THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN, CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHI MINH
CAO ĐỨC THỊNH
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HOC MON TOAN O CAC TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH THÀNH
PHO CAN THO Chuyén nganh: QUAN LY GIAO DUC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẢN THỊ HƯƠNG
Trang 2LOI CAM ON
Tôi xIn chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, phòng Khoa học công nghệ & sau Đại học, các Phòng ban chức năng khác của trường Đại học sư phạm TP Hỗ Chí Minh Xin chân thành cảm ơn
Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo TP Cần Thơ, Phong Giao duc huyén Vinh Thanh, Ban Giam
Hiệu các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, THPT Thạnh An và các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoản thành luận văn
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn đối với quý Thây, Cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, các Giáo sư,
Tiến sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học và luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong khóa học vừa qua
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã đầu tư nhiều công sức, nhưng chắc chăn luận văn không thê tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn
Trang 3KY HIEU CAC CHU VIET TAT
THPT Trung hoc phổ thông THCS Trung học cơ sở HT Hiệu trưởng GV Giáo viên HS Học sinh CBQL Cán bộ quản lý HDDH Hoạt động dạy học
CNTT Công nghệ thông tin
PTDH Phương tiện dạy học
PPDH Phuong phap day hoc
CSVC Co sé vat chat
x Điểm trung bình của CBQL
y Điểm trung bình của GV dạy Toán
s Độ lệch chuẩn
NXB Nhà xuất bản
ĐHSP Đại học sư phạm
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, thế ký mà khoa học — công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, đưa loài người sang kỷ nguyên công nghệ, thông tin và phát triển kinh tế tri thức Toàn câu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan không thê cưỡng lại được Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam có những thời cơ và thách thức lớn Một trong những con đường đề đưa đất nước phát triển và hội nhập với thế giới thành công, đó là phát triển giáo dục và đảo tạo
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khang định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một
trong những động lực quan trọng thúc đây sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người — yếu tố cơ bản về phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[10] Giáo dục và đào tạo nước ta những năm qua đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Song chúng ta phải thừa nhận rằng: giáo dục
còn chậm đổi mới, chưa thích ứng nhanh với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ Điều này dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, chất lượng đào tạo nguôn nhân lực còn hạn chế, thách thức trên
còn đường hội nhập quốc tế
Đề khắc phục tình trạng trên và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đôi mới giáo dục là van dé cap thiét hién nay Đổi mới giáo dục trên tất cả các mặt: mục tiêu đào tạo, nội dung chương
trình, phương pháp dạy học, trong đó đối mới công tác quản lý hoạt động dạy học có ý nghĩa quyết
định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp trung học cơ sở (THCS) là câu nối giữa tiểu học và trung học phố thông (THPT) tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho học sinh (HS) hoc lên hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của HS, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội Cấp học này có vai trò quan trọng đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của HS, lứa tuổi THCS
Mơn Tốn trong nhà trường THCS là công cụ để học tập những môn học khác và vận dụng vào trong đời sống thực tế Cùng với tri thức, mơn Tốn ở trường THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng toán học Ngoàải ra, nó còn góp phân phát triển nhân cách, năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới cho HS THCS
Quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) ở trường THCS là một công việc không hé dé đối với
nhà quản lý và còn khó khăn hơn đối với việc quản lý HĐDH mơn Tốn Do vậy, đối mới và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như việc nhận thức đúng về công tác quản lý HĐDH mơn Tốn của nhà quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Trang 5Xuất phát từ những cơ sơ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn để tài nghiên cứu: “Thực trạng quan ly HDDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cân Tho”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản ly HDDH mơn Tốn, đề tài nhăm góp phan nang cao chất lượng và hiệu quả HĐDH mơn Tốn ở
các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường THCS 3.2 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Vinh Thạnh, thành phố Cần Thơ
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác quản lý HDDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành
phó Cần Tho được thực hiện như: quản lý nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém mơn Tốn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS Tuy nhiên, trong từng nội dung quản lý HĐDH môn Toán vẫn chưa đạt hiệu quả cao Do đó, khi đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐDH mơn
Tốn ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phó Cần Thơ sẽ tạo cơ sở thực tiễn để đề xuất
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Toán 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Vĩnh
Thạnh, thành phố Cần Tho
5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS 6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống
Quan điểm tiếp cận hệ thống giúp người nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa quản lý HDDH mơn Tốn với quản lý các hoạt động sư phạm khác ở trường THCS cũng như xem công tác quản lý nhà trường là một hệ thống, trong đó quản lý HĐDH môn Toán là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn
Trang 6Quan điểm tiếp cận lịch sử - logic giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời
gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên
cứu để tài, đồng thời trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự logic
6.1.3 Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Quan điểm tiếp cận thực tiễn giúp phát hiện những ưu điểm, mâu thuẫn, tôn tại trong công
tác quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, từ đó đề xuất được các biện
pháp phù hợp với thực tiễn các trường THCS thành phố Cần Thơ
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ sách, báo, tài liệu và
văn kiện, văn bản có liên quan nhăm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu 6.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm nhăm thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động quản lý dạy học mơn Tốn ở các trường THCS
6.2.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục a) Muc dich diéu tra:
Thu thập thông tin, số liệu, tư liệu về thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn và biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ nhăm minh chứng cho giả thuyết khoa học
b) Noi dung diéu tra:
- Thực trạng HĐIDH mơn Tốn và công tác quản lý HDDH mơn Tốn ở các trường THCS
huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cân Thơ, những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
- Khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất c) Mẫu nghiên cứu:
Điều tra cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) dạy Toán của 09 trường THCS trong huyện
Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
6.2.2.3 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp lây ý kiến một số nhà quản lý có kinh nghiệm, lãnh
đạo và chuyên viên trong việc đề xuất các biện pháp mang tính đột phá, cấp bách trong việc nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS
6.2.3 Phương pháp thông kê toán học
Phương pháp thống kê toán học là phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý các dữ liệu
Trang 77 Phạm vỉ nghiền cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy mơn Tốn ở các trường
THCS huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ
8 Câu trúc luận văn
Luận văn gồm những phần sau: - Mở đầu
Trang 8Chuong 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG DAY HỌC
MON TOAN O TRUONG TRUNG HOC CO SO
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Vấn đề hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở ngoài nước
- Như chúng ta đã biết toán học có nguon Ốc thực tiễn Số học ra đời trước hết do nhu cầu
đếm Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo lại ruộng đất bên bờ sông Ni (Ai cập) sau những trận lụt hàng năm Khi nói đến nguồn gốc thực tiễn của Toán học cũng cần nhắn mạnh cả nguồn gốc thực tiễn của chính các quy luật của logic hình thức được sử dụng trong toán học Lênin viết: “Những hình thức và quy luật logic không phải là cái vỏ trống rỗng mà là sự phản ánh thế giới khách quan, thực tiễn của con người, được lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần, sẽ được củng cố vào ý thức người ta dưới những hình thức của logic học” [25]
- Theo Ăng ghen,“ Đối tượng của Toán học thuần túy là những hình dạng không gian và những quan hệ số lượng của thế giới khách quan”.[25]
- Trong HĐDH mơn Tốn cần có những mô hình học tập sẽ giúp HS tiếp thu bài học nhanh
hơn, theo V.A.Stoff (Stoff 1966) thì mô hình học Toán nhất thiết phải có ba đặc trưng cơ bản; tính
đăng cấu (mô hình phản ánh đúng một cách đăng câu những thuộc tính nhất định nào đó của đối
tượng nghiên cứu mà những thuộc tính ấy là đối tượng nhận thức của học sinh), tính đơn giản (đơn
giản về mặt tri giác), tính khác với nguyên bản (dé trong day hoc dé dàng đạt được mục đích dé ra).[25]
- Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khăng định răng: Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ ŒV.|40]
P.V.Zmmmn, M.ILKonđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng.|40]
V.A.Xukhomlinxki, Jaxapob nêu ra một số vẫn đề quản lý của Hiệu trưởng trường phố thông như phân công nhiệm vụ giữa Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng Các tác giả thống nhất khăng định người Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm chính trong công tác quản
lý nhà trường Về tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy, tác giả V.A.Xukhomlinxki nhân
mạnh hoạt động dự giờ thăm lớp và đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho GV Ông cho rằng đó là đòn bây nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV [23] [40]
- Không Tử (551-479 trước công nguyên) với quan điểm dạy học gắn liền với PPDH mơn Tốn hiện nay là: “Dùng cách gợi mở, đi từ gân tới xa, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi
Trang 9học tập” và “học không biết chán, dạy không biết mỏi” [37] Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả dạy học phải đề cao đến các quy định về nề nếp dạy học, nâng cao trình độ của người dạy
để lựa chọn được những PPIDH theo hướng để cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy
nghĩ và sáng tạo của người học
- J.A Cômenxki (1592-1670) đã đưa ra những quan điểm về HĐDH mà chúng ta có thể vận dụng trong HĐDH môn Tốn Theo ơng q trình dạy học để truyên thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật hiện tượng do HS tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên áp đặt, gò ép người ta châp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn: nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của HS; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng có kiến thức; nguyên tắc dạy học theo khả năng tiếp thu của HS (vừa sức); dạy
học phải thiết thực và dạy học theo nguyên tắc cá biệt [37]
1.1.2 Van đề hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trong nước - Ngồi HĐDH mơn Tốn được tô chức trên lớp còn có thể tổ chức những hoạt động thực hành Tốn ngồi nhà trường như ở nha máy, công xưởng, đồng ruộng, kể cả những hoạt động có
tính chất tập dượt nghiên cứu bao gồm cả các khâu đặt bài tốn, xây dựng mơ hình, thu thập đữ liệu, xử lí mô hình để tìm lời giải, đối chiếu lời giải với thực tế dé kiểm tra và điều chỉnh [25]
- Đề cập đến phương tiện trực quan trong HĐDH mơn Tốn: “Phương tiện trực quan tượng trưng là một hệ thống kí hiệu quy ước nhằm biểu diễn tính chất muốn nghiên cứu tách rời khỏi tất cả các tính chât khác của đối tượng và hiện tượng” [25]
- Theo tác giả Pham Van Hồn, trong cơng tác bồi dưỡng HS giỏi mơn Tốn cần bồi dưỡng cho HS tác phong, phương pháp nghiên cứu và thói quen tự đọc sách [25]
- Trong công tác dạy học, phụ đạo HS yếu kém mơn Tốn, theo tác giả Phạm Văn Hoàn, thầy giáo nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng
kiến thức [25]
- Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo: tài liệu “ Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang: tài liệu “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo là những tài liệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục được tiếp cận từ những mô hình
Trang 10- Nghiên cứu về quản lý nhà trường nói chung và quản lý HĐDH nói riêng có các tác giả
như: Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
- Các công trình khoa học trên với tầm vóc qui mô về giá trị lý luận và thực tiễn được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả to lớn trong phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà Tuy nhiên phan lớn các công trình trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu về lý luận có tính chất tổng quan về quản lý giáo dục, quản lý trường học, còn về quản lý HĐDH môn Toán ở trường THCS chưa được
đề cập nhiều
- Trước yêu câu bức xúc của thực tiễn ở các trường THCS là đối mới công tác quản lý HĐDH, trong đó có quản lý HĐDH môn Toán, nhiều học viên cao học quản lý giáo dục đã đi vào nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH ở các trường THCS, THPT và đề xuất những biện pháp nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý HĐDH như:
“Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy ở một số trường THCS tỉnh Cà Mau” của tác
giả Nguyễn Quốc Thẻ, tỉnh Cà Mau
“Thực trạng quản lý việc kiểm tra — đánh giá kết quả dạy học của Hiệu trưởng trường THCS,
Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Lê Hương, thành phố Cần Thơ
“Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học các chủ dé tu chon ở các trường THCS
huyện Phong Điễn, thành phô Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Hồng Bảo, thành phố Cần Thơ
Từ các công trình nghiên cứu kế trên, chúng tôi nhận thây chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
1.2 Lý luận về hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường Trung học cơ sở
1.2.1 Khái niệm về hoạt động dạy học mơn Tốn
1.2.1.1 Hoạt động dạy học
HĐDH dùng ở đây được hiểu là đạy học trong nhà trường — một bộ phận của hoạt động giáo
dục tổng thể chứ không hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sông)
Khi xem xét HĐDH, có nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận hướng vào hoạt động dạy
của thây hoặc tiếp cận hướng vào hoạt động học của trò Dạy học hướng vào hoạt động học của trò thì trọng tâm của HDIDH được đặt vào hoạt động học của HS chứ không phải vào hoạt động dạy của GV Noi cach khác, ŒV là người tạo ra việc học, gợi cho HS khám phá và tạo dựng kiến thức, tạo ra các môi trường học tập mạnh mẽ: nâng cao chất lượng học tập v.v
Kiểu dạy học truyền thống ở nhà trường Việt Nam thường tiếp cận dạy học hướng vào hoạt
động dạy của ŒV hơn là hướng vào hoạt động học của HS nên có nhiều hạn chế trong việc phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS Theo cách tiếp cận hiện đại, dạy học ở nhà trường Việt Nam
Trang 11dụng các hướng dạy học gia tăng tính tích cực, độc lập và sảng tạo của người học trong quá trình
tìm tòi, khám phá tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV
Nhu vay, HPDH là hệ thông những hành động phối hợp, tương tác giữa GV và HS, trong
đó, dưới tác động chủ đạo của GV, HS tw gidc, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thong tri thức khoa
học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách [22]
Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của HĐDH như sau:
- Dạy học là một hoạt động kép gôm hoạt động dạy của ŒV và hoạt động học của người học
Trong đó, Dạy (GV) giữ vai trò chủ đạo, dạy hướng đến học, dạy thúc đây học và làm cho học thành công: Học (người học) giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực, độc lập va sang tạo
- Hai hoạt động Dạy và Học tôn tại trong sự thống nhất và tương tác lần nhau
- Hai hoạt động Dạy và Học cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
Nếu tiếp cận dạy học như là một quá trình, không chỉ nói đến thời gian, không gian HĐDH
diễn ra, mà chủ yếu muốn nói đến logic của HĐDH bao gồm một chuỗi những hành động của GV
và HS phối hợp, thống nhất với nhau, được sắp xếp và thay đổi theo một trình tự phù hợp với logic
khoa học và nhận thức của HS nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Nếu tiếp cận dạy học
như là một hoạt động là tiếp cận dạy học dưới góc độ hoạt động tương tác, phối hợp thống nhất của GV va HS
1.2.1.2 Hoạt động dạy học mơn Tốn
HĐDH mơn Tốn là hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh tự mình chiếm
lĩnh những kiến thức, kĩ năng cơ bản của Toán học và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái
độ học tập ở HS Các HĐDH môn Toản được thực hiện trong quá trình hình thành kiến thức toán học hoặc vận dụng nội dung kiến thức đó HĐDH mơn Tốn ở trường THCS thường liên quan đến các dạng hoạt động sau:
- Nhận dạng và thể hiện: một phương pháp, một quy tắc, một định lí,
- Những hoạt động toán học phức hợp: định nghĩa, chứng minh, giải toán quỹ tích, giải toán dựng hinh, - Những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học: lật ngược vấn đẻ, xét tính giải được, phân chia trường hợp, - Những hoạt động trí tuệ chung: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa
Trang 121.2.2 Vị trí, vai trò của mơn Tốn ở trường Trung học cơ sở Ở trường THƠS, môn Toản giữ một vị trí hết sức quan trọng:
- Mơn Tốn là mơn học công cụ: do tính trừu tượng cao độ, Toán học có tính thực tiễn phố
dụng Những tri thức và kĩ năng toán học cùng với những phương pháp làm việc trong toán học trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà trường, là công cụ của nhiều ngành khoa học khác nhau, là công cụ để tiến hành những hoạt động trong đời sống thực tế và vì vậy là một thành phân không thể thiếu của nên văn hóa phô thông của con người mới Chắng hạn, kiến thức về tương quan tỉ lệ thuận y = kx là công cụ đề nghiên cứu rât nhiều hiện tượng trong những lĩnh vực rất khác nhau Cùng với tri thức, môn Toán ở trường THCS còn cung cấp cho HS những kĩ năng toán học như kĩ năng tính toán, vẽ hình, kĩ năng đọc và vẽ biểu đồ, kĩ năng đo đạc, ước lượng, kĩ năng sử dụng những dụng cụ toán học và máy tính điện tử Mơn Tốn cịn giúp HS hình thành và phát triển những phương pháp, phương thức tư duy và hoạt động như toán học hóa tình huống thực tế, thực hiện và xây dựng thuật toán, phát hiện và giải quyết vấn đề Những kĩ năng này rất cần cho người lao động trong thời đại mới
- Mơn Tốn ở trường THCS còn góp phân phát triển nhân cách: ngoài việc cung cấp cho HS những kiến thức và kĩ năng Tốn học cần thiết, mơn Toán còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, rèn luyện những đức tính,
phẩm chất của người lao động mới như tính cần thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính
sáng tạo, bôi dưỡng óc thâm mĩ
Chương trình Toán THC S yêu cau HS đạt được cụ thể về kiến thức, kĩ năng và thái độ sau:
- Kiến thức, phương pháp tốn học phổ thơng :
+ Những kiến thức mở đầu về số (từ số tự nhiên đến số thực), về biến đổi đại số, về phương
trình bậc nhất và phương trình bậc hai, về hệ phương trình và bất phương trình bậc nhất, về một số
hàm số và đồ thị đơn giản
+ Một số hiểu biết ban đầu về thống kê
+ Những kiến thức mở đâu về hình học phăng: quan hệ vuông góc và song song, quan hệ băng nhau và đồng dạng quan hệ giữa các yếu tố của lượng giác, một số vật thể trong không gian
+ Những hiểu biết ban đầu về một số phương pháp toán học: dự đoán và chứng minh, quy
nạp và suy diễn, phân tích và tổng hợp
- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, sử dụng bảng số, máy tính bỏ túi, thực hiện
các phép biến đối biểu thức, giải phương trình và bất phương trình bậc nhất một ân, giải phương trình bậc hai một ân, giải hệ phương trình bậc nhất hai ấn, vẽ hình, đo đạc, ước lượng Bước đâu
Trang 13- Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí và hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chat
tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác
ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác
NGDIH môn Toán ở trường THCS có vai tro quan trọng:
- Truyền thụ tri thức, kĩ năng, phương pháp tốn học phơ thông cơ bản, hiện đại sát thực tiễn Việt Nam theo tinh thân giáo dục kĩ thuật tổng hợp; đồng thời trau dổi cho HS khả năng vận dụng
những hiểu biết toán học vào việc học tập các môn học khác, vào đời sống lao động sản xuất, chiến đấu và tạo tiềm lực tiếp thu khoa học Kĩ thuật
- Phát triển năng lực trí tuệ chung như: tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng, tư duy logic và tư duy biện chứng, rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát , các
phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo v.v
- Giao dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và thâm mĩ Thông qua HĐDH mơn Tốn
góp phân bồi dưỡng cho HS thế giới quan duy vật biện chứng, rèn luyện cho HS phẩm chất của người lao động mới đó là: làm việc có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có kiểm tra, tinh can
thận chính xác, kỷ luật, tiết kiệm, sáng tạo, dâm nghĩ dám làm, có óc thâm mĩ, có sức khỏe, ding
cảm bảo vệ chân lí, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Bảo đảm chất lượng phổ cập giúp cho HS có kiến thức toán học phô thông, bất kể sau này họ làm nghề gì và hoạt động trong lĩnh vực nào Đông thời chú trọng phát hiện và bồi dưỡng một số học sinh có năng khiếu, tài năng về toán để góp phần xây dựng nên khoa học kĩ thuật và nên Toán học Việt Nam, mau chóng rút ngăn khoảng cách giữa nước ta với các nước tiên tiến
- Bên cạnh đó, HĐDH mơn Tốn ở trường THCS góp phân thực hiện mục tiêu dạy học môn Tốn phổ thơng trung học nói chung và THCS nói riêng
- HĐDH mơn Tốn ở trường THCS tạo điều kiện cho HS nghiên cứu cơ sở của những môn học khác với sự phong phú và đa dạng của các bộ môn với khối lượng nội dung lớn và phức tạp
hơn, hệ thống hơn ở bậc tiểu học, đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện
1.2.3 Đặc điểm hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường Trung học cơ sở
HĐDH mơn Tốn là hoạt động kép gồm hoạt động dạy của ŒV Toán và hoạt động học mơn
Tốn của HS Trong đó, hoạt động dạy của GV Toán giữ vai trò chủ đạo, truyên thụ, tổ chức, điều
khiến, hướng đến hoạt động học mơn Tốn của HS, thúc day và làm cho việc học mơn Tốn của HS
Trang 14cải tiến phương pháp học tập, cải tiến hoạt động học tập của mình đề thích ứng với từng nội dung bài học Trong trường hợp đó, HS THCS đặc biệt là HS đâu cấp học sẽ gặp những khó khăn nhất
định đòi hỏi người GV phải tính đến để giúp HS tìm cách khắc phục Vì lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi có những thay đổi đột biến về tâm sinh lý Điều đó có liên quan đến việc
xây dựng lại một cách cơ bản hoạt động dạy phù hợp với tâm lý của HS Vì vậy đòi hỏi người ŒV phải có những điều chỉnh mang tính chất quyết định trong hoạt động dạy, nếu vẫn áp dụng những
hình thức và PPDH như ở bậc tiểu học cho bậc học này sẽ dẫn đến việc trẻ tỏ ra không băng lòng
dưới nhiều biểu hiện khác nhau
Hoạt động học môn Toán của HS giữ vai trò chủ động, lĩnh hội, tự giác, tích cực, độc lập và
sáng tạo nhăm lĩnh hội những kiến thức toán học cơ bản, hình thành kĩ năng và thái độ tương ứng
tạo lập những phẩm chất nhân cách Hoạt động học mơn Tốn của HS THCS diễn ra ở trình độ cao
hơn, phong phú hơn, hoàn thiện hơn, biểu hiện ở những nội dung sau:
+ Động cơ học tập mơn Tốn của HS THCS rất phong phú, đa dang, nhưng chưa bên vững
nhiều khi còn thể hiện mâu thuẫn Đối với các em HS ở trường THCS học Toán là khó, nó đòi hỏi
HS cần phải nắm vững kiến thức có hệ thống làm nhiều bài tập nhưng đa số các em thường ít chú ý
tới vấn đề này hoặc có biết nhưng lười học, không chịu làm nhiều bai tập
+ Thái độ học tập của HS THCS đối với mơn Tốn cũng rât khác nhau Các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của mơn Tốn, nhưng thái độ rât khác nhau: có em tích cực, có trách nhiệm cao, có em rất lười biếng, thờ ơ
+ Phương thức học tập môn Toán của HS THCS có những nét khác biệt so với HS tiểu học
Ở THCS hoạt động học tập mơn Tốn diễn ra theo phương thức học và hành, học — hành gan vol
nhau qua đó để hình thành các kỹ năng cần thiết
+ Nội dung học tập mơn Tốn ở THCS được mở rộng và chuyên sâu hơn Bởi vì, THCS là
cấp học có tính lý luận gắn với thực hành theo từng môn học, có tính chuyên sâu, từng bước HS
năm được những khải niệm khoa học và nhận thức được các quy luật về tự nhiên, xã hội và con
người
Hoạt động dạy của GV và hoạt động học mơn Tốn của HS ton tại trong sự thống nhất và tương tác lẫn nhau, cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học mơn Tốn
Tóm lại, từ những đặc điểm nêu trên cho thay hoạt động dạy của ŒV và hoạt động học mơn
Tốn của HS ở trường THCS có những nét riêng, do vậy HĐDH mơn Tốn cũng phải chú ý đến những nét riêng đó và mang nét đặc trưng của cấp học trong dạy học mơn Tốn ở trường THCS
1.2.4 Vẫn đề đối mới các yếu tố của hoạt động dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở
Trang 15a4) Mục tiêu chung mơn Tốn
- Mục tiêu chung của dạy học mơn Tốn hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học
THCS, đó là: HS có trình độ học vẫn THCS; hiểu biết ban đầu về kĩ thuật — hướng nghiệp (để có thể
phân luông: học tiếp phô thông, kĩ thuật, hướng nghiệp hoặc đi vào cuộc sống) Mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, nhấn mạnh tính toàn diện: “ Dạy chữ - dạy người — dạy nghề” Các kiến thức và kĩ năng thực hành được củng cố để tạo ra bốn năng lực chủ yếu sau: “Năng lực hành động: Năng lực thích ứng: Năng lực cùng sống và làm việc; Năng lực tự khăng định mình” Phù hợp
với bốn trụ cột giao duc thé ĐIỚI thé ki XXI: “Hoc để biết; học để làm việc; học để làm người; học
để hòa nhập” Bốn trụ cột này phải dựa trên nền tảng, cũng là hai đặc trưng cơ bản — mới của giáo
dục thế kỉ XXI: “học tập suốt đời và xã hội học tập”
- Mục tiêu của mơn Tốn trong chương trình dạy học ở cấp THCS là cung cấp cho HS một hệ thông kiến thức, kĩ năng, phương pháp tốn học phố thơng cơ bản, hiện đại, thiết thực, sát với thực tế; góp phân phát triển năng lực trí tuệ, tư duy trừu tượng, tư duy logic và ngôn ngữ chính xác, đồng thời rèn luyện các phẩm chất của tư duy như tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính sáng tạo; góp phân hình thành và phát triển các phẩm chất lao động khoa học cân thiết của người lao động mới
b) Mục tiêu của bài học mơn Tốn
Mục tiêu bài học của mơn Tốn 6 cap THCS thay đổi theo các yêu câu:
- Mục tiêu dé ra cho HS: yeu cầu HS thực hiện; HS đạt được mục tiêu đề ra (thây chỉ đạo, tỔ
chức, hướng dẫn, giúp đỡ)
- Mục tiêu cần phải cụ thể về nội dung và mức độ phải đạt được, khả năng tự thực hiện, phối
hợp thành thạo các động tác, giao tiếp, hành vi ngôn ngữ:
+ Kiến thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá
+ Kĩ năng: làm được, thông thạo
+ Thái độ (tỉnh cảm): tiếp nhận, phản ứng, đánh giá, sắp xếp, tổ chức giá trị, trở thành tính cách
1.2.4.2 Về nội dung chương trình dạy học môn Toán
- Chương trình dạy học mơn Tốn phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nói
mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, PTDH, tiến trình giờ học (tô chức giờ học) và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS
- Nội dung dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phố thơng, tồn diện,
hướng nghiỆp
- Nội dung chương trình mơn Tốn đảm bảo cơ bản, tính giản, thiết thực và cập nhật với sự
phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật — xã hội
Trang 16- Giảm tính lý thuyết hàn lâm, kinh viện, giảm nhẹ yêu cầu về tuyệt đối chính xác khoa hoc, cầu toàn trong quá trình hình thành khái niệm mới và khó
- Tăng tính thực tiễn, thực hành, hình thành khái niệm thông qua sử dụng thiết bị dạy học
một cách hợp lí
- Đảm bảo vừa sức, khả thi Thực hiện được yêu cầu về giảm tải: tích hợp các nội dung phù hợp, lược bỏ nội dung trùng nhau
- Giảm số tiết trên lớp, tăng thời gian tự học và ngoại khóa 1.2.4.3 Về phương pháp dạy học môn Toán
- Phương pháp dạy học (PPDH) mơn Tốn đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho HS, tận dụng
được công nghệ mới nhất: Khắc phục lỗi dạy truyền thống truyên thụ một chiều các kiến thức có sẵn, phát huy cao năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ thông tin; Tăng cường học
tập cá thể phối hợp với hợp tác
- Theo hướng đổi mới nói trên, nên quan tâm tới một số PPDH tích cực trong mơn Tốn dưới đây:
+ Dạy học vấn đáp, đàm thoại
Vấn đáp, đàm thoại là phương pháp trong đó GV đặt ra những câu hỏi đề HS trả lời, hoặc có
thê tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học môn Toán Phương
pháp này là tăng cường hình thức hỏi — đáp, đàm thoại giữa GV và HS, rèn cho HS ban lĩnh tự tin,
khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể Muốn thực hiện điều đó, đòi hỏi GV phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò
chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi GV cũng cần dự kiến các phương án trả lời của HS để có thê chủ động thay đổi hình thức, cách thức, mức độ hỏi,
có thể dẫn dat qua các câu hỏi phụ tránh đơn điệu, nhàm chán, nặng nề, bế tặc; tạo hứng thú học tập
của HS va tang tinh hap dẫn của giờ học mơn Tốn Có ba mức độ: vân đáp tái hiện, vân đáp giải
thích — minh họa và vấn đáp tìm tòi
+ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
PPDH phát hiện và giải quyết vân đề trong dạy học môn Toán, vừa giúp HS năm được tri thức mới, vừa giúp HS năm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuân bị một năng lực: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các tình huống có vẫn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vân đề không chỉ giới hạn ở phạm trù PPDH mơn Tốn, nó địi
hỏi cải tạo nội dung, đôi mới cách tổ chức quá trình dạy học môn Toản trong mối quan hệ thống
Trang 17Vấn đề cốt yếu của phương pháp là thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định, GV tạo điều kiện cho HS tranh luận, tìm tòi, phát hiện vân đề thông qua các tình huông có vấn đề Các tình huống này có thể do GV chủ động xây dựng, cũng có thể do logic kiến thức của bài học
mơn Tốn tạo nên Cần trân trọng, khuyến khích những phát hiện của HS, tạo cơ hội, điều kiện cho
HS thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân (có thê không đúng hoặc khác với sự chuẩn bị của GV), giúp HS tự giải quyết vấn đề đề chủ động chiếm lĩnh kiến thức
+ Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
PPDH hợp tác trong nhóm nhỏ giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Băng cách nói ra những điều đang nghĩ,
mỗi n8ười có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thay minh can hoc hoi thém
những øì Bải học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ GV
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy
phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia, nó như một phương pháp trung gian
giữa sự làm việc độc lập của từng HS với sự việc chung của cả lớp Trong hoạt động nhóm, tư duy
tích cực của HS phải được phát huy và quan trọng là phương pháp này rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức
hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH môn Toán, hoạt động nhóm càng
nhiều thì chứng tỏ PPDH môn Toán càng đổi mới
1.2.4.4 Về phương tiện dạy học môn Toán
- Các phương tiện dạy học (PTDH) khác nhau có những chức năng sư phạm khác nhau
nhưng hỗ trợ lẫn nhau, nếu được sử dụng đúng đăn thì hiệu quả dạy học có thê được nâng cao rõ rệt
Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trong quá trình dạy học môn Toán cần quan tâm đến các PTDH sau day:
+ Phim chiếu để giảng bài môn Toán với đèn chiếu Overhead
+ Phần mềm hỗ trợ bài giảng minh họa trên lớp với LCD — projector (may chiéu tinh thé long) hay con goi la video — projector
+ Phần mềm dạy học mơn Tốn giúp HS học trên lớp và ở nhà như: GEOMETRIS, SKETCHAPD, MAPLE
+ Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính
+ Sử dụng mạng Internet dé day hoc toan
- Dạy học mơn Tốn với PTDH hiện đại trên sẽ có các ưu thé sau:
Trang 18+ Các phan mềm dạy học mơn Tốn có thể hỗ trợ cho GV, tăng tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng
+ Các PTDH hiện đại sẽ tạo ra khả năng để GV trình bày bài dạy mơn Tốn sinh động hơn
+ Các PTDH sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phân khó giảng
những khải niệm phức tạp của mơn Tốn
1.2.4.5 Về hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn
- Tổ chức giờ học toán: cần hiểu mục tiêu là để đổi mới PPDH mơn Tốn, tạo điều kiện tốt
nhất để HS phát huy được tính tích cực, chủ động trong tiếp thu bài giảng, huy động được mọi HS làm việc, đánh giá được khả năng làm việc, tích cực làm việc cũng như kết quả của từng HS Tuy
nhiên không nên máy móc, các tiết toán nào cũng đủ mọi cách tô chức: phiếu học tập, học theo
nhóm
- Về hình thức học tập môn Toán: cả lớp hoạt động; hoạt động theo nhóm; học theo cặp; học
cá nhân và tự nghiên cứu
- Tạo điều kiện tốt nhất để trong giờ học toán HS không chỉ trả lời, tranh luận với ŒV, mà còn được trao đổi, tranh luận với bạn học dé tim ra chan li (không gò ép)
- Điều quan trọng là xây dựng kế hoạch bài dạy mơn Tốn, trong đó có hệ thống câu hỏi — bài tập và lựa chọn cách kiểm tra, đánh giá kết quả HS nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo
1.2.4.6 Về kiểm tra, đính giá kết quả dạy học mơn Tốn
Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn là một nội dung cần thiết trong quá trình dạy học Kết quả học tập mơn Tốn của HS là cơ sở phản ánh chất lượng dạy học mơn Tốn của GV Trên những cơ sở đó quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS cân chú ý rằng hình thức kiểm tra có thể khác nhau, song đều phụ thuộc vào các yếu tố của q trình dạy học mơn Tốn, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học mơn Tốn Do đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải căn cứ vào mục đích dạy học mơn Tốn mà HS đạt được ở mức độ nào Đồng thời căn cứ vào kết quả học tập môn Toán của HS để có thể đánh giá được hiệu quả dạy học mơn Tốn của ŒV
- Nội dung kiểm tra phải phù hợp với đặc trưng nội dung, chương trình của mơn Tốn
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về
đối tượng HS, về CSVC, PTDH
- Kết quả học tập toán của HS phải được thê hiện ở mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu,
Trang 19- Đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS phải dựa trên mức tối thiểu (còn gọi là chuẩn)
cần đạt theo mục tiêu môn Toán về những kiến thức, kỹ năng và thải độ cơ bản được cụ thể hoá
trong mơn Tốn
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mơn Tốn phải thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo
tính công băng, khách quan, chính xác và toàn diện đúng theo nguyên tắc đánh giá xếp loại của Bộ giáo dục và đào tạo quy định
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS nhằm tác động trực tiếp
đến GV Toán để họ thực hiện day đủ và khoa học, qua đó xác định được mức độ chất lượng học tập
toán của HS và năng lực dạy học mơn Tốn của GV, thấy được những vấn để cần quan tâm chỉ đạo và đâu tư
1.3 Lý luận về quản lý hoạt động day học môn Toán ở trường Trung học cơ sở 1.3.1 Khái niệm về quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn
1.3.1.1 Quản lý hoạt động dạy học a) Khái niệm về quản lý
Thuật ngữ “Quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sửa sang, sắp xếp, đối mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển” Nếu chỉ “quản” thì tổ chức dễ trì trệ, nêu chỉ “ly” thi phát triển không bên vững Do đó trong “quản” phải có “lý” và ngược lại, nhằm duy trì cho hệ ở thế cân bằng động, vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tô bên ngoài
Theo Tran Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điểu chỉnh, điêu phối các nguon lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và
ngoài t6 chitc (chu yếu là nội lực) một cách toi wu nham đạt mục đích của tô chức với hiệu quả cao
nhất” [24]
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người đề tô chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động” [33]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục
tiêu dự kiến” [32]
“Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tô chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích của tô chức” [13]
"Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gi can lam va lam cai d6 bang phuong pháp
Trang 20Từ những định nghĩa trên ta có những nhận xét sau đây:
- Quản lý chỉ nảy sinh khi có tô chức Tổ chức là nên của quản lý
- Cốt lõi của quản lý là những tác động có ý thức (có mục đích, có định hướng, có nguyên tặc) của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý Điều đó chính xác là được xem người quản lý phải làm gì? Về cơ bản quản lý có bốn chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
- Thông tin rất cân cho quản lý Không có thông tin không thể tiến hành quản lý Bởi vậy: “Thông tin là một chức năng đặc biệt, chức năng trung tâm cùng với bốn chức năng quản lý đã nêu trên - nó là một trong những yêu câu cốt lõi của hoạt động quản lý” [36] Kế hoạch Kiêm tra À Thông tin >| Tô chức y Chi dao
Sơ đồ 1 Các chức năng cơ bản của quản lý
Quản lý là một hoạt động khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa rất quan trọng của xã hội loài người Nhờ có quản lý mà có thể tạo ra sự thống nhất ý chí trong tổ chức (các thành viên của tổ chức, giữa những người bị quản lý với nhau và giữa những người bị quản lý với người quản lý) Từ
đó mới có thể đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất Quản lý còn có tác dụng định hướng sự phát triển của tô chức trên cơ sở xác định mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của cá nhân, của tô chức
vào mục tiêu chung đó Tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của cá nhân trong tô
chức, giảm độ bất định nhằm đạt mục tiêu quản lý đã xác định Tạo ra động lực cho hoạt động băng cách kích thích, đánh giá, khen thưởng, trách phạt, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự
Trang 21Sơ đồ 2 Sơ đồ diễn tả khái niệm quản lý
b) Khải niệm quản lý nhà trường
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tô chức theo các loại hình công lập, dân
lập và tư thục Nhà trường trong hệ thống giao duc quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập
theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhăm phát triển sự nghiệp giáo dục Khái niệm quản lý trường học đã được các nhà khoa học, nhà giáo giải thích như sau:
Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quản lý vĩ mô: quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thê hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tô chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thé GV va HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường làm cho quá trình này vận hành tối
ưu tới việc hình thành những mục tiêu dự kiến [24]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để
tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và ting HS” [18]
Hiệu trưởng (HT) là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường Vì vậy, quản lý nhà trường còn là sự quản lý của HT đối với toàn bộ con người, những hoạt động, những tổ
chức và những phương tiện vật chất kỹ thuật, tài chính của trường dé đạt được mục tiêu giao dục và
đào tạo HS ở từng loại hình trường
Như vậy, quản lý nhà trường nói chung và quản lý trường THCS nói riêng thực chất là quản ly HDDH va giáo dục, đó chính là làm sao đưa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để dân tiễn đến mục tiêu giáo dục Trên cơ sở đó, HT nhà trường phải biết mình quản lý hoạt động ở cấp độ nào, từ đó kịp thời để ra các biện pháp quản lý hữu hiệu
c) Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý HĐDH chính là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia hỗ trợ phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thê quản lý đến tập thể GV, HS nhăm huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực vốn có, tạo động lực đây mạnh quá trình dạy học của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, mục tiêu và chất lượng đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới Quản lý
HĐDH là quản lý sự lao động của nhóm (người quản lý, người dạy và người học) Cụ thể:
- Chủ thê quản lý HĐDH tác động đến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các
Trang 22- Người dạy cùng một lúc thực hiện kế hoạch hố HĐDH, tự tơ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của mình và tô chức, chỉ đạo hoạt động học của người học, đồng thời tự kiểm tra; đánh giá kết quả
dạy của mình và kết quả học của người học
- Người học tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức, tự chỉ đạo và tự kiểm tra hoạt động học của
mình theo kế hoạch, theo sự chỉ đạo và phương thức kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý và của
người dạy trực tiếp
Như vậy, trong quản lý HĐDH đã xuất hiện hoạt động tự quản lý của người dạy và người
học
1.3.1.2 Quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn
Quản lý HĐDH mơn Tốn khơng chỉ đơn thuần là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của
đội ngũ GV dạy toán trong nhà trường mà còn là những công việc cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toản và tô chức, chỉ đạo thực hiện sau khi kế hoạch đã
được tƠ tốn thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thành xong
- Tổ chức hướng dẫn, triển khai cho GV dạy toán về mục tiêu, nội dung, phương pháp, PTDH, tô chức dạy và học, đánh giá kết quả dạy và học mơn Tốn ở trường THCS
- Chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH và ứng
dung cong nghé thong tin (CNTT) trong day hoc mơn Tốn
- Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn như: thực hiện quy chế chuyên môn; đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS đúng theo quy chế; việc đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn; cơng tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém
1.3.2 Chức năng quản lý của Hiệu trưởng ở trường Trung học cơ sở
Hoạt động quản lí là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đã được tách riêng từng việc trên cơ sở chuyên môn hóa, đó là các chức năng quản lí Đối với bất kì đối tượng quản lí nào, ở cấp độ quản lí nào cũng phải thực hiện những chức năng quản lí chung Hệ thống chức năng quản lý bao gồm: kế
hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo, kiểm tra Các chức năng được thực hiện kế tiếp nhau thành một chu
trình khép kín Cũng cần lưu ý, trong thực tiễn công tác quản lí, các chức năng thường lồng vào
nhau, không thể tách biệt hoàn toàn về mặt thời gian và thứ tự
- Chức năng kế hoạch hóa bao gồm các công việc: thu thập và xử lí thông tin dé tìm ra những
căn cứ của kế hoạch; xác định mục tiêu và phân hạng các ưu tiên; tìm tòi và lựa chọn các biện pháp, các phương án thực hiện mục tiêu; soạn thảo kế hoạch, thông qua kế hoạch và truyền đạt kế hoạch
đến người thực hiện Sau khi xây dựng xong kế hoạch thì người quản lí bắt tay vào việc tổ chức
thực hiện kế hoạch
- Chức năng tổ chức bao gồm các phân việc: xây dựng cơ câu bộ máy: quy định chức năng
Trang 23thích hợp với năng lực và phẩm chất từng người; chuẩn bị để cung ứng kịp thời các điều kiện vật
chất, tài chính và tính thần cho việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch; khai thác mọi tiềm lực cho
việc thực hiện thang loi ké hoach
- Chức năng chỉ đạo bao gdm cac phan việc: ra lệnh cho các bộ phận, cá nhân thực hiện các
nhiệm vụ công tác; hướng dẫn cách làm; điều hòa phối hợp công tác giữa các bộ phận, các cá nhân; kích thích tập thể và cá nhân thi đua làm tốt công việc được phân công: bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
- Chức năng kiểm tra thực hiện mối liên hệ ngược trong quá trình quản lí: thu thập phân tích đánh giá tình hình diễn biến và kết quả của các công việc; phát hiện sai lệch và sửa chữa kịp thời
nhăm đảm bảo mọi mục tiêu đều được thực hiện đây đủ và chính xác
- Trong chu trình quản lí, ngoài bốn chức năng trên, còn một chức năng quan trọng nữa, đó là chức năng thông tin Thông tin là nền tảng của quản lí Quản lí có thông tin hai chiều: từ trên xuống từ dưới lên Thông tin xen lẫn trong tất cả các chức năng khác và cũng cần cho tât cả các chức năng
do Thong tin là những tư liệu, số liệu đã được chọn lọc, xử lí để sử dụng cho một mục đích nhất
định Người hiệu trưởng phải tổ chức hệ thống thông tin trong trường học sao cho thường xuyên năm được kịp thời, chính xác, đầy đủ về diễn biến và kết quả của mọi hoạt động trong trường, trước
hết là diễn biến và kết quả của việc dạy và học Phải tô chức tốt việc thu thập, xử lí, truyền đạt và
lưu trữ thông tin
1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường Trung học cơ sở 1.3.3.1 Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học mơn Tốn
Kế hoạch dạy học mơn Tốn của mỗi GV phải dựa trên việc xác định mục tiêu dạy học mơn
Tốn trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp mà họ được giao phụ trách dạy Điều này phải
dựa trên trình độ năng luc day hoc cua GV và kết quả khảo sát chất lượng mơn Tốn ở các lớp học mà họ được giao tr đầu năm
CBQL giúp GV dạy mơn Tốn xác định đúng chất lượng HS đối với mơn Tốn đầu năm, cùng với GV xây dựng chỉ tiêu năm học cho từng khối lớp Quan trọng hơn, CBQL cùng với GV dạy mơn Tốn tìm ra các biện pháp để giúp đạt được chỉ tiêu đã xây dựng cho từng lớp, khối lớp trong năm học
Chương trình dạy học môn Toán phải thể hiện mục tiêu, quan điểm, chuẩn kiến thức, kỹ
năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, PTDH mơn Tốn và kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS Quản lý chương trình dạy học mơn Tốn là nhiệm vụ của CBỌL HĐDH môn Toản
phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình CBQL phải điều khiển HĐDH mơn Tốn
Trang 24Trong quá trình quản lý kế hoạch, chương trình dạy học mơn Tốn, CBQL cần huy động các
thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường, phân công, theo dõi nắm tình hình thực hiện kế hoạch,
chương trình hàng tuân, hàng tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng, số đâu bài, dự giờ, thời khóa biểu Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các thông tin thu được, để có thể đánh giá được
việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học mơn Tốn sau những lần tông hợp theo dõi định kỳ
tuân, tháng Từ đó có thể đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, giúp GV thực hiện đúng và đủ
chương trình, kế hoạch dạy học mơn Tốn theo quy định
1.3.3.2 Quản lý phần công dạy học mơn Tốn
Năng lực chuyên môn của từng GV chính là căn cứ quan trọng nhất để phân công dạy học mơn Tốn Do đó, khi phân công dạy học mơn Tốn cho ŒV, người CBQL nên xem xét năng lực thực tế của từng người, cũng như triển vọng phát triển và những hạn chế của GV, để có sự lựa chọn phù hợp
CBQL cần xác định các hình thức phân công dạy học mơn Tốn: chun dạy một khối lớp trong nhiều năm hay dạy mỗi năm một khối lớp hoặc mỗi năm dạy nhiêu khối lớp Bên cạnh đó, cần định ra chuẩn phân công dạy học môn Toán phù hợp đó là: yêu cầu của HĐDH môn Toán, năng lực và sở trường, thâm niên nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân cũng như nguồn
đào tạo
Quản lý việc phân công dạy học môn Toán băng cách xây dựng qui trình phân công và biện pháp thích hợp đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ :
+ Hiệu trưởng thống nhất với phó hiệu trưởng chuyên môn về mục đích, yêu cầu và chuẩn phân công giảng dạy môn Toán
+ Hiệu trưởng phố biến mục đích yêu cầu, chuẩn, dự kiến phương hướng phân công, qui trình phân công trong Hội đồng sư phạm Hiệu trưởng cùng phó hiệu trưởng dự kiến trước việc
phân công căn cứ vào thực lực đội ngũ GV Toán và yêu câu thực tế của nhà trường
+ Thảo luận dự kiến phân công dạy học mơn Tốn trong Hội nghị liên tịch mở rộng của
trường, hướng dẫn tổ trưởng tổ chức thảo luận trong tỐ và giải thích, thuyết phục, điều chỉnh nếu cần thiết
+ Hiệu trưởng ra quyết định phân công và ghi vào số phân công, kết hợp phân công các mặt hoạt động khác đề cân đối lao động của GV
+ Xem xét lại để kịp thời điều chỉnh sự phân công cho hợp lý hơn trong quá trình quản lý HDĐIDH mơn Tốn
1.3.3.3 Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy môn Toán
Trang 25của ŒV trong khâu lao động trí óc độc lập, GV có thể tự quyết định thực hiện nó ở nhà hay ở trường, tức là nơi có các điều kiện làm việc thuận lợi nhất Cần rèn luyện cho ŒV phong cách làm
việc có hệ thống trong khâu tự chuẩn bị cho các giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục.”[26]
Đề chuẩn bị cho một tiết lên lớp có chất lượng tốt, người GV cân làm tốt khâu xây dựng kế hoạch dạy học cho cả năm học và từng học kỳ, dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ chương trình dạy học
mà Bộ GD&ĐT ấn định, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trình độ của HS qua khảo sát chat luong đầu năm Khi xây dựng kế hoạch dạy học cần tính đến các yếu tố về CSVC phục vụ dạy học như: PTDH, mơ hình học tập tốn, thư viện và các điều kiện khác Ngoài ra, ŒV còn xem xét khả
năng của mình về tự chuẩn bị đồ dùng dạy học và lường hết những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình dạy học Từ đó lựa chọn những PPDH, hình thức lên lớp, biện pháp tổ chức, quản lý giờ học có hiệu quả nhất
“Soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của GV cho giờ lên lớp” Bài soạn là bản thiết kế
cụ thể cho giờ lên lớp, nó phải thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, PPDH và hình thức tô chức lớp học
Câu trúc chương trình của mơn Tốn bao gồm nhiều loại bài như: bài học kiến thức mới, bải tập, bài
ôn tập, bài đọc thêm Khi soạn bài, ŒV cần xác định rõ mục đích yéu cau cho tung loai bai để lựa
chọn phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp
Để quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy mơn Tốn, CBQL phải chú ý đến một số công
viéc sau:
- Huong dan những qui định và yêu cầu về việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Quản lý việc lập kế hoạch dạy học mơn Tốn của ŒV thông qua xác định mục tiêu bài dạy,
chuẩn bị của GV và HS, tô chức các HĐDH, hướng dẫn các hoạt động tiếp nối
- Kiểm tra hô sơ, số sách và giáo án theo định kì, kiểm tra việc thực hiện phân phối chương
trình, kiểm tra lịch báo giảng Việc kiểm tra này có thể tiến hành thường xuyên theo lịch định trước
hoặc có thê đột xuất Kiểm tra luôn găn liền với việc nhận xét, đánh giá và có những biện pháp điều
chỉnh, để tạo lập một nề nép tốt
1.3.3.4 Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy mơn Tốn
Việc thực hiện kế hoạch bài dạy mơn Tốn chủ yếu là qua giờ lên lớp của GV “Giờ lên lớp
là một khâu trong quá trình dạy học, được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học Do đó, trong mỗi 210 lên lớp hoạt động dạy của ŒV và hoạt
động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy — học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.”[20]
Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học, trong đó người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV Tuy nhiên, công tác quản lý cũng góp phân tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ
Trang 26thời phải có những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV Đề quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Toán, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:
- Quản lý việc chuẩn bị của GV như: kế hoạch, giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phối phối chương trình thông qua: lịch báo giảng, số đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV
- Kiểm tra việc sử dụng PTDH thông qua: số theo dõi mượn sách giáo khoa, PTDH, dự giờ GV
- Kiểm tra việc đôi mới PPDH thông qua: thao giảng, dự giờ GV
- Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cho việc day hoc môn Tốn: CSVC, mơi trường dạy học
1.3.3.5 Quản lý phương pháp dạy học, phương tiện dạy học mơn Tốn
PTDH mơn Tốn tuy khơng trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học mơn Tốn, song nó rất quan trọng góp phân nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Toán Đồi mới nội dung chương
trình, sách giáo khoa và PPDH, PTDH là yếu tố không thể thiếu được để đảm bảo việc đổi mới
thành công Vì vậy quản lý tốt các yếu tố này sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học môn Toán
Đề quản lý PPDH, PTDH mơn Tốn, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau đây: - Việc vận dụng các PPDH thông qua: thao giảng, dự giờ ŒV
- GV sử dụng kết hợp các PPDH như: PPDH làm việc theo nhóm, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm
- Sử dụng các phần mêm toán học, dạy giáo án điện tử thông qua: thao giảng, dự giờ GV, việc đăng kí các tiết dạy giáo án điện tử
- Sử dụng các mô hình học tập, làm đồ dùng dạy học thông qua: số theo dõi mượn mô hình tốn học, đơ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ GV
1.3.3.6 Quản lý hoạt động chuyên môn của tổ Toán
Điều lệ trường Trung học quy định nhiệm vụ của tơ Tốn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ Toán, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ giáo dục và
đào tạo
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tô chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trường
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV
- Tổ Toán sinh hoạt (2 lần/tháng)
Trang 27mới cần bồ sung vào bài dạy, những phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho bải dạy, tô chức các chuyên đề về đổi mới PPDH môn Toán và trao đổi kinh nghiệm dạy học giữa các đông nghiệp
Quản lý tốt tổ Toán sẽ giúp triển khai có hiệu quả HĐDH và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường Để quản lý hoạt động chuyên mơn của tổ Tốn , CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:
- Biên chế hợp lí tô Toán theo tình hình thực tế của trường
- Chọn tô trưởng là những GV giỏi, có năng lực và phẩm chất trong lĩnh vực quản lý
- Cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ Toán
- Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 lần/tháng)
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tô Toán theo định kì như: chuẩn bị bài dạy
có chât lượng, thực hiện chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tô chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, tô chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tơ trưởng, GV Tốn trong hoạt động chuyên môn - Theo dõi, giám sát kiểm tra hoạt động của tổ Toán băng các hình thức: kiểm tra đột xuất, định kì; kiểm tra toàn diện và chuyên đề; kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp thông qua các bước
như: lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra, tong hop thanh bién ban kiém
tra, tông kết đánh giá hoạt động của tơ Tốn và đề ra những kiến nghị
1.3.3.7 Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém mơn Tốn
Nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở các trường THCS là một nhiệm vụ khó khăn và
đòi hỏi nhiều cố găng từ phía đội ngũ CBQL, GV và HS Những nỗ lực này nhăm giúp giảm thiểu tỉ lệ HS yếu, kém nâng tỉ lệ trung bình trở lên, đáp ứng mục tiêu đào tạo ở cấp THCS
Trách nhiệm phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi mơn Tốn là nhiệm vụ của GV Để
duy trì và đảm bảo chất lượng, nhà quản lý cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể và sử dụng tất cả
những điều kiện có thể cho hoạt động Cụ thé:
- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm học ở tất cả các khối lớp nhăm đánh giá chất lượng HS Điều này giúp nhà quản lý trong phân công GV giảng dạy ở các lớp và tô chức các lớp phụ đạo và bôi dưỡng ngay từ đầu năm học Những GV có kinh nghiệm thường được phân công vào các lớp này để giúp đỡ HS
- Ưu tiên về CSVC cho việc duy trì hoạt động Hiện nay nhiều trường vì khó khăn về CS VC, nên không quan tâm đến hoạt động này mà ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS
- Kích thích bang loi ich vat chat và tinh than
Trang 281.3.3.8 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS
Tiêu chuẩn đánh giá cơ bản HĐDH mơn Tốn của GV là kết quả của lao động sư phạm, chất lượng kiến thức của HS, mức độ phát triển trí tuệ, kỹ năng áp dụng kiến thức của HS CBQL phải quản lý công tác kiểm tra đánh giá HS chặt chẽ mới có cơ sở chính xác đánh giá chất lượng dạy học cua GV
Kiém tra danh gia két quả học tập mơn Tốn của HS là một bộ phận hợp thành, là một thành tố của quá trình dạy học môn Toản Kết quả học tập mơn Tốn của HS, nếu được đánh giá khách
quan, trung thực sẽ phản ánh một phần chất lượng giảng dạy mơn Tốn của GV Hiện nay có một số quan điểm là thường đồng nhất đánh giá với việc cho điểm, từ đó việc đo lường kết quả học tập của HS chỉ băng điểm số Quan niệm trên đã làm cho CBQL quan tâm quản lý chất lượng học tập mơn Tốn của HS chỉ dựa vào điểm số Kiểu quản lý như vậy sẽ chỉ đánh giá được một phần của chất lượng và làm nảy sinh bệnh thành tích trong ŒV và HS
CBQL cần phải quản lý công tác kiểm tra của GV đối với HS, để đánh giá đúng kết quả học tập mơn Tốn của HS và kết quả giảng dạy của GV Khuyến khích đưa hình thức trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra kết quả học tập mơn Tốn của HS để nhăm hạn chế tác động của yếu tô chủ quan trong quá trình đánh giá Một số biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS:
- Quản lý kế hoạch kiểm tra mơn Tốn của GV
- Quản lý bài kiểm tra 1 tiết của HS băng đề chung và có thể tổ chức chấm bài chung - Quản lý điểm băng các phần mềm với sự hỗ trợ của máy tính
- Phân công hợp lí bộ phận giáo vụ trong nhà trường đề cập nhật điểm số hàng ngày
- Yêu cầu GV khi trả bài kiểm tra đúng hạn, phải công bố đáp án và thang điểm để HS tự
chấm lại bài kiểm tra của mình
- Thông báo kết quả kiểm tra đánh giá mơn Tốn cho HS và phụ huynh 1.3.3.9 Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học mơn Tốn
Trong các nội dung quản lý HĐDH môn Toán thì để việc quản lý diễn ra thuận lợi góp phan nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH môn Toán, nhà quản lý cần đảm bảo các điều điện sau:
- Văng cường, khai thác, quản lí và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có của
trường
- Huy động nguôn lực tài chính trang bị trang thiết bị phục vụ cho HĐDH mơn Tốn
- Tổ chức phong trào thi đua hai tốt, có biện pháp kích thích thi đua trong đội ngũ CBQL, GV, HS
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục tham gia hỗ trợ, thúc đây HDDH mon
Trang 29- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học môn Toán 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường Trung học cơ sở
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
Điều 16 Luật Giáo dục khăng định vai trò của CBQL: “ Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tỔ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cả nhân” [7|
CBQL có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng quản lý HĐDH nói chung, quản
lý HĐDH mơn Tốn nói riêng Muốn thực hiện tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ CBQL cần phải có
những phẩm chất và năng lực sau:
- Phải có trình độ, phẩm chất chính trị:
Có giác ngộ sâu sắc về chính trị, năm vững chủ trương, đường lỗi, chính sách của Dang va
Nhà nước Nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ của ngành
- Phải giỏi về chuyên môn:
+ Am hiểu sâu sắc về quá trình dạy học, qui luật và hệ thông các nguyên tắc dạy học, nội
dung dạy học, nam vững PPDH và các hình thức tô chức dạy học
+ Đặc biệt am hiểu công việc của người GV
- Nắm vững khoa học và nghệ thuật quản lý bởi vì quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Khoa học và nghệ thuật quản lý chỉ khác nhau về phương pháp nhưng đối tượng của chúng chỉ là
một
1.4.2 Các yếu tố khách quan
- Nhìn chung, mạng lưới các trường THCS đáp ứng nhu cầu học tập và tạo điều kiện thực
hiện công tác phô cập giáo dục THCS Tuy nhiên, còn tôn tại nhiều điểm trường, phân trường (chỉ trường), lớp nhô mà khoảng cách giữa các điểm trường, phân trường xa và đi lại khó khăn Nhiều trường THCS, HS phải đi học rất xa, ảnh hưởng đến việc học của HS, từ đó mà HĐDH và quản lý HĐDH môn Toán ít nhiều bị ảnh hưởng
- Hầu hết các trường đã có CSVC riêng, từng bước xây dựng CSVC:_ kiên cô cho các vùng khó khăn Tuy nhiên, còn không it trường, lớp là phòng học tạm, CSVC chưa đảm bảo cho việc
thực hiện đổi mới Thiếu phòng thí nghiệm, phòng bộ môn thư viện Thiết bị dạy học các trường
đều được trang bị, nhưng chất lượng chưa cao, hiệu quả sử dụng thấp
- Điều kiện về đội ngũ GV Toán ( số lượng, chất lượng ) Đội ngũ GV Toán là lực lượng
quyết định đến chất lượng giảng dạy mơn Tốn của nhà trường, nên cần phải đảm bảo GV đủ về số
Trang 30- Đánh giá về đội ngũ nhà giáo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 có nêu: “ Đội ngũ
nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu câu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”
Trang 31Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN
O CAC TRUONG TRUNG HOC CO SO HUYEN VINH THANH
THANH PHO CAN THO
2.1 Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục của huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
Cần Thơ
2.1.1 Dân số và sự phân bố dân cư
Huyện Vĩnh Thạnh là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phó Can Tho, nam doc theo quốc lộ 80 Hiện huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,70 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó, đất nông
nghiệp 26.376,61 ha, dân số 112.635 người, 26.200 hộ Có 11 đơn vị hành chính (09 xã, 02 thị trấn) Phía Đông giáp huyện Thốt Nốt và Cờ Đỏ; phía Tây giáp tỉnh An Giang: phía Nam giáp tỉnh Kiên Giang: phía Bắc giáp huyện Thốt Nót và tỉnh An Giang
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế
Từ năm 2004 đến nay, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện Vĩnh Thạnh, huyện đã
thay đổi cơ cầu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp — Dịch vụ - Nông nghiệp Sự phát triển kinh tế hàng năm nâng lên khá rõ Đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên
Vĩnh Thạnh là huyện nông nghiệp nên nguồn lực chủ yếu là đất đai, mặt nước và nguồn lao động khá đổi dào Huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ có khoảng 300 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, thích hợp với nuôi thuỷ sản nước ngọt Đầu tư khai thác nuôi thủy sản nước ngọt trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của huyện
Huyện đã và đang khai thác có hiệu quả lợi thế tự nhiên, sinh thái, trồng cây ăn quả, tập trung
vào các loại cây chủ lực như xoài, bưởi, nhãn, chôm chôm, cam, quýt sạch bệnh
Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp của huyện Vĩnh Thạnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ Huyện Vĩnh Thạnh đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng
dụng công nghiệp hiện đại đề chế biến nông — thủy sản thành phẩm 2.1.3 Đặc điểm về văn hóa, xã hội và giáo dục
Huyện Vĩnh Thạnh là một huyện nhỏ vùng sâu của Thành phố Cân Thơ Tuy nghèo nhưng người dân nơi đây rât ham học Ở đây có những câu chuyện về gương hiếu học đáng trân trọng
Toản huyện hiện có 143 tổ chức khuyến học với tổng số 11.234 hội viên, chiếm 7,49% dân
số Huyện hiện có 6 người là Tiến sĩ, hơn 20 Thạc sĩ và hàng ngàn người tốt nghiệp Đại học
Trang 32xã Thạnh An hàng năm vận động tiền hỗ trợ Khuyến học cấp học bổng cho 40 con em nhà nghèo
hiểu học Nhiều em được giúp đỡ từ khi học cấp một cho tới lúc học xong Đại học Phong trào nhà nhà hiểu học, họ tộc hiếu học, xứ đạo hiếu học đã cuốn hút mọi người Năm 2006 Cúp đỉnh vàng của báo Khuyến học tặng Hội Khuyến học Cần Thơ đã được trao lại cho hội khuyến học Vĩnh
Thạnh - đơn vị có phong trào khuyến học xuất sắc cùng với mua và đọc báo Khuyến học & Dân trí
nhiều nhất
2.1.4 Tình hình giáo dục Trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 2.1.4.1 Xây dựng củng cố mạng lưới trường lớp
Toản huyện hiện có 9 trường THCS Trường THCS trực thuộc có qui mô cao nhất là 38 lớp, qui mô thập nhất là 11 lớp Về bồ trí trường lớp thuận lợi cho học sinh đến trường, cũng như đáp ứng tốt yêu cầu phô cập THCS, phổ cập THPT
Số HS THCS do Phòng giáo dục quản lý là 171 lớp 6357 HS (so với cùng kỳ tăng 2 lớp, giảm 77 HS; so với đâu năm giảm 113 HS, tỷ lệ 1,74% Trong đó trẻ tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6:
2324/2351 tỉ lệ 98,85% Tiến độ huy động HS có nhiêu thuận lợi hơn Hầu hết cấp ủy, UBND các
xã, thị trấn đều quan tâm phối hợp với ngành triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác phố cập
THCS, phô cập THPT
2.1.4.2 Về chất lượng giáo dục
a) Uu điểm:
- Toàn ngành hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tam guong đạo đức
H6 Chi Minh”, chủ đề năm học “ Đối mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” - Chất lượng giáo dục được ổn định, giữ vững và được nâng cao theo từng năm
- CSVC trường học từng bước được đâu tư phát triển theo hướng kiên cơ hố, chuẩn hố - Sách, thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện khác được tăng cường đầu tư đáp ứng yêu câu đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa và PPDH
- Công tác phố cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập được ngành giáo dục, các lực lượng xã hội quan tâm và đạt nhiều kết quả
Trang 33- Một số kiến thức bộ môn quá tải đối với HS; hoạt động học tập liên hệ thực tế địa phương
chưa được phát huy: sách giáo khoa chưa thê hiện được đặc trưng của vùng, miễn
- Toản huyện chưa có trường THCS đạt chuẩn Quốc gia nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục Trung học
Bảng 2.1: Kết quả hai mặt giáo dục của Phòng GD & ĐT khối THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ năm học 2008-2009 Hạnh kiểm Tong : Stt | Lop} „ Tot Kha Trung Binh Yéu so HS TS % TS % TS % |TS| % 1 6 1775 | 1221 | 68,8 | 490 | 27,6 | 62 35 |2 |0 2 7 1485 | 1054 | 71,0 | 355 | 23,9 | 75 5,1 |1 |0 3 8 1627 | 1204 | 74,0 | 350 | 21,5 | 73 45 |0 |0 4 9 1435 | 1097 | 76,4 | 306 | 21,3 | 31 22 |1 |0 Tong | 6322 | 4576 | 72,4 | 1501 | 23,7 | 241 38 |4 /|0,1 ;: Học Lực Tông 5 Stt |Lớp| „ Gidi Kha Trung Binh Yéu so HS TS To TS To TS % | TS| % 6 I775 |17I | 46,8 |625 | 35,2 | 767 43,2 |6 |0 7 1485 | 159 | 10,7 | 551 | 37,1) | 612 41,2 |8 /1 8 1627 | 139 |85 | 604 | 37,1 | 777 478 |4 10 0 0 m=) Gl tài, = 9 1435 | 122 |85 | 489 | 34,1 | 780 54,4 | 0 Tong 6322 | 591 |93 | 2269 | 35,9 | 2936 | 46,4 | 18 2.2 Thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường Trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ
* Vài nét về mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý kết quả thống kê
- Để tìm hiểu thực trạng HĐDH mơn Tốn và thực trạng quản lý HĐDH mơn Tốn ở các
trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, tác giả tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm
khách thể:
Trang 34Nhóm GV: gồm 67 thây cô giáo là GV dạy mơn Tốn
- Danh sách 09 trường tiễn hành khảo sát: Stf Tên trường CBQL GV
1 | THCS Thi Tran Thanh An 4 12 2 | THCS Thi Tran Vinh Thanh 4 9 3 THCS Thanh An 4 6 4 | THCS Thi Tran Thanh An 1 5 12 5 THCS Thanh Thang 5 7 6 THCS Thanh Thang 1 4 5 7 THCS Thanh Loc 4 6 8 THCS Thạnh Mỹ 4 5 9 THCS Vinh Trinh 4 5 Tổng cộng 38 67
* Sau khi thu phiếu thăm dò, chúng tôi đã dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả Các công thức được dùng để tính gôm có:
Es
- Độ trung bình theo công thức: x=
x: Điểm trung bình của CBQL
y: Điểm trung bình của GV dạy môn Toán
- Độ lệch chuẩn của mẫu kí hiệu bang s, là căn bậc hai của phuong sai s* được tính theo
công thức: s” = _n=
- Khảo sát về mức độ thường xuyên có 04 mức độ lả:
+ Điểm 4: rất thường xuyên (RTX) Điểm 3: thường xuyên (TX)
+ Điểm 2: không thường xuyên (KTX) Điểm 1: không thực hiện (KTH) - Khảo sát về kết quả thực hiện có 04 mức độ là:
+ Điểm 4: tốt (T) + Điểm 3: khá (K)
+ Điểm 2: trung bình (TB) + Điểm I: yếu (Y)
* uy ước về cách xác định nức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát:
Trang 35+ Từ 4 trở lên: ®7X⁄7 Từ 3 đến dưới 4: 7X /khá tốt
+ Từ 2 đến dưới 3: KTX/7B Từ I đến dưới 2: K7H/Y
- Điểm TB đánh ø1á mức tác động, mức cần thiết, mức khả thi:
+ Từ 3 trở lên: Nét nhiéu/Rat cân thiết Rất khả thi + Từ 2 đến dưới 3: Nhiễu/Cần thiét/Kha thi
+ Từ I đến dưới 2: Không cân thiết/Không khả thi
2.2.1 Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn
Chương trình dạy học mơn Tốn phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối
mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, PTDH, tiến trình giờ học (tô chức giờ học) và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS Nội dung dạy học cần dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn, đảm bảo tính phô thông, toàn diện, hướng nghiệp Đồng thời nội dung dạy học mơn Tốn ở trường THCS phải cơ bản, tỉnh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa
học - công nghệ, kĩ thuật — xã hội Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán
được thể hiện qua bảng 2.2 (trang 42) cho thây:
- Đánh giá của CBỌL thể hiện qua điểm trung bình chung như sau: (X = 3,14; 3,23), độ lệch
chuẩn (s < 0.9), chứng tỏ mức độ thực hiện nội dung, chương trình dạy học là thường xuyên và kết quả thực hiện các nội dung này ở mức khá tốt
- GV cũng cho rằng việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học là thường xuyên và kết
quả thực hiện ở mức khá tốt, điểm trung bình: (Y = 3,05; 3,00), độ lệch chuẩn (s < 0,9) Cụ thể như
sau:
- Lập kế hoạch bài dạy môn Toán
Đa số CBQL và ŒV đánh giá việc lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn ở các trường là không
thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức trung bình, cụ thê điểm trung bình: (x = 2.95; 3.08); (y = 2.84; 2.69) Qua đó chứng tỏ GV Toán ở các trường trong HĐDH môn Toán chưa làm tốt việc lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn Ngồi ra, khi quan sát cũng như hỏi một số tổ trưởng tô Toán đều cho rằng có yêu cầu GV lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn, nhưng GV không thường xuyên thực hiện và
kết quả đạt được chưa cao, việc lập kế hoạch còn mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả còn thấp
Bảng 2.2: Đánh giá về thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn
Trang 362 |Đảm bảo việc dạy đúng và đủ , 3.47 | 506 | 3.31 | 528 | 3.50 | 507 | 3.30 | 551 phan phôi chương trình 3 | Dạy học bám sát mục tiêu bài dạy | 3.45 | 504 | 3.30 | 523 |3.55 |.504 |3.31 |.528
4 | Đảm bảo nội dung trị thức, kỹ
năng trọng tâm cơ bản của bai | 3.32 | 620 | 3.18 | 575 |3.53 |.506 | 3.30 | 523 hoc 5 | Đảm bảo tính hệ thống của nội 3.08 |.673 |3.12 |.640 | 3.24 | 675 | 3.01 | 685 dung bai day 6 | Cập nhật những thành tựu mới 2.82 | 692 | 2.93 4.502 | 2.92 | 712 | 2.85 | 557 trong Toan hoc 7 | Phần hóa nội dung phù hợp với , 2.87 | 741 | 2.64 | 711 | 2.82 | 692 | 2.57 | 783 các đôi tượng học sinh Trung bình chung (X,Y) 3,14 3,05 3,23 3,00
- Đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình mơn Tốn
Đánh giá cia CBQL và GV về việc đảm bảo dạy đúng va đủ phân phối chương trình ở mức
thường xuyên và kết quả thực hiện là khá tốt, cụ thể điểm trung bình (x = 3.47; 3.50); (y = 3.31;
3.30), chứng tỏ các trường đều đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình Vì đặc điểm
của mơn Tốn là đòi hỏi tính chính xác cao, tính khoa học, suy luận chặt chẽ hợp logic nên việc day
mơn Tốn cần phải đảm bảo dạy đúng và đầy đủ kiến thức cơ bản phố thông trong phân phối chương trình Theo quan sát, hỏi ý kiến của một số CBQL cũng cho răng các trường đều thường xuyên đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình, kết quả thực hiện là khá tốt
- Dạy học bám sát mục tiêu bài dạy môn Toán
Hau hét CBQL va GV déu cho rang đây là việc làm thường xuyên và kết quả thực hiện ở
mức khá tốt, điểm trung bình: (x = 3.45; 3.55); (y = 3.30; 3.31) Qua khảo sát cho ta thấy việc thực
hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn ở các trường đều bám sát mục tiêu bài dạy Theo
định hướng đổi mới PPDH mơn Tốn ở trường THCS cũng nêu rõ là cần phải bám sát mục tiêu giáo
dục phố thông, cụ thé la bám sát mục tiêu bài dạy Thực tế, theo quan sát, hỏi ý kiến của một số GV
cũng khăng định rằng thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc dạy học bám sát với mục tiêu bài dạy
- Đảm bảo nội dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học
Việc đảm bảo nội dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học theo đánh giá của
Trang 37(y =3.18: 3.30) Từ đó chứng tỏ HĐDH môn Toán ở các trường được điều tra đều đảm bảo nội
dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học, không có tình trạng dạy những kiến thức ngoài chương trình, dạy tràn lan Qua tìm hiểu thực tế, quan sát một số GV, tác giả thấy nội dung dạy học
được đảm bảo đây đủ, cơ bản
- Đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy mơn Tốn
Kết quả đánh giá của CBQL và GV về việc đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy là
thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá tốt, cụ thể điểm trung bình: (x = 3.08; 3.24); (y = 3.12; 3.01) Qua đó cho ta thấy trong HĐDH, các GV luôn đảm bảo tính hệ thống nội dung bài dạy, kiến thức mới dựa trên nên tảng kiến thức của bài dạy trước đó, có tính khoa học, hợp logic Theo quan sát, tìm hiểu ở một số bải dạy của GV dạy Toán, tác giả nhận thấy nội dung bài dạy có tính hệ thống, khoa học, hợp lí
- Cập nhật những thành tựu mới trong Toán học
Việc cập nhật những thành tựu mới trong Toán học của GV duoc CBQL và ŒV nhận định là
không thường xuyên và kết quả ở mức trung bình, cụ thể điểm trung bình: (x = 2.82; 2.92); (y = 2.93; 2.85), chứng tỏ trong HDDHH mơn Tốn ở các trường được khảo sát GV không thường xuyên cập nhật những thành tựu mới trong Tốn học thơng qua sách, bảo, internet Theo quan sat, tham khảo ý kiến của một số GV có nhiều kinh nghiệm đều cho răng, GV dạy toán ít khi cập nhật những
thành tựu, công trình khoa học môn Toán dé phục vụ cho công tác dạy hoc
- Phân hóa nội dung phù hợp với các đối tượng học sinh
Nội dung dạy học có sự phân hóa phù hợp với các đối tượng HS được CBQL và GV đánh giá là không thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức trung bình, cụ thể: (x = 2.87; 2.82); (y = 2.64: 2.57) Qua đó chứng tỏ nội dung dạy học của ŒV ở các trường chưa có sự phân hóa sao cho phù hợp với các đối tượng HS Chúng ta biết việc dạy học cần phải có sự phân hóa nội dung phù hợp với các đối tượng HS, để từ đó chọn lựa nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy sao cho phù hợp với đặc điểm của từng HS Từ thực tế quan sát, tìm hiểu, tác giả thây GV không thường xuyên thực hiện nội dung này và nếu có thực hiện thì kết quả chỉ đạt ở mức trung bình
2.2.2 Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện và ứng dụng công nghé thong tin trong dạy học mơn Tốn
Thực hiện đổi mới PPDH, PTDH và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GV dạy toán ở cấp THCS trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong thời đại mà CNTT hầu như chiếm lĩnh các lĩnh vực trong đời sống Qua báo cáo tông kết năm học 2007 — 2008, 2008 — 2009, quan sát trường lớp, các phiếu khảo sát và trao đối với CBQL và GV 09
Trang 38CNTT trong day hoc mơn Tốn đã làm cho HS thích thú, dễ tiếp thu, khắc sâu kiến thức được học;
HS phát huy được tính năng động, sáng tạo và hình thành thói quen tự học, tự bổ sung kiến thức
Tuy nhiên, việc vận dụng đôi mới của một số GV còn chậm, chưa nhuan nhuyễn, chưa bao quát hết
các đối tượng HS Khi áp dụng các PPDH tích cực thì hầu như chỉ có HS khá giỏi tham gia hoạt
động tích cực còn HS yếu kém vẫn chưa phát huy được năng lực của mình
Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học mơn Tốn được thể hiện qua bảng 2.3:
Bảng 2.3: Đảnh giá việc sử dụng phương pháp, phương tiện và ứng dụng công nghệ thong tin trong dạy học mơn Tốn Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt NỘI DUNG CBQL GV CBQL GV x S y S x S y S I |Sử dụng phối hợp các PPDH ` , 3.16 | 547 | 3.19 | 529 | 3.37 | 541 | 3.16 | 510 truyén thong 2 | Van dụng các PPDH tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo |3.13 |.623 |3.10 | 496 | 3.05 | 655 | 2.99 | 639 của HS 3 lỨng dụng CNTT, sử dụng các ` ` 2.47 |.725 |2.72 |.670 |2.76 |.820 |2.73 |.730 phần mềm toán học 4 | Tw lam dé ding dạy học, mô hình 2.47 | 725 | 2.24 | 553 | 2.58 | 793 | 2.39 | 797 học tập toán Trung bình chung (X,Y ) 2,81 2,81 2,94 2,82
Két qua 6 bang 2.3 cho thay:
- Đánh giá của CBỌL mức độ sử dụng phương pháp, phương tiện và ứng dụng CNTT trong dạy học môn Tốn là khơng thường xun và kết quả thực hiện nội dung nay ở mức trung bình, cụ
thể điểm trung bình chung: (X = 2,81; 2,94), độ lệch chuẩn (s < 0.9)
- Cũng như CBQL, ŒV đánh giá mức độ sử dụng phương pháp, phương tiện và ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn là không thường xuyên và kết quả ở mức trung bình, cụ thể điểm
trung bình: (Y = 2,81; 2,82), độ lệch chuẩn (s < 0,8) Cụ thể như sau:
- Sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống
CBQL và GV cho răng việc sử dụng phối hợp các PPDH truyền thống trong HĐDH môn
Trang 393.16) Có thể khắng định răng trong các PPDH không có phương pháp nào là vạn năng, cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp mới đem lại hiệu quả cao nhất Qua kết quả điều tra cho thấy ở các trường được khảo sát GV thường xuyên phối hợp các PPDH nhằm mang lại hiệu quả trong dạy học mơn Tốn
- Vận dụng các PPDH tích cực, phát huy tính chủ động, sắng tạo của HS
Việc vận dụng các PPDH tích cực, phát huy tính chủ động, sảng tạo của HS được CBQL và
GV đánh giá là thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá tốt, điểm trung bình: (x = 3.13; 3.05);
(y =3.10; 2.99) Qua đó chứng tỏ các trường đều áp dụng các PPDH tích cực, nhằm phát huy tính
chủ động, sáng tạo của HS, tuy nhiên kết quả đạt được cũng chưa tốt lãm theo đánh giá của GV
Theo ý kiến của một số GV dạy tốn, cho rang mơn Tốn thường liên quan đến các con số, tính toán
nhiều nên HS khi học toán cảm thây khó khăn và mơn Tốn thì có tính chất khô khan so với các
môn học khác Vì vậy, khi dạy học mơn Tốn ŒV nên sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS, chang hạn phương pháp lây HS làm trung tâm hoặc phương pháp học tập thảo luận nhóm trên lớp
- Ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm toán học
CBQL và GV cho răng việc ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm toán học của GV ở các
trường là không thường xuyên va chỉ đạt ở mức trung bình thê hiện: (x = 2.47: 2.76); (y = 2.72;
2.73) Theo quan điểm CNTT, CNTT là phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đối thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn Ứng dụng CNTT trong dạy học giúp GV chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần, HS học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ và điều quan trọng hơn là nhiều HS được dự và nghe giảng bài của nhiều GV giỏi, còn các phân mêm toán học có thể giúp HS học trên lớp và ở nhà Kết quả điều tra cho thấy các trường đều có cô gắng trong việc ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm toán học nhưng chưa được phổ biến và áp dụng rộng rãi
- Tự làm đồ dùng dạy học, mơ hình học tập tốn
Việc tự làm dé dùng dạy học, mô hình học tập của ŒV ở các trường được CBQL, và ŒV nhận
xét là không thường xuyên và kết quả đạt ở mức trung bình, cụ thể: (x = 2.47: 2.58); (y = 2.24:
2.39), chứng tỏ việc tự làm đồ dùng dạy học, mô hình học tập Toán của ŒV ở các trường còn rat
hạn chế, chưa được phô biến lắm Theo ý kiến của một số tơ trưởng tổ tốn, nếu GV tự làm đồ dùng
dạy học, mô hình học tập toán thì sẽ giúp HS hứng thú học tập, tiếp thu bài học nhanh hơn và hiệu
quả dạy học cũng cao hơn
2.2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém môn
Trang 40Nâng cao chất lượng dạy và học mơn Tốn ở các trường THCS là một nhiệm vụ khó khăn và
đòi hỏi nhiều cố gắng từ phía đội ngũ CBQL, GV dạy Toán và HS Những nỗ lực này nhăm giúp
cho hoạt động bồi dưỡng HS giỏi đạt chất lượng và hiệu quả, giảm tỉ lệ HS yếu, kém nâng tỉ lệ trung
bình trở lên, đáp ứng mục tiêu đào tạo cấp THCS
Trong nhà trường hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém mơn Tốn là nhiệm vụ của GV dạy Toán Để duy trì và đảm bảo chất lượng, nhà quản lý cần phải xây dựng kế hoạch cụ thé va str dung tat cả những điều kiện có thể cho hoạt động này
Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém môn Toán ở các trường
THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ được thể hiện qua bảng thống kê 2.4 sau đây:
Bảng 2.4: Đánh giá vê hoạt động bôi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém môn Toán Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Stt NỘI DUNG CBQL GV CBQL GV x S y S x S y S 1 | Kiém tra đánh giá chất lượng ` 3.11 | 649 | 3.28 | 545 | 3.24 |.714 | 3.19 | 529 môn Toán ở đầu năm
2 | Phân loại HS giỏi, yếu kém mơn
Tốn theo lớp qua các cuộc kiểm | 3.11 |.689 |3.13 |.575 | 3.29 | 768 | 3.12 | 640 tra 3 |Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng , 2.89 | 831 | 2.97 | 696 | 3.00 | 838 | 2.94 | 776 HSG, phu đạo HS yêu, kém 4 |Phân công GV dạy, bố trí đủ 3.18 |.692 |3.06 |.574 |3.39 |.595 |3.06 | 625 phòng học cho HS
5 |kKkiểm tra đánh giá, rút kinh
nghiệm việc bồi dưỡng HS giỏi, 2.82 |.692 |2.63 |.599 |2.79 | 704 | 2.58 | 700 phụ đạo HS yếu, kém Trung bình chung (YY) 3,02 3,01 3,14 2,98
Qua bảng thống kê cho thấy:
- Đánh giá của CBỌL, về mức độ và kết quả thực hiện hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo
HS yếu, kém là thường xuyên và khá tốt, cụ thể điểm trung bình chung: (X = 3,02; 3,14), độ lệch