Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huyện CưM''Gar tỉnh Đăk Lăk (Trang 29 - 33)

Lương Đức Loan [7] kết luận: 80 - 98% trường hợp bĩn phân hữu cơ cho cà phê (bao gồm phân chuồng, phân xanh họ đậu, phụ phế phẩm nơng nghiệp, phân xanh hoang dại) đều cho bội thu cao, trong đĩ cĩ 51% trường hợp bĩn phân chuồng cho năng suất bội thu từ 150 - 300%, 53% trường hợp bĩn phân xanh bội thu từ 100 - 250%. Cũng theo tác giả này, bĩn phân hữu cơ vào đất khơng những cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà cịn làm tăng cấu trúc đất, cải thiện các chỉ tiêu vật lý đất theo hướng cĩ lợi cho cây, giảm năng lực cố định lân, tăng lượng lân dễ tiêu và tăng hiệu lực phân hĩa học.

Lương Đức Loan và ctv (1995) cho biết, sử dụng 10kg tàn dư như cỏ rác, cành lá cây trồng xen, cành lá rụng của cây cà phê để tủ gốc, cĩ tác dụng kéo dài ẩm độ đất hơn là chơn vùi lượng tàn dư hữu cơ này, cĩ thể giảm được từ 1 đến 1,5 đợt tưới trong mùa khơ (kéo dài chu kỳ tưới).

Theo Nguyễn Anh Dũng (2008)[2]: Bĩn phân hữu cơ vi sinh chế biến từ vỏ cà phê gĩp phần cải thiện độ phì của đất như giảm độ chua, tăng hàm lượng mùn, độ xốp, tăng hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu, gia tăng tích luỹ dinh

dưỡng khống trong lá, tăng sinh trưởng cành dữ trữ và tăng 10% tỷ lệ đậu quả và 15% năng suất so với đối chứng. Cĩ thể bĩn thay thế 20% - 30% phân vơ cơ bằng phân hữu cơ vi sinh vỏ cà phê nhưng vườn cây vẫn sinh trưởng tốt và bền vững. Đất sạch từ vỏ cà phê thích hợp cho trồng rau sạch, an tồn.

Kết quả nghiên cứu của Lương Đức Loan, Trình Cơng Tư, Nguyễn Thị Thuý (1995) [8] cho thấy:

- Sinh khối tàn dư hữu cơ trên lơ cà phê hàng năm rất lớn (20 - 25 tấn/ha/năm) và chất lượng của chúng khơng khác nhau nhiều so với các loại hữu cơ truyền thống.

- Tàn dư hữu cơ trên lơ dùng bĩn cho cà phê làm tăng độ phì nhiêu thực tế của đất thơng qua việc cải thiện các tính chất lý, hố, sinh học trong đất theo hướng cĩ lợi cho cây, tăng độ xốp, tăng đồn lạp cĩ giá trị nơng học, tăng độ ẩm, hạn chế nước khuếch tán, kéo dài chu kỳ tưới, giảm sự cố định lân và tăng hiệu lực phân bĩn…

Kết quả nghiên cứu của Trình Cơng Tư (1996) về bĩn phân hữu cơ cho cà phê trên đất đồi Tây Nguyên cho thấy đất khơng bĩn phân hữu cơ, cây cà phê chỉ sử dụng 37% số đạm bĩn vào; đất cĩ bĩn phân hữu cơ hệ số sử dụng đạm tăng lên rõ rệt, hơn 46%. Vì vậy bĩn phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng mạnh, phát sinh nhiều cành hữu hiệu, làm giảm tỷ lệ rụng quả và nâng cao năng suất cà phê một cách đáng kể [19].

Theo Lê Hồng Phú, vỏ cà phê chiếm khoảng 40 - 45% trọng lượng hạt cà phê. Vỏ cà phê chậm phân huỷ do nĩ cĩ hai thành phần khĩ phân huỷ là pectin và cellulosẹ Các phế phẩm nơng nghiệp khác cĩ thời gian phân huỷ nhanh hơn vì ít hai thành phần chất này hơn [14].

Kết quả nghiên cứu của Bùi Tuấn (2005): Vỏ cà phê là nguồn hữu cơ quí, cần được sử dụng và tận dụng để bĩn cho cây trồng. Bĩn vỏ cà phê cho

vườn cây khơng những cải tạo được độ phì cấu trúc đất, mà cịn giải phĩng ra lượng dưỡng chất đáng kể cung cấp cho cây cà phê, từ đĩ giảm được lượng phân khống cần bĩn cho một đơn vị diện tích cà phê. Mặt khác, vỏ cà phê cịn được sử dụng như là vật liệu che phủ bề mặt đất, hạn chế sự bốc thốt hơi nước từ bề mặt đất vào những tháng khắt nghiệt ở Tây nguyên. Ngồi ra, bĩn vỏ cà phê cũng gĩp phần quan trọng trong việc nâng cao và ổn định năng suất cây trồng. Tuy nhiên, cần phải xử lý tồn bộ lượng vỏ cà phê trước khi bĩn để tránh lây mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác [18].

Kết quả nghiên cứu của Dương Minh Viễn, Võ Thị Gương, Nguyễn Minh Đơng (2005) [22] cho thấy:

- Ủ than bùn trộn với xác mía, xới trộn thường xuyên giúp tốc độ phân huỷ bã bùn nhanh và ổn định sau 30 ngày ủ.

- Phân bã bùn nhà máy đường sau 30 ngày ủ thể hiện hiệu quả cao trên bắp trồng trong chậụ Lượng bĩn 60N - 60P205 - 30K20 và 10 tấn phân bã bùn trên 1 ha làm tăng sinh khối của ngơ rau gần 2 lần so với chỉ bĩn phân vơ cơ. Phân thu được từ ủ thực nghiệm cĩ hiệu quả cao hơn phân để hoai tự nhiên ngồi bãi chứa của nhà máỵ Phân bã bùn khơng chỉ thể hiện hiệu quả trong vụ thứ nhất mà cịn cĩ ảnh hưởng lưu tồn trong vụ 2.

- Bã bùn thải từ nhà máy đường nên được tận dụng để ủ làm phân hữu cơ, giảm ơ nhiễm mơi trường.

Phạm Thị Ngọc Lan, Lý Kim Bảng (1999) nghiên cứu phân lập các chủng xạ khuẩn từ mùn rác [5].

Nguyễn Mạnh Dũng (1999) nghiên cứu sử dụng các chủng vi sinh vật để phân huỷ rác thải sinh hoạt. Kết quả cho thấy sau thời gian ủ yếm khí 50 ngày cĩ 70% chất hữu cơ bị phân huỷ [3].

Phạm Văn Toản (2003) sử dụng phân bĩn sinh học giảm được 20%

phân bĩn vơ cơ N, P, K nhưng năng suất khoai tây vẫn tăng so với đối chứng 15 - 50%, cà chua tăng 12 - 34%, lạc tăng 30% và giảm đáng kể bệnh héo

xanh [17].

Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Lịch, Lương Đức Loan [6] cho thấy Phân hữu cơ (bao gồm phân chuồng, phân xanh, cây họ đậu, tàn dư thực vật…) đĩng vai trị quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu đất bazan thối hố, khối lượng hữu cơ vùi vào đất càng nhiều thì độ phì nhiêu hồi phục càng nhanh.

Cây phân xanh họ đậu cĩ khả năng phát triển bình thường trên đất bazan thối hố, cho sinh khối hữu cơ lớn, chất lượng caọ Gieo trồng cây phân xanh họ đậu trên đất bazan thối hố cĩ bĩn thêm một lượng nhỏ phân hố học liên tục trong 2 - 3 năm, thân lá vùi trả lại đất là biện pháp phục hồi độ phì đất bazan thối hố nhanh cĩ hiệu quả caọ

Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Xơ, Nguyễn Văn Đại, Phạm Văn Thao, Vi Văn Nam (1995) [23] kết luận:

- Dùng 40 - 70% phế phụ phẩm của cây trồng vụ trước bĩn cho cây trồng vụ sau cùng với quy trình phân bĩn hiện đang được áp dụng đã làm tăng năng suất cây trồng từ 3,6 - 21,1% tuỳ theo số lượng, loại phế phụ phẩm cũng như mùa vụ sử dụng.

- Trên đất bạc màu, phế phụ phẩm tươi cho hiệu quả cao hơn phế phụ phẩm đã qua ủ. Đồng thời bĩn phế phụ phẩm cĩ thể giảm bớt một tỷ lệ phân khống nhất định mà vẫn khơng làm giảm năng suất cây trồng.

* Nhận định chung

Qua phần trình bày trên ta thấy rằng, phân hữu cơ nĩi chung và phụ phế phẩm nơng nghiệp nĩi riêng là một trong những nhân tố cĩ ảnh hưởng rất lớn

đối với sự sinh trưởng, phát triển và tạo lập năng suất cà phê, duy trì ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất như giảm độ chua, tăng hàm lượng mùn, độ xốp, tăng hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu, gĩp phần phát triển ổn định, bền vững trong sản xuất và giảm thiểu ơ nhiễm đối với mơi trường.

Nghiên cứu này mong muốn giải quyết một cách tương đối cĩ hệ thống về hiệu lực của phụ phế phẩm bĩn cho cà phê nhằm gĩp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nơng nghiệp theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huyện CưM''Gar tỉnh Đăk Lăk (Trang 29 - 33)