xã hội hiếu học, có thị trường học tập với một hệ thống giáo dục linh hoạt, đa dạng trong đó mỗi người được thoả mãn tối đa các nhu cầu và động cơ học tập…”.1 Để đáp ứng được yêu cầu
Trang 1ThS Phan C«ng LuËn *
1 Đặt vấn đề
Xã hội học tập với nền kinh tế tri thức là
xu thế chung của thời đại Xã hội học tập là
xã hội mà mọi người lấy học tập là công việc
thường xuyên, suốt đời, học trong nhà
trường và ngoài nhà trường, chính quy hay
không chính quy như một phần không thể
thiếu trong cuộc đời mình Xã hội học tập là
“ xã hội hiếu học, có thị trường học tập
với một hệ thống giáo dục linh hoạt, đa dạng
trong đó mỗi người được thoả mãn tối đa
các nhu cầu và động cơ học tập…”.(1)
Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội học
tập đòi hỏi mỗi người nói chung và sinh viên
các trường đại học nói riêng phải coi trọng vấn
đề tự học Tự học là mỗi người tham gia vào
hoạt động học tập phải chủ động, tích cực, tự
nguyện tổ chức tốt hoạt động học tập của
mình Coi việc học là yếu tố tự thân, phù hợp
với quan điểm cơ bản của triết học, đó là quan
điểm tự thân vận động Tự học là việc sinh
viên phải tự xác định rõ mục đích học tập để
làm gì? Chủ động xây dựng kế hoạch học tập,
sự phối kết hợp giữa những người học với
nhau, xây dựng tốt quan hệ giữa người thầy và
người học trong đó người học phải là trung
tâm của hoạt động học tập Người học phải là
chủ thể tích cực, chủ động tốt hoạt động học
tập của cá nhân, rèn luyện tốt kĩ năng tự học
của bản thân nhằm chiếm lĩnh và làm chủ tri
thức, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng xã
hội học tập với nền kinh tế tri thức hiện nay Thực tế, qua nghiên cứu điều tra về khả năng tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội chúng tôi thấy sinh viên chưa hình thành thói quen về kĩ năng này
2 Những khó khăn cơ bản về kĩ năng
tự học của sinh viên Trường Đại học Luật
Hà Nội
2.1 Khó khăn về mặt nhận thức trong kĩ năng tự học của sinh viên
2.1.1 Kết quả chung của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba về mặt nhận thức Chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu trên đối tượng là 103 sinh viên năm thứ nhất
và 109 sinh viên năm thứ ba ở năm khoa chuyên ngành về những khó khăn trong nhận thức xúc cảm và kĩ năng tiến hành tự học của sinh viên được thể hiện trong các bảng sau:
Qua Bảng 1 chúng tôi thấy nhìn chung sinh viên nhận thức khó khăn lớn nhất với sinh viên là việc “Tự kiểm tra, đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định” (điểm trung bình - ĐTB = 2.11, xếp thứ bậc 1/6) Kết quả điều tra này là phù hợp với thực tiễn bởi sinh viên cũng chưa bao giờ được tham gia vào công việc này Đây cũng là tình trạng chung của sinh viên các trường đại học trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội
* Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 2Bảng 1: Khó khăn về mặt nhận thức trong quá trình tự học của sinh viên
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn, TB: Thứ bậc
Phân tích kết quả khảo sát cũng cho
thấy: có 33 sinh viên (chiếm 15,6%) biết rõ,
123 sinh viên (chiếm 58%) có biết và 56
sinh viên (chiếm 26,4%) không biết “Tự
kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và
thang đánh giá đã được xác định” Thực
trạng này cho thấy đa phần sinh viên không
biết hoặc biết rất ít công việc “Tự kiểm tra
đánh giá theo từng nội dung và thang đánh
giá đã được xác định” Các em nhìn chung
không được nhà trường, phòng chức năng cũng
như các giảng viên quan tâm, tổ chức thường
xuyên công việc này và điều này cũng ít nhiều
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Tiếp theo là kĩ năng “Tự điều chỉnh, bổ
sung các nội dung kiến thức sau khi tự kiểm
tra đánh giá” (ĐTB = 2.01, xếp thứ bậc 2/6)
Kết quả này cũng cho thấy rõ nếu sinh viên không được thực hiện đầy đủ kĩ năng “Tự kiểm tra, đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định” thì kĩ năng này cũng không được sinh viên tham gia thường xuyên
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy một
số các kĩ năng tự học được sinh viên nhận thức ít, khó khăn hơn như kĩ năng “Tự giác, tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập”,
“Phân bổ thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt động khác”
Thực trạng khảo sát trên cho thấy sinh viên sinh viên đã thấy rõ trách nhiệm của mình, chủ động hơn trong việc học tập và
Năm thứ nhất (103 sinh viên)
Năm thứ ba (109 sinh viên)
Chung (212 sinh viên)
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB
1 Tự giác, tích cực hoàn thành mọi nhiệm
2 Phân bố thời gian cân đối giữa học tập
3 Phân bố thời gian cho từng nội dung tự
4 Ưu tiên hợp lí về thời gian cho từng nội
5 Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung
và thang đánh giá đã được xác định 2.12 0.66 1 2.10 0.62 1 2.11 0.64 1
6 Tự điều chỉnh, bổ sung các nội dung
kiến thức sau khi tự kiểm tra đánh giá 2.00 0.64 2 2.02 0.65 2 2.01 0.65 2
Trang 3nhà trường, giảng viên cần phải tạo điều kiện
cho sinh viên phát huy hết tính năng động
sáng tạo của mình bằng việc tổ chức các diễn
đàn học tập, tham gia các buổi diễn án, trao
đổi các phương pháp học tập
Tiếp theo là kĩ năng “Phân bổ thời gian
cân đối giữa học tập và các hoạt động khác”
(ĐTB = 1.61, xếp thứ bậc 5/6) trong đó có
79 sinh viên (chiếm 45,8%) biết rõ, 101 sinh
viên (chiếm 47,6%) có biết và 14 sinh viên
(chiếm 6,6%) không biết Thực trạng trên
cho thấy nhìn chung sinh viên đã biết tự
giác, tích cực học tập thì đều biết sắp xếp,
cân đối thời gian học tập và các hoạt động
khác Tuy nhiên, cũng còn một số sinh viên
xa rời việc học tập, chưa chủ động sắp xếp
thời gian giữa việc học và tham gia các hoạt
động khác dẫn tới kết quả học tập không
tốt Thực trạng này đòi hỏi các phòng chức năng (Phòng đào tạo, Phòng công tác sinh viên) phải phối hợp với ban chủ nhiệm các khoa kịp thời phát hiện để giúp đỡ và uốn nắn sinh viên
2.1.2 Kết quả riêng năm thứ nhất và năm thứ ba về nhận thức
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 1, chúng tôi nhận thấy nhìn chung về mặt nhận thức, các kĩ năng tự học của sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về các kĩ năng trên Ở sinh viên đã có sự thống nhất cao trong thứ bậc về nhận thức những khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các
kĩ năng tự học của sinh viên
2.2 Khó khăn về mặt xúc cảm trong kĩ năng tự học của sinh viên
Bảng 2: Khó khăn về mặt xúc cảm trong tự học của sinh viên
Năm thứ nhất (103 sinh viên)
Năm thứ ba (109 sinh viên)
Chung (212 sinh viên)
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB
1 Tự giác, tích cực hoàn thành mọi
2 Phân bố thời gian cân đối giữa học
tập và các hoạt động khác 1.52 0.57 5 1.50 0.52 4 1.51 0.55 4
3 Phân bố thời gian cho từng nội dung
tự học một cách hợp lí 1.60 0.55 3 1.46 0.55 6 1.53 0.55 3
4 Ưu tiên hợp lí về thời gian cho từng
nội dung tự học cụ thể 1.56 0.55 4 1.47 0.55 5 1.51 0.54 4
5 Tự kiểm tra, đánh giá theo từng nội
dung và thang đánh giá đã xác định 1.84 0.59 1 1.95 0.61 1 1.90 0.60 1
6 Tự điều chỉnh, bổ sung các nội dung
kiến thức sau khi tự kiểm tra đánh giá 1.83 0.62 2 1.88 0.63 2 1.85 0.63 2
2.2.1 Kết quả chung năm thứ nhất, năm
thứ ba về mặt xúc cảm
Qua Bảng 2 chúng tôi nhận thấy: Với kĩ
năng “Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và thang giá được xác định” (ĐTB = 1.90, xếp thứ bậc 1/6) có 50 sinh viên
Trang 4(chiếm 23,6%) thể hiện thái độ không thích,
133 sinh viên (chiếm 62,7%) thể hiện thái
độ bình thường và tỏ ra không quan tâm tới,
còn 29 sinh viên (chiếm 13,7%) thì tỏ thái
độ thích Như vậy, có tới 86,7% số sinh
viên khi trả lời các phiếu khảo sát của
chúng tôi đều tỏ thái độ thờ ơ, không quan
tâm hoặc không thích kĩ năng này Kết quả
này cũng phù hợp với việc sinh viên tỏ ra
nhận thức khó khăn với việc thực hiện kĩ
năng “Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội
dung và thang đánh giá đã xác định” Nhận
thức khó khăn sẽ dẫn đến sinh viên có thái
độ không đúng về kĩ năng này
Tương tự vậy, với kĩ năng “Tự điều
chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức sau
khi tự kiểm tra đánh giá” (ĐTB = 1.85, xếp
thứ bậc 2/6) có 59 sinh viên (chiếm 27,8%)
thể hiện thái độ không thích, 125 sinh viên
(chiếm 59,0%) thể hiện thái độ bình thường
(không quan tâm) và chỉ có 28 sinh viên
(chiếm 13,2%) là có thái độ thích Như vậy
cũng có 86,6% số sinh viên tỏ thái độ không
tích cực đối với kĩ năng này
Bên cạnh những sinh viên có thái độ
không tích cực khi phải thực hiện kĩ năng
trên thì kết quả khảo sát cũng cho thấy sinh
viên có thái độ tích cực hơn khi thực hiện
các kĩ năng tự học như: “Tự giác, tích cực
hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập”, “Phân bổ
thời gian cân đối giữa học tập và các hoạt
động khác” và “Ưu tiên hợp lí về thời gian
cho từng nội dung tự học cụ thể”
2.2.2 Kết quả riêng năm thứ nhất và
năm thứ ba về xúc cảm
Phân tích kết quả khảo sát ở Bảng 2
cho thấy:
- Giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba không có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về kĩ năng “Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và thang đánh giá đã xác định” và kĩ năng “Tự điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức sau khi tự kiểm tra, đánh giá” Nhìn chung, sinh viên đều có thái
độ không tích cực với các kĩ năng này Đây cũng là hiện trạng đòi hỏi các nhà trường, các phòng chức năng, khoa cũng như từng giảng viên phải quan tâm để sinh viên có những thái độ đúng khi thực hiện kĩ năng này
- Về kĩ năng “Tự giác, tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập” và kĩ năng
“Phân bổ thời gian cho từng nội dung tự học một cách hợp lí” thì giữa sinh viên năm thứ nhất với sinh viên năm thứ ba có những điểm khác biệt Các em sinh viên năm thứ nhất có thái độ tích cực nhất với việc thực hiện kĩ năng “Tự giác, tích cực hoàn thành mọi nhiện vụ học tập” Các em tuy mới bước vào trường đại học nhưng đã biết lo lắng cho việc học tập trong môi trường mới của mình Đây cũng là thực tế đòi hỏi nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, hứng khởi, có kỉ luật để sinh viên duy trì thường xuyên thái độ tích cực với việc học tập của mình Với kĩ năng này sinh viên năm thứ ba chỉ tỏ thái độ bình thường Tuy nhiên, về kĩ năng “Phân bổ thời gian cho nội dung tự học một cách hợp lí” thì sinh viên năm thứ ba có thái độ tích cực hơn sinh viên năm thứ nhất
Do vậy, nhà trường cũng cần tổ chức cho các khoá được giao lưu, liên kết để sinh viên sinh viên mới vào có điều kiện học tập các anh chị khoá trên về phương pháp học tập cho tốt
Trang 52.3 Khó khăn về mặt kĩ năng tiến hành quá trình tự học của sinh viên
Bảng 3: Khó khăn về kĩ năng tiến hành tự học của sinh viên
nghiên cứu khoa học
ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB ĐTB ĐLC TB
1 Tự giác, tích cực hoàn thành mọi
2 Phân bố thời gian cân đối giữa học
tập và các hoạt động khác 1.83 0.58 5 1.79 0.56 4 1.81 0.57 5
3 Phân bố thời gian cho từng nội
dung tự học một cách hợp lí 1.99 0.55 3 1.83 0.62 3 1.91 0.59 3
4 Ưu tiên hợp lí về mặt thời gian cho
từng nội dung tự học cụ thể 1.95 0.60 4 1.74 0.66 5 1.84 0.64 4
5 Tự đánh giá theo từng nội dung và
thang đánh giá đã được xác định 2.17 0.55 1 2.21 0.58 1 2.19 0.56 1
6 Tự điều chỉnh, bổ sung các nội
dung kiến thức sau khi tự kiểm tra
đánh giá
2.17 0.54 1 2.20 0.57 2 2.18 0.56 2
2.3.1 Kết quả chung của sinh viên năm
nhất, năm thứ ba về mặt hành vi
Qua Bảng 3, chúng tôi nhận thấy kĩ năng
mà sinh viên gặp khó khăn nhất là kĩ năng
“Tự kiểm tra đánh giá theo từng nội dung và
thang đánh giá đã xác định” và kĩ năng “Tự
điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức
sau khi đã kiểm tra đánh giá” Cụ thể:
Kĩ năng “Tự kiểm tra đánh giá theo từng
nội dung và thang đánh giá đã xác định”
(ĐTB = 2.19, xếp thứ bậc 1/6) có 17 sinh
viên (chiếm 8%) trả lời “thuần thục”, 137
sinh viên (chiếm 64,6%) trả lời “chưa thuần
thục” và có tới 58 sinh viên (chiếm 27,4%) ý
kiến trả lời là “không biết cách làm”
Kĩ năng “Tự điều chỉnh, bổ sung các nội
dung sau khi tự kiểm tra đánh giá” (ĐTB =
2.18, xếp thứ bậc 2/6) cũng có kết quả tương
tự, đó là 17 sinh viên (chiếm 8,0%) trả lời
“thuần thục”, 139 sinh viên (chiếm 65,6%) trả lời “chưa thuần thục” và có 56 sinh viên (chiếm 26,4%) ý kiến trả lời “không biết cách làm”
Từ những kết quả trên cho thấy sinh viên sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện kĩ năng này và thực tế sinh viên chưa làm và làm còn rất lúng túng Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu sinh viên sinh viên về việc thực hiện hai kĩ năng trên,
em P.M.T (đại diện cho nhóm bạn) đã trả
lời: “Trong thực tế từ năm đầu đến năm
cuối, gần như chúng em không quan tâm tới
kĩ năng này và dẫn tới việc thực hiện nó không thường xuyên, hiệu quả”
Những kĩ năng sinh viên sinh viên gặp ít khó khăn hơn trong việc thực hiện là kĩ năng
“Tự giác, tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập” (ĐTB = 1.74, xếp thứ bậc 6/6) và kĩ năng “Phân bổ thời gian cân đối giữa học tập
Trang 6các hoạt động khác” (ĐTB = 1.81, xếp thứ
bậc 5/6) Nhìn chung sinh viên đã thực hiện
tốt hoặc có thực hiện nó tuy ở mức “chưa
thuần thục” Số em “không biết làm” là rất
ít Qua kết quả khảo sát này, nhà trường cần
phải phối kết hợp giữa các phòng chức năng,
khoa, các giảng viên chủ nhiệm cùng các tổ
chức đoàn thanh niên, hội sinh viên để kiểm
tra, đôn đốc và hướng dẫn sinh viên tổ chức
tốt các kĩ năng này
2.3.2 Kết quả riêng năm thứ nhất, năm
thứ ba về kĩ năng tiến hành quá trình tự học
của sinh viên
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy:
- Giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh
viên năm thứ ba không có sự khác biệt có ý
nghĩa về kĩ năng “Tự kiểm tra đánh giá theo
từng nội dung và thang đánh giá đã xác
định” và kĩ năng “tự điều chỉnh, bổ sung các
nội dung kiến thức sau khi tự kiểm tra, đánh
giá” Nhìn chung, sinh viên sinh viên đều
gặp nhiều khó khăn trong việc thực hành các
kĩ năng này (không biết làm hoặc làm không
thành thục) Nhà trường cần phải có kế
hoạch xây dựng các thang chuẩn đánh giá và
phải tổ chức thường xuyên hoạt động này để
sinh viên có thói quen và biết cách thực hiện
tốt các kĩ năng này
- Giữa các sinh viên năm thứ nhất và
sinh viên năm thứ ba về thực hiện các kĩ
năng tự học khác cũng có những khác biệt
nhỏ nhưng chưa có ý nghĩa rõ ràng
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát
sinh viên nam và nữ về mức độ khó khăn
trong kĩ năng tự học về nhận thức, thái độ và
kĩ năng tiến hành tự học là tương đối giống
nhau Các em có sự thống nhất cao từ nhận
thức, thái độ đến hành vi trong việc thực
hiện các kĩ năng tự học
3 Tổng hợp khó khăn tâm lí trong kĩ năng tự học của sinh viên
Qua nghiên cứu khó khăn tâm lí trên
ba mặt nhận thức, xúc cảm, kĩ năng tiến hành tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, chúng tôi rút ra những nhận xét cơ bản sau:
- Giữa mặt nhận thức và kĩ năng tiến hành tự học của sinh viên có tương quan cao (r = 0.652) Điều đó chứng tỏ rằng nếu sinh viên nam và nữ (cả năm thứ nhất và năm thứ ba) có nhận thức về một kĩ năng tự học nào thì về kĩ năng tiến hành tự học cũng cho kết quả tương tự
Bảng 4: Mối tương quan giữa khó khăn
tâm lí trong nhận thức, xúc cảm và kĩ năng tiến hành tự học của sinh viên
thức
Thái
độ
Kĩ năng tiến hành
tự học
Kĩ năng tiến hành tự học
0.652** 0.216** 1.00
Ghi chú: r** khi p<0,01
- Giữa mặt nhận thức và xúc cảm cũng như giữa mặt xúc cảm và kĩ năng tiến hành
tự học của sinh viên cũng có những tương quan nhưng không chặt chẽ (r = 0.216) Điều
đó cũng chứng tỏ rằng sinh viên cả năm thứ nhất và năm thứ ba cũng như sinh viên nam hay nữ nếu có nhận thức về một kĩ năng tự học nào đó, nó cũng có ảnh hưởng đến vấn
đề xúc cảm nhưng ở mức độ trung bình hay khi sinh viên có những biểu hiện thái độ về một kĩ năng tự học nào, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kĩ năng tiến hành tự học
Trang 7- Qua tìm hiểu mối tương quan giữa ba
mặt nhận thức, xúc cảm và mức độ thành
thạo kĩ năng tự học của sinh viên nam và nữ
năm thứ nhất và năm thứ ba, Trường Đại học
Luật Hà Nội, chúng tôi thấy giữa các mặt đó
đều có mối tương quan với nhau theo chiều
tỉ lệ thuận Trong đó, mối quan hệ giữa nhận
thức và hành vi là quan hệ chặt, mối quan hệ
giữa nhận thức và xúc cảm cũng như xúc
cảm và hành vi có quan hệ nhưng lỏng hơn
Điều kết luận đó cũng chứng tỏ rằng khi
sinh viên mà nhận thức không đầy đủ, nhận
thức sai về kĩ năng tự học nào đó sẽ ảnh
hưởng đến việc triển khai kĩ năng tự học đó
trong thực tế học tập của sinh viên
4 Nguyên nhân của thực trạng trên
4.1 Về phía sinh viên
Ngay từ khi học phổ thông phần lớn các
em chưa tự giác học tập; việc học, việc thi
của các em mang tính đối phó Việc học tập
của các em chủ yếu do chịu áp lực từ phía
nhà trường, thầy cô và gia đình; phần lớn
chưa có động lực, chưa có niềm đam mê
4.2 Về phía bạn bè
Trong quan hệ bạn bè, các em chưa có
một môi trường học tập tích cực, chẳng hạn:
bạn bè chơi với nhau chủ yếu để giúp nhau
học tập, tìm ra phương pháp học tập tốt nhất
Quan hệ của các em thường hướng vào các
thú vui ngoài xã hội Ví dụ: đi chơi, sinh
nhật, xem phim, ảnh…
4.3 Về phía nhà trường và thầy cô
Áp lực học ở lớp chính khoá và học thêm
đã đẩy các em vào tình trạng bị “nhồi kiến
thức”, không có thời gian để các em tự học,
tự nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức đã
học Từ đó các em chưa nâng cao khả năng
tự học của bản thân
Thực tế cho thấy, các em học ở lớp chính khoá hết giờ lại đi học thêm; ở một số trường, lớp còn có tình trạng giảng viên trên lớp giảng dạy qua loa, đại khái; còn những kiến thức
cơ bản, nâng cao lại để dành giảng dạy tại lớp học thêm Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh không thể không đi học thêm…
4.4 Về phía gia đình
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đa phần cha, mẹ các em mải lo kiếm sống, ít có điều kiện để đôn đốc các em trong việc học tập Bên cạnh đó, một số phụ huynh còn có tâm lí phó mặc việc học tập của con em mình cho nhà trường, thầy cô thông qua các lớp chính khoá và học thêm
4.5 Về phía xã hội
Các phương tiện thông tin đại chúng, các
cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến bản chất của quá trình tự học; chưa tạo ra dư luận lành mạnh để loại bỏ việc dạy thêm, học thêm; chưa tạo điều kiện
để bản thân mỗi học sinh, sinh viên nâng cao khả năng tự học để từ đó xây dựng xã hội học tập trong đó mỗi người phải coi việc tự học như là yếu tố tự thân…
5 Những giải pháp cơ bản
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi khẳng định việc tự học của sinh viên là
do sinh viên quyết định Sinh viên là người quyết định chính đến quá trình tự học của mình Tuy nhiên, các yếu tố khách quan như: nhà trường, các tổ chức đoàn, hội sinh viên, gia đình cũng là những nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề tự học của sinh viên Trên cơ sở những khẳng định đó chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 84.1 Về phía nhà trường
- Cần xây dựng các giải pháp, biện pháp
cụ thể nhằm tạo điều kiện để sinh viên được
đánh giá đúng về năng lực thực sự của mình
- Có các hướng dẫn cụ thể thông qua các
phòng nghiệp vụ, các khoa và các cố vấn học
tập về chủ động kiểm tra, đánh giá từng nội
dung môn học cũng như các nội dung kiến
thức mà sinh viên đã cập nhật được
- Nhà trường cần phải nâng cao cơ sở vật
chất phục vụ cho hoạt động học tập của sinh
viên như phòng học sinh viên, thư viện, các
phòng chuyên dụng: ngoại ngữ, tin học, phòng
diễn án phục vụ cho hoạt động dạy và học
- Nhà trường cũng cần phải chủ động lên
kế hoạch trong năm, trong một học kì về tổ
chức các hội thảo khoa học bàn về phương
pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp
học tập của sinh viên và mối quan hệ giữa
giảng viên và sinh viên để không ngừng
nâng cao khả năng tự học, tạo điều kiện để
sinh viên tự giác, tích cực, chủ động và có
phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả
- Đối với các phòng ban nghiệp vụ phải
chủ động kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, nắm
bắt được tâm tư tình cảm nguyện vọng của
sinh viên để kịp thời nhắc nhở, động viên sinh
viên nâng cao năng lực tự học của bản thân
- Đối với các cố vấn học tập: Cần chủ
động xây dựng cho sinh viên phương pháp
học tập đúng đắn, hướng dẫn cho sinh viên kĩ
năng phát hiện và giải quyết vấn đề, cách tra
cứu thông tin trên mạng… Từ đó để sinh viên
có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo
trong học tập đồng thời, rèn luyện cho sinh
viên kĩ năng “Tự kiểm tra, đánh giá theo từng
nội dung và thang đánh giá đã xác định”
4.2 Về phía tổ chức đoàn, hội sinh viên
Đây chính là các tổ chức rất gần gũi với sinh viên, theo sát đôn đốc, động viên sinh viên trong học tập và sinh hoạt Đặc biệt là vấn
đề tự học của sinh viên Các tổ chức đoàn, hội sinh viên cần chủ động tổ chức các hội thảo hoặc các chuyên đề bàn về phương pháp học tập trong đó có vấn đề tự học của sinh viên
4.3 Về phía gia đình
Nhà trường cũng nên thông qua các phòng, ban chức năng, các cố vấn học tập để tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh gia đình sinh viên để có sự phối hợp trong việc đôn đốc sinh viên có thái độ học tập đúng đắn, thấy được vị trí của từng sinh viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội là đáng quý, đáng trân trọng và phải phát huy nó Gia đình trong khả năng có thể cần tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần, về vật chất để sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, nâng cao hơn
nữa khả năng tự học của sinh viên
4.4 Về phía sinh viên
Sinh viên cần xác định rõ việc tự học là nhiệm vụ chính của mình Sinh viên là người quyết định chính đến việc tự học của bản thân Không ai quản lí, kiểm soát việc tự học của sinh viên bằng chính họ Sinh viên cần phải chủ động tổ chức tốt việc học tập của mình sao cho phát huy được tính năng động sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức, lĩnh hội
và vận dụng nó Sinh viên phải xây dựng được kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp cùng với các phương pháp học tập thích ứng /
(1).Xem: GS.TS Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên), Tiến tới một xã hội học tập ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội, 2006, tr 66