THIỂU SỐ (DÂN TỘC RAI) TỪ 15 - 49 TUỔI CÓ CHỒNG
Từ những hiểu biết trên và số phụ nữ dân tộc Rai 20,04% (bảng 3.17) đa phần còn lại số phụ nữ chưa đạt số con. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ sử dụng các BPTT của cả nước là 76,9%.
Việc áp dụng loại BPTT phù hợp với mức hiểu biết về BPTT cho thấy: tỷ lệ DCTC được biết nhiều nhất và chấp nhận thực hiện cao nhất chiếm tỷ lệ 60,86% (bảng 3.18).
Từ kết quả bảng 3.18 cho thấy trong việc áp dụng loại biện pháp tránh thai thì biện pháp tránh thai bằng DCTC được biết nhiều nhất và chấp nhận thực hiện cao nhất chiếm tỷ lệ 60,86% . Tỷ lệ này là khá cao so với tỷ lệ sử dung biện pháp này so với tỷ lệ 18,37% của tác giả Hạnh Trinh tại thành phố Đà Lạt, nhưng phù hợp với tỷ lệ chung của cả nước ( 55,3%).
Qua so sánh kết quả của bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại có tỷ lệ không đồng đều. Ngoài việc ưu tiên hàng đầu chọn DCTC, thứ đến phụ nữ người dân tộc Rai còn chọn biện pháp tránh thai vĩnh viễn với tỷ lệ khá cao 20,82% . Trong khi đó, tỷ lệ này chỉ là 7% ở Lâm Đồng, 0,65% ở Thanh Hóa và cả nước là 6,2%.
Kết quả cũng cho thấy: tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại ở các địa bàn dân cư thường khác nhau. Phụ nữ ở nơi khác chọn các BPTT phong phú hơn. Tỷ lệ sử dụng DCTC, TUTT, BCS tương đương nhau, phương pháp triệt sản thấp chỉ chiếm 7%. Riêng phụ nữ người dân tộc Rai chọn BPTT vĩnh viễn cao 20,82% do số phụ nữ này đã có 3 con trở lên (88,01%) kết quả bảng 3.28.
Thời gian phụ nữ áp đã sử dụng các BPTT trên 10 năm có 22,15%, 5 – 10 năm là 36,07% và trên 5 năm là 41,78%. Tỷ lệ này cho thấy thời gian sử dụng BPTT nhiều ở thời điểm 5 năm trở lại phù hợp với số con trên 3 và phù hợp với sự hiểu biết của phụ nữ về các BPTT được nâng lên, họ ý thức được lợi ích của việc sinh ít con (bảng 3.7).
Dự tính sử dụng lâu dài các BPTT tạm thời (DCTC, TUTT, BCS) ở phụ nữ 51,09%, tỷ lệ không xác định và không sử dụng lâu dài chiếm đến 48,91% (bảng 3.20).
Kết quả bảng 3.21 cho thấy: lý do không sử dụng lâu dài phần lớn muốn sanh thêm con do chưa đủ số con (72,60%) và có tỷ lệ 23,29% do tuổi lớn giai đoạn mãn kinh nên không tiếp tục sử dụng BPTT và tỷ lệ cho rằng có thể chuyển biện pháp khác là 6,79%. Qua kết quả cho thấy đa số phụ nữ mong muốn có nhiều đủ số con.
Kết quả bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ vỡ kế hoạch khi áp dụng các BPTT của phụ nữ dân tộc thiểu số(dân tộc Rai) lần lượt là: TUTT: 3,82%, TTTT: 2,74%. Còn các biện pháp khác tỷ lệ này không có. Tỷ lệ vỡ kế hoạch ở phụ
nữ chủ yếu ở BPTT uống thuốc ngừa thai do quên uống, TTTT là do cán bộ y tế không theo dõi chặt quên tiêm thuốc.
Điều này phù hợp các BPTT được thực hiện tại cơ sở y tế như triệt sản tại Bệnh viện Tỉnh nên không có tỷ lệ tai biến, DCTC 100% đặt tại trạm y tế, PKĐKKV, đội KHHGĐ của trung tâm y tế huyện. Cán bộ chuyên môn ở đây đã học qua các lớp SKSS toàn diện và qua thực tế nhiều năm.