Thực trạng trang bị và sử dụng máy làm đất huyện Phong Điền.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kỹ thuật để phát triển cơ giới hóa khâu làm đất trồng cây lúa nước của huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 46)

- Đàn gia cầm: 291.000 con, tăng 3 8% so với cùng kỳ năm trước.

4.6.2.Thực trạng trang bị và sử dụng máy làm đất huyện Phong Điền.

e. Văn hóa, thể thao * Văn hóa:

4.6.2.Thực trạng trang bị và sử dụng máy làm đất huyện Phong Điền.

Trong địa bàn huyện Phong Điền ngoài một số hộ vẫn còn sử dụng trâu bò để làm đất thì phần lớn còn lại đều dùng máy móc để làm đất. Tuy vậy, do nhiều yếu tố khác nhau, hiện nay lượng máy kéo trên địa bàn huyện khá nhiều, nhưng chủng loại còn hạn chế. Toàn huyện Phong Điền có khoảng 738 chiếc máy kéo trong đó, xã Phong Sơn 114 chiếc, xã Điền Hương 17 chiếc, xã Phong Hiền 46 chiếc, xã Phong Bình 69 chiếc còn lại phân tán các xã khác trong huyện, phần lớn do cá thể quản lý. Nhìn chung sự phân bố máy làm đất trồng lúa trong các xã còn chênh lệch khá lớn nên mặt bằng cơ giới chung của huyện còn có nhiều khó khăn nhất định.

Qua số liệu của phòng nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2007, tình hình cơ giới hóa khâu làm đất các xã trong huyện rất cao như các xã Điền Hương, Điền Hòa, Phong An, Phong Chương, Điền Lộc, Phong Hòa, Điền Môn, Phong Bình, Điền Hải thì 100% diện tích đất lúa khâu làm đất sử dụng máy cơ giới. Chỉ có xã Phong Mỹ do

đại hình là đồi núi nên một số thửa ruộng máy làm đất không thể đến được nên chỉ có 77,3% diện tích là sủ dụng máy cơ giới để làm đất.

Trong quá trình cơ giới hóa địa hình là một trong những nhân tố quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cơ giới hóa các xã trong địa bàn của huyện.

Trong địa bàn của huyện hầu hết các xã trong huyện ít nhất là có một xưởng cơ khí, có một số xã như Phon An, Phong Bình, Phong Xuân có 2 đến 3 xưởng, Sự bố trí các xưởng cơ khí này đã kịp thời giải quyết được những hư hỏng trong vụ mùa, đảm bảo đúng thời vụ, nhưng có một vấn đề là khả năng cung ứng và các cửa hàng bán vật liệu phụ tùng phục vụ cho máy nông nghiệp còn quá ít, chủ yếu là các cửa hang nhỏ lẽ nên đã làm chậm tiến độ quá trình sữa chữa, các xí nghiệp cơ khí này hầu hết là của tư nhân mà công tác quản lý của các ban ngành liên quan là chưa chặt chẽ.

Việc sử dụng toàn bộ máy kéo nhỏ cỡ 12 mã lực như hiện nay là do điều kiện đất đai và chính sách giao đất của nhà nước đến nông dân. Đất nông nghiệp của huyện vốn nhỏ hẹp lại được phân chia cho nhiều hộ xã viên, với lô thửa kích thước nhỏ hẹp tuy chính sách dồn điền đổi thửa đã được thực hiện.

Vì vậy trong điều kiện đất đai hiện nay, kích thước thửa ruộng nhỏ thì việc áp dụng các loại máy kéo nhỏ như máy kéo Bông Sen cỡ 12 mã lực là rất phù hợp. Máy kéo Bông Sen có giá thành phù hợp với người nông dân nên việc trang bị máy làm đất này khá thuận lợi. Máy kéo Bông Sen có đặc điểm như sau:

+ Ưu điểm:

Máy kéo Bông Sen có kết cấu đơn giản gọn, gọn nhẹ, phù hợp với các thửa ruộng chưa được cải tạo hoặc bước đầu chưa được cải tạo. Cũng do đặc điểm về kết cấu, người sử dụng dễ thao tác, yêu cầu kỹ thuật không quá cao.

Khả năng làm đất của máy khá tốt, chủ yếu là phay đất, một dạng canh tác tiên tiến cho cả cày và bừa. Vì vậy năng suất của máy khá cao mà chi phí năng lượng của máy giảm rõ rệt nên giá thành làm đất hạ.

Do kết cấu của máy nhỏ, gọn nên việc canh tác trong các thửa ruộng có kích thước nhỏ như hiện nay trong địa bàn rất thuận lợi.

Ngoài việc làm đất cho đất lúa nước thì máy vẫn dùng cho cày đất khô, làm công cụ để vun luống đã tăng năng suất cây trồng khi làm hoa màu. Để làm công tác vận chuyển, máy kéo được trang bị thêm rơ móc với trọng tải 1 tấn.

Do đó ngoài thời vụ máy vẫn phát huy được khả năng phục vụ các công việc khác trong nông nghiệp, làm tăng thời gian sử dụng máy trong năm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho máy.

Trong địa bàn huyện Phong Điền hiện nay có nhiều loại ruộng đất khác nhau, phần lớn là loại ruộng nước có nền chắc nhưng một số vùng ruộng bàu như ở xã Phong Bình, ruộng ngập nước sâu và nền đất yếu. Vì vậy để phù hợp với các dạng canh tác khác nhau, máy kéo được trang bị thêm các bánh canh tác khác nhau nhằm phù hợp với công việc làm đất, làm tăng năng suất và hiệu quả công việc như bánh sắc. Đặc biệt để làm ruộng lầy thụt, nhiều máy đã được người sử dụng lắp thêm bánh phao, nhờ vậy máy đã làm đất ở những ruộng nhiều bùn.

*Một số thông số kỹ thuật của máy kéo Bông Sen lắp máy phay phục vụ làm đất lúa nước:

- Động cơ lắp trên máy kéo Bông Sen là loại động cơ 4 kỳ, 1 xilanh, kiểu nằm ngang.

- Công suất động cơ ( kw ): 8,8.

- Số vòng quay ở cong suất định mức ( vòng/ phút ): 2000. - Số xi lanh, sự bố trí, kỳ: 1, nằm ngang, 4.

- Đường kính xilanh ( mm ): 95 - Khoảng chạy pittong ( mm ): 115.

- Thể tích làm việc ( lít ): 0,814. - Tỷ số nén: 20.

Lưỡi phay có dạng chữ L, thân cong, 9 dao trái và 9 dao phải, láp cứng trên trục theo đường xoắn hai đầu mối. Đường kính trống phay 450mm, có hai tốc độ phay là 240 và 180 vòng/ phút. Bề rộng làm việc là 0,6m, năng suất 0,12 – 0,17 ha/h.

Phay làm việc tốt trên các diện tích nhỏ hẹp, đất có độ ẩm thích hợp hoặc phay có ruộng nước.

Ngoài loại phay liên hợp với máy kéo Bông Sen 12 mã lực, một số khác sử dụng phay, liên hợp với máy kéo YZ-12, Kubota L-2000, JZ-8.

+ Phay liên hợp với máy kéo JZ-8:

Phay được lắp cứng vào đầu đuôi với máy kéo JZ-8, lưỡi phay dạng thân cong, làm việc tốt ở ruộng nước. Phay cũng làm việc tốt trên thửa ruộng nhỏ, làm vườn, chăm sóc các hàng cây trồng có khoảng cách trồng lớn hơn 1,5m. Với ruộng nước trồng lúa, phay phát huy tốt tính cơ động. Phay có bề rộng làm việc là 80 cm.

+ Phay liên hợp với máy kéo Kubota L-2000.

Đây là loại máy kéo do Nhật sản xuất. Phay có bề rộng là 120 cm, lắp sau máy kéo 10 – 20 mã lực. Phay được truyền động bằng cardan, có các điểm treo lắp trên cơ cấu treo của máy kéo. Phay làm việc tốt ở đất ẩm, có nền bùn sâu độ 10 – 20 cm.

So với máy kéo liên hợp với máy phay, các loại máy kéo loại trung bình này không ưu việt hơn, chính là khả năng vượt lầy của nó kém.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kỹ thuật để phát triển cơ giới hóa khâu làm đất trồng cây lúa nước của huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 46)