1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

85 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 690 KB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hiện nay giáo dục đại học thế giới đang có những thay đổi cơ bản. Đó là xu thế chuyển từ đại học tinh hoa dành cho số ít sang đại học đại chúng dành cho đông đảo dân chúng xu thế này được coi là xu thế dân chủ hoá trong giáo dục đại học, chuyển giáo dục đại học từ thượng tầng kiến trúc thành hạ tầng cơ sở của xã hội.

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thu

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3

1.1 Dịch vụ và thương mại dịch vụ 3

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 3

1.1.2.Thương mại dịch vụ theo qui định của WTO 7

1.2.Dịch vụ giáo dục đại học và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 11

1.2.1.Dịch vụ giáo dục 11

1.1.2 Dịch vụ giáo dục đại học 12

1.2.3 Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 15

1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 16

Chương 2: XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 18

2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội 18

2.1.1 Quy mô và cơ cấu đào tạo giáo dục đại học của Hà Nội 18

2.1.2.Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục của Hà Nội 22

2.1.3.Tình hình đầu tư vào giáo dục đại học tại Hà Nội 23

2.2 Chính sách đối với xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Hà Nội25 2.3.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 29

2.3.1 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới 29

2.3.2.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ 30

2.3.3 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 3: Hiện diện thương mại 31

2.3.4.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 4: Hiện diện của thể nhân 32

2.4 Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội 34

2.4.1.Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới 34

Trang 3

2.4.2 Nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 2: Tiêu dùng ngoài

3.1 Kinh nghiệm xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của một số nước 48

3.1.1 Kinh nghiệm phát triển xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Mỹ

48

3.2.Định hướng phát triển giáo dục đại học của Việt Nam 53

3.2.1 Định hướng đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam

3.3.1 Các giải pháp chung cho phát triển xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại

3.3.3 Các giải pháp đối với các cơ sở đào tạo tham gia xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 75

KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học

theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ của GATS

Bảng 2.5 Các công cụ của chính sách xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 25

DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 2.1 Tỷ lệ sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường ĐH Việt Nam

theo châu lục

30

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay giáo dục đại học thế giới đang có những thay đổi cơ bản Đó là xuthế chuyển từ đại học tinh hoa dành cho số ít sang đại học đại chúng dành cho đôngđảo dân chúng - xu thế này được coi là xu thế dân chủ hoá trong giáo dục đại học,chuyển giáo dục đại học từ thượng tầng kiến trúc thành hạ tầng cơ sở của xã hội Xuthế thứ hai liên quan đến việc chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh

tế tri thức - đòi hỏi phải đào tạo ra lực lượng lao động chất xám đông đảo với khảnăng tư duy mềm dẻo, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội chưứkhôngphải học một lần, sử dụng kiến thức suốt đời như trước đây Xu thế thứ ba là toàncầu hoá, khi khoảng cách giữa các quốc gia không còn nhiều ý nghĩa, dịch vụ giáodục được xem là một lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng Xu thế cuối cùng là ngàycàng thể hiện rõ tính cạnh tranh trong giáo dục đại học

Những thay đổi này đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, như một xu thế tất yếu

mà không quốcgia nào có thể đứng ngoài cuộc Vấn đề chỉ là sớm hay muộn, vàlàm thế nào để tận dụng được các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực kèmtheo mà thôi

Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ,Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Về thương mại dịch vụ,chúng ta đã cam kết mở cửa thị trường trên cơ sở hiệp định chung về thương mạidịch vụ (GATS) Trong việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụchúng ta không thể không kể đến việc toàn cầu hóa dịch vụ giáo dục đặc biệt là dịch

vụ giáo dục ĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng Vì thế câu hỏi đặt ra

là Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH là gì , chúng có tác động gì vào nền kinh tếnước ta hay không, hay chúng được thực hiện như thế nào, những kết quả mà chúng

ta đạt được trong lĩnh vực đó cụ thể là gì

Xuất phát từ những suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp :

“Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội: Thực trạng và giải

pháp”

Mục đích của đề tài là trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản về xuấtnhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học để phân tích, đánh giá đúng tình hình xuất nhập

Trang 6

khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng và từ đóđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng xuất nhập khẩu dịch

vụ giáo dục ĐH

giáo dục ĐH tại Hà Nội

Khóa luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương phápphân tích định tính và định lượng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tíchkinh tế, phương pháp duy vật biện chứng để xem xét, đánh giá và giúp cho vấn đềnghiên cứu sâu sắc hơn

Kết cấu của khóa luận ngoài Lời nói đầu và Kết luận ra gồm có 3 chương:

Chương 1 Dich vụ và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Chương 2 Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội

Chương 3: Định hướng phát triển giáo dục đại học và giải pháp xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học đến năm 2020

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu

Trang 7

Chương 1 DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Dịch vụ và thương mại dịch vụ

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ

1.1.1.1 Khái niệm của dịch vụ

Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổiđược gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạtđộng và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau Đã có nhiềukhái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung về dịch vụ trong khoá luậnnày, tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản

Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những

nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt,

2004, NXB Đà Nẵng, tr256]

Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự

như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia] Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại lợi nhuận

Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung

ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.

Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độkhác nhau nhưng tựu chung thì:

Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cungcấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu Dịch

vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất

Trong thực tế, sản phẩm chào bán của một doanh nghiệp có thể trải rộng từmột mặt hàng thuần túy cho đến một dịch vụ thuần túy Với mặt hàng cụ thể thuần

Trang 8

túy như xà phòng, kem đánh răng hay muối ăn, thì không cần có dịch vụ đi kèm.Một mặt hàng cụ thể kèm dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ đểtăng khả năng thu hút khách mua, nhất là đối với các sản phẩm hữu hình có côngnghệ chế tạo và sử dụng phức tạp Ví dụ, nhà sản xuất xe hơi bán xe hơi kèm theodịch vụ bảo hành, chỉ dẫn sử dụng và bảo trì, giao hàng theo ý khách mua

Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gianchuyên kinh doanh dịch vụ đó Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theonhững mặt hàng và dịch vụ nhỏ hơn Ví dụ, khách đi máy bay là mua một dịch vụchuyên chở Nhưng chuyến đi còn bao hàm một số món hàng cụ thể, như thức ăn,

đồ uống và một tạp chí của hãng hàng không

Sau cùng một mặt hàng có thể là một dịch vụ thuần túy Ví dụ một cuộc tâm

lý trị liệu hay uốn tóc Nhà tâm lý trị liệu chỉ cung cấp một dịch vụ đơn thuần, vànhững thứ cụ thể duy nhất là phòng mạch hay một cái máy xoa bóp Như vậy sảnphẩm của một doanh nghiệp có thể là mặt hàng cụ thể hay dịch vụ, có thể có cảnhững dịch vụ bổ sung

1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ

Tính vô hình một cách tưong đối của dịch vụ ( Intangibility)Đặc tính này phản ánh một cách thực tế là hiếm khi khách hàng nhậtđược sản phẩm thực từ kết quả của hoạt động dịch vụ Kết quả thường là sựtrải qua hơn là sự sở hữu

Ví dụ: Một chuyến đi nghỉ chọn gói bao gồm các nhân tố vô hình vàhữu hình

Một dịch vụ thuần tuý thường không thể đánh giá trực tiếp vởi cácgiác quan tự nhiên, không thể khảo sát trực tiếp trước khi mua bán, bởi vậykhi tiêu dùng dịch vụ người tiêu dùng dễ gặp rủi ro

và tiêu dùng diễn ra đồng thời không có thời gian giãn cách giữa sản

Trang 9

xuất và tiêu dùng dịch vụ để ktra chất lượng sản phẩm vì thế trongdịch vụ nên thực hiện khẩu hiệu: “làm đúng, làm tốt ngay từ đầu”

Khách hàng là người tiêu dùng đồng thời là người tham gia sản xuấtbằng những nhu cầu, yêu cầu của chính họ

Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ.Các tổ chức dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vữngchắc là khách hàng

phụ thuộc vào tâm lý, sở thích, kinh nghiệm của khách hàng Ngườicung câp dịch vụ cần có sự đồng cảm với khách để tạo ra chất lưọngdịch vụ tốt

xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được

và rất dễ bị hư hỏng Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cảcác sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hộibán ở tương lai không lưu kho được

hàng hoá còn đối với dịch vụ thì không có quyền sở hữu nào chuyểnđổi giữa người bán với ngưòi mua Người mua chỉ có quyền đôí vớitiến trình dịch vụ

đồng thời của sản xuất và tdùng dịch vụ nên không có thời gian đểktra chất lượng sản phẩm Vì vậy sản xuất sản phẩm dịch vụ làm tốtngay từ đầu là tốt nhất

Trang 10

1.1.1.3 Phân loại dịch vụ

Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau tuỳthuộc vào các căn cứ để phân loại dịch vụ hay hệ thống thông kê dịch vụ của từngquốc gia và từng tổ chức kinh tế khác nhau

Căn cứ vào tính chất của dịch vụ khi cung cấp ta có thể phân loại dịch vụ

thành :

Dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất, phục vụ sản xuất, dịch vụ mangtính trung gian như dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch

vụ phân phối, dịch vụ kinh doanh

Dịch vụ gắn với tiêu dùng , thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùngcuối cùng như dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, dịch vụ giải trí

Căn cứ vào mục đích cung cấp dịch vụ, ta có thể phân loại dịch vụ thành:

Dịch vụ mang tính thương mại : là dịch vụ được cung cấp trên cơ sởcạnh tranh giữa các nhà cung cấp khác nhau, nhằm vào mục đích thương mại

và kinh doanh;

Dịch vụ công hay dịch vụ của chính phủ: là những dịch vụ được cungcấp trên cơ sở độc quyền , có tính chất phục vụ của chính phủ, không dựatrên cơ sở cạnh tranh và không nhằm mục đích kinh doanh và thương mại;

Căn cứ theo phuơng thức thống kê, ta có thể thấy hiện nay có nhiều cách

phân loại khác nhau Đó là:

Theo Uỷ ban thống kê của Liên hợp quốc thì dịch vụ được phân loạitheo hai cách : Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc tế và Phânloại các sản phẩm chủ yếu ( Tài sản vô hình; Đất đai; Công trình xây dựng;Dịch vụ xây dựng , Dịch vụ thương mại; dịch vụ chỗ ở; dịch vụ phục vụ ănuống; dịch vụ vận tải; dịch vụ phân phối điện, nước, khí đốt, Dịch vụ tàichính; dịch vụ bất động sản; dịch vụ thuê và cho thuê, Dịch vụ liên quan đếnsản xuất và kinh doanh, Dịch vụ cá nhân, cộng đồng và xã hội ) Hai cáchphân loại này được các quốc gia và các tổ chức kinh tế thừa nhận và sử dụng

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có cách phân loại giao dịch dịch vụquốc tế khác biệt

Trang 11

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định chung

về thương mại dịch vụ (GATS) : chia ra 12 ngành và 155 phân ngành: Các dịch vụ

kinh doanh bao gồm Dịch vụ chuyên ngành, Dịch vụ máy tính và các dịch vụ có

liên quan, Dịch vụ nghiên cứu và phát triển, Dịch vụ bất động sản, Dịch vụ cho thuê

không cần người điều khiển và các dịch vụ kinh doanh khác, Dịch vụ bưu chính

viễn thông bao gồm Dịch vụ bưư điện, Dịch vụ báo chí, Dịch vụ viễn thông, Dịch

vụ nghe nhìn và các dịch vụ khác, Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên

quan, Dịch vụ phân phối, Dịch vụ giáo dục, Dịch vụ môi trường, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ xã hội và dịch vụ liên quan đến y tế, Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành, Các dịch vụ văn hoá ,giải trí, thể thao( ngoài dịch vụ nghe nhìn), Dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác chưa được thống kê ở đâu.

Trong các hệ thống phân loại trên có thể nói cách phân loại theo các sảnphẩm chủ yếu là hệ thống phân loại của hàng hoá và dịch vụ dựa trên nguồn gốcngành kinh tế và là hệ thống phân loại đầy đủ nhất về hàng hóa và dịch vụ

Hiện nay hệ thống phân loại của Việt Nam dựa trên qui định trong Nghị định

số 75/CP củaChính phủ ngày 27/10/1993 gồm có từ phân ngành thứ 7 đến phânngành thứu 20 trong tổng số 20 phân ngành cấp 1 Tuy nhiên, sự phân loại nàyđãkhông tính đến các ngành tiện ích và ngành xây dựng vốn được xếp vào nhóm dịch

vụ thương mại theo tiêu chí GATS

1.1.2.Thương mại dịch vụ theo qui định của WTO

1.1.2.1 Khái niệm thương mại dịch vụ

Dịch vụ ngày càng tham gia sau rộng vào thương mại Điều này xuất phát từnhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh và từ sự phân công lao động xã hộikhiến cho dịch vụ trở thành các ngành sản xuất độc lập với sản phẩm là các dich vụchuyên nghiệp Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) lần đầu tiên đượcđưa ra tại vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rờitrong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới ( GATS, WTO )

Trong hiệp định GATS, không có điều hoản nào nói rõ bản chất của thươngmại dịch vụ Nhưng nếu dựa vào định nghĩa thương mại hàng hoá, có thể định nghĩa

Trang 12

thương mại dịch vụ như sau: Thương mại dịch vụ là hành vi mua bán, cung cấp,

trao đổi dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại trên cơ sở cạnh tranh

1.1.2.2 Các phương thức cung cấp dịch vụ

GATS – tên viết tắt của General Agreement on Trade in Services (Hiệp địnhchung về thương mại dịch vụ) là một Hiệp định thuộc Tổ chức thương mại thếgiới (WTO), ra đời năm 1995 nhằm quy định các nguyên tắc về thương mại dịch vụtrên phạm vi toàn cầu Các nguyên tắc trong Hiệp định này được áp dụng bắt buộcđối với tất cả các nước thành viên WTO về thương mại dịch vụ Tuy nhiên, nghĩa

vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước

mình được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của nước đó, là kết quả của đàm

phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO Theo danh mụcphân loại ngành dịch vụ của GATS, có tất cả 12 ngành (sector): Kinh doanh, Thôngtin, Xây dựng, Phân phối, Giáo dục, Du lịch, Môi trường, Tài chính, Y tế, Văn hóa-Thể thao-Giải trí, Vận tải, và các dịch vụ khác Những ngành này được chia nhỏthành 155 phân ngành (sub-sector),ví dụ ngành Giáo dục bao gồm các phân ngành:Tiểu học, Trung học, Đại học, Người lớn, và các dịch vụ khác (chẳng hạn đào tạongoại ngữ, thi-kiểm tra, …)

Theo qui định của GATS, mỗi quốc gia thành viên trong WTO có quyền đưa

ra lộ trình mở cửa đối với mỗi ngành dịch vụ, đối với những phân ngành, cũng nhưđối với các phương thức cung cấp dịch vụ (được trình bày ở phần sau) Đồng thờiGATS cũng cho phép mỗi quốc gia thành viên của WTO xây dựng những chínhsách, qui định riêng của quốc gia về mỗi ngành và phân ngành dịch vụ được mởcửa, miễn sao chúng phù hợp với những qui định chung của GATS (Knight, 2006).Cho đến tháng 3/2007, mới chỉ có 47 nước trong tổng số 150 nước thành viên WTOcam kết thực hiện GATS trong dịch vụ giáo dục, chủ yếu là các nước thuộc khốiOECD với tư cách là các nước xuất khẩu giáo dục (Phạm, 2007)

Kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam cũng bắtđầu thực hiện GATS trên tất cả 11 ngành dịch vụ và 110 phân ngành (VCCI) Theo

lộ trình đã cam kết đối với ngành giáo dục, kể từ 1/1/2009 các cơ sở đào tạo có100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam Đối với giáo dục

Trang 13

đại học (GDĐH), Việt Nam đã chấp nhận mở cửa trong khu vực tư thục đối với hầuhết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp,kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế, và chấp nhận cả bốn phương thức cungcấp dịch vụ.

GATS quy định bốn phương thức cung cấp dịch vụ đối với tất cả các ngành:Cung cấp qua biên giới (Cross-border Supply), Tiêu dùng ngoài lãnh thổ(Consumption Abroad), Hiện diện thương mại (Commercial Presence), và Hiệndiện thể nhân (Presence of Natural Persons)

Đối với hai phương thức đầu, người cung cấp dịch vụ ở ngoài nước thànhviên, còn 2 hình thức sau, người cung cấp dịch vụ làm việc ở nước mà dịch vụ đượccung cấp Theo Varghese (2007), trong số các phương thức nêu trên, phương thứcthứ ba (hiện diện thương mại) đang và sẽ có nhiều tiềm năng nhất đối với thị trườngGDĐH tại Việt Nam với việc thiết lập các chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh vàtriển khai các chương trình đào tạo (CTĐT) liên kết với nước ngoài

Trang 14

B ng 1.1 Nh n di n các ho t đ ng xu t nh p kh u d ch v ảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ộng xuất nhập khẩu dịch vụ ất nhập khẩu dịch vụ ận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ẩu dịch vụ ịch vụ ụ giáo d c đ i h c theo b n ph ụ ạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ọc theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ ốn phương thức cung cấp dịch vụ ương thức cung cấp dịch vụ ng th c cung c p d ch v ức cung cấp dịch vụ ất nhập khẩu dịch vụ ịch vụ ụ

c a GATS ủa GATS

Phương thức Giải thích Ví dụ trong GDĐH Qui mô/tiềm năng của

thị trường

1 Cung cấp qua

biên giới

Dịch vụ được cungcấp từ lãnh thổ củamột nước này sanglãnh thổ của một nướckhác (không bao gồm

sự di chuyển xuyênbiên giới của kháchhàng)

Giáo dục/đào tạo từxa

Học tập trên mạng Các trường ĐH “ảo”

(Virtual universities)

Thị trường hiện ởqui mô nhỏ

Có tiềm năng pháttriển lớn dựa vào sựtiến bộ của công nghệthông tin và truyềnthông Tuy nhiên khóquản lý chất lượng

2 Tiêu dùng ngoài

lãnh thổ

Khách hàng của mộtnước di chuyển sangnước khác để tiêudùng dịch vụ

Du học sinh Hiện là phương thức

phổ biến nhất và đangtiếp tục phát triển

3 Hiện diện thương

mại

Nhà cung cấp dịch vụcủa một nước thiết lậpcác hình thức hiệndiện trên lãnh thổ củamột nước khác đểcung cấp dịch vụ

Chi nhánh hoặc cơ

sở đào tạo vệ tinh ởnước ngoài

Liên kết đào tạo Nhượng quyềnthương hiệu cho cơ sởđào tạo tại chổ

Ngày càng đượcquan tâm và có tiềmnăng phát triển lớn

Là phương thức gâynhiều tranh cãi nhấtliên quan đến việc xáclập các qui định về đầu

tư nước ngoài

4 Hiện diện thể

nhân

Người của một nước

di chuyển sang nướckhác để cung cấp dịchvụ

Giảng viên, nghiêncứu viên làm việc ởnước ngoài

Là phương thức cónhiều tiềm năng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.2 Dịch vụ giáo dục đại học và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học

1.2.1 Dịch vụ giáo dục

Trang 15

Khái niệm thị trường giáo dục là chủ đề của 9 bài báo khoa học đăng

trên Revue de recherche internationale et comparative en education (Tạp chí

Nghiên Cứu Quốc Tế và So Sánh Giáo Dục), số 6/2011 vừa mới phát hành

Giáo dục trước hết là một dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn toàn có thể chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, chính bản thân họ là những tácnhân ảnh hưởng mạnh mẽ trên sự điều tiết của thị trường giáo dục Hơn nữa, giáo dục có những sứ mệnh và lý tưởng cao xa hơn thị trường kinh tế, chẳng hạn như vaitrò của giáo dục trong việc đào tạo các công dân tự do, hay cuộc chiến của trường học với sự bất bình đẳng xã hội, vv Vì những điều như vậy, chúng ta không thể sử dụng cùng những logic trong việc trao đổi hàng hóa trên thị trường kinh tế để bàn luận về giáo dục ( Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân,

tiasang.com.vn)

Gọi là thị trường vì trong giáo dục có các tác nhân khác nhau, có cung và cầu, có sự cạnh tranh, có sự lựa chọn, có cơ chế điều tiết vv Những điều này đều thấy trong đa số các nền giáo dục, tuy mức độ, hình thức, tính logic và cả cách hiểu

về chúng có thể khác nhau trong các quốc gia Ở đây nếu có dính dáng tới kinh tế, thì thị trường giáo dục cũng được vận hành theo nguyên tắc “bàn tay vô hình” trong

lý thuyết cổ điển của Adam Smith ở chỗ, thị trường tự điều chỉnh trên nguyên tắc cólợi cho mỗi bên tác nhân tham gia và vì lợi ích của tất cả

Nói tóm lại, “thị trường” là một khái niệm của kinh tế, nhưng chúng ta có thể “xã hội học hóa” nó để biến thành một khái niệm công cụ nhằm lý giải và so sánh các nền giáo dục khác nhau

Theo hệ thống phân loại dịch vụ của GATS, dịch vụ giáo dục là ngành dịch

vụ thứ năm và được chia làm năm phân ngành: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụgiáo dục trung học, dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục người lớn và cácdịch vụ giáo dục khác

1.1.2 Dịch vụ giáo dục đại học

1.1.2.1 Khái niệm

Trang 16

Theo hệ thống phân loại các sản phẩm chủ yếu của Liên hợp quốc, dịch vụgiáo dục đại học là một phân ngành của dịch vụ giáo dục, được dẫn chiếu tới mãCPC 925 ( tertiary education services).

Trong hệ thống phân loại các ngành dịch vụ của WYO thì dịch vụ giáo dụcđại học được coi là một phân ngành dịch vụ nằm trong ngành dịch vụ giáo dục

B ng 1.2 Giáo d c đ i h c trong h th ng phân lo i d ch ảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ụ ạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ọc theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ ện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ốn phương thức cung cấp dịch vụ ạt động xuất nhập khẩu dịch vụ ịch vụ

v c a WTO ụ ủa GATS

1 Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theongành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặcbằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằngtốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;

2 Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theongành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặcbằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằngtốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối vớingười có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;

3 Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối vớingười có bằng tốt nghiệp đại học;

Trang 17

4 Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người

có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ

Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéodài hoặc rút ngắn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ

sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ lượng thời gian học tập trung theo quy định tạikhoản này để hoàn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhấtmột năm theo học tập trung liên tục

Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương vớitrình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt

Đối tượng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học được qui định trong Điều 42,Luật Giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 nhưsau:

a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;

b) Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình

độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao

Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đạihọc đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao

Như vậy có thể nói rằng trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức của hầuhết các quốc gia trên thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, dịch vụ giáodục đại học đóng vai trò ngày càng quan trọng

1.2.2.2 Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học

Cũng như bất cứ dịch vụ giáo dục nào khác dịch vụ giáo dục đại học cũngmang những đặc tính cơ bản của dịch vụ giáo dục nói chung:

Chất lượng dịch vụ giáo dục phụ thuộc vào từng nhà cung ứng dịch vụ hay nóicách khác tuỳ thuộc vào từng trường đại học vì vậy nên việc đánh giá hay xác địnhchất lượng giáo dục là rất khó khăn

Trang 18

Dịch vụ giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng được cung cấp không chỉnhằm thoả mãn nhu cầu của từng cá nhân hay từng đối tượng khách hàng mà cònnhằm mục đích mang lại những giá trị văn hoá và duy trì , ổn định xã hội.

Xét theo cấu trúc thị trường thì thị trường giáo dục mang đặc điểm của thị trườngđộc quyền nhóm Chính bởi vậy thỉtường cạnh tranh không hoàn hảo sữ làm chohiệu quả đầu tư không cao

thanh toán

Không giống như các các hàng hoá dịch vụ thông thường người tiêu dùng có thể

tự do lựa chọn tuỳ theo nhu cầu và khả năng thanh toán của mình , việc sử dụngdịch vụ giáo dục phụ thuộc vào khả năng và trình độ học vấn của mỗi con người

Dịch vụ giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân sử dụng dịch vụ mà cònmang lại lợi ích cho toàn xã hội Việc học của một cá nhân không chỉ giúp bản thân

cá nhân đó nângcao năng lực, hiểu biết mà còn đóng góp vai trò quan trọng vào quátrình phát triển của mỗi đất nước ( GT.TS.NGƯT Hoàng Văn Châu, 2011, tr 19)

Ngoài những đặc điểm cơ bản của dịch vụ giáo dục nói chung, dịch vụ giáodục đại học còn có những đặc thù riêng:

Trong xã hội ngày nay , đầu tư vào giáo dục đại học ngày càng tăng và số lượngcác trường đại học tư, ngoài công lập ngày càng gia tăng mạnh mẽ Vào năm 1980 ởnhiều nước trên thế giới không có đại học tư nhưng cho đến nay số sinh viên đạihọc tư đã chiếm khoảng 1/3

Mục đích chính của các cơ sở hay các trường đại học là hướng nghiệp cho các cánhân sử dụng dịch vụ đó Trong quá trình học, Sinh viên sẽ được đào tạo những kỹnăng chuyên môn liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang học tạo điềukiện cho việc tìm kiếm viẹc làm sau này

Trang 19

1.2.3 Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Có thể nói xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là một thuật ngữ vô cùngquen thuộc với bất cứ quốc giao nào trên thế giới nhưng xuất nhập khẩu dịch vụgiáo dục đại học tại một vài nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói chung

là lĩnh vực thực sự mới mẻ

Xuất nhập khẩu dịch vụ theo GATS là việc cung cấp dịch vụ giữa các nướctheo bốn phương thức: Cung cấp qua biên giới, Tiêu dùng ngoài lãnh thổ, Hiện diệnthương mại và Hiện diện của thể nhân

Phương thức 1 Cung cấp qua biên giới : Để làm rõ khái niệm về GDXBG,

UNESCO (2004) đã tiến hành một phân biệt quan trọng giữa khái niệm không biêngiới thường được sử dụng và khái niệm xuyên biên giới Khái niệm không biên giới

đề cập đến việc làm mờ nhạt đi các biên giới truyền thống trong GDĐH, được hiểu

quốc gia thừa nhận việc dịch chuyển của GDĐH băng qua các rào cản pháp lý; quốcgia duy trì các trách nhiệm thuộc về quy định, đặc biệt trong lĩnh vực chất lượng,tiếp cận, và tài chính (UNESCO, 2004) Hơn nữa, GDXBG bao gồm việc di chuyểncủa sinh viên, nhân viên, kiến thức, chương trình giáo dục, và cơ sở giáo dục từquốc gia này sang quốc gia khác, có thể là thực tế, có thể là ảo (Knight, 2003; Lee,

giữa các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước dành cho sinh viên, và các chươngtrình trao đổi dành cho học sinh và học giả Ngoài ra, còn một số quan tâm khác, đó

là việc ngày càng nhiều chuyên gia và người tốt nghiệp chất lượng cao đến làm việctại các quốc gia khác trong khi chính những người này có vai trò rất lớn trong việc

hỗ trợ cải thiện hệ thống giáo dục trong nước (ví dụ, chảy máu chất xám) (Knight,

2003, UNESCO, 2004)

Phương thức 2 Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Các cơ sở đào tạo đại học của một

quốc gia cung cấp dịch vụ đào tạo cho sinh viên nước ngoài tại lãnh thổ của đấtnước mình hay sinh viên Việt Nam đi du học tại các trường đại học nước ngoài vàchi trả học phí cho nơi mà mình học

Phương thức 3 Hiện diện thương mại: Đó là việc các trường đại học của một

quốc gia xây dựng cơ sở của mình tại một quốc gia khác hay việc một quốc gia

Trang 20

khác xây dựng cở sở của một trưởng đại học nào đó của quốc gia đó tại Việt Nam

để cung cấp dịch vụ giáo dục

Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân : Việc xuất nhập khẩu dịch vụ giáo

dục được thể hiện qua sự di chuyển của các giảng viên ra nước ngoài , tiến hànhgiảng dạy và có được thu nhập từ nước đó và việc Việt Nam mời chuyên gia nướcngoài về giảng dạy và cũng phải trả chi phí cho các chuyên gia đó

Tóm lại trong tất cả bốn phương thức trên thì phương thức 2 đang nắm giữ thị phầntoàn cầu lớn nhất và có tiềm năng phát triển rất lớn trong đó Phuơng thức 1 qui mônhỏ, phương thức 4 vẫn là thị trường tiềm năng và phương thức 3 vẫn gây tranh cãirất nhiều trên toàn thế giới

1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Tác động đến cán cân thương mại : đối với các quốc gia đang phát triển nhưViệt Nam thì nhập khẩu giáo dục đại học thường nhiều hơn xuất khẩu nhưng đốivới các nước phát triển thì ngược lại xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học mang lạicho họ nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước

Ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và chất lượng giáo dục : trong xu thế toàncầu hoá như hiện nay việc phát triển kinh tế đòi hỏi các nước ngày càng cạnh tranhgay gắt và đây cũng chính la nguyên nhân thúc đẩy cho các quốc gia tiến hành cácbiện pháp, chính sách nhằm phát triển, cải cách dịch vụ giáo dục đại học nói riêngđảm bảo theo kịp với sự phát triển của các nước bạn Tuy nhiên việc cạnh tranhngày càng gay gắt cũng mang lại những hệ luỵ cho các nước mà có các trường đạihọc có thể còn non kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn thậm chí có thể sẽ bị loại trừtrong thị trưòng cạnh tranh gay gắt đó

Đảm bảo nhu câù về tri thức phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế: Đốivới các quốc gia mà nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu hụt thì vấn đề đó cóthể được giải quyết bằng nhập khẩu dịch vụ giáo dục và việc nhập khẩu này sẽ bùđắp đựơc cho những thiếu hụt đó Thêm vào đó đối với những nước xuất khẩu dịch

vụ giáo dục đại học hay nói cách khác là có các sinh viên đi du học chiếm số lượnglớn thì không những đảm bảo nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế mà cònđóng góp vào việc nâng cao chất lượng cho giảng viên, chất lượng đào tạo và giẳng

Trang 21

dạy của trường bằng những tri thức tiên tiến mà họ đã học được từ đất nước mà họ

du học đó

Tạo nhiều cơ hội cho sinh viên trong và ngoài nước: Toàn cầu hoá dịch vụgiáo dục tạo cho người học nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn địa điểm học vàcác ngành học cũng sẽ trở nên đa dạng hơn Điều này cũng đóng vai trò vô cùngquan trọng trong việc quyết định trình độ phát triển của một quốc gia trong xu thếtoàn cầu hoá hiện nay

Chương 2 XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội

2.1.1 Quy mô và cơ cấu đào tạo giáo dục đại học của Hà Nội

Trang 22

Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo , trong những năm gần đây quy

mô giáo dục đại học của nước ta có sự thay đổi lớn ở cả hệ thống công lập và ngoàicông lập

Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 69 trường đại học trong đó có 10 trường ĐH tưthục và 59 trường đại học công lập và khối ngành quân sự Hơn nữa, thủ đô Hà Nội

có tổng cộng 22 trường Cao Đẳng công lập và ngoài công lập

Có thể thấy được rằng, trong những năm trở lại đây quy mô giáo dục đại họccủa nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng tiếp tục tăng ở cả hệ thống cônglập và ngoài công lập Quy mô giáo dục đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ rấtnhanh, và các trường đại học dân lập ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn Khi mà cáctrường công lập không đáp ứng đủ nhu cầu thì hệ thống các trường ngoài công lậpđóng vai trò quan trọng hơn trong giáo dục đại học và góp phần giảm bớt gánh nặngngân sách cho Nhà nước

Dựa vào bảng số liệu dưới ta có thể thấy thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiềutrường ĐH nhất khu vực miền Bắc mà nguyên chính chính có lẽ là do trình độ pháttriển kinh tế xã hội và các điều kiện thuận lợi về khoa học và công nghệ là chủ yếu

Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8

Tổng dân số

Tỷ lệ SV chính quy quy đổi/

Trang 23

vạn dân Công

lập

Ngoài công lập Tổng Công lập

Ngoài công lập Tổng

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo

2.1.1.2 Số lượng sinh viên

Số lượng sinh viên trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũngliên tục tăng trong các năm qua ở cả khu vực đại học và cao đẳng Năm 2001 sốlượng sinh viên là 368147, toàn bộ là sinh viên hệ công lập nhưng đến năm 2010con số này đã tăng lên 668227 sinh viên , tăng 81,5% so với năm 2011

Trang 24

Thêm vào đó số lượng sinh viên trong các trường công lập cũng tăng theo từngnăm Trong hầu hết các năm số lượng các sinh viên công lập gia tăng đáng kể đặcbiệt trong 2 năm 2001 và 2002 toàn bộ sinh viên theo học hệ chính quy Trong 2năm cuối sự chênh lệch giữa sinh viên hệ công lập và ngoài công lập ngày càng lớn.

Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội

Nguồn : Website Tổng cục thống kê

(*) Năm 2001 và 2002 chỉ có loại hình công lập

Mặc dù có sự thay đổi lớn trong số lượng sinh viên qua các năm nhưngdường như vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội trong xu thế toàn cầu hoá hiệnnay do vậy việc nhập khẩu dịch vụ giáo dục là không thể tránh khỏi và nhu càu xuấtkhẩu dịch vụ giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng vô cùng quantrọng đối với đất nước Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng Thêm vào

Trang 25

đó , với tình hình kinh tế như hiện nay thì số lượng sinh viên không tìm được việclàm cũng vô cùng lớn Do vậy đầu tư vào giáo dục cũng đóng vai trò rất quan trọng.

2.1.1.3 Đội ngũ giảng viên

Không giống như số lượng sinh viên , số lượng giảng viên có rất nhiều biến động.Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy được số lượng giảng viên hệ ngoàicông lập năm 2006 là 1361 nhưng sau đó còn số này chỉ còn có 863 vào năm 2009,giảm 36.4% Trong khi số lượng giảng viên hệ công lập tăng liên tục trong giaiđoạn từ năm 2001 đến năm 2010 với tốc độ chậm

Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội

Nguồn: Website Tổng cục thống kê

(*) Năm 2001 và 2002 chỉ có loại hình công lập

Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ tăng truởng của số lượng sinh viên thì sốlượng giảng viên gia tăng ở mức độ chậm hơn Đây có thể nói cũng là hạn chế lớnđối với sự phát triển nền giáo dục của Việt Nam hay của thủ đô Hà Nội nói riêngbởi số lượng giảng viên có thể gia tăng nhưng không có nghĩa rằng chất lượnggiảng dạy cũng gia tăng với tốc độ như vậy Vì thế nên nhu cầu xuất nhập khẩu dịch

Trang 26

vụ giáo dục đào tạo nhằm tăng chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng trở nên cấpthiết hơn bao giờ hết.

2.1.2 Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục của Hà Nội

2.1.2.1 Chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội

Theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chất lượng giáo dục trường đại học là việc đáp ứng cácmục tiêu đã được đặt ra nhằm đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại họccủa Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triểnkinh tế-xã hội của địa phương và cả nước Dựa trên các tiêu chí đánh giá đó chúng

ta có thể thấy được chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội vẫn còn nhiều điểm hạnchế Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về những hạn chế đó

Nội dung, chưong trình và phương pháp giảng dạy

Một vấn đề đáng đựơc chú ý đó là các môn học trong giáo dục đại học ở cáctrường đại học tại Hà Nội còn rất cồng kềnh thậm chí còn bao gồm cả những mônthật sự không cần thiết cho công việc sau này của mỗi sinh viên hay chưa sát vớithực tế xã hội Các môn học liên quan đến chuyên ngành và các kỹ năng mềm lạikhông được chú ý đến nhiều Chính bởi vậy sau khi ra trường và đi làm các doanhnghiệp lại phải đào tạo lại các sinh viên về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ

Vấn đề thứ 2 liên quan đến chương trình giảng dạy Có thể nói chương trìnhđào tạo đại học của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm gầnđây ít có sự chuyển biến Như đã nói ở trên đây , chương trình đào tạo còn thiếutính hệ thống mang tính bài bản quá cao do vậy không thể mang lại được hiểu qurcao nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học

Về phương pháp giảng dạy đang được cải tiến nhưng không đạt được nhiềutiến bộ đáng kể Sinh viên học trên lớp quá nhiều thời gian mặc dù qui chế mới đàotạo theo tín chỉ thì số tiết sinh viên tự nghiên cứu cũng gia tăng nhưng nếu nhữngtiết tự học đó được thay bằng những buổi học ngoại khóa hay những buổi đi thực tếthì có lẽ hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều so với tình trạng " học chay " như hiện nay

Về tổ chức quản lý

Trang 27

Trong thời gian gần đây có rất nhiêù chuyển biến trong việc tổ chức quản lýcác trường đại hoc và cao đẳng trên cả nước như ngày càng có nhiều chuyên ngànhkhác nhau đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên nhưng sự chênh lệch giữấcctrường công lập và ngoài công lập ngày càng thể hiện rõ rệt.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật và tài liệu giảng dạy

Nước ta là một nước đang phát triển nên có thể nói rằng công nghệ thông tin

và cá trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế Các tài liệu giảngdạy còn hạn chế do vốn đầu tư vào các trường còn chưa cao Hơn nữa để phục vụcho các môn học chuyên ngành như kinh tế chẳng hạn thì tài liệu ở Việt Nam chưathực sự đáp ứng được nhu cầu của sinh viên nên các giảng viên đôi khi phải sử dụnghay đặt mua tài liệu nước ngoài với mức chi phí rất cao Đây chính là rào cản lớncho sự phát triển của Giáo dục Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

2.1.2.2 Kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội

Chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo đại học nói riêng được kiểm định bởi CụcKhảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trong thời gian gần đây , giáo dục đại học tại Việt Nam cũng đạt được những thànhtựu nhất định như năm học 2009-2010 cả nước có 287 trường có bộ phận chuyêntrách về đảm bảo chất lượng, đạt 70% so với tổng số trường đại học

Tuy nhiên hiện nay các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục còn có nhiềuhạn chế như quá chung chung, khó ứng dụng trong thực tế Chính bởi vậy nên việccải thiện chất lượng giáo dục đại học còn gặp nhiều khó khăn

2.1.3.Tình hình đầu tư vào giáo dục đại học tại Hà Nội

Trong những năm qua trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng chi ngânsách nhà nước cho giáo dục đào tạo ngày càng gia tăng rõ rệt Năm 2009 , ngânsách chi cho giáo dục đào tạo là 81.400 tỷ đồng, tăng 5,2 lần so với năm 2001

Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo 2001-2009

Trang 28

Chi cho xây

Đối với trường dân tộc nội trú, mức phân bổ ngân sách năm 2011 là 13 triệuđồng/HS/năm; trường khuyết tật là 10,2 triệu đồng/HS/năm; TTGDTX: 1,8 triệuđồng/HS/năm; CĐ sư phạm, nghệ thuật: 14 triệu đồng/HS/năm; các trường CĐkhác: 8,9 triệu đồng/HS/năm; trung cấp sư phạm: 8,4 triệu đồng/HS/năm; trung cấpkinh tế, thương mại, nông nghiệp, xây dựng: 7,5 triệu đồng/HS/năm; trường dạynghề: 7 triệu đồng/HS/năm ( Đan Thảo, 2010 )

Tuy nhiên mặc dù vốn đầu tư cho giáo dục và đại học có tăng lên nhưng vẫnchưa đủ để đáp ứng được cho nhu cầu trong nước mặc dù đã có nhiều chuyển biếntích cực trong thời gian gần đây Nguyên nhân cho việc này đó chính là với nguồnngân sách hạn hẹp của một nước đang phát triển như nước ta cộng thêm với mứcthu học phí chưa đủ cao trong nhiều năm gần đây khiến cho các cơ sở giáo dụckhông có đủ nguồn lực để nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên và đầu tư vào

Trang 29

cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy cho nên có thể nói rằng vốn đầu

tư vào giáo dục còn hạn chế và chưa được sử dụng một cách có hiệu quả nên chấtlượng giáo dục và đào tạo chưa được nâng cao và nhu cầu xuất nhập khẩu dịch vụgiáo dục đại học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết

2.2 Chính sách đối với xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Hà Nội

Mục tiêu chính của xã hôi hóa giáo dục là đem lại lợi ích lớn nhất cho người

sử dụng dịch vụ và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế-xã hội Để đạt được mụctiêu đó, đối với mỗi phương thúc xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học đều cónhững công cụ chính sách riêng biệt

Bảng 2.5 Các công cụ của chính sách xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Phương thức cung cấp Các công cụ/chính sách

- Điều kiện để trở thành một tổ chức được phép cấp bằng;

- Yêu cầu về việc kết hợp với các đối tác trong nước;

- Cho phép/không cho phép tham gia và rút khỏi các liêndoanh với các đối tác trong nước và ngoài nước trên cơ

Ví dụ: Sinh viên Việt

Nam đi du học hay sinh

viên nước ngoài sang học

ở Việt Nam

- Điều kiện và lệ phí cấp Visa

- Quản lý ngoại hối và tỷ giá

- Công nhận bằng cấp, chứng chỉ trước đó của các nướckhác

- Hạn ngạch về số lượng sinh viên quốc tế, có thể là toàn

bộ hay chỉ đối với một cơ sở nhất định

- Hạn chế vế làm việc khi đang học;

Phương thức 3: Hiện

diện thương mại

Ví dụ: thành lập chi nhánh

hay cơ sở đào tạo ở nước

- Khả năng được cấp phép của quốc gia sở tại về việc cấpbằng cho sinh viên

- hạn chế về đầu tư trực tiếp đối với các nhà cung cấp dịch

vụ đào tạo;

- Các yêu cầu về quốc tịch;

Trang 30

ngoài; liên kết đào tạo - Yêu cầu/hạn chế về việc tuyển dụng giảng viên nước

ngoài;

- Độc quyền của chính phủ;

- Trợ cấp cho các cơ sở đào tạo trong nước;

- Điều kiện để được xây dựng cơ sở vật chất giảng dạy;

- Kiểm tra nhu cầu kinh tế đối với các nhà cung cấp dịchvụ;

- Cấm cung cấp dịch vụ giáo dục đại học, giáo dục ngườilớn bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;

- Các yêu cầu về sử dụng đối tác trong nước;

- Cho phép/không cho phép tham gia và rút khỏi các liêndoanh với các đối tác trong nước và ngoài nước trên cơ

Ví dụ: giảng viên ra nước

ngoài giảng dạy

- Điều kiện về xuất nhập cảnh;

- Điều kiện về quốc tịch và cư trú;

- Kiểm tra nhu cầu;

- Công nhận bằng cấp;

- Qui định về tỷ lệ lao động địa phương;

- Qui định số lượng nhân sự tạm thời;

- Hạn chế về việc chuyển lợi nhuận về nước như tính phíhoặc thuế;

- Qui định về tuyển dụng;

- Hạn chế sử dụng/nhập khẩu thiết bị dành cho giảng viên/chuyên gia nước ngoài

Nguồn: Dr Jane Knight – The impact of trade liberlisation on higher education:

The implications of GATS, The observatory on borderless education.

2.2.2 Nhìn nhận thực tiễn các chính sách theo từng phương thức

a Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 1

Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được rằng các chính sách của Việt Namtheo phương thức 1 còn chưa được rõ ràng Thêm vào đó công nghệ thông tin con

có những hạn chế cũng là rào cản đối với phương thức này bởi để phương thức nàyđược thực hiện thành công thì sự hỗ trợ của Internet là vô cùng quan trọng

b Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 2

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay không chỉ đất nước ta mà ở hều hết cácđất nước trên thế giới số lượng các sinh viên đi du học hay số lượng sinh viên giáo

Trang 31

viên các nước theo học đều tăng lên rất nhanh Thực tế, đối với hoạt động xuất khẩutheo phương thức 2 nước ta có những chính sách rất cởi mở đối với các sinh viênnước ngoài sử dụng dịch vụ tại Việt Nam Khi sinh viên nước ngoài sang Việt Nam

du học ở các trường đại học họ sẽ được ở những khu ký túc dành riêng cho sin viênquốc tế là một ví dụ điển hình cho các chính sách cởi mở đó Tuy nhiên, Việt Namnói chung hay thủ đô Hà Nội nói riêng còn gặp khó khăn trong vấn đề thu hút sinhviên nước ngoài do khoa học công nghệ còn kém phát triển , khó khăn trong việchọc ngoại ngữ Tuy nhiên đối với hoạt động nhập khẩu theo phương thức này lạiđược nhà nước chú tâm rất nhiều và cũng đạt được những thành tựu nhất định nhằmnâng cao chất lượng giáo dục đại học Ví dụ điển hình đó là nhà nước đã có đề án

322, các hiệp định song phương với các nước khác để cử sinh viên Việt Nam rangoài học tập Hàng năm , sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cũng có nhữngsuất học bổng cho đội ngũ giảng viên được đi đào tạo ở nước ngoài

c Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 3

Về vấn đề xuất khẩu , cho đến nay Việt Nam chưa có trường ĐH nào xâydựng cơ sở ở nứơc ngoài

Về vấn đề nhập khẩu , nhằm thu hút và quản lý việc xây dựng cơ sở của cáctrường ĐH nước ngoài tại Hà Nội, Chính phủ có nghị định số 18/2001 NĐ-CP ngày04/05/2001 về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại ViệtNam Trong nghị định đó điều đáng quan tâm nhất đối với các cở sở giáo dục đạihọc nước ngoài là điều kiện thành lập cơ sở liên kết đào tạo:

- Cơ sở liên kết được cấp giấy phép khi bên Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức, cá nhân đã hoạt động ít nhất 5 năm trong lĩnh vực dự định liênkết;

b) Có văn bản xác định tư cách pháp lý, tình hình tài chính phù hợp với điềukiện liên kết thể hiện ở hợp đồng liên kết

- Cơ sở liên kết được xét cấp giấy phép khi bên nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây:

Trang 32

a) Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực pháp luật củanước sở tại;

b) Đã hoạt động từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực dự định liên kết;

c) Có điều kiện vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cần thiết theo yêu cầu củahợp đồng thỏa thuận

- Cơ sở độc lập được xét cấp giấy phép khi bên nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có năng lực pháp luật;b) Đã hoạt động từ 5 năm trở lên trong lĩnh vực xin cấp giấy phép;

- Có điều kiện vật chất cần thiết;

- Giữa Việt Nam và nước mà bên nước ngoài mang quốc tịch đã ký kết vàđang trong thời gian hiệu lực các văn bản hợp tác văn hóa, giáo dục cấp Chính phủ

Thêm vào đó trong những năm trở lại đây các chương trình đào tạo liên kếtgiữa các trường nước ngoài và trường ĐH tại Hà Nội cũng gia tăng đáng kể vớimục đích chích là đào tạo theo nhu cầu xã hội, tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội họctập cho nhiều người Đồng thời ccác chương trình đào tạo liên kết đó cũng đống gópvào việc chuyển giao công nghệ hiện đại nước ngoài vào Việt Nam

Có thể nói phương thức 3: Hiện diện thương mại là phương thức có tiềm năng phát triển lớn nhất tuy nhiên trong việc hoạch định chính sách vẫn còn có những hạn chế nhất định như thủ tục còn phức tạp , việc kiểm định chất lượng còn gặp nhiều khó khăn, quản lý lỏng lẻo, thiếu tính hệ thống mặc

dù vốn đầu tư rất lớn.

d Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 4

Trong phương thức này , chính sách của chúng ta còn chưa rõ ràng và hệthống và trên thực tế cũng chưa có qui định riêng cho việc di chuyển của tự nhiênnhân kể cả từ trong nước ra nước ngoài hay ngược lại từ nước ngoài về Việt Namngoài những qui định chung dưới đây;

Tự nhiên nhân di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Các nhà quản

lý, điều hành và chuyên gia của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập

Trang 33

hiện diện thương mại ở Việt Nam , di chuyển tạm thời trong nội bộ doanhnghiệp sang hiện diện thương mại này và đã được doanh nghiệp nước ngoàituyển dụng trước đó ít nhất 1 năm được phép nhập cảnh và lưu trú trong thờigian ban đầu là 3 năm và có thể được gia hạn tuỳ thuộc vào thời gian hoạtđộng của cở sở tại Việt Nam.

Nhân sự khác: các nhà quản lý chuyên gia mà người Việt nam khôngthể thay thế được thì được phép nhập cảnh và lưu trú theo thời hạn của hợpđồng lao động có liên quan hoặc thời gian lưu trú ban đầu là 3 năm, có thểđược gia hạn tuỳ hợp đồng lao động

Người chào bán dịch vụ: là người không sống ở Việt nam và khôngnhận thù lao từ bất cứ nguồn nào từ Việt Nam thì thời gian lưu trú là khôngquá 90 ngày

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: nếu đáp ứng được các điều kiện

đã đặt ra thì có thể nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời hạn 90 ngàyhoặc có thể gia hạn thêm ( GS.TS.NGƯT Hoàng Văn Châu, 2011, tr.92 )

2.3 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội

2.3.1 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới

Cung cấp dịch vụ theo phương thức này được hiểu là Dịch vụ được cung cấp

từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác (không bao gồm sự

di chuyển xuyên biên giới của khách hàng) Cụ thể hơn cung cấpdịch vụ giáo dụcđại học theo phương thức này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp các khoáhọc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến hay các trường ĐH ảo ( virtual universities).Việc xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học được thực hiện thông qua việc các sinhviên nước ngoài tham gia các khoá học đào tạo trực tuyến, từ xa mà Việt Nam cungcấp Tuy nhiên theo khảo sát các trường Đại học tại Hà Nội thì có duy nhất truờng

ĐH Hà Nội có 3 Sinh viên theo học chương trình cử nhân ngoại ngữ ngành TiếngAnh Nguyên nhân cho con số này có thể là do trình độ ngoại ngữ hay trình độ khoahọc kỹ thuật còn yếu kém của Việt Nam và cũng là do ta chưa có các chính sách thuhút sinh viên nước ngoài tham gia các khoá học đào tạo trực tuyến đó Có thể nóimặc dù có những khó khăn đó nhưng xuất khẩu theo phương thức này vẫn có tiềm

Trang 34

năng rất lớn bởi đây cũng là một cách giao lưu văn hoá, trao đổi công nghệ mà cóthể tiết kiệm thời gian và chi phí.

Việc cung cấp các khoá học đào tạo trực tuyến từ xa của Hà Nội mới chỉđang ở thời kỳ ban đầu mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có các chính sách thúc đẩy

sự phát triển của hình thức này

2.3.2.Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ

dịch vụ giáo dục đại học còn đang rất hạn chế Nguyên nhân là trình độ khoa học kỹ

lượng sinh viên quốc tế tới Việt Nam du học còn rất hạn chế và tập trung chủ yếu làsinh viên của các “nước láng giềng” như Lào, Campuchia,Trung Quốc… Trongkhoảng một vài năm trở lại đây, số lượng sinh viên quốc tế mà đặc biệt là sinh viêntới từ các nước phát triển như Canada, Hàn Quốc, Úc, Pháp… theo học tại cáctrường đại học của Việt Nam đang không ngừng tăng nhanh Tỷ lệ sinh viên đến từcác châu lục khác nhau được thể hiện trong hình dưới đây

10%

82%

Châu Á Châu Âu Châu Úc Châu Mỹ Châu Phi

Trang 35

vẫn còn rất hạn chế Khi thực hiện cuộc điều tra có thể thấy được nguyên nhan màcác sinh viên nước ngoài theo học tại Việt Nam đó là:

Môi trường học tập, chất lượng giảng dạy nâng dần lên theo chuẩn

quốc tế Sinh viên quốc tế sang VN chủ yếu theo học các chương trình liên thông,

liên kết đào tạo giữa các trường ĐH VN với các trường ĐH quốc tế Để đảm bảođiều kiện liên kết, các trường ĐH VN buộc phải đạt đủ tiểu chuẩn mà đối tác đề ra

về cơ sở vật chất, giáo trình đào tạo, trình độ giáo viên…Song song với hệ thống cơ

sở vật chất hiện đại, giảng viên các chương trình liên kết chủ yếu là giảng viên nướcngoài có trình độ cao hoặc là giảng viên VN có bằng cấp nước ngoài

Tiết kiệm chi phí học tập, sinh hoạt

Không thể phủ nhận một trong những lý do chủ yếu để các sinh viên quốc tếtheo học tại VN đó chính là chi phí học tập, sinh hoạt tiết kiệm hơn rất nhiều so vớiviệc sống và học tập tại các quốc gia khác

Đó là hai nguyên nhân chính mà số lượng sinh viên du học tại Việt Nam giatăng nhưng có thể nói rằng chính sách thu hút sinh viên quốc tế của chúng ta vẫncòn rất kém hiệu quả nên số lượng sinh viên còn hạn chế Thêm vào đó , hiện nayVệt Nam cũng mới tiến hành xã hội hoá giáo dục và quan trọng hơn cả là chấtlượng giáo dục đào tạo của nước ta còn kém hơn các nước khác trong khu vực nênviwcj xuất khẩu theo phương thức 2 không thực sự đạt được nhiều thành công chogiáo dục nước nhà

2.3.3 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 3: Hiện diện thương mại

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục ĐH theo phương thức này đựoc thực hiện thôngqua việc thực hiện các chương trình liên kết đào tạo được thực hiện ở nước ngoàihoặc xây dựng cơ sở tại nước ngoài Cho đến nay thì tại Hà Nội vẫn chưa có trường

ĐH nào của Việt Nam thành lập chi nhánh ở nứơc ngoài hay có các chương trìnhliên kết đào tạo ở nước ngoài

Trang 36

2.3.4 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 4: Hiện diện của thể nhân

Xuất khẩu dịch vụ giáo dục ĐH theo phương thức này có thể hiểu là việcngười Việt Nam di chuyển sang nước khác để cung cấp dịch vụ ví dụ : Giảng viên,nghiên cứu viên làm việc ở nước ngoài

Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa thống kê được chính xác số lượnggiảng viên Việt Nam đi giảng dạy tại nước ngoài Nhưng nếu xét theo các Châu lụcthì Châu Á là châu lục mà có số lượng giảng viên Việt Nam tham gia giảng dạynhiều nhất Các số liệu cụ thể được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Hình 2.2 Tỷ lệ các giảng viên Việt Nam đang giảng dạy tại nước ngoài

Con số các giảng viên Việt Nam sang nước ngoài giảng dạy có xu hướngtăng trong những năm gần đây Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có nhữngchế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực của họ hay nói cách khác mức thu nhập ở ViệtNam còn quá thấp , hơn nữa công nghệ kém phát triển và ít cơ hội để phát triểncũng tạo điều kiện cho các giảng viên này đi giảng dạy ở các nước khác

Trên thực tế xuất khẩu dịch vụ giáo dục ĐH theo phương thức này cũngmang lại những lợi ích và những khó khăn nhất định

Những lợi ích

Một lợi ích đầu tiên và rõ ràng nhất đó là đây là cơ hội để nâng cao chấtlượng của đội ngũ giảng viên góp phần cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo củanước ta Chúng ta không thể phủ nhận rằng sự phát triển khoa học kỹ thuật cùng với

Trang 37

trang thiết bị giảng dạy hiện đại cộng với kiến thức chuyên môn cao của đội ngũchuyên gia nước ngoài sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng cũng như năng lực củađội ngũ giảng viên nếu họ được trường ĐH cử đi theo chương trình liên kết trongmột thời gian ngắn Sau khi về nước chắc chắn những gì họ đã tiếp thu được trongthời gian giảng dạy ở nước ngoài sẽ được áp dụng vào nền giáo dục nước nhà vàchính bởi vậy chất lượng đào tạo cũng sẽ được nâng cao rất nhiều.

Lợi ích thứ hai đó là có thể giúp mở rộng các mối quan hệ hợp tác với nướcngoài Chính thời gian giảng dạy và làm việc tại nước ngoài là giúp chúng ta cónhững cơ hội hợp tác với nước ngoài bởi trong thời gian công tác tại đó cũng là dịp

để các giảng viên tìm hiểu được nhu cầu của nước đó giúp chúng ta hiểu được rõhơn nhu cầu đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác với đối tác nước ngoài

Thuận lợi thứ ba đó là giúp nâng cao thu nhập cho chính bản thân giảng viên

đó Thực tế cho chúng ta thấy rằng ở các nước phát triển họ có chế độ đãi ngộ vàmức thu nhập cao hơn Việt Nam rất nhiều chính vì vậy nên khi có cơ hội giảng dạy

ở nước ngoài không chỉ giúp họ cải thiện trình độ chuyên môn và khả năng ngoạingữ mà còn giúp họ tăng thêm thu nhập Và cũng chính nhờ vào trình độ chuyênmôn cao và vốn ngoại ngữ đó nếu khi họ về nước họ cũng sẽ được hưởng mức thunhập cao so với đội ngũ giảng viên trong nước Đây cũng có thể được coi như làđộng lực thúc đẩy các giảng viên Việt Nam đi giảng dạy tại nước ngoài

Trở ngại thứ hai đó là vấn đề thu nhập cho người đi giảng dạy tại nướcngoài Đối với trường hợp họ được mời sang giảng dạy thì chuyện thu nhập và chế

độ đãi ngộ không có gì đáng ngại Nhưng đối với trường hợp họ được nhà trường cử

đi thì ngược lại Họ gặp khó khăn trong vấn đề về kinh phí đào tạo ngoại ngữ vàtiền lương khi giảng dạy tại nước bạn Điều này thật sự đúng trong trường hợp các

Trang 38

nước mà họ tham gia giảng dạy là ở Châu Phi hay ở các nước kém phát triển Mứclương của họ sẽ rất thấp và có thể nói không phù hợp với trình độ chuyên môn vàkhả năng của họ.

Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy ở nước ngoài cũng gặp phải nhữngkhó khăn về mặt thủ tục hành chính và lo ngại về chế độ tiền lương sau khi trở vềnước Một điều khó tránh khỏi trong xã hội hiện nay đó là các giảng viên haychuyên gia đi làm việc tại nước ngoài khi về Việt Nam lo ngại về chế độ đãi ngộ vàmức thu nhập thấp hơn so với nước ngoài Đây cũng chính là rào cản cho các giảngviên khi muốn quay về nước cống hiến cho đất nước mình

Có thể nói rằng trong số các khó khăn đó khó khăn lớn nhất mà các trường

ĐH gặp phải đó là thiếu kinh phí để cử người ra nước ngoài giảng dạy và tìm đượcngười đủ tiêu chuẩn ra nước ngoài giảng dạy Một số trường hợp lại gặp phải khókhăn trong việc huy động giảng viên đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để thamgia giảng dạy tại nước ngoài khi có được lời mời từ phía đối tác thông qua các dự áncủa nhà trường hoặc thông qua các thỏa thuận trao đổi giảng viên với các trường đốitác

2.4 Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội

2.4.1.Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội theo phương thức 1: Cung cấp qua biên giới

Đào tạo từ xa đã có từ hàng trăm năm nay qua các phương tiện khác nhaunhư gửi thư, truyền hình,…, nhưng từ khi có Internet thì phương tiện chủ yếu được

áp dụng trong đào tạo từ xa là Internet, qua text, âm thanh, hình ảnh, video, môphỏng và các phần mềm hỗ trợ trên nền Web (web based learning) Cách học nàythường hay được gọi là e-learning Từ khi xuất hiện vào cuối những năm 90’s, e-learning đã mở ra những kỳ vọng lớn về những thay đổi có tính chất cách mạngtrong giáo dục Nhiều công ty, trường đại học và nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tưhàng chục tỷ đô la Mỹ vào e-learning

Khi áp dụng công cụ e-learning để dạy và học, đặc biệt là để học từ xa, ngườithầy và học sinh cần phải đồng thời thay đổi một số thói quen thường thấy trong cácphương pháp dạy và học truyền thống lấy người thầy làm trung tâm, bằng phương

Trang 39

pháp học mới lấy học sinh làm trung tâm Nói cách khác, từ chỗ tiếp thu kiến thứcmột cách thụ động, học sinh nay sẽ phải chủ động tìm tòi, khai thác các nguồnthông tin từ sách báo, Internet,…, và biến nó thành kiến thức của mình, dưới sựhướng dẫn của thầy giáo

Nếu biết khai thác những mặt mạnh và triệt để khắc phục những mặt kém, thìđào tạo từ xa bằng e-learning có thể là một phương pháp đào tạo có hiệu quả Đặcbiệt, trong điều kiện như ở Việt Nam hiện tại, khi đội ngũ các giảng viên có trình độcao ở trong nước chưa nhiều, khi chúng ta muốn sử dụng những giảng viên đại học

và chuyên gia người Việt ở nước ngoài để đào tạo cấp đại học và trên đại học, thìđào tạo từ xa và e-learning có thể xem là phương pháp tương đối khả thi ( GS VũQuốc Phóng, 2008 )

Hội nghị thường niên lần thứ 24 Hiệp hội các trường đại học mở Châu Á( AAOU ) với chủ đề “ Giáo dục mở và từ xa hướng tới xây dựng bền vững cộngđồng học tập toàn cầu ” diễn ra tại Hà Nội Hội nghị cho biết hiện nay khoảng hơn

2000 người Việt Nam đang tham gia các khóa học trực tuyến từ xa cấp độ đại học.Dưới đây là trường hợp triển khai đào tạo trực tuyến trong thời gian qua:

Trường hợp 1: Chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh do trường

Đại học Fredrick Taylor Hoa Kỳ cấp bằng với hình thức đào tạo trực tuyến do công

ty LaviEdu cung cấp

Đại Học Frederick Taylor thành lập năm 1994 là trường đại học được chínhphủ Hoa Kỳ công nhận cấp phép đào tạo và cấp bằng cử nhân, thạc sỹ FTU làtrường đại học chuyên ngành quản lý, quản trị kinh doanh có uy tín lớn tại Hoa Kỳ

và trên thế giới FTU có nhiều chương trình học trên lớp và trực tuyến cho các trình

độ cử nhân và thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên sâu về Marketing, Operations, Hệthống CNTT, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, quản lý

Đại Học Frederick Taylor được kiểm định và cấp giấy chứng nhận được phépđào tạo và cấp bằng các chương trình đại học và sau đại học bởi uỷ ban giáo dục đạihọc và sau trung học California, đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về thẩm

ra FTU còn được kiểm định và công nhận bởi bộ giáo dục bang California

Trang 40

(California Department of Education) , State of California Department of ConsumerAffairs ( List of Schools Eligible for the Voluntary Agreement with Dept of

Hàng năm FTU cấp hàng nghìn học bổng cho các sinh viên có thành tích giỏi vàxuất sắc của trường

Hình thức học của chương trình

Giáo sư FTU Hoa kỳ sẽ trực tiếp hướng dẫn học viên học trực tuyến hoặc quagiao tiếp điện tử (email)…; LAVIEDU sẽ tổ chức các khoá học hướng dẫn trực tiếptrên lớp tại bản địa cho sinh viên; Với các học viên chưa đủ trình độ hoặc không cóchứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu LAVIEDU sẽ hỗ trợ phiên dịch, dịch thuật; Cácyêu cầu về nghiên cứu, bài luận, bài thi hết môn, bài thi cuối khoá, LAVIEDU sẽ tổchức ôn luyện và hướng dẫn; Cuối khoá học nếu học viên đạt điểm theo yêu cầuFTU sẽ cấp bằng tốt nghiệp thạc sỹ QTKD chính quy và bảng điểm Những họcviên không đạt yêu cầu sẽ phải làm bài nghiên cứu và thi lại Học viên có thể hoàntất khoá học sớm nếu có khả năng và thời gian Những học viên không theo kịpkhoá học sẽ học chậm lại nhưng không muộn quá 2 năm

Bằng cấp và bảng điểm: Sinh viên được cấp bằng thạc sỹ Quản Trị Kinh

Doanh và bảng điểm của trường Đại Học Frederick Taylor, có giá trị quốc tế nhưhọc tại Hoa kỳ

Cuối khoá học nếu học viên đạt điểm theo yêu cầu FTU sẽ cấp bằng tốtnghiệp thạc sỹ QTKD và bảng điểm Những học viên không đạt yêu cầu sẽ phải làmbài nghiên cứu lại Học viên có thể hoàn tất khoá học sớm nếu có khả năng và thờigian Những học viên không theo kip khoá học sẽ học chậm lại nhưng không muộnquá 2 năm

Trường hợp 2: Chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh- MBA

Trường ĐH ASIA E UNIVERSITY – MALAYSIA

Đại học Asia E là Một mô hình linh hoạt và mang tính quốc tế được thànhlập trên cơ sở Đối thoại hợp tác châu Á (Asia Cooperation Dialogue - ACD) Việc

Ngày đăng: 02/02/2015, 22:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Hoàng Văn Châu - Các nguyên tắc của thương mại dịch vụ trong WTO, Tạp chí thương mại số 22/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên tắc của thương mại dịch vụ trong WTO
[6] GS.TS.NGUT Hoàng Văn Châu - Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại họccủa Việt Nam
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyền thông 2011
[7] Trần Phương, 2005, Có hay không thị trường giáo dục, Tạp chí quản lý 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có hay không thị trường giáo dục
[8] TS Phạm Xuân Thanh, Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam, Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục - Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: sự vận dụngvào thực tiễn của Việt Nam
[9] Vũ Ngọc Hải - Đổi mới quản lý giáo dục đại học, tr 257-271, Trong đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hai thời khắc đầu thế kỷ, NXB Văn hoá Sài Gòn và ĐH Hoa Sen, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý giáo dục đại học, tr 257-271, Trong đổi mớigiáo dục đại học Việt Nam hai thời khắc đầu thế kỷ
Nhà XB: NXB Văn hoá Sài Gòn và ĐHHoa Sen
[10] GS,TS. Nguyễn Đình Hương – Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
[14] Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010
Nhà XB: NXB Giáo dục
[15]Vũ Ngọc Hải, Giáo dục Việt Nam và những tác động của WTO, Tạp chí Khoa học Giáo Dục số 2 tháng 11 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam và những tác động của WTO
[19] John Sharpham and Grant Harman, Australia’s Future Universites. UNE Press, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australia’s Future Universites
[20] Joseph Losco, Brian L. Fife, Higher education in transition The Challenges of the New Millennium, Bergin & Garvey, Westport, Connecticut, London, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Higher education in transition The Challengesof the New Millennium
[21]. Philip G, Altbach, Comparative Higher Education: Knowledge, the University, and Development, Ablex Publishing Corporation Greenwich, Connecticut, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative Higher Education: Knowledge, theUniversity, and Development
[22] Zaghloul Morsy, Philip G. Altbach, Higher education in an international perspective, Critial Issues, Garland Publishing, Inc. New York & London, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Higher education in an internationalperspective
[23]AEI, Market information – International students data 2005-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Market information
[24] Maine International Center(2010), Vietnam: attracting students to Maine [25] Industry commission ( 1991 ), Exports of educational services. Report No.12.Canberra, AGPS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam: attracting students to Maine"[25] Industry commission ( 1991 ), "Exports of educational services. Report No.12
Tác giả: Maine International Center
Năm: 2010
[11] Báo cáo về tình hình giáo dục của Chính phủ tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa IX, tháng 10-2004 Khác
[12] Bộ Giáo dục và đào tạo, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội tháng 11 năm 2005 Khác
[13] Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Khác
[17] Nghị quyết số 5/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục, thể thao Khác
[18] Nghị quyết số 08/2004/NQCP ngày 30-6-2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước giữa Chính phủ và chính quyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Khác
[26] Jane Knight - The impact of trade liberalization on higher education; the implications of GATS, The observatory on borderless education Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w