Một số bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất đậu tương

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009 2010 tại trại giống cây trồng nam phước huyện duy xuyên tỉnh quảng nam (Trang 36 - 38)

Đậu tương là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều loại sâu, bệnh phá hại và chính đó cũng là một rrong những yếu tố quan trọng hạn chế năng suất giống đậu tương ở các vùng nhiệt đới như nước ta. Điều kiện nóng ẩm đã làm cho vòng dời của sâu ngắn lại các lứa sau phát triển kế tiếp nhau nên mức độ tác hại nghiêm trọng hơn. [4]

Tiềm năng năng suất của giống không đạt được nếu nó bị sâu, bệnh phá hại. Chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chọn tạo giống.

Giống chống chịu sâu bệnh thường ít bị thiệt hại hơn so với giống không chịu, mặc dầu cả hai đều có mức độ nhiễm bệnh như nhau.

Qua theo dõi tình hình sâu, bệnh hại đâu tương trong thí nghiệm kết quả thu được ở bảng sau.

Bảng 10.Một số sâu bệnh hại trong thí nghiệm.

Chỉ tiêu Giống Sâu cuốn Lá (%) Sâu đục quả (%) Bệnh Gỉ sắt (cấp bệnh) bệnh lỡ cổ rễ (%) DT84(đ/c) 0,69% 8,6% 3 7,0% ĐTDH01 10,06% 9% 1 4,9% ĐTDH02 8,97% 8,33% 1 6,1% ĐTDH03 8,06% 8% 7 3,3% DT2003 6,.9% 9,67% 5 2,1% PC19 0,70% 10,33% 5 3,6%

Ghi chú: % cây bị hại Qua theo dõi ta thấy các giống đều bị sâu, bệnh phá hại.

+ Sâu hại đậu tương:Qua theo dõi ta thấy trên cây đậu tương có rất nhiều loại sâu như sâu cuốn lá, sâu đục quả, sâu xám,sâu đục thân…

+ Về sâu cuốn lá: Theo dõi ở giai đoạn bắt đầu cây ra hoa, nhưng tỉ lệ sâu hại nhỏ 0,70-10,06%, trong đó cao nhất là giống ĐTDH01 10,56% vượt giống đối chúng và các giống khác. Nhìn chung tất cả các giống tham gia thí nghiệm bị sâu bệnh nhiều hơn giống đối chứng.

+ Sâu đục quả giống PC19 bị nhiều nhất (10,33%), giống bị thấp nhất Là ĐTDH03 (8%) các giống còn lại giao động trong khoảng 8,33-9,67%.

+ Bệnh lỡ cổ rễ: Hầu hết các giông đâu tương tham tham gia thí nghiệm đều bị bệnh này ở giai đoạn cây con, trong đó giống DT84(đ/c) có tỉ lệ bị bệnh cao nhất (7,0%), giống bị bệnh thấp nhất là DT2003 (2,1), các giống còn lại biến động trong khoảng 3,3-6,1%.

Như vậy qua quá trình theo dõi thí ngghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng bị sâu, bệnh hại. Qua theo dõi dựa trên số liệu thấy mức độ bị nhiễm sâu bệnh của các giống ở mức còn thấp chưa ảnh hưởng gì dến năng suất và sản lượng.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trong vụ đông xuân 2009 2010 tại trại giống cây trồng nam phước huyện duy xuyên tỉnh quảng nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w