5.1. KẾT LUẬN:
Qua theo dõi đề tài: “So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân năm 2009-2010 tại trại giống cây trồng Nam Phước,huyện duy xuyên,tỉnh Quảng Nam” Cho ta thấy được:
Các giống tham gia thí nghiệm đều có khả năng thích ứng với đều kiện ngoại cảnh, khí hậu, đất dai và chế độ canh tác của địa phương, có thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân 88-92 ngày, cho năng suất tương đối cao 21,91-29,05 tạ /ha.
Trong đó giống DT84 (đ/c) có số lượng hạt /cây và hạt có kích thước và Khối lượng hạt cao nhất. Nhưng số cây thực thu/ô thí nghiệm thấp nên dẫn đến năng suất thực thu chưa cao (25,23 tạ/ha).
Giống ĐTDH02 có số cành trên cây và số đốt trên cây nhiều nhất. Năng suất 29,05 tạ/ha cao nhất trong các giống tham gia thí nghiệm.
Giống PC19 có chiều cao cao nhất trong các giống tham gia thí nghiệm. Số quả 2 hạt chiếm ưu thế, số quả 1hạt và 3 hạt có với số lượng ít hơn .Năng suất lý thuyết đạt cao nhất trong các giống tham gia thí nghiệm và năng suất thực thu đạt (28,09 tạ/ha).
Giống DT2003 có số quả 2 hạt chiếm ưu thế, quả 1 và quả 2 có với số lượng ít hơn. Năng suất thực thu đạt 26,66tạ /ha.
Giống ĐTDH01 có tổng số quả/cây, trọng lượng hạt thấp nhất nên năng suất thực thu (21,91 tạ/ha) thấp nhất trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm .
Giống ĐTDH03 là giống có số quả lép/cây, quả 3 hạt và độ cao đóng quả lớn nhất so với tất cả các giống tham gia thí nghiệm, năng suất thực thu là (27,14 tạ /ha).
Tóm lại: Trong 6 giống tham gia làm thí nghiệm thì giống ĐTDH02 vượt trội hơn các giống khác về năng suất, đây là giống tốt cần nhân rộng làm giống cho vụ sau. Giống ĐTDH01 năng suất thấp nhất trong tất cả các giống tham gia thí nghiệm.
Giống PC 19 có năng suất đứng hàng thứ hai sau giống ĐTDH02, các giống còn lại có năng suất tương đương nhau.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Do thời gian thực tập có hạn, thí nghiệm chỉ được tiến hành trong 1vụ (đông xuân) và thu được một số kết quả sơ bộ, chưa đánh giá được một cách chính xác các ưu, nhược điểm của từng giống, cho nên việc đánh giá chưa đạt được độ chính xác tuyệt đối.. Do đó để có kết quả chính xác và toàn diện hơn chúng có một số đề nghị sau:
-Thí nghiệm cần được tiến hành thêm một vài vụ nữa để có cơ sở đánh giá đúng thực chất của từng giống về thời gian sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu sâu bệnh của từng giống trước khi đưa vào sản xuất đại trà trên diện rộng.
-Nên làm thí nghiệm với nền phân bón khác nhau kết hợp bón phân vi lượng như Bo, Mo và trên chân đất khác nhau để tìm ra chế độ đầu tư thích hợp
- Giống ĐTDH02 là giống có năng suất cao, có nhiều đặc tính tốt nên chúng tôi đề nghị phát triển giống này trên diện rộng.