Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009 2010 tại trại giống cây trồng nam phước huyện duy xuyên tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)

Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất, là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một cách toàn diện và chính xác về quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống cây trồng trong một điều kiện ngoại cảnh nào đó thông qua hoạt động sống của cây, năng suất đó cao hay thấp, biểu hiện giống đó xấu hay tốt, thích ứng hay không thích ứng với điều kiện ngoại cảnh và tác động của các yếu tố bên ngoài.

Năng suất của đậu tương được quyết định bởi nhiều yếu tố: Khối lượng hạt, mật độ cây, đặc tính di truyền của giống, thời tiết, khí hậu …Dựa vào kết quả thực tế nhiều năm thấy rằng, ở điều kiện sản xuất bình thường, khói lượng hạt có ảnh ít tới năng suất. Hạt to có tương quan thuận tới năng suất. Nếu ở mật đọ không đảm bảo thì việc sử dụng hạt tốt có lợi hơn nhiều so với chất lượng hạt xấu. Độ đồng đều của hạt ảnh hưởng đến năng suất vì nó ảnh hưởng đến độ đồng đều của cây.

Giống quả/cây (quả) chắc/cây (quả) lép/cây (quả) 1 hạt (hạt) 2 hạt (hạt) 3 hạt (hạt) ĐTDH01 39,10a 37,60a 1,50a 3,60a 22,30a 11,70a ĐTDH02 48,07a 45,93a 2,13a 2,53a 30,37a 13,20a ĐTDH03 43,43a 40,53a 2,90a 1,63a 22,37a 16,53a DT2003 39,33a 37,76a 1,57a 4,07a 26,20a 7,50a PC19 49,39a 46,80a 2,15a 3,06a 30,03a 13,71a DT84(đ/c) 49,46a 47,09a 2,37a 2,30a 28,81a 15,97a LSD0,05 16,48 15,96 1,71 2,87 13,51 9,6

Ký tự a giống nhau giữa các công thức không có sự khác nhau.

Qua bảng 9 ta thấy được: Các giống tham gia thí nghiệm có tổng quả có tổng số quả/cây tương đương với giống đối chứng DT84.

Tổng số quả chắc/cây: nhìn chung trung bình các giống dao động từ 37,60-47,09 quả chắc/cây. Các giống tham gia thí nghiệm có số quả chắc/cây đều tương đướngo với giống đối chứng.

Nhìn chung giữa các giống không có sự sai khác nhau về mặt thống kê.

Số quả lép/cây: Nhìn chung các giống có số quả lép/cây bằng nhau về mặt thống kê.

Nhìn chung các giống đậu tương trên đều có số quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, ít có quả 4 hạt nên chúng tôi không đưa vào xử lí thống kê.

Qua xử lí thống kê tất cả các giống tham gia thí nghiệm trên các chỉ tiêu về: Tổng số quả, số quả chắc ,quả lép, quả 1hạt, quả 2hạt, quả 3 hạt đều không có sự sai khác nhau về mặt thống kê.

Bảng 9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Chỉ tiêu Giống Số cây thực thu/m2 (cây) Tổng số hạt/cây (hạt) P100 hạt (g) Khối lượng hạt/ô thí nghiệm (kg) Năng suất lí thuyết (tạ./ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) DT84(đ/c) 24,38c 107,84a 19,98b 1,77bc 52,67ab 25,23ab ĐTDH01 32,52ab 83,3a 13,92f 1,53c 36,67c 21,91b

ĐTDH02 27,00bc 102,87a 18,69d 2,03a 49,63ab 29,05a

ĐTDH03 29,76abc 95,97a 16,09e 1,90ab 44,13bc 27,14ab

DT2003 34,81a 78,97a 19,40c 1,87ab 52,00ab 26,66ab

PC19 26,43bc 104,25a 20,71a 1,97ab 56,87a 28,09a

LSD0,05 5,15 32,98 0,38 0,25 11,74 6,13

Các kí tự a, b, c, … giống nhau thì giữa các công thức không có sự sai khác. Qua bảng 10 cho ta thấy:

Số cây thực thu/m2: nhìn chung so với mật độ cây ban đầu là 44 cây/m2 thì số cây ở giai đoạn thu hoạch giảm xuống thấp hơn. Thực tế đều tra ngoài đồng ruộng cho thấy tất cả các giống có số cây thực thu lớn hơn giống đối chứng. Trung bình số cây thực thu của các giống dao động từ 24,38-34,81 cây/m2.

Tổng số hạt/cây: Các Giống có tổng số hạt tương đương với giống đối chứng. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều không có sự sai khác về mặt thống kê.

Khối lượng 100 hạt: khối lượng hạt càng lớn thì hạt càng to, dinh dưỡng nhiều dẫn đến năng suất cao. Trung bình trọng lượng hạt của các giống dao động trong khoảng 13,92-20,71(g), Trong đó giống có khối lượng 100 hạt cao hơn hẳn giống đối chứng và các giống khác là PC19, giống có khối lượng 100 hạt tương đương với giống đối chứng là giống ĐTDH02, DT2003. Giống ĐTDH01và ĐTDH03 có khối lượng 100 hạt tương đương nhau và thấp nhất trong các giống tham gia thí nghiệm.

Khối lượng hạt/ô thí nghiệm: Giống ĐTDH02 có khối lượng hạt/ô thí nghiệm lớn nhất trong tất cả các giống và giống đối chứng,có sự sai khác nhau rõ rệt về mặt thống kê. Giống ĐTDH01 có khối lượng hạt/ô thí nghiệm thấp nhất. Các giống còn lại tương so với giống đối chứng.

Từ trọng lượng 100 hạt và số hạt trên cây ta thấy giống PC19 vượt qua cả giống DT84 (đ/c) từ đó ta thấy giống PC19 là một giống có trọng lượng hạt nặng và giống có hạt to hơn các giống khác.Giống DT84 mặc dù có số hạt trên cây cao, nhưng trọng lượng hạt thấp nên dẫn trọng lượng hạt/ô và năng suất thực thu thấp.Vậy, giống có số hạt trên cây nhiều nhưng chưa hẳn có trọng cao mà nó

Về năng suất lí thuyết: Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng cho năng suất giữa các giống, năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào số cây thực thu/m2, số hạt/cây, vì vậy mà nó phản ánh năng suất của các giống một cách khách quan để từ đó ta biết được khả năng cho năng suất của các giống về mặt lý thuyết. Hầu hết các giống có năng suất lý thuyết tương đương so với giống đối chứng, chỉ có giống ĐTDH01 có năng suất thấp nhất.

Năng suât thực thu: Là kết quả cuối cùng thu được qua thực tế trên một đơn vị diện tích. Trung bình các giống dao động từ 21,91-29,05 tạ/ha Giống có năng suất thấp hơn ĐTDH02 và PC19 là ĐTDH01(21,91 tạ/ha), các giống còn lại đều có năng suất tương đương giống đối chứng. Hình thành các nhóm khác nhau về mặt thống kê nhóm 1 gồm các giông đạt năng suất cao gồm ĐTDH02, PC19 với năng suất từ 28,09 và 29,05 tạ/ha nhóm 2 các giống có năng suất thực thu tương đương nhau là ĐTDH03, DT2003, DT84(đ/c) với năng suất dao động từ (25,23-27,14tạ/ha)

Còn về mặt thực tiễn để có năng suất thực tế trên đồng ruộng thì cần dựa vào những chỉ tiêu quan trọng khác như trọng lượng hạt thực thu trên ô thí nghiệm, khối lượng 100 hạt, số quả chắc, số quả lép, quả bị sâu bệnh…Vì những chỉ tiêu này dẫn đến sự chênh lệch giữa năng suất thực thu và năng suất lý thuyết.

Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế chênh lệch nhau rất nhiều vì vậy ngoài những chỉ tiêu trên ảnh hưởng đến năng suất đậu tương còn có các yếu tố khác : Điều kiện ngoại cảnh,chế độ canh tác, thời vụ.

Nhìn chung các giống tham gia thí nghiệm có năng suất tương đối cao từ 21,91-29,05 tạ/ha. Cần có những biện pháp thích hợp để giữ được năng suất và đưa năng suất lên cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009 2010 tại trại giống cây trồng nam phước huyện duy xuyên tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)