NHỮNG THÔNG TIN CHUNG CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAI TỪ 15 49 TUỔI CÓ CHỒNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (Trang 38 - 41)

TỪ 15 - 49 TUỔI CÓ CHỒNG

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách, chế độ quan tâm đặc biệt đến đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa và phụ nữ và trẻ em.

Riêng tỉnh Bình Thuận, trong điều kiện kinh tế hiện nay gặp không ít khó khăn nhưng cũng có những chính sách ưu đãi với đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là phụ nữ và trẻ em vùng cao

Xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam là hai xã của huyện có đồng bào dân tộc Rai(dân tộc thiểu số) sinh sống.

Đặc điểm vị trí địa lý của hai xã là vùng cao của huyện Hàm Thuận Nam khó khăn nên điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội phát triển rất chậm so với các xã khác. Đây là mối quan tâm trăn trở của các cấp chính quyền địa phương nói chung và riêng công tác DS - KHHGĐ cũng được chú ý đến.

Qua kết quả nghiên cứu tại thời điểm nghiên cứu ở hai xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh có 5 thôn với tổng dân số 3.916 người, số lượng điều tra tất cả phụ nữ dân tộc Rai từ 15 - 49 tuổi có chồng sống tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam là 943 người.

Theo kết quả bảng 3.1 cho thấy: trong tổng số 943 phụ nữ dân tộc Rai 15 - 49 tuổi có chồng sinh sống tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh được phỏng vấn điều tra, độ tuổi từ 15 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ 36,16%, độ tuổi 30 - 39 tuổi chiếm tỷ lệ 32,77% và độ tuổi 40 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ 3107%.

Từ bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy: số phụ nữ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 95,98%, tỷ lệ phụ nữ buôn bán 1,69%, CNVC chiếm tỷ lệ 2,33%. Phần lớn phụ nữ làm thuê để kiếm sống, nội trợ, tỷ lệ này phù hợp với đặc điểm của xã dân tộc thiểu số vùng cao làm nông nghiệp.

Qua bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy: trình độ học vấn của phụ nữ có trình độ đại học, cao đẳng, phổ thông trung học chiếm 6,04%; trình độ phổ thông cơ sở - tiểu học 53,45% và số phụ nữ mù chữ chiếm tỷ lệ khá cao 40,51%. Tỷ lệ này cũng cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ dân tộc Rai còn rất hạn chế đặc biệt phụ nữ độ tuổi 40 - 49 tuổi mù chữ

cao. Nên khả năng tiếp nhận thông tin giáo dục sức khoẻ về KHHGĐ về các BPTT gặp không ít khó khăn.

Kinh tế gia đình, tỷ lệ hộ nghèo rất cao bao gồm có sổ và có mức thu hập bình quân đầu người dưới 200.000 đồng chiếm tỷ lệ 96,71%. Tỷ lệ hộ hộ trung bình còn thấp chỉ 3,29% và không có hộ khá (bảng 3.4). Mức thu nhập thấp phù hợp với đặc điểm đồng bào dân tộc tiểu số(dân tộc Rai) vùng này không có nguồn thuỷ lợi, đất canh tác chỉ làm ruộng, rẩy nhờ vào nước trời và săn bắt trong rừng kiếm sống là chủ yếu.

Qua kết quả điều tra bảng 3.5 cho thấy: tuổi kết hôn của phụ nữ dân tộc Rai từ 15 - 49 tuổi, độ tuổi từ 15 - 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao (91,52%) và giảm dần ở độ tuổi lớn hơn, độ tuổi từ > 25 chỉ có 8,48%. Điều này cho thấy phù hợp với tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 của Việt Nam tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ là 22,7 tuổi. Tuy nhiên, tuổi kết hôn lần đầu dưới 18 tuổi của phụ nữ còn cao chiếm tỷ lệ 11,24% (bảng 3.5) điều này phù hợp với phụ nữ vùng cao còn hiện tượng tảo hôn thường có chồng sớm hơn ở các nơi khác do trình độ dân trí thấp thường không có công ăn việc làm lấy chồng sinh con. Phụ nữ ở nơi khác học tập tạo dựng sự nghiệp đến khi thành đạt mới lấy chồng. Qua kết quả nghiên cứu tác giả Tôn Nữ Hạnh Trinh (Đà Lạt) tỷ lệ kết hôn dưới 18 tuổi là 0,5%.

Kết quả từ bảng 3.6 cho thấy: phần lớn phụ nữ sinh con lần đầu ở độ tuổi dưới 18 tuổi là 6,78%, từ 18 - 25 tuổi chiếm tỷ lệ 80,58% và số phụ nữ trên 25 tuổi sinh con đầu chiếm tỷ lệ thấp 12,64%, sinh con lần đầu < 18 tuổi vẫn còn phù hợp với tuổi kết hôn lần đầu dưới 18 tuổi.

Phụ nữ có trên 3 con còn rất cao qua kết quả tại bảng 3.7: tỷ lệ này là 30,97% và lý do muốn sinh nhiều con để để chăm sóc khi về già là 71,26% và ý muốn có con trai là 4,77%, chưa có con gái là 13,36% (bảng 3.13). Điều này phù hợp với sự hiểu biết và phong tục tập quán

của người dân tộc thiểu số thích có con gái tỷ lệ cao phù hợp nơi đây vẫn còn chế độ mẫu hệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hiểu biết và sử dụng các biện pháp tránh thai ở phụ nữ dân tộc Rai tại xã Hàm Cần và Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (Trang 38 - 41)