nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trước xã hội và chính phủ
Cùng với tài chính, trong giáo dục đại học Việt Nam quản trị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy trong hệ thống quản trị ĐH Việt Nam từ các cấp vẫn còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như thiếu tính minh bạch hay vẫn còn chưa được rõ ràng. Nhìn chung cho đến nay hệ thống quản trị Việt Nam không có nhiều thay đổi lớn . Về mặt quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chung. Đây cũng chính là điểm yếu cản trở rất lớn sự phát triển giáo dục đại học của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, tụ chủ đại học là một nguyên lý cơ bản trong hệ thống quản trị ĐH. tự chủ ĐH ba gồm 6 lĩnh vực cơ bản sau: Tự chủ trong quản lý nhà trường, phân bổ nguồn lực, tuyển chọn nhân sự-tài chính-điều kiện làm việc, tuyển chọn sinh viên, chương trình đào tạo/học thuật và giảng dạy, quyết định chuẩn học thuật, đánh giá và cấp văn bằng.
Cũng như tất cả các lĩnh vực khác, giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển luôn có những khoảng cách rất lớn và tự chủ ĐH thể hiện rõ nét những khoảng cách đó. Nguyên nhân cho những sự khác biệt đó là do thể chế chính trị, hình thái kinh tế, lịch sử, xã hội khác nhau.
Ở các quốc gia thuộc hệ thống các nước phát triển Anh-Mỹ , tính tự chủ của các trường ĐH luôn được thể hiện một cách rõ nét nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm
trước xã hội và chính phủ như bao quốc gia khác trên thế giới. Mặt khác , ở các nước Châu Âu lục địa, tự chủ nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ qui định của nhà nước. Ở các nước Châu Á nói chung, hầu hết các trường ĐH đều chịu sự kiểm soát cao bởi những chính sách hay qui định của chính phủ.
Bởi vậy chúng ta có thể hiểu được rằng tự chủ ĐH không phải là khái niệm tuyệt đối. Nhà nứơc có thể can thiệp vào các hoạt động, chính sách của trường ĐH thông qua các hành lang chính sách pháp lý hoặc các thể chế tài chính.
Ở Việt Nam, vấn đề tự chủ trong các trường ĐH vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng và chưa được xem trọng. Trên thực tế, Bộ GD&ĐT đã làm thay công việc của các trường ĐH từ các công việc như bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo , bổ nhiệm giáo sư hay phê duyệt chương trình khung, quyết định mức học phí ( đối với trường công lập ).
Trong khuôn khổ của các trường ĐH người có quyền lực cao nhất đó là Hiệu trưởng. Ngoài ra, trong điều kiện chuyển đổi hiện nay của giáo dục ĐH Việt Nam thì vấn đề tài chính của các trường ĐH cần được tự do quyết định bởi các trường ĐH.
Một cách tương ứng, việc ra quyết định ở các trường ĐH Việt Nam còn nặng theo mô hình truyền thống với quyền lực lớn nằm ở các tổ chức hành chính và các nhà quản lý hành chính. Xu hướng doanh nghiệp và kinh doanh nganỳ càng thâm nhập sâu vào các trường ĐH. Ngoài ra, giáo dục ĐH Việt Nam đang ở trạng thái " Cầu " lớn hơn "cung" ( chỉ khoảng 25% người học được vào các trường ĐH ); trạng thái "độc quyền" vẫn còn tồn tại. Trong bối cảnh đó, cần phải giao quyền sử dụng tài sản và một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh cho một hội đồng trường như hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp ( Phạm Phụ, 2005 ).
Bên cạnh đó , hiện nay nhà nước ta cũng đang chủ trương tăng quyền tự chủ cho các trường công lập và đã thực hiện thí điểm cơ chế "tự chủ tài chính" ở một số trường như trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trường ĐH Thương Mại và Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM. Điều này có nghĩa là nền giáo dục nước ta đang chuyển dần cơ chế từ mô hình cấu trúc trên-xuống ( top-down - top-heavy ) sang mô hình dưới - lên ( bottom-up - bottom-heavy ). Nghĩa là thẩm quyền ra quyết định trong các trường ĐH sẽ được tập trung chủ yếu ở cấp trường . Trong bối cảnh
đó trường ĐH phải tự biết đổi mới, biết chấp nhận rủi ro, và phải đưa ra nhiều quyết định có tính đa mục tiêu. Chỉ có hội đồng trường mới có thể đảm đương được những trách nhiệm đó.
Để các cơ sở giáo dục đại học thực hiên được các yêu cầu hay học hỏi được kinh nghiệm của các nước thì các trường cần được giao quyền tự chủ trên một số lĩnh vực cơ bản như: xây dựng chương trình đào tạo, quyết định số lượng tuyển sinh hàng năm , quyết định mức học phí tạo tính tự chủ cho các trường đại học.