HIỂU BIẾT CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAI TỪ 15-49 TUỔI CÓ GIA ĐÌNH VỀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH VÀ CÁC BPTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (Trang 41 - 42)

CÓ GIA ĐÌNH VỀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH VÀ CÁC BPTT

Qua kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: mức hiểu biết về tuổi kết hôn của phụ nữ từ18 - 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 72,21%, phù hợp với độ tuổi kết hôn của phụ nữ tại bảng 3.5. Tuy nhiên, hiểu biết về tuổi kết hôn dưới 18 tuổi vẫn còn ở mức 3,29%. Đây là tỷ lệ cao so với các nghiên cứu trước đây của tác giả Tôn Nữ Hạnh Trinh (Đà Lạt) 0,5%. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền pháp luật cần phải được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa.

Bảng 3.9 cho thấy: đa số phụ nữ có nhận thức mỗi cặp vợ chồng có 1- 2 con là hợp lý chiếm tỷ lệ 80,06%. Tuy nhiên, tỷ lệ hiểu biết về sinh con thứ 3 trở lên còn cao 16,23% phù hợp tỷ lệ sinh con thứ 3 tại bảng 3.7 là 30,97%. Đa số phụ nữ trả lời hiểu biết mỗi cặp vợ chồng sinh hai con, nhưng trước đây họ đã sinh nhiều con và hiện tại họ thấy đông con kinh tế gia đình khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Khoảng cách giữa các lần sinh con được hiểu biết ở đa số phụ nữ cho rằng tốt nhất là trên 2 năm để sau này có con lớn trông con nhỏ để thuận tiện công việc làm tỷ lệ này chiếm 64,37% (bảng 3.11) Chứng tỏ người dân nơi đây cũng hiểu biết một phần về sinh dầy ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

Qua kết quả điều tra bảng 3.10 cho thấy: sự hiểu biết của phụ nữ về tuổi sinh con lần đầu tốt nhất được đa số hiểu từ 18 - 25 tuổi chiếm tỷ lệ 70,94%, nhưng vẫn còn phụ nữ hiểu ở tuổi dưới 18 chiếm tỷ lệ cao 3,71%. Từ hiểu biết tuổi sinh con dưới 18 vẫn còn dẫn đến tỷ lệ phụ nữ sinh con dưới 18 còn cao 6,78% thể hiện tại kết quả bảng 3.6.

Hiểu biết về các BPTT: tỷ lệ phụ nữ hiểu biết từ 3 - 4 BPTT 83,25% kết quả bảng 3.14 và BPTT được nhiều phụ nữ biết là DCTC chiếm tỷ lệ cao 70,94% kết quả bảng 3.15.

Và ngược lại số hiểu biết từ 1 - 2 BPTT còn ít 13,36% kết quả bảng 3.14. Nên việc tuyên truyền vận động cần được đẩy mạnh hơn do đặc điểm địa bàn xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Rai, trình độ dân trí còn hạn chế.

Các nguồn thông tin được cung cấp từ CTVDS, cơ sở y tế qua các buổi truyền thông trực tiếp là chính do điều kiện kinh tế khó khăn. Tỷ lệ mù chữ ở phụ nữ còn cao nên các nguồn thông tin từ báo, đài còn hạn chế do các hộ có tivi, radio, xe máy rất ít,đặc biệt là không có câu lạc bộ sinh hoạt nên rất khó khăn trong việc đưa dịch vụ đến cho người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (Trang 41 - 42)