NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HÓA KHÂU LÀM ĐẤT CÂY LÚA NƯỚC TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kỹ thuật để phát triển cơ giới hóa khâu làm đất trồng cây lúa nước của huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 50)

- Đàn gia cầm: 291.000 con, tăng 3 8% so với cùng kỳ năm trước.

4.7.NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HÓA KHÂU LÀM ĐẤT CÂY LÚA NƯỚC TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN.

e. Văn hóa, thể thao * Văn hóa:

4.7.NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ GIỚI HÓA KHÂU LÀM ĐẤT CÂY LÚA NƯỚC TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN.

KHÂU LÀM ĐẤT CÂY LÚA NƯỚC TRONG ĐỊA BÀN HUYỆN. 4.7.1. Giải pháp về chính sách.

* Chính sách đất đai.

Chính sách đất đai của nhà nước trong những năm vừa qua đã đảm bảo cho nông dân đều có đất để cày cấy. Đất đai được chia theo số nhân

khẩu trong gia đình. Chính sách đó có ưu điểm là phân chia ruộng đất cho đến từng hộ gia đình nhưng mà việc áp dung cơ giới hóa vào sản xuất có nhiều hạn chế. Phần lớn ruộng đất bị manh mún do phân chia nhỏ lẻ, nó chỉ áp dụng phương pháp thủ công hoặc nửa thủ công. Để khắc phục những hạn chế trên nhà nước ta đã có những biện pháp dồn điền đổi thửa 20 năm một lần nhằm hạn chế chia nhỏ ruộng đất nhưng mà hiệu quả chưa được cao vì vậy cần phải đưa ra những biện pháp kịp thời và hiệu quả hơn nửa để tăng được khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.

Biện pháp “dồn điền đổi thửa” đã được huyện áp dụng rộng rãi trên toàn địa bàn huyện với mục tiêu:

- Giảm số lượng thửa cho mỗi hộ, tăng diện tích thửa, phấn đấu mỗi hộ chỉ còn 1 – 2 thửa, trường hợp đặc biệt 3 thửa trên mỗi hộ, diện tích thửa 500m2 trở lên.

- Thành lập quỹ công ích khoảng 5% được quy thành từng vùng tập trung - Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh.

- Chuyển đổi vùng lúa năng suất thấp sang canh tác các lĩnh vực khác có hiệu quả hơn như nuôi trồng thủy, hải sản, trồng rau màu…

* Chính sách lao động việc làm.

Có thể nói vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn đang trong tình trang mâu thuẫn giữa yêu cầu hiện đại hóa với lượng lao động dư thừa quá lớn ở nông thôn. Nếu không giải quyết được mâu thuẫn này thì dù chủ trương có đúng đắn cũng không đi vào thực tế được. Lấy ví dụ, nếu lao động thủ công thì cần 300 công/ ha, nhưng nếu làm bằng máy thì chỉ cần 50 lao động sống, như vậy 250 công còn lại thì không có việc làm.

Đây là nguyên nhân chính giải thích vì sao nhiều hoạt động nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chấp nhận phương án làm ăn “ lấy công làm lãi’. Cho nên chừng nào chưa tạo được việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn thì cơ giới hóa nông nghiệp nói chung và cơ giới hóa làm đất lúa nói riêng khó phát triển. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn lúc này không chỉ đơn thuần không chỉ là cơ giới hóa mà quan trọng hơn là phải đẩy mạnh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ ở nông thôn để chuyển đổi cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp hoặc nông nghiệp nhưng chăn nuôi là chính. Có thể tóm, tắt các giải pháp như sau:

- Giải quyết nhanh các lao động dư thừa khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ, phát triển các ngành nghề sản xuất truyền thống.

- Tăng cường đào tạo công nhân để giải quyết tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, giúp họ tìm được việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các nước đang thiếu lao động.

* Xây dựng giao thông.

Giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay của nước ta là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đặt nền móng cho sự phát triển chung cho đất nước thì đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt. Trong đó mạng lưới giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói riêng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Cùng với các loại hình giao thông vận tải, giao thông đường bộ chiếm một tỉ lệ lớn và rất cần thiết, nó là cầu nối huyết mạch và là phương tiện để vận chuyển hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới.

Xuất phát từ những tính chất quan trọng của hệ thống giao thông, bên cạnh việc xây dựng giao thông trong khu dân cư, đô thị thì việc xây

dựng giao thông nội đồng là cực kỳ quan trọng và rất cần thiết nếu chúng ta muốn cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Không thể đưa các loại máy móc vào đồng ruộng để canh tác nếu hệ thống giao thông không đảm bảo, từ các máy làm đất đến các máy thu hoạch và phương tiện vận chuyển lúa.

Do đó, phải quan tâm chú trọng xây dựng một hệ thống giao thông nói chung và giao thông nội đồng nói riêng phải thật hoàn chỉnh, đồng bộ để có thể áp dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả và khoa học.

* Xây dựng hệ thống thủy lợi.

Hệ thống thủy lợi có ảnh hưởng lớn đến việc canh tác nông nghiệp nói chung và càng ảnh hưởng lớn hơn khi đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất. Nó đóng vai trò vừa tưới vừa tiêu khi cần thiết. Do đó, xây dựng hệ thống thủy lợi có quy mô là vô cùng quan trọng.

Nhìn chung, hệ thống kênh mương của huyện Phong Điền đã được quan tâm và xây dựng đúng mức. Nhiều nhánh sông và hồ chứa cung cấp nước cho nông nghiệp đã được khai thác, xây dựng và hoạt động có hiệu quả rõ rệt. Các xã trong huyện đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống kênh mương theo quy hoạch cụ thể. Kênh mương chính phần lớn đã được bê tông hóa. Việc xây dựng các kênh mương đúng kỹ thuật là rất cần thiết. Kích thước của mương tưới và mương tiêu 1, 2, 3 được xác định căn cứ vào địa hình, chất đất và yêu cầu lượng nước cần tưới tiêu. Hiện nay khoảng cách mương cấp 3 vùng đồng bằng là 100 – 200 m, vùng trung du là 50 – 100 m. Kích thước của bờ thửa, bờ khoảng, bờ vùng, bờ mặt đê mương phải đủ lớn cộng với đường giao thông trên đồng lúa phải đáp ứng được hoạt động và sự đi lại của máy móc.

Bên cạnh đó những cái đã làm được cần phát huy, một số hạn chế vẫn còn tồn tại. Tuy hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn tồn tại vấn đề kinh phí xây dựng còn hạn chế, làm giảm tiến độ thi công. Bên cạnh đó , một số loại súc vật như trâu, bò của

người dân chăn thả tự do, Phong Điền là huyện thường xuyên xảy ra lũ lụt đặc biệt là các xã Phong Bình, Phong Chương và các xã Ngũ Điền đã làm sạt lỡ nhiều đoạn kênh mương làm ảnh hưởng đến tốc độ cơ giới hóa sản xuất. Yêu cầu đặt ra là các hợp tác xã có nội quy về vấn đề chăn thả gia súc, các cơ quan có thẩm quyền đầu tư xây dựng cần thiết kế xây dựng kênh mương để hạn chế tối đa những thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp kỹ thuật để phát triển cơ giới hóa khâu làm đất trồng cây lúa nước của huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 50)