- Đàn gia cầm: 291.000 con, tăng 3 8% so với cùng kỳ năm trước.
e. Văn hóa, thể thao * Văn hóa:
4.6.1. Tình hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua.
- Huyện Phong Điền là một trong 8 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ảnh hưởng của thời tiết đến sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
- Việc thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và cơ giới hóa làm đất lúa nước nói riêng là có thể thực hiện được vì đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của vùng và hiện nay là nhu cầu lao động có xu hướng rút khỏi nông nghiệp.
- Tình hình trang bị, sử dụng các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và một số chế biến sản phẩm nông nghiệp phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Tuy vậy việc sử dụng, trang bị các máy
làm đất lúa trong địa bàn huyện hiện nay chỉ nhiều về số lượng chưa đa dạng về chủng loại máy, mặt khác sự phân bố máy móc giữa các địa phương là chưa đồng đều.
- Công tác quản lý máy móc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao, chưa có cán bộ trình độ cao về lĩnh vực cơ khí trong huyện.
Trong địa bàn huyện Phong Điền hầu hết các khâu công việc nặng nhọc trong nông nghiệp như: Làm đất, tưới tiêu nước, thu hoạch, vận chuyển, ra hạt, chế biến thức ăn gia súc…Đã được cơ giới hóa. Đặc biệt là cơ giới hóa khâu làm đất lúa đã được phát triển song chưa hoàn chỉnh và đồng bộ giữa các mặt nên hiệu quả vẩn chưa cao.
Tình hình cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ giới hoá khâu làm đất nói riêng trong thời gian qua trong địa bàn huyện nói chung là đã tiến lên một bước đáng kể, theo báo cáo sản xuất nông nghiệp trong địa bàn huyện đến ngày 31/3/2007 như sau:
- Đối với cây lúa tổng diện tích canh tác trong địa bàn huyện là 4881,8 ha. Với tổng số máy cơ giới như máy cày là 737 chiếc, máy gặt 63 chiếc, máy tuốt 372 chiếc, máy nước 217 cái. Nhìn chung trong địa bàn huyện sự bố trí máy móc từ khâu làm đất dến khâu thu hoạch là khá đầy đủ. Với 88,8% diện tích làm đất sử dụng máy, 16% diện tích thu hoạch bằng máy.
Bảng 4.10: Sản xuất bằng máy của một số xã trong huyện Phong Điền. ( % diện tích hoặc ha )
Tên đơn vị Làm đất Gieo cấy Thu hoạch Tuốt
Phong Sơn 99,1 0 50 83,3 Điền Hương 100 0 0 100 Phong Điền 83,3 20 24 100 Điền Hòa 100 0 0 100 Phong Mỹ 77,3 0 0 100 Phong An 100 0 80 100 Phong Bình 100 0 60 100 Điền Lộc 100 20 0 100 Phong Hòa 100 0 0 100 Phong Thu 80 0 0 100 Phong Xuân 95 0 50 100 Điền Hải 100 0 0 100
( Phòng nông nghiệp huyện Phong Điền, năm 2007 )
Trong huyện nổi bật nhất là xã Phong Bình có trình độ cơ giới hóa cao nhất, không chỉ huyện Phong Điền mà còn đối với địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay dân số của xã là 7960 người trong đó nữ là 3934 người, nam 4026 người với tổng diện tích đất canh tác là 675ha, xã có 69 máy cày, 2 máy xạ, 11máy gặt, 53 máy tuốt, 32 máy sấy, 8 trạm bơm điện, gần 30 cơ sở xay xát lúa gạo. Ngoài ra, xã Phong Bình còn đầu tư vốn mua máy chế biến thức ăn gia súc, máy làm nước đá. Nhiều hộ gia đình còn mua sắm máy chế biến tinh bột sắn, xe ô tô tải, máy móc cơ khí nhỏ để phát triển ngành nghề và dịch vụ. Tuy nhiên, khó khăn của sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn huyện Phong Điền nói riêng hiện nay là quy mô đất vốn nhỏ bé lại bị phân chia cho quá nhiều chủ ruộng nên các loại máy kéo, máy cày, xe công nông, vận tải và các máy móc phục vụ nông nghiệp khác khó phát huy hết tác dụng, chi phí cao nhưng hiệu quả lại thấp. Trong khi đó lao động nông thôn, sức kéo của trâu bò còn dư thừa nên nhu cầu sử dụng máy móc không lớn. Có thể nói nông nghiệp nông thôn trong địa bàn diễn ra sự canh tranh giữa người, súc vật và máy móc dưới các hình thức mức độ khác
nhau trong nhiều năm qua làm chậm quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của huyện. Vì vậy, muốn cơ giới hóa phát triển thì phải khắc phục được vấn đề dư thừa lao động và giảm sự ảnh hưởng của đồng ruộng đến việc canh tác của máy móc.
Bảng 4.11: Các loại máy móc của các xã thuộc huyện Phong Điền
Loại máy Máy cày Máy gặt Máy tuốt Máy nước
Tổng số toàn huyện 738 63 372 217 Phong Bình 69 15 53 32 Phong An 85 16 33 22 Điền Hương 17 0 6 5 Điền Lộc 26 0 22 25 Phong Xuân 155 11 33 22 Phong Thu 20 0 15 5 Phong Hòa 33 0 21 6
( Phòng nông nghiệp huyện Phong Điền, năm 2007 )