CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAI TỪ 15 - 49 TUỔI CÓ CHỒNG
Từ kết quả bảng 3.25 cho thấy: phụ nữ làm nông tỷ lệ sử dụng BPTT là 80,55%, phụ nữ nghề nghiệp buôn bán tỷ lệ sử dụng BPTT là 62,50%, CNVC là 68,18%. Điều này phù hợp tình hình thực tế tại địa phương nghiên cứu tỷ lệ phụ nữ dân tộc Rai làm nghề nông chiếm tỷ lệ 95,98%.
Phụ nữ buôn bánvà phụ nữ CNVC sử dụng BPTT hiện đại thấp hơn, có thể họ sử dụng BPTT truyền thống như tính theo vòng kinh hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.
Phụ nữ có trình độ học vấn là mù chữ tỷ lệ sử dụng BPTT là 64,13%, phụ nữ trình độ học vấn từ tiểu học trở lên tỷ lệ sử dụng BPTT là 90,73% ở bảng 3.26. Qua kết quả này cho thấy phụ nữ mù chữ sử dụng BPTT thấp hơn so với phụ nữ có trình độ từ bậc tiểu học trở lên. Điều này cũng có thể lý giải được những phụ nữ có trình độ học vấn nhất định có khả năng tiếp cận được nhiều nguồn thông tin về các BPTT và từ đó họ có hiểu biết thông suốt hơn và dễ chấp nhận áp dụng các BPTT hơn khi được tiếp cận với các nguồn thông tin.
Từ kết quả bảng 3. 27 cho thấy: phụ nữ là hộ nghèo tỷ lệ sử dụng BPTT là 80,48%, phụ nữ hộ bình thường tỷ lệ sử dụng BPTT là 64,52%. Qua kết quả này cho thấy, phụ nữ thuộc diện hộ nghèo áp dụng các BPTT hiện đại cao hơn phụ nữ có mức kinh tế bình thường điều này phù hợp với số liệu thống kê ban đầu tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số(dân tộc Rai) thuộc diện hộ nghèo chiếm tỷ lệ rất cao 96,71%(bảng 3.4) và BPTT được lựa chọn là đình sản là BPTT vĩnh viễn chỉ cần thực hiện một
lần có tác dụng lâu dài, hiệu quả, kinh tế. Những phụ nữ không thuộc diện nghèo họ thường không chọn các BPTT vĩnh viễn thường chọn biện pháp tạm thời nhiều hơn. Khi điều kiện kinh tế khá, giàu họ mong muốn sinh thêm con để vui cửa, vui nhà.
Phụ nữ có ≤ 2 con tỷ lệ sử dụng BPTT là 76,34%, phụ nữ có > 2 con tỷ lệ sử dụng BPTT là 88,01%.Điều này hoàn toàn phù hợp những phụ nữ có đủ số con áp dụng BPTT cao hơn phụ nữ dưới 2 con do họ chưa đủ số con còn mong muốn sinh thêm con. Phụ nữ có đủ số con thường lựa chọn cho mình một BPTT phù hợp với điều kiện sống sinh hoạt của từng người và cũng còn phụ thuộc vào việc vận động, tư vấn của cán bộ cung cấp DVCSSKSS - KHHGĐ tại địa phương.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 943 phụ nữ dân tộc thiểu số (dân tộc Rai) độ tuổi từ 15 - 49 tuổi có chồng sinh sống tại hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận về thực hiện các BPTT, với kết quả sau: