị trong khi các nớc Anh, Pháp, Hà Lan đã phát triển mạnh trên con đờng t bản chủ nghĩa, khoa học kỹ thật ở các nớc Tây Âu đạt đợc nhiều thành tựu mới. Những điều kiện kinh tế xã hội khoa học đó đã quy định tính chất cách mạng và phản động trong triết học cổ điển Đức. Nghiên cứu các quy luật phát triển của lịch sử triết học cho ta phơng pháp luận khoa học trong nghiên cứu lịch sử triết học, từ đó nhận thức đúng những điều kiện mới, yêu cầu mới của thời đại toàn cầu hoá, của sự nghiệp đổi mới đất nớc dới dự lãnh đạo của Đảng, để xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu phát triển triết học mácxít trong tình hình mới ở nớc ta. (Tiến) Câu 5: Phân tích và chứng minh sự hình thành và phát triển của t tởng triết học trong lịch sử phụ thuộc các t tởng chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo nghệ thuật ? Sự phát triển của các t tởng triết học phụ thuộc vào mối quan hệ với các t t- ởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật Đây là một tính quy luật về sự giao lu khác loại, giao lu giữa hình thái ý thức triết học với các hình thái ý thức xã hội khác. Đây cũng là một biểu hiện của tính độc lập tơng đối của ý thức xã hội trong đó các hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ tác động lẫn nhau. 2 Hình thái ý thức nào, tôn giáo hay nghệ thuật, đạo đức hay pháp quyền có ảnh hởng lớn đến nội dung t tởng triết học là tuỳ điều kiện lịch sử cụ thể. Song, trong nhiều trờng hợp, hệ t tởng triết học trở thành cơ sở lí luận của hệ t tởng chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo nghệ thuật. Ngợc lại, các hệ t tởng khác loại này trở thành cái biểu hiện của triết học. Nhờ sự giao lu đồng loại và khác loại mà một dân tộc có thể có trình độ phát triển kinh tế không cao, nhng lại có trình độ phát triển triết học khá cao, vợt xa các dân tộc khác. Đó là một thực tế lịch sử. Đứng vững trên lập trờng duy vật biện chứng về lịch sử, triết học mácxít khẳng định: trong quá trình vận động phát triển các hình thái ý thức xã hội trong đó có triết học, không chỉ bị chi phối có tính quyết định bởi tồn tại xã hội, mà giữa chúng còn có mối liên hệ chặt chẽ ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại, làm tiền đề, điều kiện cho nhau tồn tại phát triển. Sự phát triển của t tởng triết học trong lịch sử có quan hệ biện chứng với t tởng chính trị. Trong quan hệ giữa triết học và hệ t tởng chính trị xã hội, triết học giữa vai trò hạt nhân thế giới quan phơng pháp luận cơ sở hình thành những quan điểm t tởng, chủ chơng chính sách, hiến pháp pháp luật của một thể chế chính trị. Hệ t tởng chính trị, có vai trò chi phối ảnh hởng đối với sự hình thành phát triển của các t tởng triết học các trờng phái triết học. Trờng phái triết học nào có quan điểm phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị sẽ đợc khuyến khích, tạo điều kiện để không ngừng phát triển, ngợc lại trờng phái triết học nào có quan điểm không phù hợp, đối lập với lợi ích giai cấp thống trị sẽ bị khống chế, ngăn cản, thậm chí tiêu diệt. Sự phát triển của t tởng triết học có quan hệ biện chứng với t tởng đạo đức. Trong quan hệ giữa t tởng đạo đức và triết học, triết học đóng vai trò là hạt nhân thế giới quan, phơng pháp luận của sự hình thành các khái niệm phạm trù, các giá trị, chuẩn mực đaọ đức. Trái lại các phạm trù, các giá trị đạo đức, các hành vi, ý thức đạo đức lại góp phần chứng minh củng cố các quan điểm quan niệm thế giới quan phơng pháp luận của triết học. Sự phát triển của t tởng triết học trong lịch sử có quan hệ biện chứng với t tởng pháp quyền. Hiến pháp, pháp luật của nhà nớc là sự phản ánh ý chí nguyện vọng và lợi ích của giai cấp thống trị. Do vậy triết học của giai cấp thống trị là cơ sở thế giới quan phơng pháp luận hình thành, phát triển nội dung hiến pháp, 3 pháp luật. Các điều khoản, các t tởng cơ bản của hiến pháp và pháp luật phải tuân thủ và làm sáng tỏ quan điểm triết học của giai cấp thống trị. Sự phát triển của t tởng triết học trong lịch sử có quan hệ biện chứng với t tởng tôn giáo và nghệ thật. Tôn giáo và nghệ thuật luôn đợc xây dựng trên một hệ thống quan điểm triết học, tuân thủ các quy định của hiến pháp và pháp luật. Mặt khác các t tởng tôn giáo và nghệ thuật cũng góp phần củng cố, làm sáng tỏ, bảo vệ củng cố các quan điểm triết học vốn là cơ sở thế giới quan, phơng pháp luận của nó. Nh vậy, các quan điểm chính trị, hệ t tởng đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật và khoa học bao giờ cũng cung cấp những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của t tởng triết học và đặt ra những vấn đề buộc triết học phải v- ơn tới giải quyết, đồng thời t tởng triết học lại trở thành hạt nhân của thế giới quan phơng pháp luận, định hớng, mở đờng, hoặc kìm hãm sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội đó. Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và các hình thái ý thức xã hội khác cho ta phơng pháp nghiên cứu các t tởng triết học, các hình thái ý thức xã hội khác trong lịch sử một cách khoa học. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ những điều kiện tiền đề và nhiệm vụ của nền triết học nớc ta, nhất là nhiệm vụ cung cấp cơ sở lý luận triết học và làm sáng rõ, bảo vệ đờng lối quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới (Hùng) Câu 6: Phân tích sự hình thành và phát triển của t tởng triết học trong lịch sử phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hớng cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Sự hình thành, phát triển của các t tởng triết học phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hớng cơ bản chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Thực chất đây là cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập cơ bản nhất trong t tởng triết học nhân loại. Đây là một hình thức giao lu đặc biệt giữa các hệ t tởng triết học trong toàn bộ lịch sử của nó. Phát triển của triết học phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: Trong quá trình đấu tranh với các học thuyết đối lập, mỗi học thuyết triết học cũng tự đấu tranh với bản thân mình để vơn lên một trình độ mới. Thông qua quá trình đấu tranh với các học thuyết đối lập những mặt tiến bộ và hạn chế của các học thuyết đều bộc lộ, đây là cơ sở cho nó tự hoàn thiện và phát triển về bản thể luận, nhận thức luận 4 Quá trình đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm cũng đồng thời là một quá trình giao lu, bao gồm sự tiếp thu những mặt tích cực, tiến bộ, hợp lý và sự lọc bỏ những mặt lỗi thời, lạc hậu, tiêu cực, bất hợp lý trong nội dung t tởng của các trờng phái triết học. Thông qua sự đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật tiếp nhận những mặt tiến bộ, hợp lý tinh thần biện chứng của chủ nghĩa duy tâm để không ngừng phát triển, hoàn thiện. Thông qua sự đấu tranh với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm tiếp nhận những mặt tiến bộ, hợp lý của chủ nghĩa duy vật tính khách quan, mối liên hệ với khoa học để không ngừng phát triển, hoàn thiện. Sự đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm làm cho triết học của mỗi thời đại có sự phát triển mang tính độc lập tơng đối so với sự phát triển của điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá và khoa học, làm cho mỗi hệ thống triết học có thể vợt trớc hoặc thụt lùi so với điều kiện vật chất của thời đại đó. Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử t tởng triết học, tạo thành động lực to lớn bên trong của sự phát triển t tởng triết học nhân loại, là bản chất của toàn bộ lịch sử t tởng triết học. (Hùng) Câu 7: Vì sao mối quan hệ vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học ? Có thể nói, bất kỳ trờng phái triết học nào cũng có cái chung là phải đề cập đến và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. ở đâu, lúc nào việc nghiên cứu đợc tiến hành không phải bằng những nét chi tiết, những biểu hiện cụ thể nh các khoa học cụ thể mà đợc thực hiện một cách khái quát trên bình diện vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức thì lúc đó t duy triết học đợc bắt đầu. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và t duy hay giữa tự nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học. Đây là vấn đề cơ sở, nền tảng, xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử, quyết định sự tồn tại của triết học. Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề cơ bản triết học quyết định sự hình thành thế giới quan và phơng pháp luận của các triết gia, xác định bản chất của các trờng phái triết học. 5 Giải quyết vấn đề này là cơ sở, điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học, đồng thời quyết định cách xem xét các vấn đề khác trong đời sống xã hội. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức, giới tự nhiên và tinh thần cái nào có trớc, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: con ngời có khả năng nhận thức đợc thế giới hay không? Tuỳ thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi thứ nhất, các học thuyết triết học khác nhau chia thành hai trào lu cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trớc, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con ngời và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con ngời; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chấtQuan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và t duy là vấn đề cơ bản của triết học với những cơ sở sau đây: Thứ nhất, t tởng về vật chất, ý thức nảy sinh sớm nhất. Từ cổ xa con ngời đã sớm phát hiện ra vấn đề: dờng nh bên cạnh thế giới hiện thực còn có một thế giới t duy, cảm giác, thế giới của các linh hồn sống mãi. Câu hỏi đặt ra trớc mọi học thuyết triết học với tính cách là hình thức nhận thức luận là: thế giới t duy, cảm giác có quan hệ nh thế nào với thế giới hiện thực đang tồn tại. Triết học quan tâm giải quyết vấn đề này, trớc khi đi tìm hiểu về chính thế giới tự nó. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ sở nền tảng, xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử, quy định sự tồn tại, phát triển của triết học. Thứ hai, Dù thừa nhận hay không thừa nhận thì việc nhận thức, giải quyết vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức luôn luôn là điểm xuất phát, cơ sở nền tảng để giải quyết các vấn đề còn lại của tất cả các loại hình triết học trong lịch sử. . Tất cả những hiện tợng mà chúng ta gặp thờng ngày chỉ có thể là hiện t- ợng vật chất, hoặc là hiện tợng tinh thần. ở đâu và lúc nào quan tâm nghiên cứu trên bình diện vật chất - ý thức hay quan hệ vật chất - ý thức thì lúc đó việc nghiên cứu triết học đợc bắt đầu- Không chặt Thứ ba, kết quả và thái độ giải quyết quan hệ vật chất - ý thức cái nào có trớc, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào quy định thế giới quan, phơng pháp luận của các nhà triết học, các trờng phái, hệ thống triết học; tiêu chí cơ bản, 6 chủ yếu nhất phân biệt các trờng phái triết học trong lịch sử. Những nhà triết học nào cho vật chất có trớc, quyết định ý thức đợc gọi là các nhà duy vật; ngợc lại những nhà triết học nào cho rằng ý thức có trớc, quyết định vật chất đợc gọi là các nhà duy tâm. (Hùng) Câu 8: Phân tích sự hình thành và phát triển của t tởng triết học trong lịch sử phụ thuộc cuộc đấu tranh giữa 2 phơng pháp nhận thức, đó là phơng pháp biện chứng và phơng pháp siêu hình, ý nghĩa của nó. Lịch sử có nhiều cách trả lời khác nhau về sự tồn tại của các sự vật, hiện tợng xung quanh ta. Các cánh đó đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình. Cuộc đấu tranh giữa biện chứng và siêu hình là sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, tạo nên động lực bên trong của sự phát triển t tởng triết học nhân loại. Phơng pháp biện chứng và phơng pháp siêu hình là gì ? Phơng pháp biện chứng xem xét sự vật, hiện tợng trong mối liên hệ vận động, phát triển không ngừng. Phơng pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tợng một cách cô lập, phiến diện, không thấy nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. Đấu tranh giữa phơng pháp nhận thức: biện chứng và siêu hình gắn liền với cuộc đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm l k t qu ca phơng pháp nhn thc, xem xét ý thức một cách siêu hình, tuyệt đối hoá ý thức, tách rời ý thức, dừng lại ở ý thức không xem xét trong mối quan hệ với vật chất, với nguồn gốc nội dung của chính nó. Trong quá trình nhận thức nhất là nhận thức lý tính, sự tuyệt đối hoá, phiến diện bất cứ ở khâu nào bớc nào đều dẫn đến vũng bùn đến chủ nghĩa thầy tu. Chính phơng pháp biện chứng duy vật là phơng tiện hiệu qủa nhất để khắc phục mọi hình thức của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, củng cố bảo vệ vững chắc địa vị thống trị của chủ nghĩa duy vật. Đúng nh Ph.ăngghen khẳng định: đứng trớc phép biện chứng thì không có gì là tuyệt đối, thiêng liêng bất khả xâm phạm, tất cả đều trong quá trình, phát sinh phát triển và diệt vong Thông qua sự đấu tranh giữa 2 phơng pháp sẽ làm bộc lộ những hạn chế của phơng pháp siêu hình, qua đó sẽ hớng tới tinh thần biện chứng hóa cho ph- 7 ơng pháp siêu hình là cơ sở cho phơng pháp siêu hình phát triển và sự chuyển hoá giữa siêu hình và biện chứng. Thông qua đấu tranh giữa 2 phơng pháp góp phần cho sự chính xác hoá và cụ thể hoá cho phơng pháp biện chứng, góp phần cho phơng pháp biện chứng phát triển. Tác động biện chứng giữa phơng pháp biện chứng và phơng pháp siêu hình làm cho phơng pháp luận của triết học ngày một hoàn thiện, phát triển đây là cơ sở nền tảng cho t tởng triết học phát triển . ý nghĩa: Cần nhận thức đúng đắn sự hình thành và phát triển của t tởng triết học trong lịch sử phụ thuộc cuộc đấu tranh giữa 2 phơng pháp: biện chứng và siêu hình. Cần thấy rõ vị trí, vai trò của phơng pháp biện chứng và phơng pháp siêu hình trong cuộc đấu tranh đó. Để bảo đảm cho phơng pháp biện chứng phát triển phải thờng xuyên khắc phục mọi biẻu hiện của phơng pháp nhận thức siêu hình. (Điều) Câu 10: Đặc điểm của triết học ấn Độ cổ, trung đại? ( Gọn Lại)T tởng triết học ấn Độ đợc hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II, đầu thiên niên kỷ thứ I (tr.CN). Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ VI (tr.CN). Điều đó do chính điều kiện kinh tế, chính trị-xã hội của xã hội ấn - độ lúc đó quy định. Từ thế kỷ VI (tr.CN) đến thế kỷ I (tr.CN) là thời kỳ xã hội ấn Độ có những biến cố lớn lao cả về kinh tế, chính trị , xã hội và t tởng. Lúc này các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển và thờng gây chiến tranh để thôn tính lẫn nhau, dẫn tới hình thành các quốc gia lớn, các vơng triều thống nhất ở ấn Độ. Thời kỳ này sức sản xuất phát triển rất mạnh do sáng tạo những công cụ sản xuất bằng sắt, mở mang thuỷ lợi, khai khẩn đất đai Nghề thủ công cũng rất phát đạt, nhất là nghề dệt bông, đay, tơ lụa, nghề luyện sắt , nghề làm đồ gỗ, gốm sứ Sự phát triển kinh tế dẫn đến giao lu buôn bán cũng đợc phát triển. Nhiều con đờng thơng mại thuỷ, bộ, nối liền các thành thị với nhau và thông từ ấn Độ qua các n- ớc Trung Hoa, Ai Cập và các nớc Trung á đợc kiến tạo. Nhu cầu phát triển về mọi mặt của xã hội đã tạo ra những động lực mạnh mẽ cho khoa học phát triển. Ngời ấn Độ lúc này đã biết quả đất tròn và quay quanh trục của nó, biết làm lịch chính xác, đã giải thích đợc hiện tợng 8 nhật thực, nguyệt thực. Về toán học, đại số, hình học, lợng giác, y học và hoá học đều phát triển. Nền văn học nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ. Đây là thời kỳ phát triển t duy trừu tợng, thời kỳ hình thành hệ thống các tôn giáo lớn ở ấn Độ. Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị-xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của văn hoá, khoa học của ấn Độ là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong phú làm nảy sinh và phát triển t tởng triết học ấn Độ cổ, trung đại. T tởng triết học ấn Độ cổ, trung đại có những đặc điểm sau: - Triết học ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bớc đầu giải quyết nhiều vấn đề của triết học. Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan , triết học ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát sâu sắc; đã đa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản triết học nhân loại. - Xu hớng khá đậm nét của triết học ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giải quyết những vấn đề thuộc đời sống tâm linh, không mãn nguyện với việc suy luận tri thức mà gắn với đời thực, việc thực. - Triết học ấn Độ cổ, trung đại suốt mấy ngàn năm phát triển không diễn ra cuộc cách mạng t tởng. Nó chỉ phát triển dới hình thức chú thích, diễn giải; chỉ có sự kế thừa, phát triển, không có sự phủ định các học thuyết tiền bối. - Hầu hết các trờng phái triết học ấn Độ cổ, trung đại đều có sự biến đổi theo xu hớng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Điều đó phản ánh sức ỳ của một xã hội dựa trên cơ sở của "Phơng thức sản xuất châu á". ( Điều) Câu 11: Triết học Pháp gia có những nội dung cơ bản gì? Đại biểu cho t tởng Pháp gia là Hàn Phi Tử ( khoảng 280 - 233 tr. CN). Hàn Phi Tử xuất thân trong một gia đình khá giả ở nớc Hàn, cùng thời với Lý T (một nhà chính trị nổi tiếng theo chủ trơng Pháp trị).Ông là nhà t tởng lớn theo xu hớng duy vật thời Chiến Quốc, có nhiều công lao trong việc xây dựng và hoàn thiện học thuyết Pháp gia. T tởng triết học Pháp gia đợc thể hiện trên những nội dung cơ bản sau: Về bản thể luận Pháp gia đã kế thừa và phát triển những yếu tố duy vật về tự nhiên của Đạo gia và Nho gia. Pháp gia thừa nhận đã là quy luật tự nhiên thì phải khách quan, giới tự nhiên tự phát sinh, phát triển, không do ai sáng tạo ra. Giới tự nhiên vận 9 động theo quy luật khách quan, phổ biến, tồn tại vĩnh hằng, bất di bất dịch. Đó là cái "đạo", cái "một". Còn cái "đức" là cái công của "đạo", là cái hiểu đợc. Cái sâu sắc phổ biến đó thực chất là cái "đạo", cái "một" đã phân chia thành sự vật cụ thể có hình dáng và vận động, biến đổi. Về chính trị-xã hội Để cải biến xã hội Pháp gia chủ trơng "pháp trị". Theo Pháp gia: bản chất của con ngời là tự lợi, vì vậy chỉ có trị nớc bằng pháp luật mới giữ đợc sự yên ổn. Cái cốt yếu của pháp luật là phải trình bày rõ ràng, công khai cho trăm họ, ngời nào giữ nghiêm pháp luật thì thởng, ngợc lại sẽ bị trừng phạt; Không có thứ pháp luật nào luôn luôn đúng, do đó Pháp gia chủ trơng thuyết chứng nghiệm. Thông qua chứng nghiệm mà điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với mỗi thời kỳ; Phép trị nớc cần sử dụng tổng hợp ba thủ pháp: "pháp", "thế" và "thuật". Trong đó "pháp" là nội dung của chính sách cai trị, "thế" và "thuật" nh là phơng tiện để thực hiện chính sách đó. Về luân lý đạo đức Pháp gia cho rằng, mọi thứ luân lý đạo đức trong quan hệ giữa ngời với ngời nh Trung, Tín, Hiếu, Nhân đều đợc xây dựng trên cơ sở tính toán lợi hại cá nhân. Đây là quan điểm biểu hiện rõ tính chất duy vật và t tởng biện chứng tự phát về đời sống đạo đức con ngời. Mặc dù cha thấy đợc động lực thực sự của lịch sử, nhng với cố gắng đi tìm nguyên nhân biến đổi của đời sống xã hội từ điều kiện sinh hoạt vật chất, xem lợi ích vật chất nh là cơ sở của các quan hệ xã hội và hành vi của con ngời Pháp gia đã có một bớc tiến dài so với quan điểm duy tâm tôn giáo về lịch sử thời đó. Là một trờng phái triết học lớn của Trung Quốc cổ, trung đại, Học thuyết của Pháp gia mà Hàn Phi Tử là đại biểu chứa đựng nhiều yếu tố duy vật và t tởng biện chứng tự phát. Nó đã trở thành vũ khí tinh thần của các lực lợng tiến bộ đấu tranh chống lại mọi tàn tích lạc hậu của chế độ công xã gia trởng và t tởng bảo thủ, duy tâm tôn giáo đơng thời, thực hiện thống nhất Trung Quốc, thiết lập chế độ phong kiến trung ơng tập quyền. ( Điều): Câu 12: T tởng triết học Phật giáo ở ấn độ cổ đại. ảnh h- ởng của nó đối với con ngời và xã hội Việt Nam? Phật giáo ra đời khoảng giữa thiên niên kỷ I (tr.CN) do Thích Ca Mầu Ni ( Sakyamuni), hay còn gọi là Buddha sáng lập. T tởng triết học Phật giáo thể hiện tập trung ở những phơng diện: bản thể luận; quan điểm về nhân sinh; nhận thức luận và lý luận về đạo đức. 10 [...]... đạo để xây dựng nên học thuyết triết học của mình Trong khi các nhà triết học phơng Tây, thờng là những nhà khoa học tự nhiên, thông qua nghiên cứu toán học, vật lý học, tâm lý học, lô gíc học, thi n văn học mà họ xây dựng học thuyết triết học Có cách tiếp cận phù hợp, thấy rõ những u việt và hạn chế của mỗi vùng triết học để bổ sung, hoàn thi n tri thức triết học Tránh kỳ thị, tuyệt đối hoá, phân... nghiên cứu lịch sử triết học? Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đã quy định nét đặc thù, sự khác nhau căn bản giữa triết học phơng Đông và triết học phơng Tây Về loại hình triết học, triết học phơng Đông là loại hình triết học chính trị xã hội, đạo đức, tôn giáo Ngay từ đầu những nhà triết học phơng Đông đã lấy con ngời và xã hội làm trung tâm và đối tợng nghiên... các giáo lý tôn giáo, nghệ thuật ít có những triết gia và tác phẩm triết học độc lập T duy triết học phơng Tây thờng thi n về lý luận, t biện, tính bút chiến phê phán cao Tri thức triết học đợc hình thành và có tính độc lập tơng đối sớm về sự phân kỳ triết học Trong triết học phơng Đông sự phân kỳ không rõ ràng, ít có bớc phát triển nhảy vọt về chất, có tính vạch thời đại Các nhà triết học sau thờng... biệt đối xử Những đặc điểm của triết học phơng Đông và triết học phơng Tây là cơ sở để xác định những nét đặc thù và sự khác nhau chủ yếu giữa hai vùng triết học này, giúp chúng ta thấy rõ sự ra đời và phát triển của t tởng triết học phơng Đông và triết học phơng Tây phụ thuộc vào điều kiện t nhiên, kinh tế chính trị xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội của khoa học tự nhiên của cuộc đấu tranh... sự phân chia và đối lập giữa các trờng phái triết học: duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và có thần ngay từ thời cổ đại, cho nên cuộc đấu tranh gia các trờng phái triết học diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn ở phơng Đông T duy triết học, ở phơng Đông t duy triết học thờng khái quát, thâm thuý, ít t biện, ít bút chiến, phê phán T tởng triết học thờng đợc trình bày xen kẽ hoặc ẩn dấu... rộng, làm sáng tỏ sâu sắc thêm những t tởng của các trờng phái triết học trớc Trong lịch sử triết học phơng Đông không diễn ra một cuộc cách mạng nào, hầu nh không có các trờng phái triết học mới Trong khi ở phơng Tây sau mỗi cuộc cách mạng xã hội lại xuất hiện những trờng phái, hệ thống triết học mới Về hệ thống thuật ngữ triết học Nếu triết học phơng Tây thờng trực tiếp sử dụng các thuật ngữ triết thì... nhận thức bản chất thế giới của con ngời Hớng mạnh nội dung nghiên cứu vào khái quát về mặt triết học thành quả của khoa học tự nhiên một chủ đề đợc đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm; chủ nghĩa thực chứng đã có công chỉ ra nhu cầu khái quát về mặt triết 29 học bản chất và qui luật phát triển của khoa học; có công đặt ra và giải quyết mối quan hệ giữa phát minh khoa học và chứng minh khoa học, lý... thế, có thể coi: Triết học t sản hiện đại là hệ thống những quan điểm, những học thuyết triết học phản ánh những mặt nhất định của xã hội t bản khi nó bớc vào giai đoạn chủ nghĩa t bản độc quyền Khác với triết học t sản các thời kỳ trớc, triết học t sản hiện đại có những đăc điểm sau Đặc điểm thứ nhất: Thế giới quan bao trùm, thống trị triết học t sản hiện đại là chủ nghĩa duy tâm- tôn giáo, đợc che... đầu thế kỷ XIX triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tởng Pháp - đã chuẩn bị đầy đủ những tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác Trong đó, những hạt nhân hợp lý của triết học duy tâm khách quan của Hêghen và những thành tựu to lớn trong chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc trở thành nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác (Trí tuệ thi n tài tình... nay) Trong phạm vi câu hỏi không trình bày toàn bộ nội dung t tởng triết học Việt nam qua từng thời kỳ, mà chỉ trình bày những vấn đề cơ bản của lịch sử t tởng triết học trớc khi chủ nghĩa Mác-Lênin đợc truyền bá vào Việt nam + Điều kiện lịch sử T tởng triết học Việt Nam đợc hình thành gắn liền với nền văn minh sông Hồng, chủ yếu là trồng lúa nớc, sản xuất tự cấp tự túc, công xã nông thôn tồn tại lâu dài; . căn bản giữa triết học phơng Đông và triết học phơng Tây. Về loại hình triết học, triết học phơng Đông là loại hình triết học chính trị - xã hội, đạo đức, tôn giáo. Ngay từ đầu những nhà triết. khoa học tự nhiên, thông qua nghiên cứu toán học, vật lý học, tâm lý học, lô gíc học, thi n văn học mà họ xây dựng học thuyết triết học. Có cách tiếp cận phù hợp, thấy rõ những u việt và hạn. hạn chế của mỗi vùng triết học để bổ sung, hoàn thi n tri thức triết học. Tránh kỳ thị, tuyệt đối hoá, phân biệt đối xử. Những đặc điểm của triết học phơng Đông và triết học phơng Tây là cơ

Ngày đăng: 13/07/2015, 00:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan