Giai đoạn từ cá hương lên cá giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và sinh sản cá chim trắng nước ngọt (colossoma brachypomum cuvier, 1818) tại hải phòng (Trang 62)

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim trắng giai đoạn cá hương lên cá giống được thể hiện ở Bảng 3.16.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tuyệt đối

Mật độ (con/m2)

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR) (g/ngày)

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày

30 0,062± 0,002 0,067± 0,012 0,077± 0,007 0,093± 0,004 40 0,058± 0,003a 0,061± 0,003a 0,066± 0,016a 0,076± 0,01b

Giá trị trình bày là trung bình ± sai số chuẩn (SE). Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua Bảng 3.16 có thể thấy rằng tương tự giai đoạn cá bột lên cá hương, mật độ ương cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá chim trắng nước ngọt giai đoạn cá hương lên cá giống với xu hướng chung là mật độ ương thấp hơn cho tốc độ sinh trưởng cao hơn (p < 0,05). Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng được thể hiện rõ rệt ngay sau 40 ngày ương cá được ương ở mật độ 20 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 0,107± 0,001g/con, tiếp theo là cá được ương với mật độ 30 con/m2 đạt 0,093± 0,004g/con. Trong khi đó cá được ương với mật độ 20 con/m2

chỉ đạt 0,076± 0,01g/con. Tương tự mật độ ương cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng tương đối với xu hướng cao hơn ở mật độ thấp hơn.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ sinh trưởng tương đối.

Mật độ (con/m2)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (AGR) (%/ngày)

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày

20 5,87± 0,28a 4,17± 0,58a 3,07± 0,49a 3,00± 0,15a

30 5,80± 0,10a 3,85± 0,66a 2,94± 0,92a 2,84± 0,12ab

40 5,71± 0,38a 3,74± 0,66a 2,88± 0,56a 2,53± 0,11b

Giá trị trình bày là trung bình ± sai số chuẩn (SE). Các chữ cái khác nhau trong một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Sau 40 ngày ương, cá ương ở mật độ 20 con/m2 cho tốc độ sinh trưởng tương đối cao nhất đạt 3,00± 0,15% (p < 0,05). Tuy nhiên khác với tốc độ sinh trưởng tuyệt đối không có sự sai khác biệt về tốc độ sinh trưởng tương đối giữa hai mật độ ương 30 con/m2 và 40 con/m2. Sau 40 ngày ương cá đạt tốc độ sinh trưởng lần lượt là 2,84 ± 0,12 % và 2,53 ± 0,11% (P > 0,05) (Bảng 3.17).

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ ương lên khối lượng cuối và tỷ lệ sống (%)

Mật độ (con/m2) Khối lượng cuối (We) (g) Tỷ lệ sống (%)

20 3,98± 0,19a 92,00 ± 2,52a

30 3,62± 0,27a 89,00± 2,65a

40 3,33± 0,20a 87,77± 2,41a

Giá trị trình bày là trung bình ± sai số chuẩn (SE). Chữ cái a trong một cột thể hiện sự khác nhau không ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Ảnh hưởng của mật độ ương lên tỷ lệ sống của cá chim trắng nước ngọt giai đoạn từ cá hương lên cá giống được thể hiện ở (Bảng 3.18).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khác với giai đoạn ương cá bột lên cá hương, mật độ ương không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim trắng nước ngọt giai đoạn từ cá hương lên cá giống (Bảng 3.18). Sau 40 ngày ương ở mật độ 20 con/m2 , 30 con/m2 và 40 con/m2 đạt tỷ lệ sống lần lượt là 92,00± 2,52%; 89,00± 12,65% và 87,77± 2,41% (p> 0,05).

Việc nâng cao năng suất nuôi trên một đơn vị diện tích hay thể tích là một trong những điểm mấu chốt nâng cao hiệu quả cho nghề nuôi trồng thủy sản đã được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều tác giả trên nhiều đối tượng nuôi, trong đó có cá chim trắng nước ngọt (Nguyễn Khắc Minh, 2000, Đào Viết Thuận, 2002). Việc gia tăng mật độ nuôi cho phép nâng cao sản lượng tuy nhiên điều này liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề như chăm sóc quản lý, hệ thống công trình nuôi và đặc biệt là quản lý chất lượng môi trường nuôi. Việc gia tăng mật độ nuôi có thể ảnh hưởng tới tập tính sống, sức khỏe và các hoạt động sinh lý của cá từ đó liên quan đến nhiều vấn đề về streess, chậm sinh trưởng hay sự xuất hiện và gây hại của các tác nhân gây bệnh. Rất nhiều vấn đề cần được cân nhắc khi gia tăng mật độ nuôi, trong nuôi cá nói chung và cá chim trắng nước ngọt nói riêng như hàm lượng ôxy hòa tan, nhiệt độ nước, kích cỡ cá, không gian sống, dòng chảy, hàm lượng khí độc CO2, H2S, NH3, NH4 có trong môi trường nước (Đào Viết Thuận, 2002). Chúng đều là những chỉ thị vô cùng quan trọng có tác động qua lại với mật độ nuôi.

Trong nghiên cứu này ở giai đoạn cá bột lên cá hương, cá chim trắng nước ngọt được ương với mật độ 100 con/m2 cho tốc độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối cao hơn so với mật độ ương 150 và 200 con/m2. Tương tự ở giai đoạn cá hương lên cá giống cá được ương với mật độ 20 con/m2 cũng cho tốc độ sinh trưởng tương đối và tuyệt đối cao hơn so với mật độ 30 và 40 con/m2.

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả trước đó cũng trên loài cá này (Đào Viết Thuận, 2002; Nguyễn Khắc Minh, 2002). Việc gia tăng mật độ nuôi có thể là nguyên nhân cạnh tranh thức ăn, giảm không gian hoạt động, gây streess cho cá,…những nguyên nhân này có thể làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá chim trắng nước ngọt trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của Trương Trung Anh và ctv (1992) trên cá chim trắng nước ngọt cũng cho thấy, cá chim trắng được ương ở mật độ 200 con/m3 cho tỷ lệ sống cao hơn khi ương ở mật độ 400 con/m3 và 600 con/m3, Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu khác trên cá chim trắng nước

ngọt ở kích thước lớn hơn. Do đó tốc độ sinh trưởng, mật độ ương có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cá nói chung và cá chim trắng nước ngọt nói riêng. Ương nuôi cá chim trắng với mật độ cao làm giảm tỷ lệ sống. Sự giảm tỷ lệ sống này có thể liên quan đến khả năng cạnh tranh thức ăn, chất lượng thức ăn, không gian sống, stress và sức khỏe của cá trong quá trình ương. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra ương cá với mật độ cao là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của cá dẫn đến giảm tỷ lệ sống (Đào Viết Thuận, 2002; Nguyễn Khắc Minh, 2002; Bộ Thủy sản, 1999).

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận

* Đặc điểm sinh học sinh sản của cá chim trắng nước ngọt

- Cá đực và cá cái có thể phân biệt bằng mắt thường khi cá đã thành thục sinh dục thông qua dấu hiệu cơ quan sinh dục ngoài, hình dạng và màu sắc cơ thể, hoặc thăm trứng, vuốt sẹ.

- Cá chim trắng nước ngọt nuôi tại Hải Phòng cũng trải qua 6 giai đoạn phát triển buồng trứng như những loài cá khác. Cá chim trắng nước ngọt nuôi sau 3 năm mới có thể thành thục và tham gia sinh sản lần đầu.

- Mùa vụ sinh sản của cá chim trắng nước ngọt được chia làm 2 đợt: đợt 1 (chính vụ) từ tháng 4 – 6, đợt 2 (tái phát) từ tháng 9- 10. Kích thước trứng dao động tùy theo mức độ thành thục sinh dục từ 0,2- 0,89 mm.

- Tỷ lệ thành thục sinh dục của cá chim trắng nước ngọt từ tháng 4 cho tới tháng 10 đạt 93%. Hệ số thành thục cao nhất từ tháng 4 tới tháng 10 là từ 8,0 – 15,0%, cao nhất vào tháng 10 là 15,0%.

- Sức sinh sản tuyệt đối 115.675 ± 2.893 trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối 820.000 ± 1,24 trứng/g cá cái và sức sinh sản thực tế đạt 110.724 - 120.486 trứng/cá cái.

* Nuôi vỗ cá bố mẹ bằng thức ăn công nghiệp

- Qua thí nghiệm cho thấy 3 loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 20%, 30%, 40% đều nuôi vỗ cá thành thục. Tuy nhiên thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40% cho tỷ lệ thành thục cao nhất.

* Thử nghiệm sinh sản cá chim trắng nước ngọt

- 100% cá được chọn đều đẻ trứng, số lượng trứng thu được trung bình đạt 117.000 trứng/kg. Tỷ lệ thụ tinh đạt 90,0%, tỷ lệ nở đạt 86,5 – 91,5%, số lượng cá bột đạt được trung bình là 120.021 con bột/kg cá cái.

- Thời gian từ khi ấp trứng tới khi cá nở hoàn toàn, cá tiêu hết noãn hoàng khoảng 4 – 5 ngày.

* Ảnh hưởng của mật độ ương

- Sau 20 ngày ương từ cá bột lên cá hương ở mật độ 100 con/m2 cho tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (0,075 ± 0,002 gam/con) và tương đối (10,55 ± 0,66%) cao nhất, thấp nhất là ở mật độ ương 200 con/m2 tốc độ cho sinh trưởng tuyệt đối (0,075 ± 0,002 gam/con) và tương đối (8,65 ± 0,24 %).

- Sau 40 ngày ương từ cá hương lên cá giống, cá ương ở mật độ 20 con/m cho tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (0,107± 0,001 gam/con) tương đối (3,00± 0,15%) cao hơn so với hai mật độ ương còn lại 30 và 40 con/m2.

2. Đề xuất ý kiến

Cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình nuôi vỗ và sinh sản cá chim trắng nước ngọt, trong đó chú trọng nghiên cứu đến giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn, các yếu tố môi trường, các loại kích dục tố lên sự thành thục của cá chim trắng nước ngọt nuôi trong điều kiện của Hải Phòng.

Hiện nay việc sản xuất con giống đối tượng này không còn gặp khó khăn như trước, tuy nhiên việc nuôi, ương con giống qua mùa đông cá thường bị mắc bệnh chết hàng loạt làm thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Để hạn chế việc này rất cần có những nghiên cứu về bệnh học và các biện pháp tránh rét lưu qua đông trên loài cá này.

Thịt cá chim trắng nước ngọt rất ngon, thơm, ít xương răm, tốc độ sinh trưởng nhanh, phàm ăn, kích thước, trọng lượng lớn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Chính vì vậy rất cần có sự quan tâm của các cấp các ngành đầu tư, mở rộng đưa đối tượng này vào nuôi thương phẩm theo mô hình công nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Hứa Thái Nhân và Lý Văn Khánh, (2010). “Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus Bloch, 1801) luân canh trong ao nuôi tôm sú”. Tạp chí khoa học. Trường đại học Cần Thơ. Tr 76-86

2. Trương Trung Anh và Ngụy Như Sinh (1992). “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cao sản và thuần hóa cá chim”. Viện nghiên cứu Thủy sản Hồ Bắc Trung Quốc (Vũ Văn Tân dịch).

3. Bộ Thủy Sản, (1999). “Báo cáo kết quả nuôi thử nghiệm cá Chim Trắng tại Miền Bắc Việt Nam”.

4. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Văn Cát (2006). “Nước nuôi trồng thủy sảnchất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng”. NXB Khoa học kỹ thuật –Hà Nội. 5. Đỗ Mạnh Dũng, (2011). “Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống cá bống bớp (Bostrichthys sinensisLacépède, 1801) giai đoạn giống, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang.

6. Nguyễn Đổng, (1991). “Ngư loại học tập 1”. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 7. Vũ Duy Giảng, (2007). “Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản”, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Lê Thanh Hùng, (2008). “Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. NXB Nông nghiệp 9. Thái Bá Hồ, (1998). “Nuôi cá Chim Trắng nước ngọt tại Trung Quốc”. Thông tin khoa học và công nghệ thủy sản: 16/10/ 1998

10. Nguyễn Khắc Minh, (2002). “Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chim Trắng nước ngọt”, Báo cáo khoa học năm 2002.

11. Vương Văn Oanh, (2003). “Những kỹ thuật then chốt trong công nghệ sản xuất giống cá Chim Trắng”, Báo cáo tham luận tại viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản I, tháng 1/ 2003.

12. Sakun, O.F. và Butskaia, N.A. (1978). “Xác định các giai đoạn phát dục và nghiên cứu chu kỳ sinh dục của cá” (Lê Thanh Lựu), NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

13. Vương Bỉnh Tán, (1999). “Kỹ thuật nuôi Thủy đặc sản nước ngọt”, nhà xuất bản KHKT Quảng Đông Trung Quốc, tháng 8/1999.

14. Đào Viết Thuận, (2002). “Kết quả sinh sản nhân tạo và nuôi cá Chim Trắng thương phẩm tại Hải Phòng năm 2002”, Báo cáo tham luận tại hội thảo cá chim 3/1/2002.

B. Tài liệu nước ngoài

15. Nikolsky, G.V. (1963). “The ecology of fishes”. Academy Press, London & New York.

16. Saint-Paul, U. (1986). “Potential for aquaculture for South American freshwater fisheries: A review”, Aquaculture 54, p. 205- 240.

17. Zhang M. and Chen, S. (2000). “Establishment of Colossoma brachypomum embryo cell line”, Citatio.

C. Một số trang web

18. http://www.fishwise.co.za 19. http://www.zipcodezoo.com

Phụ lục 1: Kết quả số liệu nghiên cứu

1.Một số yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ.

Chỉ số Oxy(mg/l) pH Nhiệt độ(oC)

Min 4,24 7,3 23

Max 6,25 7,8 35

Trung bình 5,30 7,50 29

Độ lệch chuẩn ±0,47 ± 1,92

2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR).

Thức ăn Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR)

30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày

CDC 0,75± 0,02b 2,11± 0,11b 3,22± 0,17b 3,55 ± 0,26b

CC 0,88± 0,07b 2,50± 0,13a 3,43± 0,05ab 3,92± 0,36b

CG 1,4± 0,05a 2,65± 0,02a 3,71± 0,06a 4,92± 0,08a

3. Tốc độ sinh trưởng của cá bột lên cá hương.

3.1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR) Mật độ

(con/m2) 5 ngày Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR)10 ngày 15 ngày 20 ngày 100 0,015 ± 0,003a 0,058 ± 0,003a 0,082 ± 0,003a 0,125 ± 0,006a

150 0,011 ± 0,002a 0,052 ± 0,005a 0,069 ± 0,002b 0,099 ± 0,004b

200 0,009 ± 0,002a 0,046 ± 0,005a 0,059 ± 0,002c 0,075 ± 0,002c

3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng tương đối (AGR). Mật độ

(con/m2)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (AGR)

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày

100 9,03 ± 1,84a 17,96 ± 0,35a 12,22 ± 0,72a 10,55 ± 0,66a

150 7,37 ± 1,46a 17,58 ± 0,75a 11,65 ± 0,84a 9,78 ± 0,40ab

200 5,88 ± 1,17a 17,03 ± 0,77a 11,19 ± 1,12a 8,65 ± 0,24b

3.3. Ảnh hưởng của mật độ ương lên khối lượng cuối (We)và tỷ lệ sống(%). Mật độ (con/m2) Khối lượng cuối (We) (g) Tỷ lệ sống (%)

100 1,52 ± 0,02a 91,00 ± 1,53a

150 1,29 ± 0,02b 88,67 ± 1,86a

200 1,07 ± 0,03c 87,33 ± 2,19a

4. Tốc độ sinh trưởng của cá hương lên cá giống.

4.1. Ảnh hưởng của mật độ ương lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR). Mật độ

(con/m2) 10 ngày Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR)20 ngày 30 ngày 40 ngày 20 0,066± 0,001a 0,078± 0,014a 0,085± 0,015a 0,107± 0,001a

30 0,062± 0,002a 0,067± 0,012a 0,077± 0,007a 0,093± 0,004ab

Mật độ (con/m2)

Tốc độ tăng trưởng tương đối (AGR)

10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày

20 5,87± 0,28a 4,17± 0,58a 3,07± 0,49a 3,00± 0,15a

30 5,80± 0,10a 3,85± 0,66a 2,94± 0,92a 2,84± 0,12ab

40 5,71± 0,38a 3,74± 0,66a 2,88± 0,56a 2,53± 0,11b

4.3. Ảnh hưởng của mật độ ương lên khối lượng cuối (We) và tỷ lệ sống (%). Mật độ (con/m2) Khối lượng cuối (We) (g) Tỷ lệ sống (%)

20 3,98± 0,19a 92,00 ± 2,52a

30 3,62± 0,27a 89,00± 2,65a

1. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (AGR). Descriptives N Mean Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean

Minimu m Maximu m Lower Bound Upper Bound AG R 20% 3 .7533 .04041 .02333 .6529 .8537 .73 .80 30% 3 .8800 .11533 .06658 .5935 1.1665 .77 1.00 40% 3 1.4000 .08888 .05132 1.1792 1.6208 1.30 1.47 Total 9 1.0111 .30625 .10208 .7757 1.2465 .73 1.47 AG R1 20%30% 3 2.11003 2.5000 .19287.21656 .11136.12503 1.63091.9620 2.58913.0380 2.271.97 2.332.70 40% 3 2.6467 .04041 .02333 2.5463 2.7471 2.60 2.67 Total 9 2.4189 .28131 .09377 2.2027 2.6351 1.97 2.70 AG R2 20%30% 3 3.22003 3.4333 .30050.08505 .17349.04910 2.47353.2221 3.96653.6446 3.372.93 3.533.53 40% 3 3.7100 .10583 .06110 3.4471 3.9729 3.63 3.83 Total 9 3.4544 .26917 .08972 3.2475 3.6613 2.93 3.83 AG R3 20% 3 3.5467 .45236 .26117 2.4229 4.6704 3.07 3.97 30% 3 3.9200 .61506 .35511 2.3921 5.4479 3.30 4.53 40% 3 4.9233 .13614 .07860 4.5851 5.2615 4.77 5.03 Total 9 4.1300 .72837 .24279 3.5701 4.6899 3.07 5.03

Duncan thuca

n N

Subset for alpha = 0.05 1 2 20% 3 .7533 30% 3 .8800 40% 3 1.4000 Sig. .126 1.000 AGR2 Duncan thuca n N

Subset for alpha = 0.05 1 2 20% 3 3.2200 30% 3 3.4333 3.4333 40% 3 3.7100 Sig. .219 .125 AGR3 Duncan thuca n N

Subset for alpha = 0.05

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và sinh sản cá chim trắng nước ngọt (colossoma brachypomum cuvier, 1818) tại hải phòng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w