lượng này tự học, tự đào tạo, tự rèn luyền làm gương cho các học sinh sinh viên. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên có các chế độ đãi ngộ phù hộ với công sức, trí tuệ mà họ đã bỏ ra. Chính sách hỗ trợ kịp thời cho lực lượng này trong quá trình tự đào tạo, tự rèn luyện.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chúng ta cần luôn chú trọng tính toàn diện, bồi dưỡng giảng viên cả về tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, năng lực sư phạm.
Bộ nên tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để tiếp tục gửi cán bộ, giảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên trẻ đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài quân đội, trong nước và nước ngoài; đồng
thời tạo nguồn bồi dưỡng giảng viên có trình độ cao để được công nhận chức danh phó giáo sư, giảng viên chủ chốt, chuyên môn sâu, giảng viên đầu ngành. Xây dựng, bồi dưỡng giảng viên đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo giỏi quân đội. Trong đánh giá chất lượng giảng viên, cùng với vai trò của hội đồng khoa học, Bộ nên lấy ý kiến phản hồi từ phía học viên, sinh viên làm cơ sở thúc đẩy tinh thần phấn đấu, cải thiện năng lực chuyên môn và nâng cao chất lượng giờ giảng.
Bộ nên mở rộng phạm vi, quy mô các đề tài nghiên cứu khoa học để giảng viên tự bồi dưỡng, củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn. Chủ động hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ sư phạm mở các khóa bồi dưỡng phương pháp sư phạm cho các giảng viên trẻ. Tiếp tục đầu tư, trang bị và áp dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy; tăng cường các hình thức sinh hoạt chuyên môn ở các bộ môn, xây dựng phương pháp giảng dạy khoa học; tổ chức các câu lạc bộ giảng viên, tạo cơ hội cho giảng viên phát huy sức sáng tạo, có điều kiện trao đổi, rèn luyện nghiệp vụ, phương pháp sư phạm một cách thường xuyên, sôi động. Hơn nữa Bộ nên có kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên trẻ giảng tập, giảng thử, thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng lên lớp, phát huy kỹ năng mềm trong hoạt động giảng dạy; khuyến khích đội ngũ giảng viên tích cực phấn đấu có nhiều giờ giảng mẫu mực, nhiều giảng viên tiêu biểu về đạo đức, năng lực và sáng tạo.
Thêm vào đó, Bộ Giáo dục và đào tạo nên thực hiện một số giải pháp sau để năng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:
Thành lập trung tâm hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên: Các trường đại học Việt Nam hiện nay cần phải có đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu dạy và học. Tuy nhiên để không tạo thêm biên chế và hoạt động có hiệu quả, nhân sự của đơn vị này là các giảng viên thuộc các khoa đào tạo của trường được tập hợp lại, vừa tham gia giảng dạy ở các khoa vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu về dạy và học dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu trường đại học. Việc giảng dạy và
nghiên cứu phải luôn gắn kết với nhau không tách rời nhau, người thoát ly công tác giảng dạy thì không thể hoạt động ở nhóm này.
Chức năng: Đơn vị này có chức năng chính sau:
Thiết kế chương trình, phương pháp giảng dạy và đánh giá, sử dụng công nghệ dạy học, thiết kế và ứng dụng các phần mềm phục vụ đào tạo hỗ trợ nghiệp vụ sư phạm cho tất cả giảng viên của trường. Nghiên cứu cách sử dụng Hồ sơ học tập trực tuyến (ePortfolios) và Ma trận đánh giá (Rubrics) – đây là hai thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng về giảng dạy đại học hiện nay.
Gắn kết giữa các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ thông tin trong cùng một đơn vị để cùng làm việc theo những mục tiêu chung.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ dạy học mới và các phần mềm phục vụ dạy học và đánh giá
Hỗ trợ giảng viên các khoa, bộ môn trong công tác đào tạo: thiết kế chương trình, đánh giá, sử dụng công nghệ và phần mềm dạy học, cung cấp thông tin, tư vấn và tổ chức tập huấn về nghiệp vụ sư phạm. Có riêng một phòng máy tính để hỗ trợ bất cứ giảng viên nào có nhu cầu tìm hiểu về các phần mềm phục vụ dạy học.
Giúp giảng viên phát triển và sử dụng phương pháp giảng dạy tương tác và các phương pháp học tích cực để họ có thể trình bày tài liệu môn học theo các cách và quan điểm khác nhau.
Khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm:
Các trường Đại học cần tạo điều kiện để giảng viên nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy. Đặc biệt phải đặt ra các ngưỡng về bằng cấp để các giảng viên phấn đấu. Ví dụ muốn ở lại giảng dạy đại học lâu dài, giảng viên sau 10 năm giảng dạy phải có bằng Tiến sĩ, sau 20 năm phải đạt chức danh Phó giáo sư. Chú trọng đến việc tôn vinh những giảng viên mô phạm, xuất sắc nhằm khích lệ sự phấn đấu của giảng viên. Hàng năm, căn cứ vào “phiếu điều tra sinh viên” và kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên, nhà trường chọn ra những giảng viên xuất sắc, lập giải thưởng dành cho họ. Những giảng viên này được vinh dự giới thiệu trước toàn trường trong những dịp lễ quan trọng, được mời nói chuyện nhằm truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp vv... Nhà trường phối hợp với trung tâm hỗ trợ giảng viên “sử dụng” ngay các giảng viên xuất sắc của trường tổ chức những lớp học, những lớp tập huấn miễn phí về chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên. Những chứng chỉ được cấp từ những lớp tập huấn này cũng là một trong những điều kiện để xét học hàm Giáo sư hoặc Phó giáo sư cho giảng viên sau này.