1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

48 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 406 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tình hình dân số trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hết sức phức tạp và nóng bỏng, tỷ lệ phát triển dân số ở các nước đang phát triển vẫn còn cao trong đó có Việt Nam. Tình hình tăng dân số là vấn đề cả thế giới quan tâm và cũng là vấn đề nóng bỏng của nhân loại, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển. điều này buộc toàn nhân loại xích lại gần nhau để cùng suy nghĩ cùng hành động nhằm hạn chế sự gia tăng dân số tiến tới ổn định quy mô dân số, đảm bảo sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia và ở cả hành tinh [27], [29]. Kế hoạch hóa sự phát triển dân số đang là nhiệm vụ hàng đầu và một trong những nội dung của nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới [28]. Qua tình hình phát triển dân số thế giới ta thấy tỉ lệ phát triển dân số rất nhanh qua các thời kỳ: Thời gian ngày càng ngắn lại mà dân số thế giới lại tăng nhanh chứng tỏ tỉ lệ phát triển dân số vẫn còn cao. Nước ta, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỷ lệ phát triển dân số còn cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế [28]. Thực tế cho thấy một đất nước chỉ tìm cách giải quyết vấn đề dân số mà kinh tế - xã hội không phát triển hoặc phát triển kém thì chất lượng cuộc sống người dân sẽ không được nâng cao. Ngược lại, nền kinh tế phát triển mà dân số vẫn tăng cao thì thu nhập bình quân đầu người cũng không thể tăng được. Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước [9], [11], [15]. Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thức được sự gia tăng dân số quá nhanh đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nghị quyết Trung ương IV khóa 7 đã chỉ rõ: “Sự gia tăng dân số quá nhanh là dân trong những nguyên nhân sâu xa kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cản trở việc cải thiện đời sống cho nhân dân và nâng cao chất lượng giống nòi” [12], [14]. Ở Việt Nam, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình được bắt đầu từ những năm 1960 – 1961. Qua các thời kỳ được đánh dấu bằng các văn bản của Nhà nước. Mục tiêu của chính sách dân số mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21và một trong các giải pháp cụ thể đó là dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa quyết định, đảm bảo kịp thời đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ, đặc biệt là các biện pháp tránh thai hiện đại đảm bảo mục tiêu giảm sinh [10], [13]. Nhà nước Việt Nam đã cho ra đời pháp lệnh về dân số 2003 số 03/ 2003 PL- UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 9 tháng 1 năm 2003 về dân số có hiệu lực từ ngày 1/5/2003. Xuất phát từ khó khăn trên, yêu cầu thực hiện giảm không sinh con thứ 3. Chị em phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ và đặc biệt phụ nữ người dân tộc thiểu số nên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận” với mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức về các biện pháp tránh thai của phụ nữ dân tộc thiểu số(dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. 2. Xác định tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan của phụ nữ dân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay tình hình dân số trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng hết sức phức tạp và nóng bỏng, tỷ lệ phát triển dân số ở các nước đangphát triển vẫn còn cao trong đó có Việt Nam

Tình hình tăng dân số là vấn đề cả thế giới quan tâm và cũng là vấn đềnóng bỏng của nhân loại, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém pháttriển điều này buộc toàn nhân loại xích lại gần nhau để cùng suy nghĩ cùnghành động nhằm hạn chế sự gia tăng dân số tiến tới ổn định quy mô dân số,đảm bảo sự phát triển bền vững ở mỗi quốc gia và ở cả hành tinh [27], [29]

Kế hoạch hóa sự phát triển dân số đang là nhiệm vụ hàng đầu và mộttrong những nội dung của nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội củanhiều nước trên thế giới [28]

Qua tình hình phát triển dân số thế giới ta thấy tỉ lệ phát triển dân số rấtnhanh qua các thời kỳ: Thời gian ngày càng ngắn lại mà dân số thế giới lạităng nhanh chứng tỏ tỉ lệ phát triển dân số vẫn còn cao

Nước ta, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, tỷ lệ phát triểndân số còn cao, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, dưới mức nghèo khổtheo tiêu chuẩn quốc tế [28] Thực tế cho thấy một đất nước chỉ tìm cách giảiquyết vấn đề dân số mà kinh tế - xã hội không phát triển hoặc phát triển kémthì chất lượng cuộc sống người dân sẽ không được nâng cao Ngược lại, nềnkinh tế phát triển mà dân số vẫn tăng cao thì thu nhập bình quân đầu ngườicũng không thể tăng được Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiếnlược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản nâng cao chấtlượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội góp phần thựchiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước [9], [11], [15]

Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thức được sự gia tăng dân số quá nhanh

đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của

Trang 2

người dân Nghị quyết Trung ương IV khóa 7 đã chỉ rõ: “Sự gia tăng dân sốquá nhanh là dân trong những nguyên nhân sâu xa kìm hãm sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, cản trở việc cải thiện đời sống cho nhân dân và nângcao chất lượng giống nòi” [12], [14]

Ở Việt Nam, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình được bắt đầu từnhững năm 1960 – 1961 Qua các thời kỳ được đánh dấu bằng các văn bảncủa Nhà nước Mục tiêu của chính sách dân số mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21và một trong các giảipháp cụ thể đó là dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa quyết định, đảmbảo kịp thời đầy đủ và đa dạng hoá các biện pháp tránh thai nhằm thỏa mãnnhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ, đặcbiệt là các biện pháp tránh thai hiện đại đảm bảo mục tiêu giảm sinh [10],[13]

Nhà nước Việt Nam đã cho ra đời pháp lệnh về dân số 2003 số 03/

2003 PL- UBTVQH 11 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 9 tháng 1 năm

2003 về dân số có hiệu lực từ ngày 1/5/2003

Xuất phát từ khó khăn trên, yêu cầu thực hiện giảm không sinh con thứ

3 Chị em phụ nữ trong diện tuổi sinh đẻ và đặc biệt phụ nữ người dân tộc

thiểu số nên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các

biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận” với mục tiêu:

1 Mô tả kiến thức về các biện pháp tránh thai của phụ nữ dân tộc thiểu số(dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

2 Xác định tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan của phụ nữ dân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và

Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 MỘT SỐ CỞ SỞ KHOA HỌC VÀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) ở ViệtNam từ khi Chính phủ ban hành Quyết định đầu tiên số 216/CP ngày26/12/1996 về việc sinh đẻ có hướng dẫn Kể từ đó chương trình ngày càngphát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng

Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là chủ động quyết định số con củamỗi cặp vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh [16], [26]

KHHGĐ là quyền và trách nhiệm của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng

Họ có quyền tự do quyết định KHHGĐ nhưng với ý thức, trách nhiệm đầy đủ

về số con trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiết để thực hiệnKHHGĐ [16], [26]

Như vậy theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thìKHHGĐ bao gồm những thực hành giúp cho các cá nhân hay các cặp vợchồng đạt được những mục tiêu sau: tránh những trường hợp sinh khôngmong muốn; đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn; điều hòa khoảngcách giữa các lần sinh chủ động sinh con phù hợp với tuổi bố mẹ [18]

Công tác DS - KHHGĐ ở vùng miền núi và dân tộc ít người, vẫn làđiều được cả xã hội quan tâm Nếu mức tăng dân số trung bình ở người Kinhhiện nay đã giảm xuống dưới 2% thì dân tộc ít người khác vẫn đang ở mứcthấp nhất là 2,9% đến 4% Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng dân số cácdân tộc ít người hàng năm tăng cao là do tăng dân số tự nhiên nhanh, trong đómức sinh hàng năm cao là chính [19], [20] Trong những năm qua với chínhsách đổi mới, mở cửa, tăng cường xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các dân tộc đặcbiệt khó khăn… của Đảng và Chính phủ đời sống kinh tế - xã hội của đồng

Trang 4

bào các dân tộc đã có nhiều thay đổi Tuy vậy, trong lĩnh vực văn hoá tinhthần như phong tục tập quán, hệ thống tín ngưỡng, quan hệ dòng họ lạichưa biến đổi kịp, hoặc thay đổi không đáng kể Cho đến nay các phong tụctập quán vẫn chi phối nhiều đến đời sống hầu hết các dân tộc ít người Đây làvấn đề thách thức lớn đối với nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhànước, trong đó có chính sách DS - KHHGĐ Do đó, muốn thay đổi nhận thức

về các vấn đề trên chỉ có thể rút ngắn dần thời gian, tuyệt đối không thể có sựthay đổi đột ngột [23], [24], [25]

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ được đặtlên hàng đầu Bằng nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng trên các phươngtiện thông tin đại chúng (báo, đài, pano, băng rôn…) Các nội dung tuyêntruyền đa dạng, luôn chú ý đến từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư.Chú ý các đối tượng là cộng tác viên dân số (CTVDS), cán bộ chuyên trách làhạt nhân nồng cốt trong công tác vận động các đối tượng thực hiện các biệnpháp tránh thai (BPTT) ở cơ sở Tổ chức tốt các đợt chiến dịch truyền thôngkết hợp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (DVCSSKSS) được

tổ chức hàng năm trên địa bàn tỉnh

Ngoài ra, còn có sự tác động của chính quyền trung ương và địaphương lên hệ thống cung cấp DVKHHGĐ như xây dựng cơ sở vật chất làmdịch vụ KHHGĐ, đảm bảo phương tiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ, trang thiết

bị dụng cụ, và cả công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật chocán bộ cung cấp dịch vụ…Công tác này được từng địa phương vận dụng tùytình hình thực tế của địa phương mình thành nghị quyết, thành chương trìnhhành động

Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương, cũng như sự đồng thuận giữa 2 ngành Dân số

và Y tế công tác tuyên truyền vận động và tiến độ thực hiện cũng như hiệuquả ngày càng cao hơn

Trang 5

Để giảm sự tăng dân số tự nhiên vấn đề ưu tiên lựa chọn là KHHGĐViệt Nam cũng như ở các nước đang phát triển khác, giảm mức sinh là yếu tốquyết định hàng đầu của việc thực hiện công tác dân số Đúng vào lúc dân sốthế giới đạt tới con số 3 tỷ người và dân số Việt Nam vượt qua con số 30 triệungười chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961

về việc sinh đẻ có hướng dẫn với mục đích “vì sức khoẻ bà mẹ, vì hạnh phúc

và hoà thuận trong gia đình và để nuôi con cái được chu đáo việc sinh đẻ củanhân dân cần được hướng dẫn chu đáo”

Ngày 26 tháng 12 trở thành một mốc lịch sử quan trọng của Chươngtrình dân số Việt Nam, ngày được coi là Việt Nam chính thức tuyên bố thamgia Chương trình dân số toàn cầu, ngày đánh dấu sự khởi đầu về nhận thứcđược ý nghĩa của mối quan hệ giữa dân số và phát triển trong tiếng chuôngbáo động về tình hình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới [21], [22]

Trải qua hơn 45 năm triển khai thực hiện công tác dân số, đặc biệt kể từkhi thực hiện Nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 7

về chính sách DS - KHHGĐ Công tác dân số đã đạt được những kết quảquan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèonâng cao chất lượng cuộc sống

1.2 CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI [2], [3]

- Thực hiện tốt công tác KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ sinh hàng năm làbảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BMTE), sử dụng BPTT để tránh xảy ra nhữngtrường hợp có thai ngoài ý muốn là hết sức cần thiết

Trang 6

Các BPTT có thể chia thành các nhóm chính theo sơ đồ sau

Hình 1.1: Phân nhóm các biện pháp tránh thai

- Hiện nay có nhiều BPTT, mỗi biện pháp đều có ưu nhược điểmriêng và cần lựa chọn thích hợp cho từng người, tuỳ theo hoàn cảnh tâm lý,trình độ cũng như sức khoẻ để có thể lựa chọn thích hợp cho mỗi phụ nữ

Để giúp cho các phụ nữ thực hiện KHHGĐ lựa chọn những BPTT thíchhợp nhất thì các nhà quản lý, cũng như các nhà chuyên môn cả chươngtrình phải nắm được dữ liệu mới nhất về hiệu quả và độ an toàn các biệnpháp

1.2.1 Dụng cụ tử cung (DCTC)

Dụng cụ tử cung hay thường gọi là vòng tránh thai Ở Việt Nam, vàonhững năm 1990 trở về trước hay dùng các loại vòng lyp, vòng Dana (vòng số8), Tcu 200 Hiện nay có các vòng như: Tcu 380A, vòng Multiload…

ĐỐI VỚI NAM

* Thắt/cắt ống dẫn tinh

Trang 7

Thuận lợi và không thuận lợi:

* Thuận lợi:

+ Hiệu quả tránh thai cao (97- 98%)

+ Có tác dụng tránh thai trong nhiều năm

+ Có thể lấy ra khỏi cổ tử cung dễ dàng và dễ có thai lại sau khi DCTC

đã được lấy ra

+ Sau khi đặt ít cần đến sự chú ý của cán bộ y tế

+ Hiếm khi bị các tai biến trầm trọng

* Không thuận lợi:

+ Đặt và lấy cần có cán bộ y tế được đào tạo và phải đến cơ sở y tế đểđặt

+ Sau khi đặt DCTC thường có một số tác dụng phụ (như ra khí hư, rongkinh, đau bụng, hoặc có thể có biến chứng tuy không nhiều nhưng cũng gây khóchịu trong sinh hoạt lao động, có khi phải điều trị tại nhà hay ở bệnh viện)

1.2.2 Thuốc tránh thai

Bao gồm: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy

* Viên thuốc tránh thai kết hợp

+ Là biện pháp tránh thai tạm thời có chứa 2 loại hocmon estrogen vàprogestin

+ Hiệu quả: nếu sử dụng đúng và liên tục hiệu quả tránh thai trên 99%

* Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin

+ Giống như viên thuốc ngừa thai kết hợp, ngoài ra còn dùng được chophụ nữ cho con bú, những người lớn tuổi hút thuốc lá, bị tiểu đường, béophì,và cao huyết áp

* Thuốc tiêm tránh thai DMPA

+ Là loại thuốc tránh thai có progestin liều 150 mg, tiêm 1 mũi có tácdụng ngừa thai trong 3 tháng

+ Là phương thức tránh thai có hiệu quả cao

Trang 8

+ Ưu điểm:

 Hiệu quả tránh thai cao (99,6%)

 Có tác dụng lâu dài (tiêm 1 mũi giúp tránh thai 3 tháng)

 Có những ưu điểm tương tự như thuốc viên tránh thai chỉ có progestin

 Giống như viên thuốc ngừa thai kết hợp, ngoài ra còn dùng đượccho phụ nữ cho con bú, những người lớn tuổi hút thuốc lá, bị tiểuđường, béo phì và cao huyết áp

 Sử dụng được cho phụ nữ cho con bú

+ Nhược điểm:

 Do thuốc có tác dụng lâu dài, sau khi ngừng dùng DMPA sẽ chậm

có thai (chậm hơn 2-4 tháng so với các thuốc tránh thai khác)

 Có những thay đổi kinh nguyệt thường xuất hiện mất kinh sau 9 - 12tháng sử dụng

 Đôi khi kinh nhiều hoặc kéo dài sau khi sử dụng 1 - 2 tháng

* Thuốc cấy tránh thai

+ Đây là loại thuốc tránh thai dài hạn 3-5 năm Những nang thuốc( 1hoặc 6 nang) được đặt ở dưới da, thường là mặt trong cánh tay trái

+ Thuốc là progestin đơn thuần không có estrogen được phóng thíchqua nang dần dần

+ Hiện có 2 loại thuốc cấy là Norplant và Implan

Trang 9

- Triệt sản nam là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, thực hiện một lần cótác dụng tránh thai suốt đời.

- Hiệu quả tránh thai là rất cao, trên 99,5% Tỷ lệ thất bại vào khoảng0,1% đến

- Triệt sản nam không có ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt tìnhdục

- Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng không hoàn toàn tránh được một

số biến chứng do phẫu thuật Do đó đòi hỏi thầy thuốc phải được huấn luyệnđạt được một kỹ năng nhất định

1.2.5 Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung

- Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫuthuật làm gián đoạn vòi tử cung không cho tinh trùng gặp noãn để thựchiện thụ tinh

- Triệt sản nữ là phương pháp tránh thai vĩnh viễn, thực hiện một lần cótác dụng tránh thai suốt đời

- Hiệu quả tránh thai rất cao, trên 99% Tỷ lệ thất bại khoảng 0,5%.Triệt sản nữ không có ảnh hưởng đến sức khoẻ, không ảnh hưởng đến kinhnguyệt, không ảnh hưởng đến giới tính và sinh hoạt tình dục

- Hiện nay số cặp vợ chồng áp dụng biện pháp này còn ít

- Là một phẫu thuật nhỏ nhưng cũng không hoàn toàn tránh được một

số biến chứng do phẫu thuật Do đó đòi hỏi thầy thuốc phải có kỹ năng nhấtđịnh và phải có trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho phẫu thuật

1.2.6 Các biện pháp tránh thai truyền thống (tự nhiên)

- Đây là những biện pháp tránh thai không cần dụng cụ, thuốc hay thủthuật tránh thai nào để ngăn cản thụ tinh

1.2.6.1 Biện pháp tính theo vòng kinh

- Là biện pháp dựa vào ngày có kinh, chọn giao hợp vào những ngày xagiai đoạn phóng noãn để không thụ thai

Trang 10

- Chỉ định:

+ Tất cả các cặp vợ chồng chưa muốn sinh con đều có thể áp dụng

- Chống chỉ định:

+ Không có chống chỉ định, nhưng hiệu quả tránh thai không cao

1.2.6.2 Biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo

Là biện pháp cổ xưa nhất mà loài người đã biết tránh thai ngoài ý muốn

và vẫn tồn tại đến ngày nay Riêng điều này cũng cho thấy đây là BPTTkhông hề gây hại gì cho cặp vợ chồng áp dụng

Cơ chế của biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo là tinh trùng không vàođường sinh dục nữ nên không có thụ tinh

1.2.6.3 Biện pháp tránh thai cho bú vô kinh

Ở các nước đang phát triển, cho bú vô kinh đóng một vai trò quantrọng trong việc kéo dài khoảng cách sinh và làm giảm tử vong mẹ và tửvong trẻ em Phương pháp này có hiệu quả tránh thai cao với các điều kiệnsau:

+ Cho bú mẹ hoàn toàn

+ Chưa có kinh trở lại

+ Con dưới 6 tháng tuổi

Hiệu quả:

- Có thể đạt đến 98% hoặc cao hơn nữa nếu áp dụng đúng [2],[3]

1.3 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI Ở VIỆT NAM

1.3.1 Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai ở Việt Nam

Trong những năm 90, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT tăng lênđáng kể từ 53% năm 1988 lên 65% năm 1994, lên 75,3% năm 1997 và 76,9%năm 2002 Nói chung tỷ lệ sử dụng BPTT rất cao và tăng lên trong khoảng thờigian năm 1988 – 1997 Sự lựa chọn các BPTT hiện đại ngày càng tăng thay thế

Trang 11

cho các BPTT truyền thống Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng vượt mức so với chỉ tiêuphấn đấu là 2% mỗi năm, qua đó đã quyết định việc giảm nhanh mức sinh.

Bảng 1.1 Tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại qua các năm qua

65,043,833,32,44,04,121,0

75,355,838,54,55,96,819,2

76,964,756,510,58,47,715,8

Nguồn số liệu: Điều tra dân số - KHHGĐ của tổng cục thống kê (2002)

Cơ cấu sử dụng BPTT có sự thay đổi đáng kể theo hướng đa dạng hóa,nếu năm 1988 tỷ lệ sử dụng DCTC chiếm tỷ trọng tuyệt đối là 62,4% và giảmxuống còn 61,6% năm 1998 và 56,5% năm 2002 Biện pháp thuốc tránh thaităng nhanh đáng kể, chỉ chiếm 0.8% trong tổng số các BPTT năm 1988 lên10,5% năm 2002, BCS tăng từ 2,2% năm 1988 lên 8,4% năm 2002 và triệtsản tăng từ 5,6% năm 1988 lên 7,7% năm 2002 Tuy nhiên, đặt DCTC vẫncòn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các BPTT hiện đại

Kết quả các nghiên cứu cũng nhận thấy có mối quan hệ rất chặt chẽgiữa mức độ đang sử dụng BPTT với trình độ học vấn của phụ nữ Tỷ lệ sửdụng BPTT tăng theo trình độ học vấn của phụ nữ Đối với phụ nữ chưa baogiờ đến trường chỉ có 52,9% số người sử dụng BPTT; số phụ nữ chưa tốtnghiệp tiểu học (TH) 72,2%; số phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) là82,1% và số phụ tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) trở lên 82,2% caogấp 1,55 lần so với phụ nữ không biết chữ Mức độ sử dụng BPTT ở thành thịcao hơn nông thôn, tương ứng 79,3% và 74,4% mức độ sử dụng BPTT ở Tây

Trang 12

Nguyên là thấp nhất 63,6%, trong khi đồng bằng sông Hồng là cao nhất83,3%.

1.3.2 Tình hình thực hiện KHHGĐ tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận năm 2010

Thực hiện 4 biện pháp tránh thai hiện đại:

Tổng 4 BPTT: 6.812/6.690 người, đạt 101,82% kế hoạch năm

Trong đó:

+ Đình sản: 72/70 người đạt 102,85% kế hoạch năm

+ Vòng tránh thai: 1.610/1.600 người đạt 100,62% kế hoạch năm

+ Thuốc uống: 1.864/1800 người đạt 103,56% kế hoạch năm

+ Thuốc tiêm: 832/800 người đạt 104,00% kế hoạch năm

+Thuốc cấy: 21/20 người đạt 105,00% kế hoạch năm

+ Bao cao su: 2.413/2.400 người đạt 100,54% kế hoạch năm

Qua các số liệu trên cho thấy các chỉ tiêu kế hoạch của các BPTT củahuyện Hàm Thuận Nam năm 2010 đều đạt và vượt kế hoạch, mặc dù điềukiện tỉnh còn rất khó khăn về nhiều mặt [6], [7], [8]

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2010(17,2%) giảm chậm so với năm2009(18,4%), năm 2008(20,6%) Do đó công DS - KHHGĐ cần được đẩymạnh hơn nữa trong thời gian tới đặc biệt các địa phương vùng cao, vùng cóđông đồng bào dân tộc Rai

1.3.5 Tình hình thực hiện KHHGĐ tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Hàm Cần và Mỹ Thạnh là hai xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Nam– Tỉnh Bình Thuận, nằm ở cách trung tâm huyện 62km về phía Đông Bắc,vấn đề giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn

- Phía Tây giáp với huyện Tánh Linh – Bình Thuận

- Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp với huyện Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận

Trang 13

- Phía Nam giáp với xã Hàm Thạnh và Hàm Kiệm – Hàm Thuận Nam –Bình Thuận

Dân số toàn xã Mỹ Thạnh 742 khẩu gồm 2 thôn, số phụ nũ tuổi 15 – 49

có chồng(người dân tộc Rai) 181 người

Dân số xã Hàm Cần 3174 khẩu gồm 3 thôn, số phụ nữ tuổi 15 – 49 cóchồng(dân tộc Rai) 762 người

Dân số nơi đây đa số là người dân tộc thiểu số ( người Rai ) chiếm90%, tất cả sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn tỉ lệ hộnghèo chiếm 90%, trình độ dân trí rất thấp nên nhận thức mọi vấn đề cònchậm so với người dân tộc kinh, phong tục tập quán còn lạc hậu vẫn còn chế

độ mẫu hệ “cần con gái để nối dõi” Vì vậy việc quan tâm đến sức khoẻ của

họ còn rất thấp nên ảnh hưởng đến vấn đề sinh – tử của cả cộng đồng Hầunhư họ không có ý thức về vấn đề dân số - kế hoạch hoá gia đình, họ khôngdám tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại

Đến nay dưới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến đồngbào dân tôc thiểu số cho nên điện, đường, trường, trạm cũng dần dần hoànthiện đi vào hoạt động Việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm truyền đạt tronglĩnh vực kinh tế, văn hoá giữa người dân tộc và người kinh ngày càng phongphú đã tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số nơi đây có ý thức nhận biết vềvăn hoá xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật và phát triển kinh tế hộ gia đình.Bên cạnh đó họ hiểu và biết cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình,

họ nhận thức rằng ít con để chăm sóc sức khoẻ và nuôi dạy con tốt hơn đồngthời phát triển được nền kinh tế gia đình Cho nên bản thân tự chọn cho mìnhmột biện pháp tránh thai hiện đại thích hợp, và chương trình dân số kế hoạchhoá gia đình dần đi vào hoạt động có hiệu quả và được sự ủng hộ, chấp nhậncủa người dân ở đây

Để tìm hiểu cách tiếp cận của cộng đồng người dân tộc thiểu số nơi đâytiếp cận với các biện pháp tránh thai chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài

Trang 14

“Nghiên cứu tình hình thực hiện biện pháp tránh thai của cộng đồng ngườidân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh huyện HàmThuận Nam tỉnh Bình Thuận năm 2010.

Nhằm đạt được các mục tiêu sau:

1 Xác định tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của cộng đồng ngườidân tộc thiểu số (dân tộc Rai) tại hai xã Hàn Cần và Mỹ Thạnh huyệnHàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đên việc sử dụng các biện pháp tránhthai của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại hai xã Hàm Cần và MỹThạnh huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận

Trang 15

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.4.1 Tiêu chuẩn lựa chọn:

Tất cả các phụ nữ 15 – 49 người dân tộc Rai có chồng tại hai xã HàmCần và Mỹ Thạnh tại thời điểm nghiên cứu

2.4.2 Tiêu chuẩn không lựa chọn:

- Những phụ nữ 15 - 49 không có chồng

- Những phụ nữ 15 - 49 người kinh có chồng

- Những phụ nữ 15 - 49 người Rai có chồng nơi khác mới đến chưa đăng

ký thường trú

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2011

2.2.3.Địa điểm nghiên cứu

Số phụ nữ tuổi từ 15 – 49 người dân tộc Rai có chồng được chọn theophương pháp chọn mẫu đang cư trú tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh huyệnHàm thuận Nam tỉnh Bình thuận

2.3 Thiết kế nghiên cứu.

Dùng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ sửdụng biện pháp tránh thai và một số yếu tố liên quan

Trang 16

Trong đó:

n Số lượng mẫu nghiên cứu

1,96 với độ tin cậy 95%

p = 20 % ( 0,2) tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai nghiên cứuthăm dò 100 phụ nữ 15-49 tuổi người dân tộc Rai ngẫu nhiên

d = 0,03 với độ chính xác 97% ( sai số 3% )

0.2 ( 0.8)Vậy n = 3.84 = 682.67

0.0009Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 683 người Thực tế, chúng tôi chọn tất cảphụ nữ 15 - 49 người dân tộc Rai có chồng là 943 người để nghiên cứu

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

- Nhân viên y tế, nhân viên y tế thôn bản

- Bộ câu hỏi phỏng vấn

2.6 Nội dung nghiên cứu

2.6.1 Phần thông tin chung của phụ nữ dân tộc Rai có chồng

2.6.2 Hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai về các BPTT

2.6.3 Tình hình đang sử dụng các BPTT của phụ nữ dân tộc Rai tại hai xãHàm cần và Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam

2.6.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phụ nữ dân tộc Rai có chồng

sử dụng các BPTT

2.7 Các biến số nghiên cứu

Trang 17

2.7.1 Các thông tin chung

- Tuổi 15-29, 30-39, 40-49

- Trình độ học vấn

+ Không biết chữ

+ Tiểu học – Trung học cơ sở

+ Phổ thông trung học - Cao đẳng - Đại học

 Gia đình có phương tiện sinh hoạt tiện nghi (xe máy, ti vi)

- Tuổi kết hôn: dưới 18, 18 - 25, 26 - 30, 31 - 35, trên 35

- Tuổi sinh con lần đầu dưới 18, 18 - 25, 26 - 30, 31 - 35, trên 35

- Số con sống: tổng số, trong đó: con trai, con gái

- Tuổi của các bà mẹ khi sinh con thứ 3

2.7.2 Sự hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai về các biện pháp tránh thai

- Hiểu biết về số con của mỗi cặp vợ chồng:

+ 1con

Trang 19

+ Vòng tránh thai.

+ Thuốc viên uống tránh thai

+ Thuốc tiêm tránh thai

+ Que cấy tránh thai

+ Bao cao su

+ Triệt sản nam, nữ

+ Phương pháp khác

- Nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai:

+ Truyền thông trực tiêp (nói chuyện)

+ Phương tiện thông tin đại chúng (tivi, radio)

+ Qua tài liệu (tranh ảnh, tờ rơi)

+ Qua sinh hoạt câu lạc bộ

+ Qua các đoàn thể tuyên truyền (phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên )

2.7.3 Thực trạng sử dụng các BPTT của phụ nữ tại xã dân tộc Rai tại hai xã Hàm Cần và Mỳ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam.

- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai đang sử dụng BPTT:

Trang 20

+ Có.

+ Không

+ Không xác định

- Lý do phụ nữ dân tộc Rai không sử dụng BPTT lâu dài

+ Chăm sóc khi về già

+ Muốn sinh dự phòng

+ Tăng thêm sức lao động

+ Chưa có con trai nối dõi

+ Chưa có con gái

+ Đông con hơn của cải

- Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai sử dụng biện pháp tránh thai vỡ kế hoạch:+ Dụng cụ tử cung

+ Bao cao su

+ Thuốc uống tránh thai

+ Thuốc tiêm tránh thai

+ Que cấy tránh thai

+ Triệt sản

2.7.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phụ nữ dân tộc Rai có chồng sử dụng các BPTT

- Cơ sở cung cấp các dịch vụ tránh thai

- Thuận tiện về cung cấp các biện pháp tránh thai

- Mức sống hộ gia đình

- Nghề nghiệp, học vấn của phụ nữ

- Số con đã có khi sử dụng các biện pháp tránh thai

- Đồ dùng gia đình: Tivi, Radio

- Phương tiện đi lại: xe máy, xe đạp

- Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã

- Các yếu tố lễ giáo, phong tục tập quán

Trang 21

2 8 Hạn chế sai số

- Tập huấn điều tra viên người địa phương dựa trên bảng câu hỏi

- Nếu lần đầu tới không gặp được đối tượng, điều tra viên phải quay trởlại lần thứ hai hoặc ba để phỏng vấn

- Điều tra viên là CTVDS, cán bộ phụ nữ ở từng khu vực để tạo tâm lýthoải mái cho đối tượng không ngần ngại trả lời khi được phỏng vấn

2 9 Phương pháp xử lý số liệu:

- Tất cả các thông tin thu thập được xử lý bằng phần mề SPSS

- Phép kiểm ở mức ý nghĩa = 0,05 được sử dụng để xác định mối liênquan giữa các nhóm khác nhau về tuổi, kinh tế gia đình, trình độ học vấn, tôngiáo, các biện pháp tránh thai…

2 10 Đạo đức nghiên cứu:

- Tất cả thông tin người tham gia nghien cứu được xử lý và công bố dướihình thức số liệu

- Nghiên cứu trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượngnghiên cứu

- Qua nghiên cứu để tim ra giải pháp tối ưu thích hợp để cho cộng đồngngười dân tộc thiểu số hiểu biết rỏ hơn về các biện pháp tránh thai hiện đại đểlựa chọn riêng cho mình một biện pháp thích hợp nhằm giảm tỷ lệ sinh, tăngcường phát triển nền kinh tế gia đình, có thời gian quan tâm chăm lo sức khoẻgia đình

Trang 22

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Nhóm tuổi từ 15 - 29 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,16%, tuổi từ 40 - 49 chiếm

tỷ lệ thấp nhất 31,07% Chứng tỏ nơi đây có tỷ lệ dân số trẻ cao

Trang 23

3.1.3 Trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc Rai

Bảng 3.3 Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn

3.1.5 Tuổi kết hôn của phụ nữ dân tộc Rai

Bảng 3.5 Phân bố tuổi kết hôn của đối tượng

Trang 24

Độ tuổi kết hôn từ 18 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 80,28%, độ tuổiduới 18 kết hôn vẫn chiếm tỷ lệ cao 11,24% Nơi đây vẫn còn tình trạng tảohôn vẫn còn tồn tại.

3.1.6 Tuổi sinh con lần đầu

Bảng 3.6 Phân bố tỷ lệ tuổi của đối tượng khi sinh con lần đầu

Tỷ lệ bà mẹ có từ 3 con trở lên 30,97%, tỷ lệ 1-2 con 59,70%

3.2 SỰ HIỂU BIẾT CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAI VỀ KHHGĐ

VÀ CÁC BPTT HIỆN ĐẠI.

3.2.1 Hiểu biết của phụ nữ dân tộc Rai 15 - 49 tuổi về tuổi được kết hôn

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w