Cho đến nay, vẫn chưa có một đề tài nào khảo sát chi tiết về các loại tệ nạn xã hội trong sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuấ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
********************
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Mã số: LH – 2010 - 01/ĐHL - HN
Chủ nhiệm đề tài: TS Ngọ Văn Nhân
HÀ NỘI - 2011
Trang 2MỤC LỤC
Trang
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
“PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Chủ nhiệm đề tài: TS Ngọ Văn Nhân
1
Chuyên đề 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI
TS Ngọ Văn Nhân
42
Chuyên đề 2: TÌNH HÌNH TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG
SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên đề 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CỦA ĐỀ TÀI
“PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC LUẬT HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
TS Ngọ Văn Nhân - ThS Phan Thị Luyện
104
Chuyên đề 5: THỰC TRẠNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HIỆN NAY
ThS Phan Thị Luyện
115
Chuyên đề 6: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỆ NẠN XÃ HỘI
TRONG SINH VIÊN
ThS Phan Thị Luyện
127
Chuyên đề 7: TẠO MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA XÃ HỘI LÀNH MẠNH PHỤC
VỤ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, RÈN LUYỆN, VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TS Ngọ Văn Nhân
134
Chuyên đề 8: TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH
VÀ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG BÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG TRONG
VIỆC GIÁO DỤC, QUẢN LÝ SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TS Ngọ Văn Nhân
148
Chuyên đề 9: PHÁT HUY VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ,
HỘI VÀ ĐOÀN THỂ TRONG TRƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, GIÁO
DỤC, ĐỊNH HƯỚNG SINH VIÊN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
ThS Đỗ Như Kim
163
Chuyên đề 10: NÂNG CAO Ý THỨC ĐẤU TRANH TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ
BÌNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG
Trang 3BÁO CÁO PHÚC TRèNH KẾT QUẢ NGHIấN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC
“PHềNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIấN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Chủ nhiệm đề tài: TS Ngọ Văn Nhõn
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tớnh cấp thiết của đề tài
Tệ nạn xã hội, mà những loại hình cụ thể của nó như nghiện hút ma túy, mại dâm, cờ bạc, say rượu, các loại bệnh xã hội, quậy phá do quá khích, đua đòi
ăn chơi thái quá , về bản chất, là những hành vi sai lệch tiêu cực, thể hiện thái
độ lệch lạc, coi thường các giá trị truyền thống đạo lý, xem nhẹ các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành Nó đã và đang là những vấn nạn gây nhức nhối, bức xúc trong dư luận xã hội, sự lo lắng trong các gia đình, nhà trường và
là mối bận tâm của các cơ quan chức năng nhà nước
Hậu quả tiêu cực mà tệ nạn xã hội có thể gây ra là rất khó lường Một mặt, người dính líu vào các tệ nạn xã hội có thể tự hủy hoại sức khỏe, đánh mất danh
dự, nhân cách của chính mình; buông thả mình theo lối sống phóng túng, trụy lạc và thực dụng Mặt khác, khoảng cách giữa tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp, phạm tội chỉ gần nhau trong gang tấc Để thoả mãn các nhu cầu ảo, bất chính, lợi ích phi pháp của bản thân, người ta có thể dính líu vào các hành vi phạm tội như trộm cắp, lừa đảo, cướp giật tài sản
Sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng, thuộc lớp thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 23 - 25, đang trong giai đoạn chuyển từ sự chín muồi về thể chất sang sự trưởng thành về phương diện tâm lý - xã hội Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ; hình thành, ổn
định về tính cách và có vai trò “người lớn” thực sự (có các quyền công dân, chịu trách nhiệm về hành vi của mình, độc lập trong suy nghĩ, phán đoán…) Đây cũng là thời kỳ ở mỗi sinh viên có nhiều biến động mạnh mẽ về thái độ, động cơ
và thang giá trị xã hội, xác định con đường sống và lập nghiệp trong tương lai
Tuy nhiên, thời kỳ sinh viên còn được gọi là “thời kỳ bão táp và căng thẳng” Tri thức tích lũy chưa đầy đủ, tự ý thức còn thấp, thiếu kinh nghiệm đối
Trang 42
nhân xử thế, dễ “nổi khùng” khi bị phê bình, ham muốn khám phá những điều
“mới lạ” một cách thái quá cùng với cuộc sống xa gia đình, thiếu sự quản lý của cha mẹ thường là nguyên nhân khiến sinh viên dễ dính líu vào các thói hư, tật xấu, tham gia vào các loại tệ nạn xã hội, thậm chí là phạm tội
Chính vì vậy, giáo dục, định hướng để sinh viên nhận thức đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân và những tác hại của tệ nạn xã hội trong sinh viên, xây dựng các giải pháp có tính khả thi và hiệu quả nhằm phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng và mang tính cấp thiết Đó cũng là lý do chúng tôi chọn vấn đề “Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên
Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học
2 Tỡnh hỡnh nghiờn cứu đề tài
Tệ nạn xã hội là chủ đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp xã hội Trên bình diện chung, đã có nhiều bài viết nhằm cảnh bỏo về những tác hại mà tệ nạn xã hội có thể gây ra Chẳng hạn, Nguyễn Thị Hằng, Tệ nạn xã hội - nỗi lo không của riêng ai, Tạp chí Cộng sản, số 3 (489), năm 1996 Bài viết này tập trug phõn tớch tỡnh hỡnh, nguyờn nhõn của tệ nạn xó hội và giúng lờn hồi chuụng cảnh bỏo về trỏch nhiệm của gia đỡnh, nhà trường và xó hội trong phũng ngừa tệ nạn xó hội; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hỏi đáp chính sách pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1997 Cuốn sỏch này tập trung làm
rừ một số vấn đề về chớnh sỏch phỏp luật đối với cụng tỏc phũng chống tệ nạn xó hội Trên phương diện cụ thể, đó cú những cuốn sỏch, nhiều bài viết đăng trên các bỏo, tạp chí viết về từng loại tệ nạn xã hội cụ thể, như viết về nạn nghiện hút
ma túy, mại dâm, cờ bạc , như Bộ Giỏo dục và Đào tạo, Giỏo dục phũng chống
ma tỳy và chất gõy nghiện trong trường và khoa sư phạm đào tạo giỏo viờn trung học phổ thụng, Hà Nội, thỏng 9ư2006; Bộ Giỏo dục và Đào tạo, Giỏo dục phũng chống ma tỳy và chất gõy nghiện trong trường sư phạm đào tạo giỏo viờn tiểu học, Hà Nội, thỏng 9ư2006 Trong cỏc cuốn sỏch này, Bộ Giỏo dục và đào
tạo đề cập và phõn tớch việc lồng ghộp nội dung giỏo dục phũng chống ma tỳy, cỏc chất gõy nghiện trong nội dung cỏc mụn học trong đào tạo giỏo viờn tiểu học, trung học phổ thụng
Trang 5Về tệ nạn xã hội trong sinh viên các trường đại học, chủ yếu là các bài viết
về các vụ việc cụ thể đăng trên các loại hỡnh bỏo chớ, như bỏo viết, bỏo điện tử
Năm 2009, Bộ Giỏo dục và Đào tạo đó tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giải phỏp nõng cao hiệu quả cụng tỏc giỏo dục đạo đức, lối sống phũng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thụng”; cỏc tham luận trong hội thảo này đề cập đến
tỡnh hỡnh tệ nạn xó hội trong học sinh cỏc trường trung học phổ thụng, bàn về cỏc giải phỏp nõng cao hiệu quả cụng tỏc giỏo dục đạo đức, lối sống phũng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh phổ thụng Cho đến nay, vẫn chưa có một đề tài nào khảo sát chi tiết về các loại tệ nạn xã hội trong sinh viên nói chung, sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất, xây dựng các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Đề tài
“Phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và giải pháp” được nhúm tỏc giả lựa chọn với mong muốn góp một tiếng nói vào khoảng trống này
3 Mục đớch, nhiệm vụ nghiờn cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm làm sáng tỏ thực trạng, phân tích các nguyên nhân làm phát sinh cũng như những hậu quả tiêu cực mà các loại hình tệ nạn xã hội có thể gây ra trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó, đề tài đề xuất và luận giải một số giải pháp khả thi nhằm ngăn chặn, phòng chống các tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội hiện nay
Để đạt được mục đớch nghiờn cứu đặt ra trờn đõy, đề tài tập trung giải quyết cỏc
nhiệm vụ sau:
ư Nghiờn cứu lý luận một số vấn đề chung về tệ nạn xó hội, tỡnh hỡnh tệ nạn xó hội núi chung ở nước ta hiện nay cũng như tỡnh hỡnh tệ nạn xó hội trong sinh viờn ở nước ta hiện nay; cỏc quy định của phỏp luật Việt Nam về phũng chống tệ nạn xó hội
ư Khảo sỏt thực tiễn nhằm thu thập thụng tin phục vụ việc đỏnh giỏ thực trạng cỏc loại tệ nạn xó hội xảy ra trong sinh viờn Đại học Luật Hà Nội, ý thức phũng chống tệ nạn xó hội trong sinh viờn Đại học Luật Hà Nội, phõn tớch cỏc nguyờn nhõn của những vấn đề núi trờn
Trang 64
ư Đề xuất và luận chứng tớnh khả thi của một số giải phỏp nhằm phũng chống cú hiệu quả cỏc loại tệ nạn xó hội và nõng cao ý thức phũng chống tệ nạn
xó hội trong sinh viờn Đại học Luật trong giai đoạn hiện nay
4 Phương phỏp nghiờn cứu của đề tỏi
Đây là một đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn; vì vậy, phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa để nghiên cứu các vấn đề lý luận
- Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (kết hợp giữa phương pháp ankét và phương pháp phỏng vấn) để thu thập thông tin thực nghiệm nhằm làm
rõ thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội
5 Phạm vi nghiờn cứu của đề tài
Ngoài cỏc vấn đề lý luận về tệ nạn xó hội núi chung, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong chủ đề phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên
Đại học Luật Hà Nội Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên các khóa 32, 33,
34 và 35 hệ chính quy đang học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội
6 Nội dung nghiờn cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba nhóm vấn đề:
- Nghiên cứu lý luận về tệ nạn xã hội nói chung và các biểu hiện của tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng
- Điều tra xã hội học với đối tượng là sinh viên hệ chính quy đang học tập tại trường nhằm tìm hiểu thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật
Hà Nội, các nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội trong sinh viên
- Đề xuất các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Với nội dung nờu trờn, ngoài Bỏo cáo tổng thuật (phỳc trỡnh) về đề tài, đề tài cú ba nhóm chuyên đề sau:
6.1 Các chuyên đề lý luận
Chuyờn đề 1: Một số vấn đề chung về tệ nạn xó hội
Chuyờn đề 2: Tỡnh hỡnh tệ nạn xó hội và tệ nạn xó hội trong sinh viờn ở
nước ta hiện nay
Trang 7Chuyờn đề 3: Phỏp luật Việt Nam về phũng chống cỏc loại tệ nạn xó hội
6.2 Các chuyên đề khảo sát thực tế
Chuyờn đề 4: Bỏo cỏo kết quả điều tra xó hội học của đề tài
Chuyờn đề 5: Thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà
Nội hiện nay
Chuyờn đề 6: Một số nguyờn nhõn dẫn đến tệ nạn xó hội trong sinh viờn
Đại học Luật Hà Nội hiện nay
6.3 Các chuyên đề về giải pháp
Chuyờn đề 7: Tạo môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh phục vụ các hoạt
động học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí của sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Chuyờn đề 8: Tăng cường vai trò, trỏch nhiệm của gia đình và các cơ quan
chức năng bên ngoài nhà trường trong việc giáo dục, quản lý sinh viờn Đại học Luật Hà Nội
Chuyờn đề 9: Phát huy vai trò, trỏch nhiệm của các đơn vị, hội và đoàn thể
trong trường đối với việc quản lý, giáo dục, định hướng sinh viên luật phòng chống tệ nạn xã hội
Chuyờn đề 10: Nâng cao ý thức đấu tranh tự phê bình và phê bình của sinh
viên Đại học Luật Hà Nội trong phòng chống các tệ nạn xã hội
PHẦN NỘI DUNG
A MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI
I KHÁI NIỆM TỆ NẠN XÃ HỘI
Xột theo nghĩa gốc của thuật ngữ, thuật ngữ “tệ nạn” được cấu tạo bởi hai từ: “tệ” và “nạn”; trong đú, “tệ” cú nghĩa là sai trỏi, xấu xa, trỏi với luõn thường đạo lý, truyền thống của cộng đồng, đỏng bị coi thường, cần phải bị lờn ỏn;
“nạn” cú nghĩa là những lề tật, thúi quen cú tỏc động xấu, ảnh hưởng tiờu cực tới lối sống lành mạnh, tiến bộ trong cỏc cộng đồng người, trong xó hội núi chung Tớnh từ “xó hội” đứng sau thuật ngữ “tệ nạn” núi lờn rằng, những thúi hư, tật xấu, hành vi tiờu cực thường phổ biến, lan truyền trong cỏc cỏ nhõn, cỏc nhúm
xó hội nhất định, trở thành những vấn đề xó hội nghiờm trọng: hủy hoại phẩm
Trang 8Có thể xem xét tệ nạn xã hội trên nhiều chiều cạnh: thái độ, niềm tin và hành vi:
Về mặt thái độ, những người tham gia tệ nạn xã hội thể hiện thái độ xem nhẹ
các giá trị, chuẩn mực xã hội, coi thường các quy tắc sống, giao tiếp, ứng xử của cộng đồng xã hội, bất chấp sự phê phán, lên án của dư luận xã hội; bởi lẽ, bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, trái với nếp sống văn minh, đi ngược lại nền tảng đạo đức, pháp luật
Về mặt niềm tin, những người dính líu vào các loại tệ nạn xã hội thường là
những người đánh mất niềm tin vào cuộc sống, vào những điều tốt đẹp, chìm đắm vào những ảo giác (ma túy); buông thả mình vào lối sống phóng túng, trụy lạc, hưởng thụ (mại dâm); tin rằng dù lười biếng, không muốn lao động chân chính vẫn có thể kiếm tiền dễ dàng, có cuộc sống sung túc (cờ bạc)
Về mặt hành vi, tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội được biểu hiện ra thông qua
các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, các quy định của pháp luật Trong nhiều trường hợp, các hành vi liên quan, dính líu đến tệ nạn xã hội đồng thời cũng là các hành vi phạm pháp luật nói chung, là những hành vi phạm tội hoặc là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm
Các khía cạnh trên đây cho thấy, tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thường các giá trị, chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật; làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc; phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá của con người; ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế; làm băng hoại giống nòi; là nguyên nhân dẫn đến tội phạm
Trang 9Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các loại hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, gây ra hoặc có thể gây những tác hại, hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội
II CÁC LOẠI TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TÁC HẠI CỦA CHÚNG
1 Tệ nạn ma túy
1.1 Khái niệm ma túy
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng, chống ma túy cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và “chất hướng thần” Theo đó, “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”, và “chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng” Định nghĩa này cho thấy chất gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc điểm chung: thứ nhất, chúng đều là những chất có tác động lên hệ thần kinh; thứ hai, chúng có thể gây ra tình trạng nghiện
đối với người sử dụng Mặt khác, các chất này khác nhau ở khả năng gây nghiện Chất gây nghiện như tên gọi của nó có khả năng gây nghiện cao hơn chất hướng thần
“Tiền chất” là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành “Thuốc gây nghiện, hướng thần” là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế, do Chính phủ ban hành Tuy có khá nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý; song, nhìn chung khi nói tới
ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể bằng những cách khác nhau, như tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ và sinh lý của người sử dụng chất ma túy
1.2 Một số loại ma tuý thường gặp
Các loại ma túy thường gặp bao gồm thuốc phiện (anh túc), mooc phin (morphin), heroin, cần sa và ma tuý tổng hợp
1.3 Khái niệm tệ nạn ma túy
Trang 108
Tệ nạn ma túy không chỉ là tình trạng nghiện ma túy, mà còn gồm các tội phạm
về ma túy và cả những hành vi trái phép khác về ma túy
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma tuý
để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý Tình trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen
ma tuý hoặc không, và một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý Theo khoản
11 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy: Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này
Do những tác hại lâu dài và nhiều mặt của ma túy nên Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy với những quy định hết sức nghiêm ngặt Vi phạm các quy định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho Nhà nước trong việc kiểm soát các chất ma túy, mà còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng khác Chính vì vậy, hành vi vi phạm các quy định về chế độ quản lý chất ma túy ở bất cứ
khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm “Tội phạm về
ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước”
Tệ nạn ma tuý là khái niệm dùng để chỉ tình trạng nghiện/lệ thuộc vào ma tuý, các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý
1.4 Tác hại của tệ nạn ma túy
1.4.1 Tác hại đối với sức khỏe, nhân cách của người sử dụng ma túy
Về mặt sức khỏe, người nghiện/lệ thuộc vào ma túy phải chịu những ảnh
hưởng, tổn thương nghiêm trọng đối với hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh
Về mặt nhân cách, người nghiện/lệ thuộc vào ma túy bị tha hóa về nhân cách,
rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội; đánh mất lòng tin của những người xung quanh, dễ bị người khác lợi dụng vào các mục đích xấu Nếu đang là học sinh, sinh viên thì việc học tập bị giảm sút hoặc phải bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ
Trang 111.4.2 Tác hại đối với gia đình: Đối với những gia đình có người nghiện ma túy
thì tệ nạn ma túy thực sự là một nỗi nhức nhối, kinh hoàng Nó làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình Nhu cầu tiền bạc để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày tiêu tốn ít nhất từ 50.000đ đến100.000đ, thậm chí lên tới 1.000.000đ 2.000.000đ/ngày Sức khoẻ của các thành viên khác trong gia đình có người nghiện/lệ thuộc vào ma túy thường bị giảm sút do sự lo lắng, mặc cảm với họ hàng, xóm giềng, do ăn không ngon, ngủ không yên… vì trong gia đình có người nghiện Tệ nạn
ma túy cũng gây tổn thất lớn về tình cảm cho người nghiện và gia đình họ, như thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không có người
chăm sóc…
1.4.3 Tác hại về mặt kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Theo ước tính, số người nghiện ma tuý toàn thế giới hàng năm đã
đốt hàng chục tỷ USD vào ma túy Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho Nhà nước hàng
năm phải dành một khoản ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy, bao gồm các khoản: chi phí cho công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy; chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện;
chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy
Về xã hội: Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS, là
cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS Khi dùng loại ma tuý gây ảo giác làm cho người nghiện có những nhận thức và hành động không phù hợp với đạo đức,
tập quán và pháp luật nên dễ dàng phạm tội Tệ nạn ma túy tác động làm gia tăng tệ
nạn mại dâm (do sử dụng các chất ma túy kích thích) Tệ nạn nghiện ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu về đạo đức, lối sống, sức khoẻ, tri thức của nhiều thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động xã hội, đến tương lai, tiền đồ
của dân tộc
2 Tệ nạn mại dâm
2.1 Khái niệm tệ nạn mại dâm
Mại dâm và tệ nạn mại dâm ở nước ta luôn bị dư luận xã hội phê phán vì nó trái với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Trên phương diện pháp luật, mại dâm là hành vi bất hợp pháp
Trang 1210
Xét về mặt ngữ nghĩa, trong ngôn ngữ thường ngày cũng như trong các văn bản pháp luật phải dùng thuật ngữ kép “mãi/mại dâm” thì mới chính xác Tuy nhiên, do thói quen sử dụng thuật ngữ “mại dâm” đã trở nên phổ biến trong xã hội từ trước đến nay nên chúng tôi chấp nhận dùng khái niệm “tệ nạn mại dâm” làm khái niệm chính thức khi luận bàn về vấn đề này
Mại dâm (bán dâm) là hành vi sử dụng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân
giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, lợi ích vật chất hay
các lợi ích khác Mãi dâm (mua dâm) là hành vi dùng tiền bạc, lợi ích vật chất hay các
lợi ích khác để trao đổi lấy các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân theo thỏa thuận giữa người mua dâm và người bán dâm
Tệ nạn mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục (đối với người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích vật chất (đối với người bán dâm)
2.2 Hậu quả của tệ nạn mại dâm
Trước hết, đối với những người hành nghề mại dâm, mại dâm mang đến bệnh tật và hậu quả nguy hại cho sức khỏe của họ Mại dâm có thể gây ra các tổn thương
đối với cơ thể của người bán dâm, như viêm khớp và dị dạng ở các cơ quan vận động (đầu gối, khớp chân, hông, lưng ) Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như bệnh giang mai, bệnh lậu và đặc biệt là bệnh AIDS Bên cạnh các tổn thương cơ thể, các tổn thương tâm lý cũng có thể là hậu quả ở những người bị cưỡng bức làm nghề mại dâm
Tiếp đến, đối với người mua dâm, tệ nạn mại dâm có thể gây ra những hậu quả khó lường Việc mua dâm không áp dụng các biện pháp an toàn có thể làm cho người
mua dâm bị lây nhiễm các bệnh như giang mai, lậu, nhiễm HIV/AIDS; từ đó, họ lại truyền bệnh cho vợ, bạn tình Hậu quả không chỉ là làm suy giảm sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh, mà còn gây tốn kém về tiền bạc chi phí cho việc chữa bệnh, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình Tệ nạn mại dâm là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ly thân, ly hôn, phá vỡ tình cảm, niềm tin, hạnh phúc gia đình
Trang 13Cuối cùng, đối với các cộng đồng xã hội, đối với xã hội nói chung, tệ nạn mại
dâm là một hiện tượng xã hội gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội Tệ nạn mại dâm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gần đây tội phạm mua bán phụ nữ qua biên giới phục vụ mục đích mại dâm; tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia
3 Tệ nạn cờ bạc
3.1 Khái niệm tệ nạn cờ bạc
Cờ bạc là khái niệm dùng để chỉ các hình thức tổ chức và tham gia các trò chơi
có xác định thắng/thua, trong đó người thắng được nhận một khoản lợi ích bằng tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác từ người thua hoặc người tổ chức trò chơi
Tệ nạn cờ bạc là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu hiện tình trạng các cá
nhân tổ chức và tham gia các trò chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu quả xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội
3.2 Một số hình thức biểu hiện của tệ nạn cờ bạc
Các hình thức biểu hiện của tệ nạn cờ bạc gồm đánh bài; chơi lô, đề; cá độ bóng đá, các môn thể thao khác; chơi cờ bạc game online; chọi gà Ngoài các hình
thức biểu hiện của tệ nạn cờ bạc nêu trên, dân cờ bạc còn sử dụng rất nhiều những hình thức khác để cá độ, đặt cược, trông chờ vào sự may rủi, như đua ngựa, đua chó,
đua xe, chơi đôminô, xúc xắc, chẵn lẻ.v.v
3.3 Tác hại của tệ nạn cờ bạc
Là một vấn nạn xã hội, tệ nạn cờ bạc đã và đang gây ra những hậu quả, tác hại rất nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và xã hội nói chung Sự ham mê cờ bạc, trước hết, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của chính bản thân người chơi cờ bạc Khi
cờ bạc đã ăn sâu vào tâm trí con người thì nó đã trở thành một loại bệnh tinh thần nghiện cờ bạc Tệ nạn cờ bạc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp (đối với công nhân, công chức, viên chức ), bị đuổi học, bỏ học (đối với học sinh, sinh viên)
do họ quá mải mê với các trò cờ bạc mà bê trễ công việc cơ quan, làm việc kém hiệu quả, học hành sút kém Tệ nạn cờ bạc làm phát sinh các mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ, tổn thương tình cảm, đổ vỡ niềm
Trang 1412
tin giữa vợ/chống, cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình
4 Các tệ nạn xã hội khác
4.1 Say rượu và nghiện rượu
Trong những năm gần đây, tình trạng say rượu và nghiện rượu đã và đang trở thành một vấn nạn xã hội, có thể coi là một tệ nạn xã hội thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội Đặc biệt tệ nạn say rượu đang có xu hướng gia tăng nhanh trong lứa tuổi thanh thiếu niên Say rượu và nghiện rượu là một trạng thái bệnh lý, hình thành do kết quả của việc sử dụng quá nhiều trong một lần hoặc sử dụng mang tính hệ thống các đồ uống có cồn (rượu, bia); hậu quả là, nồng độ cồn cao làm cho người uống rơi vào trạng thái say, đánh mất lý trí và sự tỉnh táo Say rượu và nghiện rượu thường là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, bạo lực trong gia đình, ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu phố, lối xóm Trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mất lý trí do say rượu, người say rượu có thể gây ra các hành vi tội ác
4.2 Đua xe trái phép
Đua xe trái phép là một loại tệ nạn xã hội có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng tham gia đua xe trái phép và tụ tập cổ vũ đua xe trái phép chủ yếu là thanh, thiếu niên Đua xe trái phép là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện ở những hành vi sai lệch có tính chất ngông cuồng, quậy phá, coi thường pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội; thường do những người quá khích thực hiện và có tính tổ chức trong việc thực hiện hành vi Đây là một loại tệ nạn xã hội phức tạp, rất nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện
4.3 Nghiện chơi game
Tình trạng nghiện game online bị coi là một loại tệ nạn xã hội vì nó có thể gây
ra nhiều tác hại cho cá nhân, gia đình và xã hội Trước hết, nghiện game online gây tốn kém về tiền bạc, suy giảm kinh tế, thu nhập của người chơi cũng như gia đình vì phải
bỏ tiền, thậm chí nhiều tiền để chơi game Mặt khác, sự ham mê, dành nhiều thời gian cho việc chơi game sẽ khiến người nghiện chơi game không còn nhiều thời gian cho công việc làm ăn; đôi khi rơi vào tình trạng thất nghiệp vì bị đuổi việc Nghiện chơi
Trang 15game còn để lại hậu quả về mặt xã hội Nghiện chơi game online có thể dẫn đến hành
vi phạm pháp, phạm tội
III TÌNH HÌNH TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Tình hình tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay
Tình hình tệ nạn xã hội là khái niệm dùng để chỉ động thái diễn biến, cơ cấu, thực trạng của tệ nạn xã hội, bao gồm tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm, tệ nạn cờ bạc và các tệ nạn khác, xảy ra trên phạm vi toàn xã hội hay ở một khu vực nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định
1.1 Tình hình tệ nạn ma túy
Tệ nạn ma túy mà biểu hiện cụ thể là tình trạng mua bán và sử dụng ma túy
đang có xu hướng gia tăng nhanh Tại Hội nghị bàn về Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS và phòng chống ma tuý tại các tỉnh trọng điểm,
diễn ra ở Hải Phòng, Tổng cục Cảnh sát cho biết, hiện nay, tệ nạn ma tuý đã có mặt tại
cả 63 tỉnh, thành phố của cả nước Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp ở cả 3 hình thức mua bán, vận chuyển trái phép, trồng, tái trồng cây có chất ma tuý và người nghiện ma tuý Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai
Châu, Yên Bái, Nghệ An đã phát hiện và triệt phá gần 100 ha cây thuốc phiện
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, theo con số có trong hồ sơ quản lý của 13 địa phương, gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa
Vũng Tàu, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Quảng Ninh, thì tính tới tháng 9/2008 đã có 92.342 người nghiện ma tuý (chưa tính số người nghiện tại các trại giam, cơ sở giáo dưỡng do Bộ Công an
quản lý), chiếm tới 66% tổng số người nghiện trên toàn quốc (138.518 người)
Điều đáng lo ngại là tình hình nghiện ma túy trong công nhân, viên chức lao động cũng có diễn biến phức tạp Do chịu ảnh hưởng, tác động trực tiếp của tình hình
tội phạm ma túy quốc tế và khu vực nên tình hình tệ nạn, tội phạm ma túy ở nước ta cũng như trong công nhân, viên chức lao động có diễn biến mới phức tạp Nhiều địa bàn có số cán bộ công nhân, viên chức lao động nghiện ma túy khá đông, tập trung ở các tỉnh biên giới, miền núi, các tỉnh có mỏ khai thác khoáng sản như: Sơn La, Điện
Trang 1614
Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Cao Bằng , hoặc một số tỉnh, thành phố có nhiều người lao động nhập cư từ nơi khác đến Tính đến ngày đầu tháng 7/2009, cả nước có 155.242 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, so với cuối năm 2008 đã giảm 18.361 người (trên 10%) Số người nghiện là cán bộ, công nhân, viên chức là 1.386 người, giảm 3.451 người so với năm 2008 (giảm hơn 71%) Người nghiện là các cán bộ, công nhân, viên chức lao động đang có xu hướng trẻ hóa, chủng loại ma túy và phương hướng sử dụng ma túy trong các đối tượng này cũng ngày càng phức tạp, đa dạng hơn
Bên cạnh đó, tình trạng phạm tội về ma túy trong công nhân, viên chức lao động vẫn tiếp tục diễn ra Một bộ phận công nhân, viên chức lao động (lái xe, phụ xe khách, lái xe tải chạy đường dài, nhân viên y tế ) đã lợi dụng vị trí, điều kiện công tác của mình để thực hiện các hành vi phạm tội, như đã trực tiếp vận chuyển hoặc thông đồng, tiếp tay cho các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy; một số người có liên quan đến lĩnh vực quản lý, cấp phát thuốc tân dược cai nghiện đã lợi dụng vị trí công tác của mình để hoạt động phạm tội, tuồn thuốc tân dược, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần ra bán ngoài thị trường tự do.
1.2 Tình hình tệ nạn mại dâm
Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 và đã có
tác dụng kìm hãm tốc độ gia tăng của tệ nạn mại dâm, giảm rõ rệt về phạm vi, quy mô của hoạt động mại dâm nơi công cộng, hạn chế được hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ Tuy nhiên, tệ nạn mại dâm mới chỉ giảm ở bề nổi
Số người bán dâm chưa giảm, mại dâm có yếu tố nước ngoài đang có chiều hướng gia tăng Hoạt động mại dâm trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát Điều đáng lo ngại là phụ nữ bán dâm ngày càng trẻ hóa, dưới 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 1825 tuổi: 42%, từ 2535 tuổi: 35% Nhìn chung, những người bán dâm thuộc nhóm trình độ văn hóa thấp, khoảng 80% có trình độ văn hóa cấp tiểu học, trung học cơ sở
và khoảng 10% mù chữ
Trong 5 năm từ 2004 đến 2009, Bộ Công an đã nỗ lực khám phá, bắt giữ 7.674
ổ mại dâm với 24.712 đối tượng gồm chủ chứa, môi giới mại dâm, gái bán dâm và khách mua dâm Tuy nhiên, cả nước hiện vẫn còn 40.000 người làm nghề mại dâm
Trang 17Trên địa bàn cả nước cũng còn gần 200 tụ điểm mại dâm hoạt động phức tạp ở nơi công cộng, địa bàn giáp ranh tỉnh, quận, huyện, xã, phường như: Hà Nội (18 tụ điểm),
TP Hồ Chí Minh (21 tụ điểm), Khánh Hòa, Bình Thuận, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc có từ 3 4 tụ điểm Tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng, Phú Yên, số cơ sở kinh doanh dịch vụ tăng hơn các năm trước, đặc biệt là các dịch vụ dễ biến tướng, trá hình tệ nạn mại dâm, như xông hơi, xoa bóp, tẩm quất
Thời gian gần đây, tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xuất hiện những đường dây “gái gọi cao cấp” (đa số còn rất trẻ, có nhan sắc với tuổi đời trung bình từ 17 20,
cá biệt có trường hợp mới 14 15 tuổi), hoặc một số khách sạn liên doanh với người nước ngoài có sự câu kết với đối tượng là người Việt Nam để tuyển lựa gái mại dâm là
ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh Điều đặc biệt nguy hiểm là hoạt động mại dâm qua mạng Internet cũng đang phát triển mạnh Số đối tượng tìm cách bán dâm ở nước ngoài ngày càng nhiều nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng Bộ Công an
dự báo đây là hiện tượng có xu hướng phát triển trong thời gian tới
Về tình hình tệ nạn mại dâm trong cán bộ, công nhân, viên chức lao động, theo
báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, số liệu khách mua dâm là cán bộ, công nhân, viên chức lao động tuy không nhiều (khoảng 3%); song, Bộ này khẳng định, đây chưa phải con số thống kê đầy đủ và số liệu thực tế có thể còn lớn hơn nhiều Mại dâm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường làm việc Nghiêm trọng hơn, do khủng hoảng kinh tế, nhiều nữ công nhân bị thất nghiệp đã chuyển sang làm tiếp viên cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm hoặc tham gia các hoạt động mại dâm
Trang 1816
kiểu chơi lô, đề đang tồn tại ở rất nhiều nơi Điều đáng chú ý là đã xuất hiện ở một bộ phận thanh, thiếu niên còn rất trẻ cũng tham gia chơi lô, đề
Chỉ cách đây vài năm cá độ qua mạng còn là cả một thế giới bí ẩn với dân cá độ
“cò con” Nhưng giờ đây, cá độ qua mạng đã trở nên thông dụng Chỉ cần có một máy tính nối mạng và một tài khoản trong ngân hàng, dân độ có thể dễ dàng gia nhập thế
giới cá độ trực tuyến Vào mùa bóng đá, một đêm lượng tiền giao dịch có thể lên đến
cả tỷ đồng
2 Tình hình tệ nạn xã hội trong sinh viên ở nước ta hiện nay
Cùng với tình hình tệ nạn xã hội nói chung, tình hình tệ nạn xã hội trong đối tượng học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay cũng đang diễn biến theo chiều hướng hết sức phức tạp Các nghiên cứu, thống kê cho thấy, trong sinh viên có sự xuất hiện và tồn tại hầu như đủ các loại tệ nạn xã hội, từ ma túy, mại dâm, cờ bạc cho tới say rượu, nghiện chơi game online, bạo lực học đường Tệ nạn xã hội ở một bộ phận sinh viên được ví như “luồng gió đen” đang len lỏi khắp các trường đại học Đó cũng là nguyên nhân dẫn sinh viên tới các hành vi phạm tội Theo thống kê của cơ quan công an, mỗi năm ở các trường đại học ít nhất có hàng chục vụ sinh viên phạm pháp hình sự
Trước hết, phải kể tới tình trạng phạm tội buôn bán ma túy và nghiện ma túy trong sinh viên Những năm trước đây, đối tượng buôn bán ma túy thường mua chuộc,
dụ dỗ những người nông dân ít hiểu biết pháp luật để vận chuyển ma túy thuê cho chúng, song gần đây, mục tiêu này đã chuyển sang giới sinh viên, nhất là số sinh viên
ở các tỉnh được đánh giá là trọng điểm về ma túy Chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kỹ năng sống, không tu dưỡng bản thân và bị cuốn theo lối sống xa hoa nơi đô thị, nhiều học sinh, sinh viên đã, đang bị các đối tượng buôn “cái chết trắng” làm mờ mắt, lôi kéo vào con đường phạm tội
Thống kê từ năm 2005 đến năm 2008 cho thấy, vi phạm hình sự trong học sinh, sinh viên lên tới 8.000 vụ, trong đó có trên 800 vụ phạm tội liên quan đến ma túy Theo số liệu thống kê mới đây của các cơ quan chức năng, trên địa bàn cả nước có hơn 146.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên, đáng báo động là cứ
100 người nghiện thì có tới 70 người ở tuổi vị thành niên Đau lòng hơn, có những sinh viên vì tiêm chính ma túy đã bị nhiễm HIV/AIDS hoặc chết vì sốc thuốc
Trang 19Cờ bạc (lô, đề, cá độ bóng đá ) không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên Có những sinh viên chơi lô, đề hết cả tiền triệu, cả xe máy, máy tính xách tay đắt tiền; thậm chí lấy cả sổ đỏ ngôi nhà gia đình đang sinh sống đem đi “cắm” để thỏa mãn “cơn khát đỏ đen” Vào mùa bóng đá, dưới cái vỏ bọc “cổ động viên nhiệt tình”, nhiều sinh viên sẵn sàng “dốc túi” để tham gia các trò cá độ bóng đá Đến các điểm chơi bi a, bi lắc có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm sinh viên các trường đại học đang “say mê” với cuộc chơi vì mỗi ván chơi ít nhất cũng phải có 50.000 đồng
Không đam mê cờ bạc, nhưng một số sinh viên các trường đại học lại mê mẩn, sống với thế giới ảo nhiều hơn với thế giới thật Vì đam mê game online, có những sinh viên đã bỏ ra tiền thật để mua lấy những “vũ khí” ảo nhằm trang bị cho nhân vật của mình thật tinh nhuệ Số tiền chi ra từ vài trăm nghìn đồng rồi lên đến vài triệu, thậm chí lên tới hàng chục triệu lúc nào cũng chẳng biết Hậu quả là, kết quả học hành sút kém; nợ nần bắt đầu chồng chất, những sinh viên này bị các chủ nợ săn lùng, bị báo lên Ban giám hiệu nhà trường Vấn đề xem xét các hình thức kỷ luật, thậm chí là
bị lưu ban, đuổi học được đặt ra
Hiện tượng sinh viên uống rượu và say rượu đã trở thành chuyện thường ngày đối với nhiều người Bất cứ một dịp nào, từ sinh nhật, ngày lễ tết, ngày cuối tuần, thậm chí là không cần “nhân dịp”, các nam sinh viên cũng tụ tập uống rượu Ai cũng biết uống rượu nhiều sẽ rất có hại cho lục phủ, ngũ tạng, nhưng tất cả đều phớt lờ và cho rằng “vui là chính, sức khỏe là thứ yếu” Thậm chí, những khi “cạn tiền”, nhiều sinh viên còn đi mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn/lít, nghĩa là “rượu thì ít, cồn thì nhiều” Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nở hoa cà hoa cải vô cùng hại người Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “trăm phần trăm” thấy vui là được
Không hẳn là mại dâm, song tình trạng “yêu liều” cũng đang là một vấn đề đáng báo động trong sinh viên hiện nay Yêu liều ở đây là yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy Nếu chỉ là tình yêu trong sáng, thì yêu nhiều cũng không gây hậu quả gì nghiêm trọng Nhưng một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình dục Hậu quả là tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai là giải pháp bắt buộc đối với họ Không ít “nam thanh nữ tú” sinh viên đã phải lén lút đến những phòng khám hoa liễu để chữa trị căn bệnh “khó nói” Khám chữa bệnh không đến nơi
Trang 20cơ bị nhiễm HIV rất cao
IV PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG CÁC LOẠI TỆ NẠN XÃ HỘI
1 Pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy
Để góp phần ngăn ngừa, phòng, chống, đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế những
tác hại mà tệ nạn ma túy gây ra, Nhà nước ta đã sớm xây dựng, ban hành Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 Luật này đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm
2001 Luật này gồm 8 chương, 56 điều, “quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý” (Điều 1) Phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các cơ quan, tổ chức (Chương II, từ Điều 6 đến Điều 14) Luật phòng, chống ma túy đưa ra các quy định về
kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy (Chương III, từ Điều 15 đến Điều 24); về cai nghiện ma túy (Chương IV, từ Điều 25 đến Điều 35); về công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý
Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội, ngày 03 tháng 6 năm 2008, Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10; có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2009 Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 21CT/TW ngày 26
tháng 3 năm 2008 Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý trong tình hình mới Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số
Trang 21165/2008/QĐTTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma tuý trong tình hình mới.
Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên những người có nguy cơ cao dính líu vào tệ nạn ma túy, Căn cứ vào Luật phòng chống ma túy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tư Số 31 /2009/TTBGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009
Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, gồm 5 chương, 16 điều
Trên phương diện pháp luật hình sự, nhằm đảm tính ngăn ngừa, răn đe và tạo
cơ sở pháp lý cho việc các loại tội phạm liên quan đến tệ nạn ma túy, Nhà nước ta đã sớm có các điều luật quy định các tội phạm về ma túy Trong Bộ luật hình sự năm
1999 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2000), các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVII, bao gồm 10 điều luật (từ Điều 192 đến Điều 201) quy định 10 tội danh liên quan đến ma túy Sau lần sửa đổi, bổ sung (tháng 6/2009) còn 9 điều luật quy định
9 tội danh
2 Pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm
Để góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam, ngày 14 tháng 3 năm
2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL-UBTVQH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2003
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm bao gồm 6 chương, 41 điều, “quy định những biện pháp phòng, chống mại dâm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong phòng, chống mại dâm” (Điều 1) Chương II (từ Điều 10 đến Điều 21) quy
định những biện pháp, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong phòng chống mại dâm Pháp lệnh phòng, chống mại dâm dành chương III (từ Điều 22 đến Điều 29) để nêu các biện pháp, hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm Chương IV quy định các vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về phòng, chống mại dâm, gồm các điều từ Điều 30 đến Điều 37 Chương V quy định và khen
Trang 2220
thưởng và khiếu nại, tố cáo (Điều 38 và Điều 39) Chương VI là Điều khoản thi hành (Điều 40 và Điều 41)
Để góp phần đưa Pháp lệnh phòng, chống mại dâm vào thực tiễn cuộc sống,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm gồm 5
đến 200.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc cách chức; b) Nếu tái phạm thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng và thông báo về cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc”
4 Pháp luật về phòng chống một số loại tệ nạn xã hội khác
4.1 Đối với nạn say rượu và nghiện rượu
Năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/CP ngày 2861994Quy định các biện pháp đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ bạc và say rượu bê tha
Trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mất lý trí do say rượu, người say rượu có thể gây ra các hành vi tội ác Chính vì vậy, Điều 14 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự” Phạm tội trong trạng thái say rượu cũng là tình tiết tăng nặng đối với một số tội danh quy định trong Bộ luật hình sự
Chẳng hạn, điểm b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh
Trang 23khác, khoản 2, Điều 202 Tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Hoặc, điểm b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác, khoản 2, Điều 208 Tội phạm vi
phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
4.2 Đối với nạn đua xe trái phép
Trên phương diện pháp luật hình sự, hành vi tổ chức đua xe trái phép và hành
vi đua xe trái phép là những hành vi phạm tội quy định tại Điều 206 (Tội tổ chức đua
xe trái phép) và Điều 207 (Tội đua xe trái phép) của Bộ luật hình sự năm 1999 Trên phương diện pháp luật hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ
CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo Điều 1 của Nghị định này, vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của
pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Nghị định đã dành Điều 37 để quy định xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép Các điều luật trên đây cho thấy, trên cả phương diện pháp luật hình sự và pháp
luật hành chính, các hành vi tạo nên vấn nạn đua xe trái phép (đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép, tụ tập cổ cũ đua xe trái phép) đều bị pháp luật xử lý nghiêm minh
4.3 Đối với nạn nghiện trò chơi trực tuyến (game online)
Để quản lý trò chơi trực tuyến game online, trước đây, liên Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Công an đã ban hành Thông tư 60/2006/TTLTBVHTTBBCVTCA về quản lý trò chơi trực tuyến Thông tư đã đưa ra các quy định khá chặt chẽ và cụ thể nhằm hạn chế việc chơi game online quá nhiều, hạn chế tác động tiêu cực của game online đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế quản lý về quản lý trò chơi trực tuyến thay thế Thông tư 60
Nghị định số 28/2009/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet có một điều riêng (Điều 17) quy định về các hành vi vi phạm và mức độ xử phạt đối với trò chơi trực tuyến, mức phạt bằng tiền cao nhất lên đến 50.000.000 (năm mươi triệu)
Trang 2422
đồng, ngoài ra cũn quy định cỏc hỡnh thức xử phạt bổ sung, như tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chớnh; trục xuất người nước ngoài cú hành
vi vi phạm
B THỰC TRẠNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIấN ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI VÀ NGUYấN NHÂN
I Thực trạng tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay
1 Thực trạng về tệ nạn xã hội trong sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Sinh viên trường Đại học luật Hà Nội mặc dù được học tập trong môi trường pháp lý, được trang bị những kiến thức về pháp luật một cách có hệ thống, nhưng cũng không thể khẳng định rằng tệ nạn xã hội không xâm nhập vào đời sống sinh viên Vậy nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về tệ nạn xã hội như thế nào?
được khảo sát cho rằng, hành vi chơi lô đề, cờ bạc là tệ nạn xã hội trong sinh viên;
đánh bài ăn tiền hoặc lợi ích vật chất khác là 83.5% Đây thực sự là hai hành vi phổ biến nhất trong giới sinh viên nói chung
Tệ nạn xã hội trong sinh viên là hiện tượng phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp bất cứ ở đâu như trên đường phố , ngoài công viên, hoặc những nơi công cộng khác
Trang 25Kết quả điều tra cho thấy, có 81.6% sinh viên trả lời có tình cờ phát hiện, nhìn thấy sinh viên hoặc người khác tham gia vào tệ nạn xã hội
Tìm hiểu xem sinh viên Đại học Luật bị phát hiện, nhìn thấy có tham gia vào những loại tệ nạn xã hội nào, kết quả thu được như sau:
Loại tệ nạn xã hội mà sinh viên Đại học Luật Hà Nội có tham gia
Số liệu ở bảng trên cho thấy, có 3 loại hành vi mà sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có tham gia hành vi chơi lô đề, cờ bạc (72.5%), hành vi đánh bài ăn tiền (44.2%) và say rượu (38.7%) Những hành vi này diễn ra thường xuyên trong thực tế, theo quan điểm của sinh viên Hành vi mại dâm được cho là khó phát hiện nhất nhưng vẫn có 9.2% sinh viên trả lời có nhìn thấy
Tìm hiểu về số lần phát hiện hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội, có 56% sinh viên trả lời thỉnh thoảng nhìn thấy và chỉ có 5% sinh viên trả lời nhìn thấy duy nhất một lần Khi tiến hành xử lý thông tin chéo với câu hỏi về chỗ ở của sinh viên hiện nay
Số liệu trong bảng dưới đây cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ giữa những người sống ở các khu vực khác nhau về số lần sinh viên phát hiện hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội
Bạn đang ở đâu
Total
Ký túc xá
Khu nhà trọ
ở với gia đình, người thân
Điạ điểm khác
Trang 2624
Khi được hỏi những người mà bạn phát hiện, nhìn thấy tham gia vào các tệ nạn xã hội họ là ai? Kết quả thu được như sau:
Sinh viên trường đại học nào Theo kết quả ở bảng trên, tệ nạn có ở các trường đại học và trong sinh viên luật cũng không phải là ngoại lệ 52.5% sinh viên trả lời rằng, người họ thấy tham gia vào tệ nạn xã hội là sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Khi hỏi quan điểm, sự đánh giá của những sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi về hành vi chơi lô, đề, đánh bài ăn tiền, cá độ bóng đá của các sinh viên là như thế nào, nhận được kết quả như sau:
Tỷ lệ hợp lệ
Tỷ lệ cộng dồn
Đánh giá về hành vi chơi lô, đề, đánh bài ăn tiền, cá độ bóng đá
Phần lớn sinh viên đánh giá hành vi trên là không bình thường (42.0%) và rất không bình thường (20.4%); chỉ có một số lượng nhỏ (6.4%) sinh viên cho rằng hành
vi trên là rất bình thường và có tới 31% sinh viên cho rằng hành vi này là bình thường Khi xử lý chéo với biến giới tính thì 39% sinh viên nam đánh giá hành vi này là bình thường và ở nữ là 22% Khi hỏi sinh viên tại sao lại cho rằng hành vi này là bình thường vì “Tôi nhìn thấy hành vi này thường xuyên ở các xóm trọ, ở các nơi công cộng” (P.T.H K32) Như vậy bình thường đối với họ nghĩa là nhìn thấy nó thường xuyên
Trang 27Khi được đề nghị về đánh giá về hành vi say rượu, kết quả cho thấy: 45.5% sinh viên luật cho rằng hành vi say rượu là bình thường đối với các bạn sinh viên và 10.6% cho là rất bình thường
Tỷ lệ hợp lệ
Tỷ lệ cộng dồn
Đánh giá về hành vi say rượu
Về địa điểm mà người trả lời phỏt hiện hoặc nhỡn thấy sinh viờn luật tham gia vào tệ nạn xó hội, kết quả thu được như sau:
Địa điểm mà sinh viên tham gia vào tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội trong sinh viên xuất hiện tại tất cả các địa điểm được liệt kê; trong
đó, khu nhà trọ là nơi sinh viên chứng kiến nhiều nhất các tệ nạn xã hội (51,8%), tiếp
đến là quán nước (50,0%) - nơi tập trung của các chủ quán ghi lô, đề và là tụ điểm của nhiều người thuộc nhiều tầng lớp xã hội lôi kéo sinh viên vào tệ nạn xã hội Ký túc xá
là nơi quản lý chặt chẽ của nhà trường nhưng cũng có tới 24.5% sinh viên trong mẫu nghiên cứu chứng kiến tệ nạn xã hội
2 Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với sinh viên
Khi được hỏi, việc sinh viờn tham gia vào tệ nạn xó hội ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động học tập, rốn luyện của họ, kết quả trả lời như sau:
Tỷ lệ hợp lệ
% cộng dồn
Trang 28ảnh hưởng nghiêm trọng (43,8%) và rất nghiêm trọng (45,3) của tệ nạn xã hội đối với sinh viên Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ cho rằng, sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với sinh viên là ít nghiêm trọng (7,3%) và không ảnh hưởng (3,6%) Sinh viên luật cũng đã chỉ ra được những ảnh hưởng đối với hoạt động học tập, rốn luyện khi sinh viờn tham gia vào tệ nạn xó hội:
7 Nguy cơ dớnh lớu vào cỏc hành vi phạm tội 389 70.7
ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến học tập, rèn luyện của sinh viên
II Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên
1 Sự tác động của môi trường kinh tế - xã hội
Qua hơn hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới, thành tựu về kinh tế đã được khẳng định và đánh giá cao Bên cạnh đó cũng bộc nhiều mặt trái của xã hội: gia tăng
sự bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, các giá trị, chuẩn mực xã hội truyền thống bị biến đổi, nhiều cá nhân bị lôi kéo cuốn hút vào các hoạt động kinh tế mang tính vụ lợi hình thành lối sống thực dụng, chức năng giáo dục của gia
đình bị suy giảm, sự kiểm soát của xã hội ngày càng hạn chế Điều đó là nguyên nhân làm tăng tội phạm và tệ nạn xã hội
Trang 29Hiện tượng nghiện hút, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác tập trung chủ yếu tại các khu nhà trọ Tệ nạn lô đề, cờ bạc phát triển do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa; những khu vực dân cư vốn dĩ trước đây làm nông nghiệp nay đất đai bị thu hồi Tình trạng thất nghiệp hoặc việc làm không ổn định đã đẩy người dân vào tệ nạn xã hội và lôi kéo sinh viên vào tình trạng lô đề, cờ bạc
Vấn đề ma túy không chỉ là vấn nạn của phạm vi quốc gia mà nó là vấn đề toàn cầu Để có lợi nhuận từ mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, người ta sẵn sàng lôi kéo các tầng lớp xã hội tham gia và không loại trừ sinh viên Ban đầu là nghiện sau đó để có tiền thỏa mãn cơn nghiện thì tham gia vận chuyển Giống như đối với tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm cũng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, không có khả năng thua lỗ, không đòi hỏi có trình độ nghiệp vụ
kỹ thuật cao Điều này đã làm cho các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, massage, bia ôm,
vũ trường ngày càng nhiều Người tham gia hoạt động mại dâm cũng rất đa dạng có thể thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội Từ đó dịch
vụ bán dâm cao cấp và lôi kéo sinh viên tham gia vào dịch vụ này
2 Nguyên nhân do thiếu sự quản lý của gia đình và nhà trường
Phần lớn sinh viên biết tự chủ và định hướng đúng đắn vị thế quan trọng nhất của mình, nhưng vẫn còn bộ phận sinh viên do không có sự quản lý của bố mẹ đã có nhiều hành vi sai lệch trong đó có hành vi tham gia vào các tệ nạn xã hội Kết quả điều tra xã hội học của đề tài cho thấy, theo đánh giá của sinh viên, nguyên nhân dẫn đến việc tham gia vào tệ nạn xã hội là do thiếu sự quản lý của cha mẹ chiếm 77.2% Do gia
đình ở xa, mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường rất hạn chế Nhiều gia đình chỉ biết thông tin về kết quả học tập và tình hình ăn ở thông qua một kênh thông tin là chính con mình cung cấp Có những gia đình con bỏ sa ngã vào các tệ nạn xã hội mấy năm rồi mới biết
Các trường đại học chỉ quản lý được số sinh viên nội trú của mình Ban quản lý
ký túc xá của trường luôn bỏo cáo tốt về thành tích đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội vì số lượng sinh viên mà nằm trong sự quản lý của họ là rất ít so với số sinh viên toàn trường Các tổ chức đoàn cũng có vai trò rất quan trọng đến công tác giáo dục đạo
đức, lối sống đúng đắn cho sinh viên Nhưng hiện nay tổ chức này cũng chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa lôi kéo được các thành viên của mình vào các hoạt động bổ
Trang 3028
ích, tránh xa tệ nạn xã hội Tổ chức đoàn chưa có những hoạt động thiết thực, bổ ích giúp sinh viên nghèo và sinh viên mắc các tệ nạn xã hội
3 Nguyên nhân xét dưới góc độ tâm lý
Một trong những yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi sai lệch là nhu cầu hưởng thụ
Tệ nạn cờ bạc, lô đề là hiện tượng xảy ra nhiều nhất trong giới sinh viên Khi tham gia vào hiện tượng này, đa phần sinh viên đều có tâm lý hám lợi, ăn thua, muốn để thắng
để thu lợi Vì vậy bằng mọi cách như thế chấp toàn bộ những vật có giá trị, như xe đạp,
xe máy, máy tính, không có thì đi trộm cắp để đánh lô đề, cờ bạc Mặt khác, tuổi trẻ tính tự quyết định bản thân còn hạn chế, do đó, dễ bị lôi kéo vào lối sống hưởng thụ, ăn chơi Tuổi trẻ luôn có tâm lý thích thể hiện bản thân cho mình “phù hợp với thời đại”
“đổi mới tư duy” Yếu tố khác bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan như buồn chán, thất vọng, mâu thuẫn gia đình, tình yêu tan vỡ, bạn bè rủ rê lôi kéo cũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội của sinh viên Với tư tưởng thất vọng chán đời, muốn chôn vùi thể xác vào con đường rượu chè cờ bạc, ma túy, đó là những người bạn đồng hành
4 Nguyên nhân từ những hạn chế của công tác phòng chống tệ nạn xã hội
Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao Các chế tài
đối với các hành vi tham gia vào tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe, phòng ngừa Việc xử lý hành vi còn chưa nghiêm minh, ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật trong phạm vi toàn xã hội, tạo ra tâm lý xem thường pháp luật của một bộ phận sinh viên và các nhóm xã hội khác; thiếu các cơ quan chuyên trách phòng chống các tệ nạn xã hội đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa dành nhiều nhân lực và vật chất cho công tác phòng chống tệ nạn xã trong sinh viên
C MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHềNG CHỐNG VÀ NÂNG CAO í THỨC PHềNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG SINH VIấN ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI
I TẠO MễI TRƯỜNG VĂN HểA - XÃ HỘI LÀNH MẠNH PHỤC VỤ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, RẩN LUYỆN, VUI CHƠI, GIẢI TRÍ CHO SINH VIấN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1 Tăng cường cụng tỏc giỏo dục chớnh trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viờn
Trang 31Thứ nhất, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên trong
trường về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy,
Ban Giám hiệu nhà trường đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống cho sinh viên Tiếp theo, vấn đề không kém phần quan trọng là sự chỉ đạo
nghiêm túc, kịp thời công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh
viên từ phía Ban Giám hiệu nhà trường Chi bộ, Ban lãnh đạo các phòng chức năng,
khoa chuyên môn, trung tâm trong trường phải coi công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, có sự chỉ đạo nghiêm túc, đôn đốc kịp thời nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này
Về phía đội ngũ cán bộ, giảng viên, đảng viên, khi tham gia vào công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải coi đây như là một nhiệm
vụ chính trị của họ Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải gắn với hoạt động giáo dục, đào tạo pháp luật; giáo dục, đào tạo pháp luật hỗ trợ cho công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống vì giữa chúng luôn có
mối liên hệ mật thiết với nhau Các nhà giáo cần phải đổi mới giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tránh giảng chính trị, đạo đức suông; chính trị, đạo đức, lối sống phải gắn với pháp luật, phải gắn với định hướng nghề nghiệp mà sinh viên sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp ra trường
Về phía sinh viên, cần nhìn nhận nghiêm túc về vai trò, tầm quan trọng của giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đối với chính mình, tránh tình trạng học qua
loa, đại khái cho xong Chừng nào việc học tập chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trở thành nhu cầu tự thân, là yếu tố thường trực trong ý thức của mỗi sinh viên luật thì
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho họ mới thực sự đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả như mong muốn
Thứ hai, cần xác định rõ những nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống cho sinh viên, tránh tình trạng giáo dục chung chung, không có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống đòi
hỏi phải quán triệt cho sinh viên luật các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
Trang 3230
pháp luật của Nhà nước, tiếp tục học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giới thiệu các phẩm chất đạo đức nghề luật
Thứ ba, khi đã xác định rõ nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, cần đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên luật Phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên phải thực sự sinh động, hấp dẫn, cuốn hút sinh viên, hướng tới rèn luyện cho họ kỹ năng sống, giao tiếp, thực hành, áp dụng những hiểu biết về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đời sống thường nhật
Thứ tư, tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này Qua sơ kết, tổng kết, chúng ta sẽ biết được
những thành công, kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; những thuận lợi và khó khăn khi triển khai công tác này; chỉ ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế; rút ra được những bài học kinh nghiệm cần thiết
2 Chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ các hoạt động rèn luyện, vui chơi, giải trí ngoài giờ học cho sinh viên
Xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ các hoạt động rèn luyện, vui chơi, giải trí ngoài giờ học cho sinh viên có nghĩa là tạo ra, trang bị những phương tiện vật chất phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí của sinh viên
Đó có thể là sân vận động (mini), nhà thi đấu thể thao sinh viên, rạp chiếu phim, nhà văn hóa sinh viên Cùng với các phương tiện vật chất đó còn cần phải có người đứng
ra tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao thiết thực, có ý nghĩa nhằm lôi cuốn, thu hút sinh viên tham gia (tổ chức các giải thể thao, liên hoan văn nghệ, các loại hình câu lạc
bộ sinh viên) Những hoạt động văn hóa lành mạnh, thiết thực và bổ ích đồng thời giúp sinh viên tránh xa được cám dỗ của các loại tệ nạn xã hội
Trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” như hiện nay, tình trạng chung của nhiều trường là cơ sở vật chất, ký túc xá, nhà văn hóa, sân chơi cho sinh viên còn thiếu trầm trọng Nhu cầu hoạt động tập thể, giao lưu của sinh viên là rất lớn và cần thiết, nhưng các cách thức tổ chức sinh hoạt văn hóa lại ít được quan tâm Từ việc thiếu chỗ
Trang 33cho sinh viên vui chơi, giải trí, tham gia sinh hoạt văn hóa lành mạnh, sinh viên sẽ tìm đến những điểm chơi game online, bia, đánh bài
Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội, do nhiều nguyên nhân, vấn đề xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ các hoạt động rèn luyện, vui chơi, giải trí ngoài giờ học cho sinh viên cũng chưa thực sự được quan tâm và đang trong tình trạng thiếu trầm trọng Số chỗ ở trong ký túc xá vốn đã rất ít so với nhu cầu nội trú của sinh viên thì nay đã bị trưng dụng phân nửa làm văn phòng cho các khoa, phòng, trung tâm Những thiết chế văn hóa như rạp chiếu phim, sân vận động mini, nhà văn hóa sinh viên đều
là những thứ xa lạ, “trong mơ cũng không dám nghĩ đến” đối với sinh viên trường luật Tuy nhiên, chúng ta không quên rằng, hoạt động ngoài giờ học của đại bộ phận sinh
viên Đại học Luật Hà Nội đều nằm ngoài tầm nhìn và sự kiểm soát của nhà trường
Lấy gì đảm bảo rằng, sinh viên luật những người đang học tập, tiếp thu kiến thức, hiểu biết pháp luật không sa đà vào các loại tệ nạn xã hội ở mức độ khác nhau?
Từ thực trạng trên đây, chúng tôi cho rằng, ngay từ bây giờ, mặc dù công trình xây dựng nhà A còn chưa hoàn tất, lãnh đạo nhà trường đã phải tính tới vấn đề củng
cố, xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ các hoạt động rèn luyện, vui chơi, giải trí ngoài giờ học cho sinh viên Cụ thể:
Một là, ngay khi có thể, nhà trường cần đầu tư cải tạo, nâng cấp nhà C, trang bị
các dụng cụ luyện tập thể thao để chuyển nơi đây trở thành một trung tâm thể dục, thể thao thu hút sinh viên đến luyện tập đúng như chức năng ban đầu của tòa nhà này Một trung tâm thể thao đúng nghĩa sẽ giúp cho sinh viên luật có điều kiện để rèn luyện thể chất, giao lưu, thi đấu thể thao môi trường tích cực giúp sinh viên tránh xa các tệ nạn
xã hội Việc tập luyện, thi đấu giao hữu thể thao giữa sinh viên với nhau sẽ thu hút nhiều sinh viên khác tham gia và cổ vũ cho phong trào thể thao
Hai là, sau khi hoàn thành nhà A, cần nhanh chóng trả lại khuôn viên sân ký túc
xá đủ rộng như trước đây để sinh viên có chỗ đi dạo, chơi các môn thể thao ngoài trời, như bóng đá mini, cầu lông, bóng chuyền , triển khai các hoạt động xã hội, hoạt động vui chơi, giải trí khác Không gian sống trong khu ký túc xá rộng rãi, thông thoáng cũng là một không gian văn hóa cần thiết cho cuộc sống, sinh hoạt của sinh viên
Trang 343 Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc vận động và các hoạt động xã hội khác trong sinh viên
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc vận động và các hoạt động xã hội khác trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội, chúng ta cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Các hoạt động phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục, thể thao cần đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn bằng nhiều phương thức đa dạng, phong phú, sinh động, tránh phô trương, hình thức rườm rà Ngoài các dịp liên hoan văn nghệ, thi
đấu thể thao nhân các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng, cần thường xuyên triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh hoạt khoa học, hái hoa dân chủ, nói chuyện thời sự theo chủ đề ở quy mô nhỏ, nhẹ nhàng, do Ban chủ nhiệm các loại hình câu lạc bộ sinh viên hoặc các hạt nhân nòng cốt đứng ra tổ chức Các câu lạc bộ luật gia trẻ, câu lạc bộ thơ có thể tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng Các câu lạc bộ thể thao, tùy theo từng môn như cờ vua, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông , có thể tổ chức luyện tập hàng ngày, hàng tuần; định kỳ hàng quý tổ chức thi đấu giao hữu Tạo được các diễn đàn, sân chơi thu hút sinh viên tham gia cũng có nghĩa là chúng ta tạo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ các hoạt động rèn luyện, vui chơi, giải trí cho sinh viên Đại học Luật Hà Nội, giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội
Các phong trào, các cuộc vận động được phát động trong sinh viên cũng cần
đi vào thực chất bằng những hình thức thiết thực và cần có các cơ chế để đánh giá
Trang 35tính hiệu quả của chúng Đã đến lúc chúng ta phải ngồi lại, tiến hành các khảo sát thực
tế làm cơ sở để sơ kết, tổng kết các cuộc vận động, rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai các phong trào, các cuộc vận động trong sinh viên được thiết thực và hiệu quả hơn
Riêng đối với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong sinh viên Đại học Luật Hà Nội, ngoài “Lễ ký cam kết phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội” được
thực hiện trên hội trường hàng năm, cần thành lập Câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội trong sinh viên
II TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH VÀ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG BÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC, QUẢN LÝ SINH VIÊN ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục và quản lý con em
1.1 Chuẩn bị tốt hành trang kiến thức tâm lý, hiểu biết xã hội, kinh nghiệm giao tiếp cho con cái trước khi nhập trường, chính thức trở thành sinh viên
Cha mẹ, người thân cần dành nhiều thời gian để trò chuyện, giáo dục con về truyền thống của gia đình, dòng họ nhằm khơi gợi niềm tự hào và quyết tâm phấn đấu của thế hệ sau; dạy cho con những bài học về luân thường, đạo lý, cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống tập thể xa nhà; nhắc nhở con về tác hại, hậu quả của các loại tệ nạn xã hội để con tuyệt đối tránh xa, biết cách chọn bạn tốt để kết giao và tránh xa các đối tượng xấu
Thu xếp để các em được gặp gỡ, trò chuyện với những sinh viên là người cùng làng, cùng xã để các em chủ động nắm bắt những thông tin cần thiết về cuộc sống, sinh hoạt ở thành phố, đặc biệt là ở các khu nhà trọ sinh viên
Cha mẹ cần thống nhất và đề ra cho con một số quy định về chế độ sinh hoạt, giờ giấc học tập, nghỉ ngơi ; về mức chu cấp kinh phí phục vụ ăn uống, sinh hoạt tùy thuộc vào điều kiện, khả năng kinh tế của gia đình Dù kinh tế gia đình có ở mức giàu
có thì vẫn phải đề ra cho con một hạn mức vừa phải phù hợp tương đối với mặt bằng chung trong xã hội, tạo cho con thái độ biết trân trọng đồng tiền và thói quen tiết kiệm trong chi tiêu
Trang 3634
Đối với những sinh viên có hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ ly thân, ly hôn thì chính các bậc làm cha, làm mẹ và người thân càng phải quan tâm đặc biệt hơn tới các em Đối với số sinh viên này, sự chăm sóc, động viên, giáo dục, định hướng cho các em biết cách vượt qua hoàn cảnh, tránh xa tệ nạn xã hội càng phải được tăng cường nhiều hơn
1.2 Thiết lập các cơ chế đáng tin cậy nhằm kiểm tra, giám sát, quản lý quá trình học tập, rèn luyện của con cái trong những năm học đại học
Thứ nhất, nhờ bạn bè, người thân ở Hà Nội, ở các thành phố nơi con đang học
đại học thường xuyên quan tâm, động viên, nhắc nhở việc ăn ở, học hành của con cái Đây là cơ chế “kiểm tra mềm” nhưng sẽ phát huy hiệu quả cao nếu biết vận dụng một cách linh hoạt
Thứ hai, thiết lập và giữ mối liên hệ thường xuyên với chủ nhà trọ, cảnh sát khu
vực hoặc những người hàng xóm xung quanh nơi con cái đang thuê trọ nhằm nắm bắt kịp thời tình hình sinh hoạt của con cái Bất cứ phụ huynh sinh viên nào có con cái ở nhà trọ cũng có thể sử dụng cơ chế này nếu thực sự quan tâm đến con cái
Thứ ba, phụ huynh sinh viên cần giữ vững mối liên hệ với các đơn vị chức
năng của trường, nhất là Phòng Công tác sinh viên để nắm bắt tình hình học tập của con cái Phụ huynh sinh viên cũng có thể xin số điện thoại và giữ mối liên hệ với cố vấn học tập để nắm bắt tình hình học tập của con
Thứ tư, định kỳ hoặc đột xuất (tốt nhất là đột xuất), các bậc phụ huynh cần phải
thu xếp thời gian về Hà Nội thăm, trực tiếp kiểm tra việc ăn ở, học hành của con
2 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng bên ngoài nhà trường, chủ nhà trọ trong việc giáo dục và quản lý sinh viên ngoại trú
2.1 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Chính quyền địa phương, Công an phường sở tại, đặc biệt là cảnh sát khu vực, trong việc giáo dục, quản lý sinh viên luật ngoại trú
Về phía Công an phường sở tại, cần làm tốt các công việc quản lý sau đây đối
với số sinh viên ngoại trú trên địa bàn mình phụ trách:
Trên cơ sở giấy chứng nhận của nhà trường cho phép sinh viên ở ngoại trú, Công an phường tạo những điều kiện tốt nhất để giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú
Trang 37cho sinh viên ngoại trú theo đúng Nghị định số 51/CP của Chính phủ về việc đăng ký
và quản lý hộ khẩu, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và các quy định của Quy chế này
Lãnh đạo Công an phường sở tại cần giao trách nhiệm cho cảnh sát khu vực trách nhiệm định kỳ tổ chức họp với toàn thể sinh viên ngoại trú trên địa bàn mình phụ trách nhằm quán triệt sinh viên thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương về giữ gìn, bảo vệ trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội trên địa
Công an phường sở tại, trên cơ sở nắm bắt, quản lý sinh viên ngoại trú trên địa bàn, có trách nhiệm cấp cho sinh viên giấy nhận xét về việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương, những thành tích đóng góp cho địa phương, hoặc những khuyết điểm vi phạm của sinh viên
2.2 Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý các tụ điểm vui chơi, giải trí, hiệu cầm đồ, dịch vụ Internet xung quanh trường đại học, ký túc
xá, các khu nhà trọ sinh viên
Tăng cường các hoạt động tuần tra, kiếm soát tại các khu vực xung quanh các trường đại học, khu ký túc xá, khu nhà trọ sinh viên
Tăng cường công tác kiểm tra hành chính đối với các bàn bán vé xổ số, các quán nước xung quanh trường đại học, ký túc xá, khu nhà trọ sinh viên, nhất là vào
“giờ cao điểm” từ 16h đến 17h hàng ngày Đây là khoảng thời gian mà sinh viên các trường đại học ghé vào chơi lô, đề
Đối với các quán game, dịch vụ Internet xung quanh các trường đại học, ký túc xá, các khu nhà trọ sinh viên, các cơ quan chức năng cần yêu cầu các chủ quán ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh loại dịch vụ này, như không kinh doanh, sử dụng các trò chơi có nội dung độc hại, thực hiện đúng quy định về giờ đóng cửa quán
Đối với các hiệu cầm đồ xung quanh các ký túc xá, khu nhà trọ, vì lợi nhuận
và cạnh tranh với các hiệu cầm đồ khác trong việc thu hút khách hàng là sinh viên nên các chủ hiệu cầm đồ thường nhận cầm đồ bất cứ món hàng nào mà không cần tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, giấy tờ liên quan đến các món đồ đó
Trang 38Một là, tùy theo số lượng nhà trọ có thể cho thuê, sau khi đã ổn định số lượng
sinh viên thuê trọ, các chủ nhà trọ cần tổ chức họp sinh viên để thống nhất và quán triệt việc thực hiện nội quy nhà trọ hoặc cùng sinh viên xây dựng nội quy nhà trọ
Hai là, theo điều kiện tối đa có thể, các chủ nhà trọ cần duy trì trật tự và bảo
đảm an ninh cho khu nhà trọ sinh viên một cách ổn định, lâu dài Khu nhà trọ cần được thiết kế “kín cổng, cao tường”, có đầy đủ “cửa đóng, then cài” để sinh viên “đi đóng, về mở”
Ba là, các chủ nhà trọ cần thường xuyên giáo dục, đôn đốc, nhắc nhở sinh viên
thuê trọ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương; thực hiện tốt các quy định về khai báo tạm trú, tạm vắng; vận động sinh viên thuê trọ tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
từ thiện, tình nguyện do địa phương tổ chức
Bốn là, các chủ nhà trọ cần có sự phối hợp, hợp tác chặt chẽ với chính quyền,
công an địa phương trong việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà trọ
Năm là, các chủ nhà trọ cần giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với gia
đình (cha mẹ, người thân) của những sinh viên thuê trọ tại khu vực nhà mình trên cơ
sở thỏa thuận giữa hai bên
III PHÁT HUY VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, HỘI VÀ ĐOÀN THỂ TRONG TRƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC, ĐỊNH HƯỚNG SINH VIÊN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1 Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các khoa chuyên môn, phòng chức năng trong việc quản lý, giáo dục và định hướng sinh viên luật phòng chống tệ nạn xã hội
1.1 Vai trò, trách nhiệm của các khoa chuyên môn trong việc quản lý, giáo dục và định hướng sinh viên phòng chống tệ nạn xã hội
Trang 39Một là, tùy theo lĩnh vực chuyên môn của từng khoa, có thể tổ chức biên soạn
các tài liệu chuyên sâu về pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội để phổ biến, tuyên truyền trong sinh viên luật thông qua các hình thức như nói chuyện chuyên đề, phát tài
liệu miễn phí cho sinh viên Hai là, phối hợp với các Phòng Đào tạo, Phòng Công tác
sinh viên, Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên tổ chức và chủ trì các cuộc hội thảo theo các chủ đề về phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên, như tổ chức cho sinh viên đăng ký bài viết, phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên viết bài, thẩm định nội dung, chủ trì hội thảo Đây là một loại diễn đàn rất quan trọng và cần thiết nơi sinh viên có thể bày tỏ tiếng nói, quan điểm của họ về tệ nạn xã hội; thu hút các sinh viên
khác tham dự hội thảo Ba là, mỗi khoa, dựa vào đội ngũ cán bộ, giảng viên của mình,
có thể đảm nhiệm vai trò, trách nhiệm khác nhau trong giáo dục, định hướng sinh viên
phòng chống tệ nạn xã hội Bốn là, các khoa chuyên môn cần tích cực phối hợp với
các đơn vị chức năng, hội, đoàn thể trong trường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên toàn trường
1.2 Vai trò, trách nhiệm của Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên trong việc quản lý, giáo dục và định hướng sinh viên phòng chống tệ nạn xã hội
Trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, lãnh đạo, nhân
viên Phòng Đào tạo có thể phát huy vai trò giáo dục, định hướng sinh viên phòng
chống tệ nạn xã hội thông qua những hình thức khác nhau, như thường xuyên nhắc nhở sinh viên tuân thủ các nội quy, quy chế học tập, rèn luyện, tránh xa tệ nạn xã hội; lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội trong các dịp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, tư vấn học tập cho sinh viên Bộ phận xây dựng kế hoạch giảng day, thời khóa biểu có thể nhanh chóng, kịp thời cung cấp thời khóa biểu cá nhân từng học kỳ của sinh viên cho gia đình, người thân của họ khi có yêu cầu
Phòng Công tác sinh viên có vai trò, tr¸ch nhiÖm to lớn trong quản lý sinh viên, định hướng họ tự phòng chống và tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
Thứ nhất, trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Phòng Công tác sinh viên cần lồng ghép các nội dung về phòng chống tệ nạn xã hội để tuyên
truyền, phổ biến trong sinh viên Thứ hai, Phòng Công tác sinh viên cần quan tâm và chú trọng đầu tư, định hướng để việc tổ chức các phong trào, hoạt động cho sinh viên
Trang 4038
đi vào thực chất, có chiều sâu và phát huy được hiệu quả trong sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa Phòng Công tác sinh viên với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Thứ ba, Phòng Công tác sinh viên nên đề xuất với lãnh đạo Nhà trường và chủ trì xây dựng
Bản quy định về vai trò, trách nhiệm của sinh viên luật trong việc tự phòng chống và tham gia phòng chống tệ nạn xã hội Thứ tư, Phòng Công tác sinh viên cần tích cực
động viên, khuyến khích sinh viên nhiệt tình tham gia các cuộc hội thảo khoa học trong sinh viên về phòng chống tệ nạn xã hội, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng
chống tệ nạn xã hội khi chúng được tổ chức Thứ năm, đối với số sinh viên nội trú,
Phòng Công tác sinh viên tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Phòng Quản trị, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Trạm y tế, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội quy ký túc xá sinh viên; có biện pháp xử lý kịp thời đối với những sinh viên có hành vi sai
lệch, có biểu hiện tham gia vào các loại tệ nạn xã hội Thứ sáu, Phòng Công tác sinh
viên phối hợp với các cơ quan hữu quan để quản lý số sinh viên ngoại trú,thực hiện tốt
Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Thứ bảy, Phòng Công tác sinh viên cần phải chú trọng việc
thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa Nhà trường với gia đình sinh viên nhằm phối hợp giải quyết những vấn đề có liên quan đến sinh viên
1.3 Phòng bảo vệ phối hợp chặt chẽ với Phòng quản trị (bộ phận quản lý ký túc xá) trong việc quản lý và định hướng số sinh viên nội trú phòng chống tệ nạn xã hội
Phòng bảo vệ quản lý chặt chẽ giờ giấc ra vào ký túc xá của sinh viên nội trú,
xử lý nghiêm các trường hợp sinh viên vi phạm nội quy, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các khu vực trong trường; thường xuyên nhắc nhở sinh viên giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành nội quy, quy chế, không tham gia vào các loại tệ nạn xã hội
Để góp phần nâng cao ý thức phòng chống tệ nạn xã hội cho sinh viên nội trú,
bộ phận quản lý ký túc xá cần thường xuyên duy trì chế độ trực ban, làm tốt công tác khai báo tạm trú, tạm vắng, nhắc nhở sinh viên chấp hành nội quy ký túc xá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục các sinh viên khác; giữ mối liên
hệ với gia đình, người thân của những sinh viên nội trú; tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội trong sinh viên