Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 20 - 28)

đại học của Hà Nội

2.1.1. Quy mô và cơ cấu đào tạo giáo dục đại học của Hà Nội

Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo , trong những năm gần đây quy mô giáo dục đại học của nước ta có sự thay đổi lớn ở cả hệ thống công lập và ngoài công lập.

Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 69 trường đại học trong đó có 10 trường ĐH tư thục và 59 trường đại học công lập và khối ngành quân sự. Hơn nữa, thủ đô Hà Nội có tổng cộng 22 trường Cao Đẳng công lập và ngoài công lập.

Có thể thấy được rằng, trong những năm trở lại đây quy mô giáo dục đại học của nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng tiếp tục tăng ở cả hệ thống công lập và ngoài công lập. Quy mô giáo dục đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ rất nhanh, và các trường đại học dân lập ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Khi mà các trường công lập không đáp ứng đủ nhu cầu thì hệ thống các trường ngoài công lập đóng vai trò quan trọng hơn trong giáo dục đại học và góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước.

Dựa vào bảng số liệu dưới ta có thể thấy thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường ĐH nhất khu vực miền Bắc mà nguyên chính chính có lẽ là do trình độ phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện thuận lợi về khoa học và công nghệ là chủ yếu.

Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8 vùng lãnh thổ (tính đến hết 9/2009)

Số Vùng Đại học

Cao đẳng

Tổng số trường ĐH,

Tổng Tỷ lệ SV chính quy quy đổi/

TT dân số vạn dân Công

lập

Ngoài

công lập Tổng Công lập Ngoài

công lập Tổng

1

Đồng bằng Sông

Hồng 59 19 78 57 8 65 143 18.443.563 393 SV

2 Đông Bắc 9 0 9 33 1 34 43 9.480.044 136 SV

3 Tây Bắc 1 0 1 8 0 8 9 2.728.786 72 SV

4 Bắc Trung

Bộ 14 2 16 14 1 15 31 10.073.336 61 SV

5 Nam

Trung Bộ 11 6 17 21 9 30 47 7.028.570 354 SV

6 Tây

Nguyên 2 1 3 9 0 9 12 5.107.437 75 SV

7 Đông

Nam Bộ 29 16 45 33 11 44 89 15.758.966 431 SV

8 Đồng

bằng SCL 7 4 11 27 0 27 38 17.178.871 75 SV

Tổng

cộng 132 48 180 202 30 232 412 85.789.573 199

Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo

2.1.1.2. Số lượng sinh viên

Số lượng sinh viên trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũng liên tục tăng trong các năm qua ở cả khu vực đại học và cao đẳng . Năm 2001 số lượng sinh viên là 368147, toàn bộ là sinh viên hệ công lập nhưng đến năm 2010 con số này đã tăng lên 668227 sinh viên , tăng 81,5% so với năm 2011.

Thêm vào đó số lượng sinh viên trong các trường công lập cũng tăng theo từng năm . Trong hầu hết các năm số lượng các sinh viên công lập gia tăng đáng kể đặc biệt trong 2 năm 2001 và 2002 toàn bộ sinh viên theo học hệ chính quy . Trong 2 năm cuối sự chênh lệch giữa sinh viên hệ công lập và ngoài công lập ngày càng lớn.

Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội

Trường

Năm Công Lập Ngoài công lập Tổng

2001 368147 0 368147

2002 379160 0 379160

2003 416406 23552 439958

2004 475735 23193 498928

2005 491216 24506 515723

2006 541199 28726 568925

2007 578771 27436 606207

2008 498309 30902 529211

2009 507869 33802 541671

2010 605132 63095 668227

Nguồn : Website Tổng cục thống kê (*) Năm 2001 và 2002 chỉ có loại hình công lập

Mặc dù có sự thay đổi lớn trong số lượng sinh viên qua các năm nhưng dường như vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay do vậy việc nhập khẩu dịch vụ giáo dục là không thể tránh khỏi và nhu càu xuất khẩu dịch vụ giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng vô cùng quan trọng đối với đất nước Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Thêm vào

đó , với tình hình kinh tế như hiện nay thì số lượng sinh viên không tìm được việc làm cũng vô cùng lớn. Do vậy đầu tư vào giáo dục cũng đóng vai trò rất quan trọng.

2.1.1.3. Đội ngũ giảng viên

Không giống như số lượng sinh viên , số lượng giảng viên có rất nhiều biến động.

Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy được số lượng giảng viên hệ ngoài công lập năm 2006 là 1361 nhưng sau đó còn số này chỉ còn có 863 vào năm 2009, giảm 36.4% . Trong khi số lượng giảng viên hệ công lập tăng liên tục trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 với tốc độ chậm.

Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội

Trường Năm

Công lập Ngoài công lập Tổng

2001 11552

0

11552

2002 12457

0

12457

2003 12656 756 13412

2004 13912 1345 15257

2005 14367 1360 15727

2006 14207 1361 15568

2007 15936 540 16476

2008 16451 514 17065

2009 17220 863 18083

2010 18499 1483 19982

Nguồn: Website Tổng cục thống kê (*) Năm 2001 và 2002 chỉ có loại hình công lập

Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ tăng truởng của số lượng sinh viên thì số lượng giảng viên gia tăng ở mức độ chậm hơn. Đây có thể nói cũng là hạn chế lớn đối với sự phát triển nền giáo dục của Việt Nam hay của thủ đô Hà Nội nói riêng bởi số lượng giảng viên có thể gia tăng nhưng không có nghĩa rằng chất lượng giảng dạy cũng gia tăng với tốc độ như vậy. Vì thế nên nhu cầu xuất nhập khẩu dịch

vụ giáo dục đào tạo nhằm tăng chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

2.1.2 Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục của Hà Nội 2.1.2.1. Chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội

Theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chất lượng giáo dục trường đại học là việc đáp ứng các mục tiêu đã được đặt ra nhằm đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước. Dựa trên các tiêu chí đánh giá đó chúng ta có thể thấy được chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Để hiểu rừ hơn chỳng ta sẽ tỡm hiểu về những hạn chế đú.

Nội dung, chưong trình và phương pháp giảng dạy

Một vấn đề đáng đựơc chú ý đó là các môn học trong giáo dục đại học ở các trường đại học tại Hà Nội còn rất cồng kềnh thậm chí còn bao gồm cả những môn thật sự không cần thiết cho công việc sau này của mỗi sinh viên hay chưa sát với thực tế xã hội. Các môn học liên quan đến chuyên ngành và các kỹ năng mềm lại không được chú ý đến nhiều. Chính bởi vậy sau khi ra trường và đi làm các doanh nghiệp lại phải đào tạo lại các sinh viên về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.

Vấn đề thứ 2 liên quan đến chương trình giảng dạy. Có thể nói chương trình đào tạo đại học của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm gần đây ít có sự chuyển biến. Như đã nói ở trên đây , chương trình đào tạo còn thiếu tính hệ thống mang tính bài bản quá cao do vậy không thể mang lại được hiểu qur cao nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học.

Về phương pháp giảng dạy đang được cải tiến nhưng không đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Sinh viên học trên lớp quá nhiều thời gian mặc dù qui chế mới đào tạo theo tín chỉ thì số tiết sinh viên tự nghiên cứu cũng gia tăng nhưng nếu những tiết tự học đó được thay bằng những buổi học ngoại khóa hay những buổi đi thực tế thì có lẽ hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều so với tình trạng " học chay " như hiện nay.

Về tổ chức quản lý

Trong thời gian gần đây có rất nhiêù chuyển biến trong việc tổ chức quản lý các trường đại hoc và cao đẳng trên cả nước như ngày càng có nhiều chuyên ngành khác nhau đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên nhưng sự chênh lệch giữấcc trường cụng lập và ngoài cụng lập ngày càng thể hiện rừ rệt.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật và tài liệu giảng dạy

Nước ta là một nước đang phát triển nên có thể nói rằng công nghệ thông tin và cá trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế. Các tài liệu giảng dạy còn hạn chế do vốn đầu tư vào các trường còn chưa cao. Hơn nữa để phục vụ cho các môn học chuyên ngành như kinh tế chẳng hạn thì tài liệu ở Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của sinh viên nên các giảng viên đôi khi phải sử dụng hay đặt mua tài liệu nước ngoài với mức chi phí rất cao. Đây chính là rào cản lớn cho sự phát triển của Giáo dục Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

2.1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội

Chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo đại học nói riêng được kiểm định bởi Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong thời gian gần đây , giáo dục đại học tại Việt Nam cũng đạt được những thành tựu nhất định như năm học 2009-2010 cả nước có 287 trường có bộ phận chuyên trách về đảm bảo chất lượng, đạt 70% so với tổng số trường đại học.

Tuy nhiên hiện nay các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng giáo dục còn có nhiều hạn chế như quá chung chung, khó ứng dụng trong thực tế. Chính bởi vậy nên việc cải thiện chất lượng giáo dục đại học còn gặp nhiều khó khăn.

2.1.3.Tình hình đầu tư vào giáo dục đại học tại Hà Nội

Trong những năm qua trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng chi ngân sỏch nhà nước cho giỏo dục đào tạo ngày càng gia tăng rừ rệt . Năm 2009 , ngõn sách chi cho giáo dục đào tạo là 81.400 tỷ đồng, tăng 5,2 lần so với năm 2001.

Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo 2001-2009

Đơn vị: tỷ đồng Năm

Tổng

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009

15609 20.624 22.759 32.730 41.630 55.300 66.770 81.400

Chi cho xây

dựng cơ bản 2.360 3.008 3.200 4.900 6.623 9.705 11.530 - Chi thường

xuyên cho giáo dục

12.649 16.906 18.625 27.830 35.007 45.595 55.240 - Chi chương

trình mục tiêu

600 710 970 1.250 1.770 2.970 3.380 -

+Giáo dục 415 495 725 925 1305 2.328 2.333 -

+Dạy nghề 90 110 130 200 340 500 700 -

+TCCN 20 25 30 35 35 37 50 -

+ĐH,CĐ 75 80 85 90 90 105 297 -

Nguồn: Thống kê Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (-: không có số liệu)

Bên cạnh đó , tổng chi ngân sách được phân cho ngành giáo dục của Hà Nội năm 2011 là hơn 1.118 tỷ đồng, tăng khoảng 85 tỷ đồng so với năm 2010. Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, Hội đồng nhân dân thành phố đã phê duyệt mức ngân sách phân bổ năm 2011 cho các trường học với mức tăng hơn 2 lần so với trước đây. Trường mầm non tăng từ 2 triệu lên 3,4 triệu đồng/HS/năm; trường tiểu học từ 1,35 triệu lên 3 triệu đồng/HS/năm; trường THCS từ 1,75 triệu lên 3,7 triệu đồng/HS/năm; trường THPT từ 1,88 triệu lên 4 triệu đồng/HS/năm.

Đối với trường dân tộc nội trú, mức phân bổ ngân sách năm 2011 là 13 triệu đồng/HS/năm; trường khuyết tật là 10,2 triệu đồng/HS/năm; TTGDTX: 1,8 triệu đồng/HS/năm; CĐ sư phạm, nghệ thuật: 14 triệu đồng/HS/năm; các trường CĐ khác: 8,9 triệu đồng/HS/năm; trung cấp sư phạm: 8,4 triệu đồng/HS/năm; trung cấp kinh tế, thương mại, nông nghiệp, xây dựng: 7,5 triệu đồng/HS/năm; trường dạy nghề: 7 triệu đồng/HS/năm ( Đan Thảo, 2010 )

Tuy nhiên mặc dù vốn đầu tư cho giáo dục và đại học có tăng lên nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được cho nhu cầu trong nước mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây. Nguyên nhân cho việc này đó chính là với nguồn ngân sách hạn hẹp của một nước đang phát triển như nước ta cộng thêm với mức thu học phí chưa đủ cao trong nhiều năm gần đây khiến cho các cơ sở giáo dục không có đủ nguồn lực để nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên và đầu tư vào

cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy cho nên có thể nói rằng vốn đầu tư vào giáo dục còn hạn chế và chưa được sử dụng một cách có hiệu quả nên chất lượng giáo dục và đào tạo chưa được nâng cao và nhu cầu xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 20 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w