Bảng 3. Một số chỉ tiêu về tình hình sinh trưởng của 6 giống đậu tương
Chỉ tiêu Giống Số cành/cây (cành) Số đốt/thân (đốt) Độ cao Đóng quả(cm) Độ cao phân cành(cm) DT84(đ/c) 2,47 8,33 13,33 7,33 ĐTDH01 2,57 14,4 14,83 11,03 ĐTDH02 4,47 14,7 14,37 6,87 ĐTDH03 3,57 13 16,17 6,77 DT2003 3,37 11,5 13,73 9,53 PC19 2,5 9,37 17,17 8,8 Qua bảng 3 ta thấy:
Số cành trên thân: Các cành mọc ra từ lóng ở trên thân cây. Chỉ các chồi từ đốt thứ hai đến đốt thứ năm mới phát triển thành cành.Số lượng cành trên cây đậu tương nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng giống, và nhiều lúc phụ thuộc vào mật độ trồng.Có giống không mang cành nào, có giống chỉ có vài cành, nhưng cũng có giống mang đến 5-6 cành . Giống ĐTDH02 có số cành cao nhất là (4,47 cành), giống có số cành thấp nhất là giống đối chứng DT84 (2,47 cành), các giống còn lại đều dao động trong khoảng trung bình từ (2,5- 3,57 cành).
Số đốt trên thân chính: Đây là một chỉ tiêu có mối tương quan chặt chẽ đến số lá và số hoa trên cây. Các đốt trên thân chính càng nhiều thì số hoa và số lá trên cây càng nhiều và ngược lại . Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có số đốt biến động từ 8,33-14,4 đốt.Tất cả các giống tham gia thí nghiệm có số đốt cao hơn so với giống đối chứng DT84 (8,33 đốt). Số đốt giữa các giống có sự sai khác tuỳ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống và điều kiện canh tác.
Độ cao đóng quả: Giống PC19 có độ cao đóng quả cao nhất (17,17cm) và giống có độ cao đóng quả thấp nhất là giống đối chứng DT84. Các giống còn lại dao động trong khoảng (13,73-16,17cm).
Độ cao phân cành: Hầu hết các giống đậu tương trồng chỉ phân cành cấp một và có những giống không phân cành. Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có độ cao phân cành biến động từ (6,77-11,03cm). Giống có độ cao phân cành cao nhất là giống ĐTDH01 (11,03cm) và giống có độ cao phân cành thấp nhất là ĐTDH03 (6,77cm) .Trong đó giống ĐTDH02 và ĐTDH03 thấp hơn so với giống đối chứng, còn tất cả các giống còn lại cao hơn so với giống đối chứng.
4.3.Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương
Thời gian sinh trương của cây đậu tương có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống, là khoảng thời gian cây cần để hoàn thành các giai đoạn phát dục. Đó là cơ sở để xác định thời vụ hợp lí cho từng vùng sinh thái nhất định phù hợp với cơ cấu cây trồng của vùng sản xuất.
Dựa vào thời gian sinh trưởng để bố trí cây trồng trong luân canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ … một cách hợp lí để nâng cao hệ số sử dụng đất.
Thời gian sinh trưởng của cây trồng ngoài sự tác động của yếu tố di truyền nó còn chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, chế độ dinh dưỡng …Nhưng trong cùng một điều kiện giống như nhau, những giống có thời sinh trưởng ngắn có thể tránh được các tác động xấu của môi trường,dễ thích nghi với điều kiện sinh thái, có năng suất cao và ổn định hơn so với các giống có thời gian sinh trưởng dài ngày.
Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thu được bảng số liệu sau
Bảng 4:Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương.
Đơn vị tính: Ngày TT Chỉ tiêu Ngày
gieo
Thời gian từ khi gieo đến…
ra hoa thúc ra hoa hoạch 1 DT84(đ/c) 29 /2 /2 0 10 8 24 36 57 89 2 ĐTDH01 8 24 36 61 91 3 ĐTDH02 8 22 36 60 89 4 ĐTDH03 8 23 38 59 88 5 DT2003 8 24 36 57 88 6 PC19 8 23 37 58 92
Qua bảng 4 ta thấy thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống qua các giai đoạn có sự khác nhau:
Thời gian từ gieo đến mọc: Thời kì này cây sinh trưởng dụa vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong hạt, lúc này các bộ phận trên mặt đất phát triển chậm,bộ phận dưới mặt đất rễ mầm phát triển nhanh. Lúc cây có 2 lá mầm cần bón dạm cho cây vì lúc này dinh dưỡng ở hai lá mầm đã hết. Các giống đều có thời gian từ khi gieo đến khi mọc có thời gian là 8 ngày.
Thời gian từ gieo đến 3 lá thật:Giữa các giống đậu tương có sự biến động từ 22-24 ngày, chênh lệch giữa các giống từ 1-3 ngày các giống ĐTDH01, DT2003, DT84(đ/c) thời gian ra 3 lá thật muộn nhất là 24 ngày, giống ĐTDH02 ra sớm nhất là 22 ngày, các giống còn lại là 23 ngày.
Thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa: Thời gian ra hoa phụ thuộc vào thời vụ trồng và thường kéo dài từ 3-4 tuần. Các giống đậu tương trên đều có thời gian ra hoa biến động từ 36-38 ngày, chênh lệch giữa các giống từ 1-3 ngày. Trong thời kì này cây cần nhiều nước nên cần tưới bổ sung cho cây để cây ra hoa tập trung tăng tỉ lệ hoa đậu quả.
- Thời gian từ gieo đến kết thúc ra hoa các giống dao động trong khoảng từ 57-61 ngày. Qua theo dõi cho thấy cây đậu tương ra nhiều hoa nhưng tỉ lệ đậu quả khoảng 20-80%. Hoa thường hay bị rụng nhất sau khi ra hoa khoảng 1-7 ngày nếu gặp thời tiết không thuận lợi thì tỉ lệ hoa bị rụng rất cao.
- Thời gian từ khi gieo đến thu hoạch: Các giống dao động từ 88-91 ngày.Gữa các giống chênh lệch nhau từ 1-4 ngày và chênh lệch so với giống đối chứng từ 1-3 ngày. Biết được thời gian sinh trưởng của các giống để bố trí thời vụ hợp lí cho từng vùng, từng dịa phương khác nhau.
4.4. Chiều cao cây qua các thời kì sinh trưởng phát triển.
Chiều cao của cây là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu tương.
Sự tăng trưởng chiều cao nó có mối quan hệ chặt chẽ đến sự ra lá, hoa, đốt, và khả năng chống đổ của cây. Là nền tảng cho quá trình sinh trưởng,sinh thực sau này và góp phần vào quyết định năng suất của giống.Chiều cao của cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, nên các giống khác nhau thì có chiều cao khác nhau.Và ngoài ra chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện canh tác, và các yếu tố ngoại cảnh.
Quá trình tăng trưởng chiều cao của các giống đậu tương qua các lần đo dược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5. Chiều cao cây của các giống đậu tương qua các lần đo.
Lần đo Giống Lần 1* Lần 2* Lần3* Lần4* Lần5* DT84(đ/c) 13,12a 28,6bc 47,30b 60,00bc 63,23b ĐTDH01 12,34a 23,7d 39,87c 58,53c 69,90b ĐTDH02 13,63a 25,0d 46,58b 65,30ac 69,63ab ĐTDH03 12,97a 26,17cd 47,17b 67,23abc 69,40ab DT2003 14,22a 32,08a 57,23a 70,50ab 74,10cb PC19 14,68a 30,81ab 56,20a 72,97a 79,13a LSD0,05 4,38 3,08 5,00 10,67 13,67
* Trung bình chiều cao cây đo lần 1… đến lần 5
Các kí tự a, b, c … giống nhau thì giữa các công thức không có sự sai khác.
Qua bảng 5 cho ta thấy chiều cao của đậu tương tăng dần qua các lần đo và ở giữa các lần đo chiều cao của các giống đậu tương cũng khác nhau.
Lần đo thứ 2: Ta thấy các giống DT2003, PC19 tương đương so với giống đối chứng và giống ĐTDH03 các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng.
Lần đo thứ 3: Giống PC19,DT2003 có chiều cao lớn nhất và khác xa rõ rệt so với các giống khác, giống ĐTDH01 có chiều cao thấp nhất nhất (39,87cm), các giống còn lại có chiều cao tương đương so với giống đối chứng và dao động trong khoảng (46,58-47,30 cm). Ở lần đo thứ 2 và lần đo này ta thấy các giống các giống chiều cao tăng lên một cách rất nhanh.
Lần đo thứ 4: Chiều cao cây của giống DT2003, PC19, ĐTH02, ĐTDH03 và đối chứng tương dương nhau. ở giai đoạn này cây ra hoa và ra hoa rộ lần đo này chiều cao cây tăng chậm lại và dừng lại hẳn ở giai đoạn thu hoạch.
Lần đo thứ 5 được tính sau khi thu hoạch mẫu, đây cũng là chiều cao cuối cùng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong đó giống có chiều cao cao nhất và vượt so với các giống khác là giống PC19, các giống còn lại có chiều cao tương đương nhau, dao động trong khoảng từ (63,23 -69,90cm)
Sự tăng trưởng chiều cao của cây đậu tương tuân theo qui luật tăng trưởng của cây đậu tương. Tăng dần và tăng nhanh ở giai đoạn đầu khi ra hoa và bắt đầu hình thành quả thì tốc độ tăng trưởng của thân cành mạnh và lúc cây ra hoa ở ngọn thì không phát triển chiều cao nữa.
4.5.Sự ra lá trên thân chính.
Đặc trưng của lá là chỉ số lá và chỉ số di truyền của từng giống, số lượng lá trên cây ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tác động. Sự phát triển của tán lá có liên quan mật thiết đến tốc độ tăng trưởng của thân cành, để tán lá xanh được lâu cần có chế độ dinh dưỡng đủ, cân đối và bón phân hợp lý cho cây đậu tương. Qua theo dõi số lá của cây đậu tương trên thân chính qua các thu được kết quả sau:
Bảng 6. sự ra lá trên thân chính của các giống đậu tương.
Đơn vị: lá
Lần đo
Giống
Lần1* Lần2* Lần3* lần4*
ĐTDH01 3.80a 5,93b 8,43b 9,73b ĐTDH02 3,87a 6,53b 9,27a 10,67a ĐTDH03 3,80a 6,37ab 8,83ab 10,27ab DT2003 3,83a 6,29ab 8,70ab 10,20ab PC19 4,00a 6,37ab 8,43b 9,80ab LSD0,05 0,38 0,58 0,43 0,93
* *Trung bình số lá/ cây qua các lần đếm từ lần 1… đến lần 4
Các kí tự a, b, c … giống nhau thì giữa các công thức không có sự sai khác.
Qua kết quả bảng 6 ta thấy:
Nhìn chung số lá qua các thời kì phát triển của các giống của cây đậu tương đều có số lá tăng dần và tuân thủ qui luật theo tăng chiều cao của thân chính. Tổng số lá trên thân chính chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống nó không phụ thuộc vào chiều của thân chính. Do vây thân chính thấp nhưng số lá trên đó vẫn nhiều .
Qua xử lí thống kê ta thấy mức độ biến động của các giống qua các lần điều tra thấp. Qua đó ta thấy được sự tăng trưởng của số lá có sự ổn định và số lá có sự tăng dần qua các lần điều tra.
Ở lần 1 nhìn chung các giống ra lá rất đồng đều, ở giai đoan này trùng với giai đoạn cây ra 4-5 lá thật. Qua xử lí thống kê cho thấy giữa các giống không có sự sai khác nhau về mặt thống kê. Các giống có số lá tương đương nhau và có sụ sai khác không đáng kể.
Ở lần đếm thứ 2 và thứ 3 thì lúc này cây đậu tương bắt đầu ra hoa, số lá của các giống cũng tăng đều. Số lá tăng lên nhanh nhất ở giai đoạn này. Các giống có số lá tương đương nhau và dao động trong khoảng 8,43-8,83 lá.
Lần 4 các giống tham gia thí nghiệm số lá tăng chậm lại do trong thời gian này các giống đậu tương đang hình thành quả và sắp kết thúc thời kì ra hoa, vì vậy mà số lá tăng chậm lại để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Các giống có số lá chênh lệch nhau không đáng kể
Sau khi các giống hình thành quả và quả chắc thì hầu hết các lá chuyển sang vàng rồi rụng dần khi quả chín.