Trong nghiên cứu này, sự phát triển tuyến sinh dục của cá chim trắng được chia làm 6 giai đoạn theo phương pháp phân chia của Nikolski (1963) và Sakun & Butskaia
(1978). Kết quả theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá chim trắng trong nhiều năm nuôi tại Hải Phòng cho thấy, tuyến sinh dục của loài cá này trải qua đầy đủ 6 giai đoạn cũng giống như các loài cá khác.
Giai đoạn I: Tuyến sinh dục bắt đầu hình thành, chỉ là 2 giải nhỏ màu trắng trong nằm dọc sát hai bên xoang bụng, khó nhìn thấy, khó phân biệt đực cái. Để phân biệt được phải dựa vào mẫu nhuộm kiểm tra trên kính hiển vi. Thời gian của giai đoạn này dài ngắn khác nhau theo điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và môi trường sống. Đối với điều kiện nuôi tại Hải Phòng, thời gian của giai đoạn này thường kéo dài trong 1 tháng (Hình 3.2A).
Buồng sẹ cũng có dạng sợi chỉ mảnh trong suốt. Tế bào sinh tinh ở dạng tinh nguyên bào.
Hình 3.2. Các giai đoạn phát triển buồng trứng và tinh sào cá chim trắng (A - Buồng trứng giai đoạn II, B – III, C- IV; D- Lát cắt tinh sào)
Giai đoạn II: Tuyến sinh dục hình thành đầy đủ, gồm 2 dải màu trắng đục hoặc hồng tươi, trông thấy các mạch máu, có khả năng phân biệt đực cái, tế bào trứng có đường kính từ 35- 70µm, mầu của tế bào chất hơi sẫm, trong tế bào chất có thể nhìn thấy nhân noãn hoàng màu xanh.
A B
Cuối giai đoạn II thể tích của tế bào trứng bắt đầu trương to hơn, mầu của tế bào chất nhạt hơn, nhân noãn hoàng tiêu đi, tế bào trứng được bao bọc bởi lớp màng trong suốt. Giữa các tế bào bắt đầu có huyết quản phân bố (Hình 3.2A).
Tinh sào cũng có sự gia tăng về kích thước, tinh nguyên bào bắt đầu phân cắt mạnh để tăng số lượng và hình thành các tinh bào
Giai đoạn III: Tuyến sinh dục đã lớn. Buồng sẹ có màu trắng, tuy nhiên vẫn chưa có tinh dịch chảy ra.
Buồng trứng đã phát triển to, đã trông thấy các hạt trứng và các mạch máu, nhưng chưa rời nhau, trứng tăng về thể tích, màng trứng dày lên, có 2 lớp bao bọc nhân tế bào, bắt đầu xuất hiện noãn hoàng (Hình 3.2B)
Giai đoạn IV: Nhìn hình dáng ngoài đã phân biệt đực cái khá rõ ràng, bụng cá cái khá to, bóp mạnh ở bụng trứng hoặc tinh dịch có thể chảy ra. Trứng đã rời, hệ thông mạch máu rất phát triển, tế bào trứng chứa đầy noãn hoàng, thể tích tế bào trứng đạt kích thước lơn nhất 850- 900µm, nhân tế bào hơi lệch. Nếu lấy trứng ra ngoài quan sát bằng mắt thường sẽ thấy trứng tròn, căng, rời và có màu trắng ngà hoặc màu vàng hơi xanh (Hình 3.2C).
Trong tuyến sinh dục của cá chim trắng thời kỳ này, tế bào trứng có đủ các giai đoạn từ II- IV. Điều này chứng tỏ cá chim trắng là loài cá đẻ nhiều lần trong năm.
Giai đoạn V: Buồng trứng phát triển đến độ to hết cỡ, vuốt nhẹ trứng hoặc tinh dịch có thể chảy ra dễ dàng, bụng mềm (Hình 3.2D).
Giai đoạn VI: Giai đoạn cá đã đẻ xong, trứng và tinh trùng hầu như không còn, tuyến sinh dục teo nhỏ lại, mạch máu teo lại. Nhìn chung cá chim trắng phát dục không đồng bộ, cá đực thường phát dục chậm hơn cá cái. Hệ số thành thục của cá thường 5- 12%. Hệ số thành thục của cá tái phát dục thường cao hơn nhiều so với cá chính vụ. Có thể cho rằng yếu tố chính là do nhiệt độ.
Tuổi thành thục: Kết quả kiểm tra tuổi thành thục sinh dục của cá chim trắng cho thấy, cả cá đực và cá cái đều thành thục ở 3 tuổi, tuy nhiên cá cái thường thành thục sinh dục sớm hơn cá đực trong điều kiện nuôi ở trong ao, hồ. Điều này chứng tỏ sự phát triển thành thục tuyến sinh dục của cá chim trắng cũng giống như sự phát triển thành thục tuyến sinh dục của các loài cá nước ngọt và nước mặn khác.
Mùa vụ sinh sản: Kết quả theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục của cá chim trắng tại Hải Phòng cho thấy, mùa vụ sinh sản của cá chim trắng tập trung diễn ra từ tháng 4- 6 và tháng 8- 10.
Bảng 3.1. Sự phát triển tuyến sinh dục theo các tháng trong năm Tháng Giai đoạn phát triển
tinh sào
Giai đoạn phát triển buồng trứng Đường kính trứng (mm,TB ± SD) 1 II II 0,64 ± 0,11 2 III III 0,66 ± 0,10 3 III III 0,72 ± 0,10 4 IV IV 0,79 ± 0,13 5 IV IV 0,84 ± 0,12 6 IV IV 0,87 ± 0,21 7 IV IV 0,83 ± 0,22 8 IV IV 0,84 ± 0,22 9 IV IV 0,88 ± 0,10 10 IV IV 0,87 ± 0,13 11 II II 0,35 ± 0,10 12 II II 0,48 ± 0,16
Mùa vụ sinh sản của cá chim trắng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Mùa vụ sinh sản của cá chim trắng ở Nam Mỹ, Mexico, từ tháng 3-7, Trung Quốc từ tháng 4-8. Ở Việt Nam cá chim trắng được nhập vào nuôi cũng nhanh thích ứng với các điều kiện thời tiết, khí hậu, địa lý, do đó cá chim trắng ở khu vực phía Bắc thường cho sinh sản tập trung từ tháng 4- 6 và tháng 8-10, còn ở phía Nam cá chim trắng có thể cho sinh sản quanh năm. Kích thước trứng cá chim trắng có sự thay đổi rõ rệt tùy theo giai đoạn phát triển của buồng trứng. Kết quả cho thấy, giai đoạn II đường kính trứng nhỏ nhất 0,35mm. Đường kính trứng bắt đầu tăng dần khi đạt đến giai đoạn III tuy nhiên, kích thước của chúng lại tăng dần theo thời gian mặc dù chúng đều ở giai đoạn III (0,66- 0,72mm). Kích thước trứng to nhất đạt được ở giai đoạn IV từ 0,79- 0,88mm (Bảng 3.1).
Bảng 3.2. Tỷ lệ thành thục của cá từ tháng 1 đến 4 (n = 100)
Ngày kiểm tra Số cá cái thành thục Tỷ lệ (%)
10/2/2013 15 15
30/2/2013 15 15
20/3/2013 25 25
10/4/2013 25 25
Tổng số 92 92
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 100 cá cái (20 ngày/lần) cho thấy tỷ lệ thành thục của tổng đàn đạt 92%.
Hình 3.3. Hệ số thành thục của cá chim trắng qua các tháng trong năm (n =100)
Hệ số thành thục của cá chim trắng nước ngọt có sự gia tăng mạnh mẽ theo thời gian đặc biệt là cá cái, bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 12. Kết quả kiểm tra cho thấy, hệ số thành thục thấp nhất vào các tháng 1- 3, từ 0,2- 4,3% tương đương với buồng trứng ở giai đoạn II. Sau đó hệ số thành thục bắt đầu tăng mạnh từ tháng 4- 10, từ 8- 15% tương đương với buồng trứng giai đoạn III- IV. Hệ số thành thục cao nhất đạt được vào tháng 10 là 15%. Buồng trứng đạt giai đoạn IV, cá thành thục hoàn toàn đã sẵn sàng tham gia sinh sản.
Bảng 3.3. Hệ số thành thục của cá chim trắng theo các tháng trong năm. Thời gian ( tháng) Khối lượng toàn thân (g) Khối lượng buồng trứng (g) Hệ số thành thục (%) 1 3500 7,0 0,2 2 3532 7,7 0,22 3 3605 15,1 0,42
4 3748 299,0 8,0 5 3830 421,1 11,0 6 3964 475,5 12,0 7 4020 393,3 9,8 8 4125 420,0 10,2 9 4233 575,5 13,6 10 4358 653,0 15,0 11 4460 13,0 0,3 12 4514 4,5 0,1
Hệ số thành thục của cá chim trắng nước ngọt nuôi tại Hải Phòng đạt 15%, cao hơn so với Bắc Ninh (13,2%) nhưng thấp hơn so với Vĩnh Phúc (16,5%) (Đào viết Thuận, 2002). Có sự khác nhau về hệ số thành thục sinh dục có thể do sự khác biệt của nhiệt độ vùng nuôi và chế độ chăm sóc quản lý đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Từ kết quả này có thể nhận thấy rằng giai đoạn thích hợp để đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ chính vụ là từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau, nuôi vỗ cho đẻ tái phát từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm. Ở giai đoạn này cá bắt đầu tích lũy dinh dưỡng chuyển hóa vào sản phẩm sinh dục.
Bảng 3.4. Sức sinh sản thực tế của cá chim trắng nước ngọt tại Hải Phòng(n= 100) Tháng KLTB cá cái (g) KLTB trứng (g) SLTB (trứng) SSS thực tế 12/4 3.834±156 390,3± 56,2 46.836± 763 12.216± 384 10/5 3.967±145 411,5± 73,4 49.380± 841 12.447± 343 20/5 4.023±187 418,6± 62,3 50.232± 1.021 12.486± 530 5/6 4.127±215 421,2± 58,1 50.544± 1.245 12.247± 491 8/9 4.237±193 423,7± 71,7 50.844± 683 12.000± 427 2/10 4.358±160 425,8± 89,1 51.096± 972 11.724± 439
Ghi chú: KL- Khối lượng, SL- Số lượng, SSS- Sức sinh sản thực tế (trứng/cá cái).
Sức sinh sản thực tế của cá chim trắng nước ngọt giao động từ 110.724 đến 120.486 trứng/kg cá cái (Hình 3.5). Sức sinh sản thực tế thu được ở Hải Phòng cao hơn ở Bắc Ninh, Phú Thọ theo tài liệu của Đào Viết Thuận (2002) từ 50.792 đến 110.964 trứng/kg cá cái. Nguyên nhân chính có thể do sự khác biệt về kích thước cá bố mẹ và điều kiện nuôi. Khối lượng cá trong nghiên cứu này (3,0 - 4,0kg/con) cao hơn so với nghiên cứu của Đào Viết Thuận (4,0 - 4,5kg/con). Trong khi đó cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức sinh sản của cá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước cá, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, điều kiện nuôi… (Nguyễn Khắc Minh, 2002).