- Đàn gia cầm: 291.000 con, tăng 3 8% so với cùng kỳ năm trước.
b. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật:
- Chỉ đạo tổ chức 20 lớp tập huấn cho 750 lượt người nông dân tham gia, trong đó: Có 16 lớp tập huấn/lượt 640 người về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; 02 lớp/60 lượt người về công tác phòng trừ dịch bệnh nuôi tôm trên cát; 02 lớp/50 lượt người về trồng và chăm sóc cây ăn quả (bưởi Thanh Trà).
- Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm - Khuyến ngư tỉnh, Dự án FFPS II,… tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông từ huyện đến cơ sở.
4.2.2. Xã hội.a. Dân số. a. Dân số.
Theo số liệu thống kê huyện Phong Điền năm 2009, dân số của huyện là 107.384 người. Trong đó:
- Nam chiếm: 53.865 người - Nữ chiếm: 53.519 người
Phong Điền là huyện có dân số trẻ. Trong thời gian vừa qua tỷ suất tăng tự nhiên của huyện giảm từ 13,8 0/ 00 năm 2002 xuống còn 11,1 0/ 00
năm 2006. Mật độ dân số bình quân 113 người/km2, xã Phong Hải có mật độ dân số cao nhất 910 người/km2.
Sự phân tán dân cư trong các xã là không đồng đều chênh lệch khá lớn vì vậy cần di dãn dân cư và đầu tư thích đáng vào các vùng mới khai phá nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao dân trí.
b. Lao động.
Số người trong độ tuổi lao động - Từ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam - Từ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.
Cùng với số người tham gia lao động ngoài tuổi chiếm khoảng 65% dân số toàn huyện. Đây là tiềm năng cho nguồn lực phát triển vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác, đồng thời cũng là thách thức đối với huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang lao động có hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.
c. Giáo dục.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã được nhà nước đầu tư và quan tâm xây dựng, đặc biệt là đã thành lập thêm trường trung học phổ thông Trần Văn Kỷ tại xã Phong Bình. Phần lớn cơ sở của các trường đã được kiên cố hóa, nhiều trường đã được xây dựng hai tầng nên đã khắc phục được những khó khăn trong mùa mưa bão.
d. Y tế.
Là một trong những dịch vụ không thể thiếu cho người dân. Trong một số năm trở lại đây, tình hình y tế đã được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng nâng cấp nên đã có một sự phát triển nhất định.
Trên đại bàn huyện chỉ có một bệnh viện nằm tại thị trấn Phong Điền, bệnh viện đã nâng cấp và trang bị các thiết bị tương đối đầy đủ nhưng mà chưa hiện đại, nên bệnh viện chỉ tiếp nhận những bệnh nhân đơn giản, còn những bệnh nhân phức tạp phải đưa đến bệnh viện Trung Ương
Huế. Hầu hết ở các xã đều có các trạm xá, các trạm xá đã được đầu tư xây dựng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tiêm phòng và sơ cứu mà thôi.