Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và sinh sản cá chim trắng nước ngọt (colossoma brachypomum cuvier, 1818) tại hải phòng (Trang 36)

2.2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của các chim trắng.

Trong thí nghiệm này, một số chỉ tiêu về sinh học sinh sản của cá chim trắng được xác định bao gồm: Tuổi thành thục, kích thước thành thục, hệ số thành thục, sức

sinh sản, mùa vụ sinh sản, quá trình phát triển tuyến sinh dục, phân biệt cá đực cá cái, … của cá chim trắng nuôi vỗ trong điều kiện của Hải Phòng.

Cá thí nghiệm: Cá chim trắng nước ngọt đưa vào làm thí nghiệm đạt 3- 4 năm tuổi, khối lượng trung bình đạt 3,0- 4,5kg/con, nguồn cá được nuôi từ con giống có kích thước 5-10cm, trọng lượng 40- 60g, nuôi trong thời gian 3 năm. Sau đó tiến hành chọn những con có kích thước lớn, khỏe mạnh, thân hình cân đối, màu sắc tươi sáng, không dị hình, dị tật,… đưa vào nuôi vỗ và theo dõi đặc điểm sinh học sinh sản trong điều kiện nuôi tại Hải Phòng.

Hình 2.2. Các ao nuôi vỗ cá chim trắng bố mẹ

Hệ thống nuôi: Cá được nuôi trong các ao hình chữ nhật, kè đá chắc chắn kiên cố, diện tích ao khoảng 500- 1.000m2, độ sâu mực nước trung bình 1,3m, chất đáy ao là bùn cát, độ dày bùn 15-20cm, ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng. Nguồn nước cấp cho ao được lấy từ sông Hòn Ngọc dẫn về ao chứa lắng qua bơm, lọc rồi mới cấp cho ao nuôi vỗ.

Mật độ nuôi vỗ: Nuôi vỗ với mật độ 2- 3kg cá/1m2, thức ăn công nghiệp có hàm lượng pretein (20-40%), lipid (4-8%) và kích cỡ viên thức ăn (0,2- 0,8cm) tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cá. Tỷ lệ cho ăn dao động 2- 5% khối lượng cá/ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ của nước dưới 150C thì ngừng không cho cá ăn, khi cá chuyển sang giai đoạn nuôi vỗ thành thục thì lượng thức ăn giảm đi 1- 2% so với giai đoạn nuôi tích cực.

Chăm sóc và quản lý: Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường nước: nhiệt độ nước (2lần/ngày), hàm lượng ôxy hòa tan, pH, hàm lượng NH3, H2S (1tuần/lần) hoặc khi có sự cố bất thường về môi trường nước và thời tiết. Đồng thời thường xuyên theo dõi hoạt động ăn mồi, tình trạng sức khỏe của cá nhằm phát hiện và xử lý các sự cố

một cách kịp thời. Duy trì các yếu tố môi trường trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng và thành thục tuyến sinh dục của cá.

Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học sinh sản:

Phân biệt cá đực cá cái: Tiến hành quan sát và mô tả các đặc điểm hình thái bên ngoài khi cá đã thành thục sinh dục. Các căn cứ để phân biệt đực cái có thể dựa vào đặc điểm cơ quan sinh dục ngoài, màu sắc của cá, bụng cá,…

Sự phát triển tuyến sinh dục: Hàng tháng tiến hành thu và giải phẫu 3-5 cá đực và 3-5 cá cái 3- 4 tuổi để phân tích và xác định các chỉ tiêu sinh học của cá. Cá được xác định khối lượng bằng cân điện tử (độ chính xác 10gam) trước khi giải phẫu kiểm tra. Sau đó tiến hành giải phẫu, thu và cân tuyến sinh dục nhằm xác định hệ số thành thục sinh dục. Mẫu tuyến sinh dục được cắt ở 3 phần (đầu, giữa và cuối) rồi cố định trong dung dịch Bouin để phân tích tổ chức học.

Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học tuyến sinh dục: Phương pháp làm tiêu bản tổ chức tuyến sinh dục (buồng trứng và buồng sẹ) được thực hiện theo quy trình của Lightner[68] bao gồm các bước sau:

(1) Chuẩn bị mẫu: Lấy mẫu ra khỏi cồn, cắt nhỏ mẫu sao cho khối mô chỉ dày 28mm. Đánh dấu các mẫu để tránh nhầm lẫn cho mẫu vào các bình cố định.

Rút nước mẫu nghiên cứu: Sau khi lấy mẫu ra khỏi dung dịch cồn 700, ngâm trong cồn 95% trong 4 giờ, ngâm trong cồn 100% trong 4 giờ, ngâm trong Methyl Salicylate 12- 24 giờ. Thấm trong Parafin nóng chảy ở 65oC trong ít nhất 5- 6 tiếng đồng hồ.

(2) Đúc mẫu trong Parafin: Sử dụng máy đổ parafin đã nóng chảy vào khuôn đã chứa mẫu để lên dàn lạnh khoảng 30 phút cho mẫu paraffin đông cứng lại. Lấy dao gọt khối paraffin chứa mẫu thành hình thang hoặc hình chữ nhật.

(3) Cắt lát mẫu: Gắn khối parafin lên đế gỗ rồi dán nhãn. Gắn đế gỗ có mẫu vào máy microtom cắt lát có độ dày 5-7 micron, đưa lát cắt vào nước ấm (40- 450C) khoảng 1-2 phút để lát cắt giãn ra không bị nhăn. Dùng lam kính sạch lấy lát cắt ra khỏi nước và sấy trên máy sấy ở nhiệt độ 45- 600C trong 1- 4 giờ.

(4) Nhuộm Hematoxin và Eosin: Trước hết làm mất parafin bằng Xilen I trong 5 phút, Xilen II trong 5 phút. Sau đó làm no nước mẫu bằng Ethanol 100% trong 2- 3 phút, Etanol 95% trong 2-3 phút, Etanol 80% trong 2- 3 phút, Etanol 50% trong 2- 3 phút, mỗi nồng độ lặp lại 2 lần. Nhúng trong nước 3- 6 lần, cuối cùng nhuộm

Hematoxin- Mayer trong 4- 6 phút sau đó rửa qua nước chảy nhẹ 3-5 phút và nhuộm Eosin trong 2 phút.

(5) Làm trong mẫu: Ngâm mẫu trong dung dịch Xilen I trong 2- 3 phút, Xilen II trong 2- 3 phút. Để khô và đậy lamen bằng keo dán Boncanada, rồi ghi nhãn trên lamen là khâu cuối cùng.

Đọc tiêu bản các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá đực và cá cái trên kính hiển vi quang học có độ phóng đại 40 lần. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng được phân chia theo bậc thang phát triển của 2 tác giả Sakun & Butskaia (1978). Đường kính của noãn bào, nhân được đo bằng trắc vi thị kính (micrometer) gắn trên thị kính ở vật kính 10 hoặc 40. Mỗi buồng trứng tiến hành đo trên 3 tiêu bản cắt ở 3 vị trí khác nhau (đầu, giữa, cuối tuyến sinh dục). Mỗi tiêu bản đo tất cả các trứng trong 3 thị trường. Rồi xác định các thị trường khác nhau bằng cách di chuyển tiêu bản nhờ giá giữ và 2 ốc dịch chuyển. Tùy theo kích thước của trứng mà số trứng được đo trên mỗi tiêu bản dao động từ 20 - 100 trứng. Kích thước của noãn bào và nhân được tính theo công thức:

L = 0,1 * (A/n)

Trong đó L: Chiều dài thực của mẫu (noãn bào) (mm) A: Số vạch trên trắc vi thị kính đếm được

n: Bội giác của vật kính

Kích thước của các trứng ở mỗi pha phát triển của noãn bào được đo trên 30 trứng. Đo đường kính của các hạt lipid(không bào) nang trứng cũng vậy. Hình ảnh của các tiêu bản được chụp bằng máy ảnh Olympus Camedia C7070 Wide Zoom ở độ phóng đại 100, 300, 400, 1.000.

Xác định tỷ lệ trứng ở các pha phát triển của noãn bào trong mỗi tháng bằng cách đếm số trứng của mỗi pha trên tiêu bản. Có thể đếm trực tiếp trên kính hoặc trên hình ảnh chụp của các tiêu bản của các buồng trứng trong tháng, mỗi buồng trứng sử dụng 3 tiêu bản của 3 phần đầu, giữa, cuối để đếm. Số trứng đếm và số tiêu bản dùng để đếm tương tự như đo đường kính của trứng.

Xác định tuổi tham gia sinh sản, mùa vụ và hệ số thành thục sinh dục: Tiến hành nuôi vỗ và cho đẻ cá chim trắng nước ngọt cá đực và cá cái ở độ tuổi 3+ và 4+. Theo dõi sự phát triển tuyến sinh dục 1 tháng /lần qua lấy mẫu (3 cá đực và 3 cá cái)

trong thời gian 12 tháng để xác định mùa vụ sinh sản, kích cỡ sinh sản, tuổi sinh sản và hệ số thành thục sinh dục của cá ở điều kiện Hải Phòng.

2.2.2.2. Thử nghiện nuôi vỗ cá chim trắng bằng các loại thức ăn công nghiệp. Bố trí thí nghiệm:

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn tới sự thành thục của cá

Ao thí nghiệm: Trên 9 ao mỗi ao có diện tích 500m2.

Thí nghiệm 3 loại thức ăn khác nhau (Chương Dương, Con Cò, Cargill) viết tắt (CDC, CC, CG) được lặp lại 3 lần.

Tiêu chuẩn cá bố mẹ: Tuổi 4+, trọng lượng 3,0- 4,0kg/con, cá khỏe mạnh đồng đều, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh lý.

Mật độ nuôi vỗ : 3kg/m2.

Thời gian nuôi vỗ: Từ 10/12/2012- 30/3/2013.

Chăm sóc và quản lý ao nuôi: Cho ăn 01 lần/ngày, 2- 5% tổng khối lượng cá. Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá và kiểm tra các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, ôxy hòa tan 2 lần/ngày vào 6 và 14 giờ mỗi ngày. Xác định bằng các dụng cụ đo nhanh.Thay kích nước định kỳ theo chế độ nuôi vỗ từng giai đoạn.

Các công thức thức ăn thử nghiệm: CT1: Sử dụng thức ăn Chương Dương CT2: Sử dụng thức ăn Con Cò

CT3: Sử dụng thức ăn Cargill – 7424

Thức ăn CT1 Thức ăn CT2 Thức ăn CT3

Xác định được loại thức ăn phù hợp để nuôi vỗ Nhận xét và kết luận Thí nghiệm về các loại thức ăn

Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn sử dụng thí nghiệm

TT Tên thức ăn Protein Lipit Tro Độ ẩm

1 CDC - No6 20 4 16 11

2 CC - 8008 30 4 16 11

3 CG - 7424 40 8 8 11

2.2.2.3. Thử nghiện sinh sản cá chim trắng. Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức tương ứng với 6 công thức tiêm, mỗi công thức được lặp lại 3 lần, thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn.

Bảng 2.2. Loại kích dục tố và liều lượng tiêm dùng trong thí nghiệm Nghiệm thức Loại kích dục tố Liều lượng Số lần lặp

1 LRH-A + Dom 60µg +6mg Dom 3

2 LRH-A + Dom 70µg +7mg Dom 3

3 HCG 2.500 UI 3

4 HCG 3.500 UI 3

5 LRH-A+ HCG 1.500 UI HCG + 10µg LRH-A +1mg Dom 3 6 LRH-A+ HCG 2.000 UI HCG + 10µg LRH-A+1mg Dom 3

Điều kiện thí nghiệm: Cá bố mẹ kiểm tra thấy đã thành thục hoàn toàn thì cho vào bể, mực nước bể duy trì trong khoảng 1 - 2m, mỗi công thức thí nghiệm có 4 cặp cá chim trắng tham gia sinh sản. Các bể phải đảm bảo điều kiện môi trường ban đầu như nhau: Nhiệt độ biến động từ 22 - 30oC, pH từ 6,2 - 6,5 và hàm lượng oxy hòa tan từ 5,1 - 5,5 mg/l. Bể được lắp đặt sục khí để cung cấp hàm lượng oxy cho quá trình ấp trứng và tránh hiện tượng trứng chìm xuống đáy làm hỏng trứng.

Phương pháp thu cá và chọn cá bố mẹ: Cá bố mẹ được thu trong ao bằng lưới, số cá thu vào khoảng 35 - 40 con/đợt thí nghiệm. Bắt ngẫu nhiên và kiểm tra ngoại hình, màu sắc, lỗ sinh dục và hình dạng bụng của cá.

Cá bố mẹ được kéo từ ao nuôi cá bố mẹ lên, dựa vào những quan sát hình thái ngoài và kết hợp dùng que thăm trứng, vuốt sẹ để có thể lựa chọn nhanh cá đực, cá cái đáp ứng yêu cầu sinh sản. Cá đực, cá cái đã thành thục sẽ được nhốt chung vào một bể vòng hoặc một giai để chuẩn bị cho việc tiêm kích dục tố kích thích sinh sản cho cá chim trắng.

Cá bố mẹ được lựa chọn cần có những đặc điểm sau:

+ Cá đực: Khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không dị hình, dị tật, bụng mềm, lườn bụng cứng nháp có gai sắc, lỗ sinh dục khép kín, màu hồng nhạt. Vuốt nhẹ 2 bên

lườn bụng về phía hậu môn thấy có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra và tan nhanh trong nước là những con có thể cho sinh sản được.

+ Cá cái: Khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không dị hình, dị tật, bụng phình to, mềm, da bụng mỏng, lỗ sinh dục lồi, có màu hồng đỏ hay phớt hồng. Hạt trứng có màu trắng ngà hoặc hơi vàng, căng tròn, đều, rời. Nhân hơi lệch về phía cực động vật là những con đã thành thục chọn cho sinh sản.

-Vị trí tiêm kích dục tố:

+ Tiêm vào phía trong gốc vây ngực, nghiêng một góc 45o. + Theo dõi bể đẻ sau khi tiêm kích dục tố lần 2 cho cá. + Lưu tốc nước: bắt đầu từ 0,2m/s tăng dần đến 0,5m/s.

+ Sau khi tiêm cá lần 2 khoảng 7- 10h thì cá đẻ (cá đẻ tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường không khí, môi trường nước, độ thành thục của cái....).

+ Thời gian cá bắt đầu đẻ đến khi kết thúc: 2- 3h (cá đẻ tập trung).

- Ấp trứng: Sau khi cá ngừng đẻ 1- 2h, ta tiến hành vớt trứng cho vào thau rồi định lượng sau đó đưa sang bể ấp, mật độ ấp 0,8- 1,0 triệu trứng/m3.

Trứng cá chim trắng thuộc loại không dính, trứng mới đẻ có màu xanh nhạt, hoặc màu nâu, trứng nhỏ, đường kính trứng 1,0- 1,2mm, tỷ trọng so với nước 1,1/1,0. Nước tĩnh trứng chìm xuống đáy bể, nước chảy trứng nổi, bán trôi nổi theo dòng nước.

Nhiệt độ thích hợp để ấp trứng là từ 22- 300C, nhiệt độ tốt nhất để ấp là 25- 280C. Cá bột mới nở nhỏ, mảnh, trong suốt, dài ≈ 3mm (khó quan sát), noãn hoàng lớn, màu xanh ngọc. Lưu tốc nước bể ấp phải ổn định đảm bảo 0,4- 0,5m/s. Sau 3- 5 ngày, cá bột xuất hiện chỉ thâm, bơi lội nhanh nhẹn, tiên hết noãn hoàng thì ta đưa ra ao, giai ương.

Tiến hành xác định một số chỉ tiêu sinh sản như: Sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản thực tế, tỷ lệ cá cái đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, năng xuất bột,...

2.2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương từ giai đoạn cá bột lên cá giống

Quá trình ương giống cá chim trắng được chia thành 2 giai đoạn: Từ cá bột thành cá hương có chiều dài 2,0- 2,5cm, trọng lượng 0,6- 0,7 gam/con; từ cá hương - cá giống có chiều dài 4- 6cm, trọng lượng 3- 4gam/con.

Giai đoạn cá bột lên cá hương:

100con/m2 150con/m2 200con/m2

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim trắng giai đoạn cá bột lên cá hương

Đánh giá các chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng: SGR,... - Tỷ lệ sống (SR)

- Các yếu tố môi trường nước - Tình trạng sức khỏe của cá

Hình 2.4. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá bột lên cá hương

Hình 2.5. Giai ương cá chim trắng giai đoạn từ bột lên hương

Bố trí thí nghiệm:

+ Giai thí nghiệm: Sử dụng 9 giai lưới có kích thước mắt lưới nhỏ cá bột không thể chui ra, giai hình vuông có chiều dài x chiều rộng x chiều cao (1,2m x1,2m x1,2m) được cắm ở ao có nguồn nước sạch đảm bảo các thông số kỹ thuật cho thí nghiệm.

+ Nguồn giống: Cá bột được sản xuất tại trại giống của Trung tâm đảm bảo chất lượng cá đưa vào làm thí nghiệm là những cá thể khỏe mạnh, vận động linh hoạt, đồng đều về kích cỡ, màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không dị hình, không có biểu hiện bệnh.

+ Mật độ ương:Cá được bố trí ương ở 3 mật độ khác nhau 100, 150, 200con/m2. Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp, thời gian thí nghiệm cho giai đoạn này là 20 ngày.

+ Thức ăn: Trong quá trình ương, cá được cho ăn bột mỳ và bột cá nấu chín, lòng đỏ trứng, nghiền nhỏ hòa vào nước rồi té cho ăn.

+ Khẩu phần thức ăn: Cá được cho ăn với tỷ lệ 5- 10% khối lượng thân/ ngày tùy theo nhiệt độ môi trường và khả năng ăn mồi của cá. Khẩu phần ăn được chia làm 2- 4 lần ăn/ngày.

Giai đoạn cá hương lên cá giống:

Bố trí thí nghiệm:

20con/m2 30con/m2 40con/m2

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim trắng giai đoạn cá hương lên cá giống

Đánh giá các chỉ tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng: SGR,... - Tỷ lệ sống(SR)

- Các yếu tố môi trường nước - Tình trạng sức khỏe của cá

Kết luận và đề xuất ý kiến

Hình 2.6. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ương từ cá hương lên cá giống

Một phần của tài liệu nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi vỗ và sinh sản cá chim trắng nước ngọt (colossoma brachypomum cuvier, 1818) tại hải phòng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w