TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ---o0o---LÊ LƯƠNG NGOẠI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI VỖ VÀ SINH SẢN CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT Colossoma brachypomum Cuvier, 1818
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-o0o -LÊ LƯƠNG NGOẠI
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI VỖ VÀ SINH SẢN CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC
NGỌT (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818)
TẠI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NHA TRANG - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-o0o -LÊ LƯƠNG NGOẠI
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI VỖ VÀ SINH SẢN CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC
NGỌT (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Lê Lương Ngoại
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Ban lãnh đạo Viện nghiên cứu Hải Sản,
- Trường Đại học Nha Trang,
- Khoa sau đại học - Trường Đại học Nha Trang,
- Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang,
- Phòng đào tạo - Trường Đại học Nha Trang,
- Phòng đào tạo - Viện nghiên cứu Hải Sản,
- Trung tâm giống thủy sản Hải Phòng.
đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học này
Tôi cũng xin dành sự biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô đã truyền thụ cho tôinhững kiến thức cơ bản nhất, đặc biệt giáo viên hướng dẫn – TS Phạm Quốc Hùng đãtận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin cảm ơn cán bộ, nhân viên Trung tâm giống thủy sản Hải Phòng, đã tạomọi điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi học tập cũng như thực hiện luận văn
Lời cám ơn chân thành xin dành cho gia đình, vợ con và bạn bè, đồng nghiệp đãluôn giúp đỡ, động viên, cổ vũ tôi trong quá trình học tập và công tác
Hải Phòng, ngày 26 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Lê Lương Ngoại
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đặc điểm sinh học của cá chim trắng 3
1.1.1 Hệ thống phân loại 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái 3
1.1.3 Đặc điểm phân bố và sinh thái 4
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 6
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 6
1.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim trắng 7
1.2 Tình hình nghiên cứu sinh sản cá chim trắng trên thế giới và Việt Nam 8
1.2.1 Trên thế giới 11
1.2.2 Ở Việt Nam 12
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16
2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 17
2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim trắng 28
3.1.1 Phân biệt đực cái 28
3.1.2 Quá trình phát triển tuyến sinh dục 28
3.2 Thử nghiệm nuôi vỗ cá chim trắng bằng thức ăn công nghiệp 34
3.2.1 Một số yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ 34
3.2.2 Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chim trắng trong giai đoạn nuôi vỗ 34
3.2.3 Sinh trưởng khối lượng 34
3.3 Thử nghiệm (KDT) kích thích sinh sản cá chim trắng nước ngọt 35
3.3.1 Kết quả ảnh hưởng kích dục tố và liều lượng tiêm đến sinh sản cá chim trắng 35
Trang 63.3.2 Ảnh hưởng kích dục tố và liều lượng tiêm đến tỷ lệ đẻ của cá chim trắng
36
3.3.3 Ảnh hưởng kích dục tố và liều lượng tiêm đến sức sinh sản thực tế của cá. .37
3.3.4 Ảnh hưởng kích dục tố và liều lượng tiêm đến tỷ lệ thụ tinh của trứng cá. .38
3.3.5 Ảnh hưởng kích dục tố và liều lượng tiêm đến tỷ lệ nở của trứng cá 39
3.3.6 Ảnh hưởng kích dục tố và liều lượng tiêm đến năng suất cá bột 40
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên kết quả ương giống cá chim trắng 41 3.4.1 Giai đoạn từ cá bột lên cá hương 41
3.4.2 Giai đoạn từ cá hương lên cá giống 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 46
1 Kết luận 46
2 Đề xuất ý kiến 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 7
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Đặc điểm dinh dưỡng các giai đoạn của cá chim trắng 7
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn sử dụng thí nghiệm 21
Bảng 2.2 Loại kích dục tố và liều lượng tiêm dùng trong thí nghiệm 21
Bảng 3.1 Sự phát triển tuyến sinh dục theo các tháng trong năm 31
Bảng 3.2 Tỷ lệ thành thục của cá từ tháng 1 đến 4 (n = 100) 32
Bảng 3.3 Hệ số thành thục của cá chim trắng theo các tháng trong năm 33
Bảng 3.4 Sức sinh sản thực tế của cá chim trắng nước ngọt tại Hải Phòng(n= 100) 33
Bảng 3.5 Một số yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ 34
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR) 35
Bảng 3.7 Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong các đợt thí nghiệm 36
Bảng 3.8 Tỷ lệ đẻ của cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau 37
Bảng 3.9 Sức sinh sản thực tế của cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau 38
Bảng 3.10 Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau .39
Bảng 3.11 Tỷ lệ nở của trứng cá khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau 40
Bảng 3.12 Tỷ lệ ra bột và năng suất cá bột khi sử dụng liều lượng tiêm khác nhau 40 Bảng 3.13 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 41
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tương đối 42
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của mật độ ương lên khối lượng cuối và tỷ lệ sống (%) .42
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối 43
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tương đối 43
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của mật độ ương lên khối lượng cuối và tỷ lệ sống (%) 44
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Hình dạng ngoài cá chim trắng (Colossoma brachypomum) 3
Hình 1.2 Vùng phân bố tự nhiên của cá chim trắng trên thế giới 4
Hình 1.3 Tiêm cá và buồng trứng của cá chim trắng 10
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 16
Hình 2.2 Các ao nuôi vỗ cá chim trắng bố mẹ 17
Hình 2.3 Sơ đồ TN ảnh hưởng của thức ăn tới sự thành thục của cá 20
Hình 2.4 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá bột lên cá hương 23 Hình 2.5 Giai ương cá chim trắng giai đoạn từ bột lên hương 23
Hình 2.6 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá hương lên cá giống 24
Hình 2.7 Giai ương cá chim trắng giai đoạn từ hương lên giống 25
Hình 3.1 Cơ quan sinh dục ngoài của cá chim trắng đực và cái 28
Hình 3.2 Các giai đoạn phát triển buồng trứng và tinh sào cá chim trắng 29
Hình 3.3 Hệ số thành thục của cá chim trắng qua các tháng trong năm (n =100 32 Hình 3.4 Tốc độ tăng trưởng khối lượng đặc trưng SGRw 35
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GSI: Hệ số thành thục
WG: Tốc độ sinh trưởng tương đối
AGR:Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối
AF: Sức sinh sản tuyệt đối
RF: Sức sinh sản tương đối
GW: Khối lượng tuyến sinh dục
BW: Khối lượng cơ thể
DO: hàm lượng ôxy hòa tan
GRL: Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài
GRW: Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng
TLS: Tỷ lệ sống
KLTB: Khối lượng trung bình
SLTB: Số lượng trung bình
Trang 10MỞ ĐẦU
Cá chim trắng (Colossoma brachy pomum Cuvier, 1818) có nguồn gốc từ sông
Ama zon nam Mỹ, là loài cá ăn tạp có phổ thức ăn rộng, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt
cá chim ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao (Đỗ Mạnh Dũng, 2011) Kết quả phântích tại viện NCTS Trường Giang cho thấy cá cỡ 200- 250g có hàm lượng đạm thô cao17,34%, Tro 0,96%, Mỡ 2,19% , nước 79,6% (Tương Trung Anh và ctv, 1992)
Do có nhiều đặc tính ưu việt nên cá chim trắng đã được nhập vào Đài Loan,Thái Lan, Trung Quốc (là 1 trong 75 hạng mục nghiên cứu của Trung Quốc 1985) và
đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến cho năng suất, sản lượng cao (Thái Bá Hồ,1998)
Ở Việt Nam năm 1997 Công ty vật tư cá giống trung ương nhập cá chim trắng
từ Quảng Đông Trung Quốc về nuôi Từ năm 1998 đến nay bằng con đường tiểungạch, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhập cá bột, cá hương từ Trung Quốc về nuôi
và cho thấy chúng phát triển tốt, thích nghi được với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng củanước ta (Vũ Duy Giảng, 2007)
Qua quá trình di nhập giống về nuôi thấy rằng loài cá này rất phàm ăn, ăn tạp
có tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, ít xương răm, sau 5 - 6 tháng nuôi có thểthu hoạch được trọng lượng bình quân 0,8- 1,2kg/con, nhận thấy giá trị lớn của đốitượng này nhiều viện nghiên cứu, trung tâm, trại giống đã chủ động tuyển chọn nhữngcon giống có chất lượng tốt, cá lớn nhanh, ngoại hình cân đối, màu sắc tươi sáng đưavào nuôi thành cá bố mẹ và tuyển chọn cho đẻ (Nguyễn Đổng, 1991)
Việc cho sinh sản loài cá này lúc đầu gặp không ít khó khăn bởi đây là loài cámới, ta chưa nắm bắt được về đặc điểm sinh học sinh sản của nó mà chỉ dựa vào kinhnghiệm cho sinh sản các loài cá truyền thống như ( cá trôi, cá mè, cá trắm , cá chép) đểlàm cơ sở Do vậy khi cho sinh sản kết quả thu được không khả quan, tuy nhiên trướcnhu cầu đòi hỏi của người nuôi đã tiếp thêm động lực cho các công trình nghiên cứu
về sinh sản nhân tạo loài cá chim trắng nước ngọt đi đến thành công
Từ đó tới nay đã có rất nhiều địa phương trên cả nước, triển khai nuôi và chosinh sản nhân tạo loài cá này, góp phần đa dạng các đối tượng nuôi hiện nay Việc cho
cá chim trắng nước ngọt sinh sản rất thuận lợi như các loài cá truyền thống khác, song
về mặt năng suất, chất lượng con giống chưa cao, bởi do tính chất khu vực, khí hậu,nguồn nước, mùa vụ, chất lượng thức ăn, kỹ thuật chuyên môn và các khâu (chọn cá
Trang 11hậu bị, tuổi cá tham gia sinh sản, thời gian nuôi vỗ, chế độ nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục,thời gian cho đẻ, điều kiện môi trường, loại kích dục tố, liều lượng, thời gian hiệu ứngcủa KDT, tỷ lệ trứng thụ tinh, thời gian ấp, năng suất bột/1kg cá cái)
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống cá chim trắngnước ngọt để áp ứng nhu cầu của người nuôi trồng thủy sản hiện nay, rất cần có nhữngnghiên cứu, giải pháp thực tế
Theo quyết định số 1227/QĐ-ĐHNT ngày 26/9/2013 của Hiệu trưởng trường
Đại học Nha Trang , tôi được giao thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và sinh sản cá chim trắng
nước ngọt (Colossoma brachypomum Cuvier, 1818) tại Hải Phòng”.
Mục tiêu của đề tài: Nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và hoàn thiện quy trình sinh sản
và ương nuôi loài cá này
Nội dung nghiên cứu:
Đặc điểm sinh học, sinh sản của cá chim trắng nước ngọt
Xác định các loại thức ăn công nghiệp phù hợp trong quá trình nuôi vỗ cá chimtrắng bố mẹ
Xác định liều lượng một số loại kích dục tố kích thích sinh sản cá chim trắng bố mẹ.Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim trắng từgiai đoạn cá bột lên cá giống ở điệu kiện Hải Phòng
Ý nghĩa khoa học: Đề tài sẽ cung cấp những thông tin khoa học về đặc điểm
sinh học sinh sản, khả năng nuôi vỗ và sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chim trắngtại Hải Phòng
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những dẫn liệu thực tiễn về nuôi vỗ và sinh
sản, ương nuôi cá chim trắng nước ngọt Đây sẽ là tiền đề trong việc nâng cao hiệu quảcủa quá trình sản xuất giống loài cá này đáp ứng nhu cầu con giống nhằm phát triểnnghề nuôi cá chim trắng tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm sinh học của cá chim trắng
Loài: Colossoma brachypomum Cuvier, 1818
Tên tiếng Việt: Cá chim trắng, cá chim trắng nước ngọt
Tên tiếng Anh: Black Pacu
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Hình 1.1 Hình dạng ngoài cá chim trắng (Colossoma brachypomum)
Cá chim trắng nước ngọt hình dạng giống cá chim biển (cá chim bạc biển).mình cá dẹt, lưng cao, đầu nhỏ, chiều dài đầu bằng chiều cao đầu, mắt to trung bình, vịtrí miệng ở chính giữa, mõn hơi tù, vây đuôi cân và có rãnh sâu Chiều dài thân gấpđôi chiều cao thân, gấp 4 chiều dài đầu, gấp 6,5 lần chiều dày thân, gấp 13,5 lần chiềudài cuống đuôi Chiều dài đầu gấp 5 lần đường kính mắt (Nguyễn Đổng, 1991; VươngVăn Oanh, 2003)
Cá chim trắng nước ngọt có hàm trên và hàm dưới đều có răng Hàm trên có haihàng răng, hàng trong có 4 chiếc, hàng ngoài có 10 chiếc Hàm dưới có hai hàng, hàngtrong có 2 chiếc, hàng ngoài có 10 chiếc cắt sâu và nhọn Mặt răng có dạng răng cưa
và khá sắc có tác dụng cắn xé thức ăn Lược mang của cung mang thứ nhất: 30 - 36 Vẩytrên thân cá tròn nhỏ, chặt chẽ, khó bị rụng Số vẩy đường bên: 83 - 89, số vẩy trênđường bên: 31 - 33, số vẩy dưới đường bên: 28 - 31 Công thức vây: Tia vây không có gaicứng, D: 18 - 19, V: 16 - 18, C: 8 Từ chân vây ngực tới hậu môn có vảy gai nổi lên sắc
Trang 13nhọn như răng cưa Có dạ dày rõ rệt, hình chữ U và tương đối to, độ dài dạ dày bằng1/5 độ dài ruột Nội tạng có nhiều mỡ (Vương Bỉnh Tán, 1999).
Cá trưởng thành có màu sắc đẹp, vây đỏ, mình trắng bạc, điểm vây đuôi có dảimàu đen Cỡ cá giống thân có các đốm sao, khi cá lớn những đốm sao này mất dầnhoặc còn thấy lờ mờ Mình cá có màu xám bạc hoặc màu ánh bạc hơi xanh Các vâyngực, vây bụng và vây hậu môn có màu đỏ Chỗ khởi điểm của cuống vây đuôi ở phíalưng có một vây mỡ nhỏ, phần trên bán trong suốt, phần dưới có vẩy, điểm vẩy đen ởdiềm vây (Vương Bỉnh Tán, 1999) Tuy vậy màu sắc cá thay đổi theo môi trường sống(Trương Trung Anh và ctv, 1998) Ở môi trường kiềm tính hay ở trong phòng thiếuánh sáng thì cá có màu tro đến màu đen còn ở trong ao nuôi nước hơi chua thì vảy cásáng màu ánh bạc rất đẹp (Thái Bá Hồ, 1998)
1.1.3 Đặc điểm phân bố và sinh thái
Đặc điểm phân bố:
Theo Briski, 1977 giống Colossoma được chia làm 3 loài: Cá chim nắp mang to
(Colossoma macropomum Cuvier, 1818), cá chim vây nhỏ (Colossoma metrei Berg, 1895) và cá chim nắp mang ngắn hay cá chim nước ngọt (Colossoma brachypomum,
Cuvier, 1818) Phân bố của chúng như sau:
Cá chim nắp mang to phân bố ở sông Orinoco
Cá chim vây nhỏ phân bố ở Pharama
Loài cá chim nắp mang ngắn (cá chim nước ngọt) phân bố trên khu vực sôngAmazon tại Brazil và các vùng lân cận thuộc Nam Mỹ Người địa phương gọi loài cánày là Movocoto, Pacu hoặc Cachamablanco Cá thích nghi với vùng nhiệt đới và ánhiệt đới (Vương Bỉnh Tán, 1999)
Hình 1.2 Vùng phân bố tự nhiên của cá chim trắng trên thế giới
Nguồn: http://www.aquamaps.org/receive.php
Trang 14Đặc điểm sinh thái:
Nhiệt độ: Cá chim trắng nước ngọt có nguồn gốc nhiệt đới nên chúng là loài cá
ưa nhiệt có khả năng thích ứng tốt với nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ thấp Theo TrươngTrung Anh, 1992 nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng từ 21 - 32oC tối ưu là 28 -
30oC, sống được từ 10 - 42oC Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản là 25 - 28oC (ấptrứng ở nhiệt độ 32oC tỷ lệ nở rất thấp dưới 10%) (Zhang, M và Chen, S., 2000)
Sức chịu rét kém, khi nhiệt độ nước 9 - 10oC thì cá có biểu hiện không bìnhthường, 8oC cá bắt đầu chết, chết toàn bộ ở 7oC Khi nhiệt độ môi trường nước 11oCthì cá bỏ ăn, nhiệt độ lên trên 12oC thì cá hoạt động trở lại bình thường (Vương BỉnhTán, 1999)
Khi nhiệt độ thấp cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe,nấm…Cá chim trắng nước ngọt rất mẫm cảm và chịu đựng kém với một số thuốcthường dùng như CuSO4, xanh malachite, Hypoclorua vôi…Vì vậy phải chú ý tớinồng độ thuốc khi sử dụng (Vương Văn Oanh, 2003)
Oxy hòa tan: Theo Trương Trung Anh (1992) cá chim trắng nước ngọt sinhtrưởng tốt nhất trong điều kiện ao nuôi có hàm lượng oxy hoà tan từ 4 - 6mg/l Cá cóthể chịu đựng được trong điều kiện hàm lượng oxy thấp, ở mức 0,5mg/l cá có thểsống Tuy nhiên khi hàm lượng oxy hoà tan bằng 3mg/l ảnh hưởng tới cường độ bắtmồi (Đỗ Mạnh Dũng, 2011) Và khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước bằng 1,8mg/l
cá ăn ít và có hiện tượng bỏ ăn (Vương Văn Oanh, 2003; Vương Bỉnh Tán, 1999;Zhang, M và Chen, S., 2000) Ngưỡng oxy gây chết cá chim 0,45 - 0,48mg/l (VươngVăn Oanh, 2003; Vương Bỉnh Tán, 1999)
Nuôi cùng cá rô phi trong bể kính ở 1,5mg/l cá chim có sức chịu đựng oxy thấphơn rô phi, khoẻ hơn cá khác Khi oxy dưới 0,5mg/l các loại cá nhà đều nổi đầu nhưng
cá chim vẫn chưa nổi đầu (Vương Bỉnh Tán, 1999)
Độ pH: Các loài thuỷ sinh nói chung và cá nói riêng đều có một khoảng pH
thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của mình
Theo Trương Trung Anh, 1992 cá chim trắng nước ngọt thích nghi với độ pHkhá rộng Thích hợp là nước hơi acid hoặc trung tính Sống tốt nhất ở pH = 5,6 - 7,4 Ở
pH > 8 ảnh hưởng không tốt tới việc sử dụng thức ăn của cá (Vương Văn Oanh, 2003)
Độ mặn: Theo Trương Trung Anh, 1992 cá chim trắng là cá nước ngọt, nhưngsức chịu đựng cao với độ mặn Sống bình thường ở độ mặn 5 - 10‰ Có thể sống được ở
Trang 15độ mặn 15‰ trong 10 giờ (Nguyễn Đổng, 1991) Nuôi ở độ mặn 5 - 10‰ cá chim trắng
có sức chịu lạnh và sức chống bệnh cao hơn nuôi ở nước ngọt (Vương Bỉnh Tán,1999) Do có đặc điểm này nên cá chim trắng có khả năng sống được ở những vùngnước lợ, vùng cửa sông (Zhang, M và Chen, S., 2000)
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chim trắng nước ngọt sống ở tầng giữa và tầng dưới, sống và bơi thành đàn.Chúng thuộc loài ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng (Nguyễn Đổng, 1991; Vương VănOanh, 2003)
Bảng 1.1 Đặc điểm dinh dưỡng các giai đoạn của cá chim trắng
Cá bột Khối noãn hoàng tiêu hóa hết, lúc này cá sử dụng thức ăn chủ yếu
là các sinh vật phù du cỡ nhỏ như tảo đơn bào, luân trùng
Cá hương Thức ăn chủ yếu của cá là động vật phù du cỡ lớn như giáp xác,
chân chèo, mùn bã hữu cơ và thức ăn chế biến
(Theo Trương Trung Anh và ctv 1992)
Trong điều kiện thức ăn trên không đủ, cho thêm nước bột trứng, nước bột đậutương thời kỳ cá bột, các loại thức ăn chất bột hoặc dạng hạt nhỏ thời kỳ cá hương, cácloại thức ăn dạng viên ( thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế biến ) đối với cá thịt và cá
bố mẹ Cá chim trắng nước ngọt nuốt mồi và bắt mồi nhanh và thường ăn ngầm làchính Vì vậy nên sử dụng thức ăn dạng chìm (Nguyễn Đổng, 1991)
1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Mỗi loài cá khác nhau thì có đặc điểm sinh trưởng khác nhau Theo I Fpravdin,
1979 những loài cá ăn đáy, cá dữ như cá Chép, cá Măng, cá Hồi, có đặc trưng sinhtrưởng chậm ở thời kỳ sắp chín muồi sinh dục và ngừng hẳn ở giai đoạn cuối đời.Theo kết quả nghiên cứu thì cá chim trắng nước ngọt cũng có đặc điểm như vậy(Zhang, M và Chen, S., 2000)
Cá chim trắng nước ngọt là loài cá có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với cácloài cá nước ngọt truyền thống và có những đặc trưng trong từng giai đoạn sống củaloài cá.Theo Trương Trung Anh thì giai đoạn cá bột lên cá hương cá sinh trưởng nhưsau: Cá bột khi mới nở có độ dài 3,6mm, qua 4 - 5 ngày dinh dưỡng bằng noãn hoàng,
Trang 16lúc này cá bột dài 5,6mm có thể đưa ra ao để ương, trong giai đoạn này cá không tăngtrưởng về khối lượng (Zhang, M và Chen, S., 2000).
Theo Trương Trung Anh, 1992 giai đoạn cá hương có tốc độ tăng trưởng thấp.Khoảng 10 - 13 ngày tuổi, cá con đã có độ dài khoảng 20mm, sau khi đạt 20 ngày tuổi
cá có độ dài 30mm, qua 25 - 28 ngày tuổi chúng có độ dài từ 30mm trở lên, số ít có độdài 50mm trở lên (Zhang, M và Chen, S., 2000) Giai đoạn cá giống cá chim trắng sinhtrưởng cũng rất nhanh Sau 30 ngày nuôi từ cá hương (L: 25 - 35mm, P: 2 - 6g) lên cágiống đạt khối lượng 21,9g Nếu so sánh với cá Rô Phi trong điều kiện nuôi thì tăngtrọng tuyệt đối của cá chim trắng bằng 1,83 lần cá Rô Phi (Vương Bỉnh Tán, 1999)
Theo Trương Trung Anh, 1992 nghiên cứu về sinh trưởng của các giai đoạnnuôi thương phẩm thấy cá chim trắng tăng trưởng nhanh sau 127 ngày nuôi cá đạt khốilượng 1.200 – 1.500g (Nguyễn Đổng, 1991; Vương Văn Oanh, 2003)
Sau khi đạt cỡ 1,5kg cá cho giá trị kinh tế cao nhất và tiếp tục tăng trưởng tronggiai đoạn tuyến sinh dục phát triển, cá bố mẹ 2+ - 3+ có khối lượng 3 - 4kg (Zhang, M vàChen, S., 2000) Trong tự nhiên, người ta đã phát hiện được kích cỡ cá tối đa đạt tới chiềudài 85cm với khối lượng 20kg ở lưu vực sông Amazon (Zhang, M và Chen, S., 2000)
1.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim trắng
Tuổi và kích thước thành thục: Cá chim trắng nước ngọt thành thục và đẻ trứngsau 3 tuổi với cỡ cá bố mẹ đạt 3 - 4kg Đặc điểm sinh dục phụ không rõ ràng Vì vậy,chúng ta sẽ rất khó phân biệt đực cái khi nhìn hình dạng ngoài của cá Cá chim trắngthành thục không đồng đều, hệ số thành thục của cá cái ở lần đẻ chính vụ thường thấphơn là lần đẻ tái phát Hệ số thành thục thường là 2-7% (% khối lượng buồng trứng/khốilượng cá cái) (Vương Bỉnh Tán, 1999; Zhang, M và Chen, S., 2000) Trong điều kiệnmôi trường và khí hậu tại miền Bắc Việt Nam, tháng 2 tuyến sinh dục của cá cái chỉ lànhững sợi nhỏ, hầu hết tế bào sinh dục chỉ ở giai đoạn II, sang tháng 3 và 4 tế bào sinhdục chuyển dần sang giai đoạn III - IV Đặc biệt ở cá chim trắng là tuyến sinh dục trongthời kỳ này có đủ các loại tế bào trứng từ giai đoạn II đến IV Điều đó chứng tỏ cá chimtrắng có thể đẻ nhiều lần trong năm (Vương Bỉnh Tán, 1999)
Theo Trương Trung Anh (1992), cá chim trắng có tuyến sinh dục đực, cái pháttriển không đồng nhất, cá đực phát dục chậm hơn cá cái (Zhang, M và Chen, S.,2000) Đầu tháng 4 rất ít cá đực thành thục về tuyến sinh dục Khi cá thành thục ấn nhẹ
Trang 17vào bụng có tinh dịch màu trắng chảy ra Tinh tử có 3 phần: Đầu, cổ và đuôi Quan sátdưới kính hiển vi thấy chúng hoạt động theo đường thẳng (Vương Bỉnh Tán, 1999)
Mùa vụ và tập tính sinh sản: Cá chim trắng không đẻ tự nhiên trong ao Mùa vụsinh sản từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch, đẻ rộ nhất vào đầu tháng 5 đến đầu tháng
6 Cá chim trắng có thể đẻ 3 - 4 lần trong một mùa đẻ, mỗi lần cách nhau 35 - 40 ngày,khi đẻ chúng phát ra tiếng kêu cục…cục (Vương Bỉnh Tán, 1999)
Theo Hoàng Thị Xuân và ctv thì ở trong tự nhiên, cá chim trắng phát dục thànhthục trong điều kiện có dòng nước chảy, nhiệt độ nước phù hợp, mức nước đảm bảo.Nhưng cá nuôi trong ao thì nhất thiết phải kích thích nhân tạo cá mới đẻ được (NguyễnĐổng, 1991; Zhang, M và Chen, S., 2000)
Sức sinh sản: Cá chim trắng mỗi lần đẻ từ 6 - 10 vạn trứng/kg cá cái Từ nămsau đạt 10 - 15 vạn trứng/ kg cá cái Sau khi đẻ lần đầu được nuôi vỗ tích cực thì sau 35
- 40 ngày sau có thể cho đẻ lần thứ hai (Saint-Paul, U., 1986; Zhang, M và Chen, S.,2000)
Cá chim trắng là loài đẻ trứng bán trôi nổi, màng trứng không màu, trong suốt,trứng chín hình tròn, căng, rời, có màu hơi xanh hoặc vàng nâu, đường kính 1,06 -1,11mm, khi gặp nước trứng trương lên Sau khi thụ tinh 2 giờ thì đường kính trứngkhoảng 2,29mm (nhỏ hơn rất nhiều so với trứng cá mè, cá trắm) Ở nhiệt độ 26 -28oC,phôi phát triển 16 - 18 giờ thì nở Sau 22 giờ thành cá bột, mới nở cá bột có chiều dàithân 3,6mm, thân màu trong suốt, sau 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng (Vương BỉnhTán, 1999) Nhiệt độ trên 32oC cá nở ra bị dị hình và chết nhiều (Saint-Paul, U., 1986)
1.2 Tình hình nghiên cứu sinh sản cá chim trắng trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay sinh sản nhân tạo cá chim trắng nước ngọt đã được thực hiện thànhcông ở nhiều quốc gia trên thế giới Điều này đã giúp chủ động sản xuất con giốngđảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm loài cá này.Quá trình sinh sản nhân tạo loài cá này cũng gồm có các khâu như: Nuôi vỗ cá bố mẹ,chọn cho sinh sản, thu ấp trứng và ương giống
Nuôi vỗ cá bố mẹ:
Môi trường nuôi vỗ: Cá chim trắng nước ngọt rất nhạy cảm với các điều kiện môitrường, do đó việc chuẩn bị ao nuôi và duy trì các điều kiện môi trường nuôi vỗ là vôcùng quan trọng Qua các nghiên cứu cho thấy nguồn nước dùng cho nuôi vỗ cá chimtrắng nước ngọt đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan 5 - 6mg/l; pH 6 - 7; nhiệt độ 25 - 32oC,
Trang 18độ trong 25- 30cm; CO2 nhỏ hơn 2,0mg/l; hàm lượng CaCO3 từ 60 - 200mg/l; Mangannhỏ hơn 0,01mg/l Ngoài ra chế độ kích nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quátrình thành thục và sinh sản của cá (Đào Viết Thuận, 2002; Bộ Thủy sản, 1999).
Tuyển chọn cá bố mẹ nuôi vỗ: Cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ thường ở 3 - 5 tuổi,trọng lượng cá đạt 3,0 - 3,5kg trở lên Cá đực và cá cái có thể được tuyển chọn từnhững con có tốc độ sinh trưởng nhanh trong quá trình nuôi thương phẩm hoặc từ đàn
cá hậu bị đã qua sinh sản Cá có màu sắc tươi sáng, vây vẩy không bị tróc, rách, không
bị dị hình dị tật, cá phải khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật Mật độ nuôi vỗthường dao động 10- 20kg/100m2ao Tuy nhiên mật độ nuôi vỗ còn phụ thuộc nhiềuvào yếu tố môi trường, hệ thống ao nuôi, nguồn nước… (Đào Viết Thuận, 2002; BộThủy sản, 1999)
Mùa vụ nuôi vỗ: Tùy theo chu kỳ nhiệt và mùa vụ khác nhau có thể bố trí thờigian mùa vụ nuôi vỗ khác nhau, thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ vụ xuân hè (vụchính) kéo dài trong 4 tháng từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, bao gồmhai giai đoạn: Nuôi vỗ tích cực từ tháng 12 đến tháng 2
Nuôi vỗ thành thục từ tháng 2 tới tháng 3 Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ tái phátdục từ tháng 7 tới tháng 9 Ngoài ra mùa vụ nuôi vỗ còn phụ thuộc vào thức ăn, quang
kỳ, nguồn nước Tỷ lệ ghép cặp trong sinh sản nhân tạo cá chim trắng nước ngọtthường là 1 đực: 1 cái
Hình thức nuôi cũng ảnh hưởng đến sức sinh sản của cá chim trắng nước ngọt.Kết quả nuôi vỗ cá chim trắng trong ao bằng thức ăn công nghiệp có độ đạm 40% caohơn so với 2 loại thức ăn có độ đạm là 20%, 30%, ngoài ra còn cho thấy cá cái sứcsinh sản tuyệt đối (120.000 - 240.000 trứng/kg cá cái) và tương đối (70.000 - 110.000trứng/kg cá cái), tỷ lệ thụ tinh cao 93% so với mức trung bình 80- 86% (Đào ViếtThuận, 2002; Bộ Thủy sản, 1999)
Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đế sự phát dục và thành thục sinh dục của cáchim trắng.Thức ăn công nghiệp cho nuôi vỗ cá chim trắng thường có hàm lượngprotein > 40%, chất béo >15%, vitamin A > 500 UI/kg, vitamin D > 50 UI/kg, vitamin
E >10 UI/kg Ngoài ra các thành phần khoáng(CuSO4, ZnSO4, KIO3…) cũng ảnhhưởng lớn đến sự thành thục sinh dục và chất lượng sản phẩm sinh dục của cá chim
Sinh sản nhân tạo: Khi kiểm tra thấy cá thành thục tuyến sinh dục thì tiến hànhcho đẻ theo phương pháp tiêm kích dục tố kết hợp sinh thái (Hình 1.3)
Trang 19Hình 1.3 Tiêm cá và buồng trứng của cá chim trắng
Lựa chọn cá bố mẹ: Dựa vào đặc điểm ngoài của phần phụ sinh dục của cáchim trắng có thể đánh giá được mức độ thành thục của cá bố mẹ và khả năng đưa vàocho sinh sản nhân tạo Kiểm tra những cá thể cái bụng to, mềm đều dùng que thămtrứng lấy trứng ra quan sát thấy trứng căng tròn đều có nhân, không dính, trứng cómàu xanh nhạt, kích thước trứng 850- 900µm là những con đã sẵn sàng cho sinh sản.Kiểm tra cá đực có thể dùng tay vuốt nhẹ theo 2 bên thành bụng thấy sẹ màu trắng sữachảy ra là những con đã sẵn sàng cho sinh sản
Thu trứng: Sau khi tiêm thuốc kích dục tố (KDT) với mỗi khoảng thời gian,nhiệt độ khác nhau cá sẽ bắt cặp và đẻ, đợi sau 2-3h trứng cá trương lên ta tiến hànhdùng vợt chuyên dùng để vợt trứng cho trứng vào thau định lượng sau đó chuyển sang
bể ấp
Ấp trứng: Trứng cá chim trắng là trứng không dính, bán trôi nổi, kích thướcnhỏ Có thể sử dụng nhiều loại dụng cụ ấp khác nhau để ấp trứng như bể vòng, bìnhWeise 200 lít Thời gian trứng nở phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ nước, nhiệt độ thấp thìthời gian ấp trứng sẽ kéo dài và khi nhiệt độ nước cao thì thời gian ấp trứng sẽ rút ngắn
đi (ví dụ ở nhiệt độ 200C thì thời gian ấp của trứng là 10 ngày, nếu nhiệt độ 290C thìthời gian ấp của trứng là 5 ngày), nhiệt độ ấp trứng được tính bằng khoảng 370 độngày Ngoài nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan trong quá trình ấp trứng rất quan trọng,trong trường hợp thiếu ôxy (dưới 3mg O2/ lít) tỷ lệ nở thấp, cá yếu, nhỏ sinh trưởngchậm (Đào Viết Thuận, 2002) Thực tế người ta thường kết hợp cung cấp ôxy và tạodòng chảy trong quá trình ấp trứng, với lưu tốc thường là 0,3 - 0,5m/giây, mật độ ấp500.000 - 800.000 trứng/m3
Trang 20Thời gian xác định điểm mắt sau khi trứng nở thường kéo dài, chính vì vậy lợidụng đặc điểm này có thể vận chuyển trứng đi xa mà vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ương cá giống: Cá mới nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng, được ương trong bểvòng vài ngày trước khi chuyển sang ao ương, bể ương, giai ương Cá bột thường đượcương trong ao với diện tích từ 500 - 1.000m2, trong bể có thể tích 20m3, trong giai cóthể tích 1- 2m3 Mật độ ương cá chim trắng giai đoạn từ cá bột lên cá hương thườngdao động từ 100- 400 con/1m2, thích hợp nhất và kinh tế nhất là mật độ 100con/m2.Giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống thường ương ở mật độ 10- 50 con/m2 (ĐàoViết Thuận, 2002)
Lượng thức ăn và tần suất cho ăn phụ thuộc vào nhiệt độ và kích thước của cá.Khi cá còn nhỏ thường cho ăn 2 - 3 lần/ngày sau đó giảm xuống 1 - 2 lần/ngày Thức
ăn cho ương nuôi cá chim trắng thường là thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein40% Thời gian ương khoảng 50 - 70 ngày, chất lượng nước, môi trường nuôi và cácđiều kiện chăm sóc là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ương Cá ương đượcđịnh kỳ phân cỡ để chuyển sang ương giống lớn hoặc nuôi thương phẩm (Đào ViếtThuận, 2002)
1.2.1 Trên thế giới
Cá chim trắng nước ngọt (Colossoma brachypomum Cuvire, 1818), có nguồn
gốc tại vùng Amazon- Nam Mỹ Loài cá này được nhập vào Đài Loan năm 1982, cho
đẻ thành công năm 1985, nhập vào Trung Quốc năm 1985 và cho đẻ thành công vàotháng 7/1987
Sau khi cho đẻ thành công cá chim trắng đã phát triển và được nuôi rộng rãi ởTrung Quốc, đặc biệt vùng Duyên Hải và những tỉnh giáp Việt Nam Đến năm 2000sản lượng cá chim trắng thương phẩm của các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, ChiếtGiang, Hải Nam… đã đạt trên 500 ngàn tấn
Do có nhiều đặc tính ưu việt nên cá chim trắng đã được nhập vào một số nướcnhư: Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc (là 1 trong 75 hạng mục nghiên cứu của TrungQuốc 1985) và đã trở thành một đối tượng nuôi phổ biến cho năng suất cao tại cácnước này Theo thống kê của FAO 1995, Nuôi trồng thủy sản nước ngọt Châu Mỹ Latinh chiếm 19,8% tổng sản lượng của vùng Các đối tượng nuôi chính là cá rô phi, cá
chép và các loài của giống Colossoma (Trong đó C.brachypomum chiếm 79% sản
lượng của nhóm)
Trang 21Cá chim trắng và cá rô phi là những đối tượng nuôi thâm canh và xuất khẩusang thị trường Mỹ, Châu Âu (Nguyễn Đổng, 1991; Zhang, M và Chen, S., 2000).Chúng chủ yếu được nuôi ở các nước phía Nam sông Amazon, trong đó Brazil là nướcnuôi nhiều nhất Hình thức nuôi chủ yếu là trong lồng nhỏ và tận dụng thức ăn tựnhiên là hoa quả và cây cỏ (Sain-Paul, U., 1986) Nuôi thâm canh cũng được sử dụngvới mật độ nuôi 8.000 – 12.000con/ha, dùng thức ăn công nghiệp là chính Ngoài nuôi
cá chim làm thực phẩm, chúng còn được nuôi làm cá cảnh, nuôi để làm dịch vụ câu cácũng là nguồn thu lợi đáng kể (Nguyễn Đổng, 1991)
Hiện nay, có tất cả 3 loài cá chim trắng được nuôi tại Nam Mỹ đó là
Colossoma macropomum, Colossoma brachypomum và Colossoma bides, phân bố tại các hệ thống sông Amazon và sông Orinoco Loài Colossoma brachypomum mà Việt
Nam đang nuôi khác với hai loài kia là không ăn động vật phù du mà chúng ăn chủyếu là rau xanh và côn trùng Ngoài tự nhiên chúng có kích thước lớn nhất là 20kg.Một số mô hình nuôi cao sản (nuôi ghép cá Chim, cá Rô phi, Mè Trắng, Mè Hoa).Mật
độ nuôi 3con/m2, thời gian nuôi 120 ngày đã đạt năng suất 21,3 tấn/ha trong đó cáchim đạt 7,6 tấn/ha
Thí nghiệm nuôi đơn tại Viện nghiên cứu Thủy sản Châu Giang : Mật độ nuôi10.000 - 15.000 con/ha, cỡ cá thả 7 - 8cm, thức ăn công nghiệp có hàm lượng Protein27%, khẩu phần ăn 5 - 7% trọng lượng thân/ngày, sau 5 tháng nuôi đạt sản lượng 8 -
10 tấn/ha (Trương Trung Anh, 1998) Cá chim trắng hiện nay đang được nuôi phổ biếntại Thái Lan, Lào… (Nguyễn Đổng, 1991)
1.2.2 Ở Việt Nam
Việt Nam vào năm 1997 Công ty dịch vụ nuôi trồng thủy sản Trung ương nhập
cá chim trắng về nuôi tại trại cá Sông Cầu Từ năm 1998 đến nay được nhập vào bằngcon đường tiểu ngạch, ban đầu với một số lượng giống không nhiều chúng chỉ đượcnuôi thử nghiệm ở một số nơi như Hà Nội, Bắc Ninh Sau đó Vụ nghề cá- Bộ Thuỷ sảnViệt Nam tiếp tục phát triển và mở rộng nuôi thử nghiệm ở nhiều địa phương Năm
1999 Bộ Thuỷ sản tổ chức “Hội thảo khuyến ngư về cá chim trắng nước ngọt” Hộithảo thống nhất đi đến việc nhập cá chim trắng là nhu cầu rất cần thiết đối với ViệtNam Rất nhiều tỉnh đã nhập cá bột, cá hương từ Trung Quốc về nuôi (10 triệu cá bột,
5 triệu cá hương năm 2002) cá thịt đã có mặt trên thị trường tiêu thụ trong cả nước(Nguyễn Đổng, 1991)
Trang 22Cá chim trắng hiện nay được nuôi tương đối phổ biến trong cả nước, cá thươngphẩm bước đầu đã có mặt trên thị trường tiêu thụ Các trung tâm giống thủy sản, sởnông nghiệp và phát triển nông thôn đang tập trung đầu tư và xây dựng các mô hìnhtrình diễn Tại Quảng Ninh mô hình nuôi cá chim trắng thương phẩm đã được triểnkhai trên 14 huyện thị với các hình thức nuôi đơn (mật độ 0,6 con/m2) nuôi cao sản(mật độ 2 con/m2) Sau 4 - 5 tháng nuôi, năng suất nuôi đạt 7 - 8 tấn/ha, nuôi cao sảnđạt 12 - 15 tấn/ha (Vương Văn Oanh, 2003).
Năm 2000, vụ nghề cá đã tiếp thu các mô hình nuôi thử nghiệm cá chim trắng,ngày 14/5/2001 Trung tâm Thuỷ Sản Vĩnh Phúc cho đẻ cá chim trắng nhân tạo thànhcông Đây là đơn vị đầu tiên cho đẻ thành công cá chim trắng nước ngọt ở Việt Nam(Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv, 2010) Sau đó là Viện Nghiên cứu NTTS I đã cho đẻthành công và nhiều trung tâm giống như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình,Hải Phòng, Hà Nam, Thái Nguyên… cũng đã đi vào nghiên cứu cho đẻ nhân tạo
Kết quả điều tra của trung tâm giống thủy sản Hà Nội năm 2001 số lượng cáchim bột của các cơ sở sản xuất khoảng 30 triệu, năm 2002 sản xuất được khoảng 90triệu, như vậy mới chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu hiện tại (Nguyễn Đổng, 1991)
Theo tổng kết báo cáo “Bốn năm nuôi cá chim trắng” của Đoàn Quang Sửu(2002) thì hiện nay hầu hết các Trung tâm NTTS các tỉnh phía Bắc đã sản xuất đượcgiống, có xu hướng cung cấp giống và mở rộng diện tích nuôi trồng cả nước (Zhang,
M và Chen, S., 2000) Qua tìm hiểu, trao đổi với các nhà khoa học, các chuyên giachuyên nghành với các đồng nghiệp tại một số cơ sở đã nghiên cứu và cho cá chimtrắng sinh sản cho thấy cá chim trắng là đối tượng trong sinh sản phát triển có nhiềukhâu kỹ thuật khó khăn, phức tạp, cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu đầy đủ để hoànthiện quy trình công nghệ sinh sản phát triển thông qua các khâu từ (chọn cá hậu bị,tuổi cá tham gia sinh sản, thời gian nuôi vỗ, chế độ nuôi vỗ, tỷ lệ thành thục, thời giancho đẻ, điều kiện môi trường, loại kích dục tố, liều lượng, thời gian hiệu ứng của kíchdục tố, tỷ lệ trứng thụ tinh, thời gian ấp, năng suất bột/kg cá cái)
Năm 2008 trung tâm giống thủy sản Hải Phòng cho đẻ cá chim trắng năng xuấtbình quân đạt 8 vạn/kg cá cái (Đào Viết Thuận, 2002) Năm 2013 trung tâm giốngthủy sản Hải Phòng tiếp tục hoàn thiện quy trình
Hiện nay việc cho sinh sản cá chim trắng nước ngọt không khó khăn như trước,
tỷ lệ nở và năng xuất cá bột đã tăng lên rất nhiều do với trước trung bình 6 - 12 vạn/kg
Trang 23cá cái Tuy nhiên năng suất này chưa ổn định do tính chất khu vực, khí hậu, nguồnnước, mùa vụ, chất lượng thức ăn, kỹ thuật chuyên môn của từng trại sản xuất Theonghiên cứu tất cả các kích dục tố đang sử dụng phổ biến hiện nay như não thùy thể,kích dục tố nhau thai (HCG), kích dục tố tổng hợp (LRH-A) dùng đơn hoặc kết hợpđều có tác dụng gây chín và rụng trứng cho cá chim trắng:
Cá cái tiêm 2 lần, liều sơ bộ bằng 1/3 liều quyết định, khoảng cách giữa hai lầntiêm là 6 - 8 giờ Đối với cá đực tiêm 1 lần với liều lượng bằng 1/2 cá cái tiêm cùngthời gian với liều quyết định của cá cái
Ngoài ra việc nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi vỗ cá chim trắng
bố mẹ để thay thế thức ăn tự chế biến nhằm hạn chế sự ô nhiễm ao nuôi khi thức ăn dưthừa Trong nuôi vỗ sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 20 - 40%, lipid 4 - 8% Kếtquả nghiên cứu cho thấy, cá bố mẹ sử dụng thức ăn này cho tỷ lệ đẻ rất cao 68 - 100%,
tỷ lệ thụ tinh đạt 53 - 95%, tỷ lệ nở đạt 56 - 90% Trong đó thức ăn có hàm lượngprotein 40%, lipid 8% cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ đẻ trên 95%, tỷ lệ thụ tinh đạt 93%
tỷ lệ nở đạt 90%
Trang 24CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Tháng 12 năm 2012 đến tháng 6 năm 2014
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm giống thủy sản, xã Hoa Động, huyện Thủy
Trang 252.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và sinh
sản cá chim trắng nước ngọt (Colossoma brachypomum, Cuvier 1818) tại
2.2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của các chim trắng.
Trong thí nghiệm này, một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản của cá chim trắngđược xác định bao gồm: Tuổi thành thục, kích thước thành thục, hệ số thành thục, sức
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Trang 26sinh sản, mùa vụ sinh sản, quá trình phát triển tuyến sinh dục, phân biệt cá đực cá cái,
… của cá chim trắng nuôi vỗ trong điều kiện của Hải Phòng
Cá thí nghiệm: Cá chim trắng nước ngọt đưa vào làm thí nghiệm đạt 3- 4 nămtuổi, khối lượng trung bình đạt 3,0- 4,5kg/con, nguồn cá được nuôi từ con giống cókích thước 5-10cm, trọng lượng 40- 60g, nuôi trong thời gian 3 năm Sau đó tiến hànhchọn những con có kích thước lớn, khỏe mạnh, thân hình cân đối, màu sắc tươi sáng,không dị hình, dị tật,… đưa vào nuôi vỗ và theo dõi đặc điểm sinh học sinh sản trongđiều kiện nuôi tại Hải Phòng
Hình 2.2 Các ao nuôi vỗ cá chim trắng bố mẹ
Hệ thống nuôi: Cá được nuôi trong các ao hình chữ nhật, kè đá chắc chắn kiên
cố, diện tích ao khoảng 500- 1.000m2, độ sâu mực nước trung bình 1,3m, chất đáy ao
là bùn cát, độ dày bùn 15-20cm, ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng Nguồn nướccấp cho ao được lấy từ sông Hòn Ngọc dẫn về ao chứa lắng qua bơm, lọc rồi mới cấpcho ao nuôi vỗ
Mật độ nuôi vỗ: Nuôi vỗ với mật độ 2- 3kg cá/1m2, thức ăn công nghiệp có hàmlượng pretein (20-40%), lipid (4-8%) và kích cỡ viên thức ăn (0,2- 0,8cm) tùy theogiai đoạn sinh trưởng của cá Tỷ lệ cho ăn dao động 2- 5% khối lượng cá/ngày, tùythuộc vào nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ của nước dưới 150C thì ngừng không cho cá ăn,khi cá chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục thì lượng thức ăn giảm đi 1- 2% sovới giai đoạn nuôi tích cực
Chăm sóc và quản lý: Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường nước: nhiệt độnước (2lần/ngày), hàm lượng ôxy hòa tan, pH, hàm lượng NH3, H2S (1tuần/lần) hoặckhi có sự cố bất thường về môi trường nước và thời tiết Đồng thời thường xuyên theodõi hoạt động ăn mồi, tình trạng sức khỏe của cá nhằm phát hiện và xử lý các sự cố
Trang 27một cách kịp thời Duy trì các yếu tố môi trường trong phạm vi thích hợp cho sự sinhtrưởng và thành thục tuyến sinh dục của cá.
Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học sinh sản:
Phân biệt cá đực cá cái: Tiến hành quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái bênngoài khi cá đã thành thục sinh dục Các căn cứ để phân biệt đực cái có thể dựa vàođặc điểm cơ quan sinh dục ngoài, màu sắc của cá, bụng cá,…
Sự phát triển tuyến sinh dục: Hàng tháng tiến hành thu và giải phẫu 3-5 cá đực
và 3-5 cá cái 3- 4 tuổi để phân tích và xác định các chỉ tiêu sinh học của cá Cá đượcxác định khối lượng bằng cân điện tử (độ chính xác 10gam) trước khi giải phẫu kiểmtra Sau đó tiến hành giải phẫu, thu và cân tuyến sinh dục nhằm xác định hệ số thànhthục sinh dục Mẫu tuyến sinh dục được cắt ở 3 phần (đầu, giữa và cuối) rồi cố địnhtrong dung dịch Bouin để phân tích tổ chức học
Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục: Phương pháp làm tiêubản tổ chức tuyến sinh dục (buồng trứng và buồng sẹ) được thực hiện theo quy trìnhcủa Lightner[68] bao gồm các bước sau:
(1) Chuẩn bị mẫu: Lấy mẫu ra khỏi cồn, cắt nhỏ mẫu sao cho khối mô chỉ dày28mm Đánh dấu các mẫu để tránh nhầm lẫn cho mẫu vào các bình cố định
Rút nước mẫu nghiên cứu: Sau khi lấy mẫu ra khỏi dung dịch cồn 700, ngâm trongcồn 95% trong 4 giờ, ngâm trong cồn 100% trong 4 giờ, ngâm trong Methyl Salicylate12- 24 giờ Thấm trong Parafin nóng chảy ở 65oC trong ít nhất 5- 6 tiếng đồng hồ
(2) Đúc mẫu trong Parafin: Sử dụng máy đổ parafin đã nóng chảy vào khuôn đãchứa mẫu để lên dàn lạnh khoảng 30 phút cho mẫu paraffin đông cứng lại Lấy dao gọtkhối paraffin chứa mẫu thành hình thang hoặc hình chữ nhật
(3) Cắt lát mẫu: Gắn khối parafin lên đế gỗ rồi dán nhãn Gắn đế gỗ có mẫu vàomáy microtom cắt lát có độ dày 5-7 micron, đưa lát cắt vào nước ấm (40- 450C)khoảng 1-2 phút để lát cắt giãn ra không bị nhăn Dùng lam kính sạch lấy lát cắt rakhỏi nước và sấy trên máy sấy ở nhiệt độ 45- 600C trong 1- 4 giờ
(4) Nhuộm Hematoxin và Eosin: Trước hết làm mất parafin bằng Xilen I trong
5 phút, Xilen II trong 5 phút Sau đó làm no nước mẫu bằng Ethanol 100% trong 2- 3phút, Etanol 95% trong 2-3 phút, Etanol 80% trong 2- 3 phút, Etanol 50% trong 2- 3phút, mỗi nồng độ lặp lại 2 lần Nhúng trong nước 3- 6 lần, cuối cùng nhuộm
Trang 28Hematoxin- Mayer trong 4- 6 phút sau đó rửa qua nước chảy nhẹ 3-5 phút và nhuộmEosin trong 2 phút.
(5) Làm trong mẫu: Ngâm mẫu trong dung dịch Xilen I trong 2- 3 phút, Xilen IItrong 2- 3 phút Để khô và đậy lamen bằng keo dán Boncanada, rồi ghi nhãn trênlamen là khâu cuối cùng
Đọc tiêu bản các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đực và cá cái trênkính hiển vi quang học có độ phóng đại 40 lần Các giai đoạn phát triển của buồngtrứng được phân chia theo bậc thang phát triển của 2 tác giả Sakun & Butskaia (1978).Đường kính của noãn bào, nhân được đo bằng trắc vi thị kính (micrometer) gắn trênthị kính ở vật kính 10 hoặc 40 Mỗi buồng trứng tiến hành đo trên 3 tiêu bản cắt ở 3 vịtrí khác nhau (đầu, giữa, cuối tuyến sinh dục) Mỗi tiêu bản đo tất cả các trứng trong 3thị trường Rồi xác định các thị trường khác nhau bằng cách di chuyển tiêu bản nhờ giágiữ và 2 ốc dịch chuyển Tùy theo kích thước của trứng mà số trứng được đo trên mỗitiêu bản dao động từ 20 - 100 trứng Kích thước của noãn bào và nhân được tính theocông thức:
L = 0,1 * (A/n)
Trong đó L: Chiều dài thực của mẫu (noãn bào) (mm)
A: Số vạch trên trắc vi thị kính đếm được
n: Bội giác của vật kính
Kích thước của các trứng ở mỗi pha phát triển của noãn bào được đo trên 30trứng Đo đường kính của các hạt lipid(không bào) nang trứng cũng vậy Hình ảnh củacác tiêu bản được chụp bằng máy ảnh Olympus Camedia C7070 Wide Zoom ở độphóng đại 100, 300, 400, 1.000
Xác định tỷ lệ trứng ở các pha phát triển của noãn bào trong mỗi tháng bằngcách đếm số trứng của mỗi pha trên tiêu bản Có thể đếm trực tiếp trên kính hoặc trênhình ảnh chụp của các tiêu bản của các buồng trứng trong tháng, mỗi buồng trứng sửdụng 3 tiêu bản của 3 phần đầu, giữa, cuối để đếm Số trứng đếm và số tiêu bản dùng
để đếm tương tự như đo đường kính của trứng
Xác định tuổi tham gia sinh sản, mùa vụ và hệ số thành thục sinh dục: Tiếnhành nuôi vỗ và cho đẻ cá chim trắng nước ngọt cá đực và cá cái ở độ tuổi 3+ và 4+.Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục 1 tháng /lần qua lấy mẫu (3 cá đực và 3 cá cái)
Trang 29trong thời gian 12 tháng để xác định mùa vụ sinh sản, kích cỡ sinh sản, tuổi sinh sản
và hệ số thành thục sinh dục của cá ở điều kiện Hải Phòng
2.2.2.2 Thử nghiện nuôi vỗ cá chim trắng bằng các loại thức ăn công nghiệp.
Bố trí thí nghiệm:
Hình 2.3 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn tới sự thành thục của cá
Ao thí nghiệm: Trên 9 ao mỗi ao có diện tích 500m2
Thí nghiệm 3 loại thức ăn khác nhau (Chương Dương, Con Cò, Cargill) viết tắt(CDC, CC, CG) được lặp lại 3 lần
Tiêu chuẩn cá bố mẹ: Tuổi 4+, trọng lượng 3,0- 4,0kg/con, cá khỏe mạnh đồngđều, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh lý
Mật độ nuôi vỗ : 3kg/m2
Thời gian nuôi vỗ: Từ 10/12/2012- 30/3/2013
Chăm sóc và quản lý ao nuôi: Cho ăn 01 lần/ngày, 2- 5% tổng khối lượng cá.Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá và kiểm tra các yếu tố môi trường: pH,nhiệt độ, ôxy hòa tan 2 lần/ngày vào 6 và 14 giờ mỗi ngày Xác định bằng các dụng cụ
đo nhanh.Thay kích nước định kỳ theo chế độ nuôi vỗ từng giai đoạn
Các công thức thức ăn thử nghiệm:
CT1: Sử dụng thức ăn Chương Dương
CT2: Sử dụng thức ăn Con Cò
CT3: Sử dụng thức ăn Cargill – 7424
Xác định được loại thức ăn phù hợp để nuôi vỗ
Nhận xét và kết luậnThí nghiệm về các loại thức ăn
Ảnh hưởng của thức ăn tới tỷ lệ thành thục của cá chim trắng
Trang 30Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn sử dụng thí nghiệm
5 LRH-A+ HCG 1.500 UI HCG + 10µg LRH-A +1mg Dom 3
6 LRH-A+ HCG 2.000 UI HCG + 10µg LRH-A+1mg Dom 3
Điều kiện thí nghiệm: Cá bố mẹ kiểm tra thấy đã thành thục hoàn toàn thì cho
vào bể, mực nước bể duy trì trong khoảng 1 - 2m, mỗi công thức thí nghiệm có 4 cặp cáchim trắng tham gia sinh sản Các bể phải đảm bảo điều kiện môi trường ban đầu nhưnhau: Nhiệt độ biến động từ 22 - 30oC, pH từ 6,2 - 6,5 và hàm lượng oxy hòa tan từ 5,1 -5,5 mg/l Bể được lắp đặt sục khí để cung cấp hàm lượng oxy cho quá trình ấp trứng vàtránh hiện tượng trứng chìm xuống đáy làm hỏng trứng
Phương pháp thu cá và chọn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được thu trong ao bằng lưới,
số cá thu vào khoảng 35 - 40 con/đợt thí nghiệm Bắt ngẫu nhiên và kiểm tra ngoạihình, màu sắc, lỗ sinh dục và hình dạng bụng của cá
Cá bố mẹ được kéo từ ao nuôi cá bố mẹ lên, dựa vào những quan sát hình thái ngoài
và kết hợp dùng que thăm trứng, vuốt sẹ để có thể lựa chọn nhanh cá đực, cá cái đápứng yêu cầu sinh sản Cá đực, cá cái đã thành thục sẽ được nhốt chung vào một bểvòng hoặc một giai để chuẩn bị cho việc tiêm kích dục tố kích thích sinh sản cho cáchim trắng
Cá bố mẹ được lựa chọn cần có những đặc điểm sau:
+ Cá đực: Khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không dị hình, dị tật, bụng mềm,lườn bụng cứng nháp có gai sắc, lỗ sinh dục khép kín, màu hồng nhạt Vuốt nhẹ 2 bên
Trang 31lườn bụng về phía hậu môn thấy có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra và tan nhanh trongnước là những con có thể cho sinh sản được.
+ Cá cái: Khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không dị hình, dị tật, bụng phình to,mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi, có màu hồng đỏ hay phớt hồng Hạt trứng có màutrắng ngà hoặc hơi vàng, căng tròn, đều, rời Nhân hơi lệch về phía cực động vật lànhững con đã thành thục chọn cho sinh sản
-Vị trí tiêm kích dục tố:
+ Tiêm vào phía trong gốc vây ngực, nghiêng một góc 45o
+ Theo dõi bể đẻ sau khi tiêm kích dục tố lần 2 cho cá
+ Lưu tốc nước: bắt đầu từ 0,2m/s tăng dần đến 0,5m/s
+ Sau khi tiêm cá lần 2 khoảng 7- 10h thì cá đẻ (cá đẻ tùy thuộc vào nhiệt độmôi trường không khí, môi trường nước, độ thành thục của cái )
+ Thời gian cá bắt đầu đẻ đến khi kết thúc: 2- 3h (cá đẻ tập trung)
- Ấp trứng: Sau khi cá ngừng đẻ 1- 2h, ta tiến hành vớt trứng cho vào thau rồiđịnh lượng sau đó đưa sang bể ấp, mật độ ấp 0,8- 1,0 triệu trứng/m3
Trứng cá chim trắng thuộc loại không dính, trứng mới đẻ có màu xanh nhạt, hoặcmàu nâu, trứng nhỏ, đường kính trứng 1,0- 1,2mm, tỷ trọng so với nước 1,1/1,0 Nướctĩnh trứng chìm xuống đáy bể, nước chảy trứng nổi, bán trôi nổi theo dòng nước
Nhiệt độ thích hợp để ấp trứng là từ 22- 300C, nhiệt độ tốt nhất để ấp là
25-280C Cá bột mới nở nhỏ, mảnh, trong suốt, dài ≈ 3mm (khó quan sát), noãn hoànglớn, màu xanh ngọc Lưu tốc nước bể ấp phải ổn định đảm bảo 0,4- 0,5m/s Sau 3- 5ngày, cá bột xuất hiện chỉ thâm, bơi lội nhanh nhẹn, tiên hết noãn hoàng thì ta đưa ra
ao, giai ương
Tiến hành xác định một số chỉ tiêu sinh sản như: Sức sinh sản tuyệt đối, sứcsinh sản tương đối, sức sinh sản thực tế, tỷ lệ cá cái đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở,năng xuất bột,
2.2.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương từ giai đoạn cá bột lên cá giống
Quá trình ương giống cá chim trắng được chia thành 2 giai đoạn: Từ cá bộtthành cá hương có chiều dài 2,0- 2,5cm, trọng lượng 0,6- 0,7 gam/con; từ cá hương -
cá giống có chiều dài 4- 6cm, trọng lượng 3- 4gam/con
Giai đoạn cá bột lên cá hương:
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
chim trắng giai đoạn cá bột lên cá hương
Trang 32Hình 2.4 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá bột lên cá hương
Hình 2.5 Giai ương cá chim trắng giai đoạn từ bột lên hương
Bố trí thí nghiệm:
+ Giai thí nghiệm: Sử dụng 9 giai lưới có kích thước mắt lưới nhỏ cá bột khôngthể chui ra, giai hình vuông có chiều dài x chiều rộng x chiều cao (1,2m x1,2m x1,2m)được cắm ở ao có nguồn nước sạch đảm bảo các thông số kỹ thuật cho thí nghiệm
Trang 33+ Nguồn giống: Cá bột được sản xuất tại trại giống của Trung tâm đảm bảo chấtlượng cá đưa vào làm thí nghiệm là những cá thể khỏe mạnh, vận động linh hoạt, đồngđều về kích cỡ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không dị hình, không có biểu hiện bệnh.
+ Mật độ ương:Cá được bố trí ương ở 3 mật độ khác nhau 100, 150, 200con/m2.Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp, thời gian thí nghiệm cho giai đoạn này là 20ngày
+ Thức ăn: Trong quá trình ương, cá được cho ăn bột mỳ và bột cá nấu chín,lòng đỏ trứng, nghiền nhỏ hòa vào nước rồi té cho ăn
+ Khẩu phần thức ăn: Cá được cho ăn với tỷ lệ 5- 10% khối lượng thân/ ngàytùy theo nhiệt độ môi trường và khả năng ăn mồi của cá Khẩu phần ăn được chia làm2- 4 lần ăn/ngày
Giai đoạn cá hương lên cá giống:
Bố trí thí nghiệm:
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
chim trắng giai đoạn cá hương lên cá giống
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 2.6 Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ
ương từ cá hương lên cá giống
Trang 34Hình 2.7 Giai ương cá chim trắng giai đoạn từ hương lên giống
Bố trí thí nghiệm:
+ Giai thí nghiệm: Sử dụng 9 giai lưới hình chữ nhật có chiều dài x chiều rộng
x chiều cao (3 x 2 x 1,2m) toàn bộ giai lưới thí nghiệm được cắm dưới ao có nguồnnước sạch đảm bảo yêu cầu
+ Nguồn giống: Cá đưa vào thí nghệm được ấp nở tương tự thí nghiệm trên vàương cho đến khi đạt giai đoạn cá hương 2,0- 2,5cm, trọng lượng 0,6- 0,7gam Khi đạtkích cỡ này ta tiến hành thu vớt cá để bố trí vào các giai thí nghiệm Cá đưa vào thínghiệm là những cá thể khỏe mạnh vận động nhanh nhẹn linh hoạt, đồng đều về kích
cỡ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng không dị hình dị tật và biểu hiện bệnh
+ Mật độ ương: Cá chim trắng được bố trí ương ở 3 mật độ khác nhau 20, 30,40con/m2 Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp, thời gian thí nghiệm cho giai đoạnnày là 40 ngày
+ Thức ăn và khẩu phần ăn: Trong giai đoạn này cá được cho ăn bằng thức ăncông nghiệp xay nhỏ có hàm lượng protein (30-40%), lipid (10-15%) Cá được cho ănvới tỷ lệ 3-7% khối lượng thân/ngày, tùy theo nhiệt độ môi trường và khả năng ăn mồicủa cá mà khẩu phần thức ăn được chia làm 1- 2 lần/ngày
Chăm sóc quản lý: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nước, chỉ tiêu ôxy hòa tan(2lần/ngày, 7 giờ và 14 giờ), pH, hàm lượng NH3, H2S (1tuần/lần) hoặc khi có dấuhiệu bất thường (mưa gió, cá hoạt động bất thường ) bằng các dụng cụ đo môi trườngthông dụng (nhiệt kế, test oxy, pH, NH3, H2S ) Hàng ngày tiến hành chà rửa, vệ sinhgiai ương tạo sự thông thoáng sạch sẽ, kiểm tra lượng thức ăn dư thừa để điều chỉnh
Trang 35cho các lần ăn tiếp theo, định kỳ thay chuyển giai.Tốc độ sinh trưởng của cá được xácđịnh định kỳ (10 ngày/lần) bằng cách thu ngẫu nhiên 30 con trong mỗi giai ương Khốilượng cá được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1gam.
2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.2.3.1 Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu
Hệ số thành thục Gonado Somatic Index – GSI(%):
BWTrong đó: GSI – Hệ số thành thục
GW – Khối lượng tuyến sinh dục (g)
BW – Khối lượng cơ thể cá (g)
Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute Fecundity – AF): Sức sinh sản tuyệt đối làtoàn bộ số trứng trong buồng trứng ở giai đoạn IV
Sức sinh sản tương đối (Relative Fecundity – RF): Là số trứng trên một gamkhối lượng cơ thể, theo công thức sau:
RF = AF (trứng/gam cá cái)
BWXác định số lượng trứng ở buồng trứng bằng cách lấy 3 mẫu ở 3 phần khácnhau (đầu, giữa, cuối) của buồng trứng với khối lượng ≤ 1 gam/mẫu Đếm tất cả cáctrứng có trong mẫu, sau đó lấy trung bình số trứng/ 1 gam buồng trứng
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái): = toàn bộ số trứng thu được sau khi cá đẻ(trứng/ kg cá cái)
Năng suất trứng ( trứng/ kg cá cái):
Năng suất trứng = Số trứng thu được/ Khối lượng cá cái cho đẻ (trứng/kg cácái)
Năng suấ bột (cá bột/kg cá cái):
Năng suất bột = Số cá bột thu được/ Khối lượng cá cho đẻ (trứng/ kg cá cái)
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối AGR (gam/ngày):
Trang 36Trong đó: W1, W2 – Khối lượng cá ở thời điểm t1, t2 (gam)
t1, t2 – Thời điểm cân cá lần trước và lần sau (ngày)
Số liệu được trình bày trong báo cáo là giá trị Trung bình (TB) ± Độ lệch chuẩn (SD)
và Trung bình (TB) ± Sai số chuẩn (SE)
Trang 37CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim trắng
3.1.1 Phân biệt đực cái
Việc phân biệt đực cái bằng đặc điểm hình thái ngoài có ý nghĩa quan trọngtrong tuyển chọn và sinh sản loài cá này Bằng mắt thường không thể phân biệt đượcđâu là cá chim trắng đực, đâu là cá chim trắng cái Chỉ khi cá thành thục tuyến sinhdục và vào mùa sinh sản thì mới nhận biết được thông qua những dấu hiệu hình tháiđặc trưng như cơ quan sinh dục ngoài và màu sắc vây, vẩy trên cơ thể cá
Cá đực lườn bụng cứng nháp có gai sắc, lỗ sinh dục khép kín, màu hồngnhạt.Vuốt nhẹ 2 bên lườn bụng về phía hậu môn thấy có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra(Hình 3.1)
Cá cái bụng phình to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi, có màu hồng đỏ hay phớthồng Hạt trứng có màu trắng ngà hoặc hơi vàng, căng tròn, đều, rời Nhân hơi lệch vềphía cực động vật (Hình.3.1)
Hình 3.1 Cơ quan sinh dục ngoài của cá chim trắng đực và cái
3.1.2 Quá trình phát triển tuyến sinh dục
Trong nghiên cứu này, sự phát triển tuyến sinh dục của cá chim trắng được chialàm 6 giai đoạn theo phương pháp phân chia của Nikolski (1963) và Sakun & Butskaia