Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang có trình độ chuyên môn khá tốt, tuy nhiên còn yếu về nghiệp vụ, kỹ năng, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, do đó chất lượng và hiệu quả hoạt độ
Trang 1DANH SÁCH NHÓM 16
1 Hà Thị Huyền Thương PTNT-K54 542440
2 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ PTNT-K54 542439
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục 2
A Đặt vấn đề 3
B Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 4
1 Đối tượng nghiên cứu 4
2 Phạm vi nghiên cứu 4
C Phương pháp nghiên cứu 4
1 Phương pháp thu thập số liệu 4
2 Phương pháp phân tích SWOT 4
D Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020 5
Phần I: Tình hình năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang 5
Phần II: Định hướng chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020 8
Phần III: Giải pháp thực hiện chiến lược 10
Phần IV: Tổ chức thực hiện chiến lược 16
Phụ lục 17
Tài liệu tham khảo 19
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
Khuyến nông viên cơ sở là một bộ phận của hệ thống khuyến nông, bao gồm người làm công tác khuyến nông ở các xã, thôn bản và các cộng tác viên khuyến nông Đây
là đội ngũ cán bộ khuyến nông có vai trò, nhiệm vụ chính là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trực tiếp cho bà con nông dân, người sản xuất (thực hiện các hoạt động từ nghiên cứu địa bàn, đánh giá nhu cầu, cho đến tổ chức các hoạt động, cung cấp dịch vụ, hỗ trợ
kỹ thuật giúp bà con nông dân sản xuất hiệu quả)
Từ những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển nhanh, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận Từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ, chúng ta đã vươn lên để dần dần trở thành một nước có nền nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và có tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn,
có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới Nước ta đã trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, điều, tiêu, thuỷ hải sản trên thị trường quốc tế
Sự ra đời của hệ thống Khuyến nông Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta Qua 15 năm hoạt động, công tác khuyến nông đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nông nghiệp, nâng cao dân trí và trình độ sản xuất cho nông dân Hầu hết các giống cây, con mới trong sản xuất hiện nay chủ yếu do kênh khuyến nông chuyển giao và tham gia phát triển Khuyến nông
đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và
sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đảng và Nhà nước đánh giá cao vai trò hoạt động của hệ thống Khuyến nông Việt Nam Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1998 và Huân chương Lao động hạng Nhì sau 10 năm hoạt động (năm 2003)
Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam đã phát triển sâu rộng từ trung ương tới
cơ sở Lực lượng khuyến nông phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp, tính từ cuối năm
2011 tổng số cán bộ khuyến nông cả nước là 34.747 người, tăng 3% so với năm 2010, trong đó khuyến nông viên cơ sở là 11.232 người, tăng 21% so với năm 2010, là lực lượng chính trong hệ thống khuyến nông Tuy nhiên, hệ thống tổ chức khuyến nông ở các địa phương hiện nay phát triển tự do, chưa thống nhất Lực lượng khuyến nông còn quá mỏng ở trung ương cũng như cơ sở và thiếu nhiều so với nhu cầu (bình quân mỗi cán bộ khuyến nông phụ trách 280 hộ sản xuất nông lâm) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của khuyến nông viên cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân Do đó nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông cơ sở là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động khuyến nông như: Hệ thống tổ chức, dịch vụ khuyến nông, các hoạt động khuyến nông cho người nghèo, phương pháp tiếp cận, các phương pháp đào tạo, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân,… do các tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện Qua đó các cơ quan, tổ chức đã có những đề xuất, khuyến nghị nhằm giúp cho hoạt động khuyến nông hiệu quả, thiết thực hơn đối với bà con nông dân Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập, xem xét một cách có
hệ thống về nâng cao năng lực cho khuyến nông viên cơ sở
Trang 4Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc Hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh Bắc Giang được hình thành từ năm 1993 và đang trong quá trình phát triển Toàn tỉnh có 304 cán bộ khuyến nông, trong đó khuyến nông viên là 222 người (chiếm 73%) Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang có trình độ chuyên môn khá tốt, tuy nhiên còn yếu về nghiệp vụ, kỹ năng, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, do đó chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của khuyến nông viên cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng năng lực khuyến nông viên cơ sở, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông viên cơ sở Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này,
chúng tôi tiến hành xây dựng “Chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020” trên cơ sở luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực Khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang”
B ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên
cơ sở với chủ thể là khuyến nông viên cơ sở và các yếu tố có liên quan
2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: dựa trên luận văn thạc sĩ kinh tế về giải pháp nâng cao năng lực của khuyến nông viên cơ sở của tỉnh Bắc Giang để đưa ra các chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở của tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi không gian: Đưa ra chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ
sở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2010-2020
C PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp thu thập số liệu.
Bài chiến lược chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ Internet, luận văn thạc sĩ, báo cáo khoa học về tình hình năng lực khuyến nông viên cơ sở của Bắc Giang
2 Phương pháp phân tích SWOT.
Qua phân tích năng lực khuyến nông viên cơ sở ở các khía cạnh: kiến thức, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng khuyến nông, kết quả và hiệu quả hoạt động,
sử dụng phương pháp phân tích SWOT để làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức với năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang từ đó đưa ra chiến lược phù hợp nhất cho giai đoạn 2010-2020
Trang 5Strengths:
S1: Trẻ, nhiệt tình S2: Có trình độ chuyên môn tương đối tốt đồng đều
Weaknesses:
W1: Ít kinh nghiệm
W2: Một số kỹ năng thiếu
và yếu W3:Số lượng khuyến nông viên cơ sở còn ít
Opportunities:
O1: Được chính phủ
quan tâm đầu tư
O2: Hội nhập khu vực và
thế giới
O3: Được đào tạo, bồi
dương chuyên môn,
nghiệp vụ
- Tăng cường đầu tư kinh phí, cải thiện điều kện việc làm
- Tiếp thu, học tập kinh nghiệm, các phương pháp khuyến nông của các địa phương khác và các nước trên thế giới
- Tăng cường đào tạo kỹ năng khuyến nông
- Tham quan học tập,trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước
Threats:
T1:Tụt hậu, không đáp
ứng được nhu cầu sản
xuất
T2: Sự cạnh tranh của
các loại hình dịch vụ
khác, các tổ chức khuyến
nông khác
T3: Chảy máu chất xám
(chuyển nghề)
T4: Nhu cầu của nông
dân nhiều, đa dạng
- Đổi mới cơ chế, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động
- Tăng cường học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Quy hoạch cán bộ dài hạn
- Tăng cường học tập kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế
- Xã hội hoá công tác khuyến nông
D XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2020
PHẦN I.TÌNH HÌNH NĂNG LỰC KHUYẾN NÔNG VIÊN CỞ SỞ TỈNH BẮC GIANG
Trong những năm qua, hệ thống khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang đã tổ chức được nhiều hoạt động quan trọng góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Các lớp tập huấn được mở nhiều hơn trên địa bàn bình quân tăng 2,7%/ năm Số lượt người tham gia tập huấn tăn 6,4%, các chủ đề tập huấn đa dạng hơn trong cả trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt nguồn kinh phí dành cho tập huấn của tỉnh đã tăng trung bình 18,8%/năm Đồng thời, nhiều mô hình trình diễn được triển khai đưa vào thực tiễn Công tác viết bài, thông tin tuyên truyền khuyến nông qua đài báo, tạp chí được tăng cường Bên cạnh đó, số lượng cán bộ khuyến nông các cấp tăng dần đến năm 2009 cả tỉnh có 304 cán bộ
Trang 6Hệ thống khuyến nông tỉnh thường xuyên phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các cơ quan và chính quyền địa phương các cấp nhằm thực hiện thành công sự liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp
1 Đặc điểm khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang
Các khuyến nông viên cơ sở ở tỉnh Bắc Giang hoạt động trên địa bàn trực tiếp làm việc ở các xã, phường, thị trấn Mỗi xã có một cán bộ khuyến nông làm nhiệm vụ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và bảo vệ thực vật
Yêu cầu với khuyến nông viên cơ sở là tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp các trường nông lâm nghiệp có lý lịch rõ ràng, có đơn xin tự nguyện tham gia công tác khuyến nông cơ sở, có đủ sức khỏe để nhận công việc được giao
Các khuyến nông viên cơ sở được ký hợp đồng dài hạn, được hưởng lương theo trình độ chuyên môn và được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nâng lương thường xuyên như cán bộ công chức nhà nước Kinh phí cho khuyến nông viên
cơ sở do ngân sách tỉnh trả theo kế hoạch ngân sách hằng năm
Khuyến nông viên cơ sở chịu sự quản lý của trạm khuyến nông và UBND xã, các huyện, thành phố được ký hợp đồng tuyển chọn khuyến nông viên cơ sở Theo đó, đến năm 2009 100% số xã nông nghiệp đã có cán bộ khuyến nông phụ trách, chỉ còn 8 phường nội thành của thành phố Bắc Giang chưa có khuyến nông viên cơ sở
2 Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Nhìn chung, các cán bộ khuyến nông cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang có trình độ tương đối cao với hơn 80% khuyến nông viên cơ sở có trình độ đại học chỉ có 20% là trình
độ cao đẳng, trung cấp thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau có liên quan đến nông-lâm- ngư nghiệp, trên đại bàn tỉnh nay vẫn còn thiếu một số cán bộ khuyến nông chuyên về bên thú y, yều cầu cấp thiết cần được đào tạo đội ngũ cán bộ này Và khối cán bộ có trình độ đại học chủ yếu là các cán bộ trẻ, nhiều nhiệt huyết với công việc song kinh nghiệp thực tế còn hạn chế, đa số là đang trong quá trình tích lũy kiến thức
về kinh tê- xã hội cũng như những kinh nghiệp tư cuộc sống
Đa số khuyến nông viên cơ sở đã chủ động tìm hiểu, nắm bắt các nguồn thôn tin về chủ trương đường lối, chính sách cảu đảng có liên quan đến hoạt động khuyến nông Tuy nhiên việc tiếp cận thông tin của cán bộ khuyến nông các huyện nghèo cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, thiếu thốn nên việc tiếp cận thông tin đang còn gặp nhiều khó khăn
Hơn nữa, các khuyến nông viên cơ sở tuy đã được đào tạo tin học trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nhưng do điều kiện làm việc khó khăn nên chỉ một số ít thường xuyên sử dụng máy tính để viết báo cáo, còn lại rất ít khi sử dụng máy tính trong công việc các thông tin, dữ liệu hoạt động khuyến nông hầu như chưa được tổng hợp, hệ thống và lưu trữ trên máy tinh
Cùng tình trạng với việc sử dụng tin học trong công việc thì trình độ ngoại ngữ của các cán bộ khuyến nông chưa có môi trường, cơ hội để trau dồi kiến thức
Hầu như năng lực của khuyến nông viên cơ sở ở một số địa phương trong tỉnh còn yếu ở một số lĩnh vực sau: tiếp cận thông tin, kiến thức, kinh nghiêm, phường pháp và nghiệp vụ khuyến nông…vì vậy cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng để khuyến nông viên cơ sở có đủ kiến thức, năng lực để phục vụ công tác khuyến nông
Trang 73 Kỹ năng khuyến nông
Để đảm bảo một khuyến nông viên có khả năng hoạt động làm việc tốt thì yêu cầu cần đảm bảo toàn diện các kỹ năng như kỹ năng lập kế hoạch, thuyết trình trước đám đông, phân tích đánh giá, kỹ năng viết báo cáo, viết tin bài và kỹ năng phối hợp với các bên liên quan
Các khuyến nông viên tuy đã được đào tạo về kỹ năng lên kế hoạch cho một chương trình khuyến nông, song thực tế chỉ một số ít cán bộ khuyến nông có khả năng chủ động lập kế hoạch cho một chương trình khuyến nông mà hầu như phụ thuộc vào các bên liên quan nhiều hơn để có được một kế hoạch khuyến nông hoàn chỉnh Nhưng có tới 100% cán bộ khuyến nông tham gia vào các ké hoạch của địa phương Các cán bộ khuyến nông hầu hết chỉ đảm bảo được khả năng thuyết trình trước đám dông vì họ phải thường xuyên tiếp xúc với nông dân, tổ chức các hoạt động khuyến nông cho nông dân cũng như các buổi họp thôn bản, họp xã,sinh hoạt câu lạc
bộ khuyến nông
Các kỹ năng khác của cán bộ khuyến nông đều khá tốt, cơ bản đáp ứng được công việc Còn lại các cán bộ khuyến nông có kỹ năng trung bình cần đào tạo bồi dưỡng và hoàn thiên các kỹ năng Cần phải thường xuyên cập nhật, bổ sung các kỹ năng làm việc mới theo yêu cầu của công việc và quá trình phát triển của sản xuất
4 Kết quả hoạt động của các khuyến nông viên cơ sở
Để đánh giá kết quả hoạt động của các khuyến nông viên cơ sở thông qua kết quả của các mô hình trình diễn, các lớp tập huấn, các hoạt động truyền thông của khuyến nông và các dịch vụ tư vấn khuyến nông cho bà con
Trong ba năm từ 2008-2010, các khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang đã tham gia nhiều mô hình trình diễn với 91,4% khuyến nông viên cơ sở tham gia mô hình trình diễn về trồng trọt, 62% khuyến nông viên cơ sở tham gia mô hình trình diễn về chăn nuôi và một số các mô hình trình diễn khác về khuyến lâm, khuyến công và khuyến ngư Tuy nhiên, một số cán bọ khuyến nông trẻ chưa có kinh nghiệm nên trong qua trình chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng Vì vậy mà kết quả thực hiện mô hình còn hạn chế và sức thuyết phục chưa cao Theo đó, trong số khuyến nông viên cơ sở thì chỉ có 27% có năng lực tốt, 32% khá và 41% có năng lực trung bình về tổ chức các mô hình trình diễn
Các lớp tập huấn , các hoạt động truyền thông, tư vấn cho nông dân diễn ra nhiều, chủ yếu là về trồng trọt và chăn nuôi, về khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư cũng
có nhưng ít Tuy đã tiến hành nhiều nhưng kỹ năng tiến hành các hoạt động đó của khuyến nông viên cơ sở thì còn thấp Với số cán bộ có những kỹ năng này tốt chỉ chiếm 24,7%, chủ yếu là sử dụng ở mức khá với hơn 58.3%, còn lại là ở mức trung bình
Vì vậy mà cần phải tổ chức đào tạo, tập huấn nhiều hơn cho các khuyến nông viên
cơ sở này để nâng cao năng lực của họ, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang
Trang 8PHẦN II ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC KHUYẾN NÔNG VIÊN CƠ SỞ TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2020
1 Quan điểm
Xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông ngày càng năng động, vững mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu Tăng cường mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông nhà nước và các tổ chức khuyến nông tự nguyện, hệ thống nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp nhằm huy động, thu hút và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho công tác khuyến nông theo phương châm xã hội hoá, thiết thực và hiệu quả
Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống khuyến nông cơ sở về cả số lượng và chất lượng, đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật cho người dân, phát huy tính năng động sáng tạo, xung kích của hệ thống khuyến nông cơ sở
Công tác khuyến nông phục vụ đa mục tiêu với các đối tượng hưởng lợi ở các vùng miền khác nhau nên phải có chiến lược, kế hoạch và giải pháp cụ thể, đặc biệt với cương trình “ Tam nông”, chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo
2 Mục tiêu
+ Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020
+ Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về năng lực của khuyến nông viên cơ sở trong
tổ chức và quản lý các hoạt động khuyến nông cho nông dân
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông
3 Định hướng chiến lược nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010-2020
3.1 Định hướng phát triển khuyến nông của tỉnh.
Mục tiêu của công tác khuyến nông trong thời gian tới nhằm nâng cao tri thức cho người dân, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn, xây dựng nông thôn văn minh ngang tầm khu vực
Để thực hiện mục tiêu đó, định hướng phát triển khuyến nông là:
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế chính sách quản lý hệ thống khuyến nông
từ trung ương tới cơ sở
- Mở rộng và cải tiến các kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho nông dân
- Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông các cấp, đặc biệt là khuyến nông viên cơ sở
Trang 9- Xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, nhu cầu của nhân dân và thị trường
- Hình thành và phát triển hệ thống khuyến nông có thu
- Huy động tối đa các nguồn lực của xã hội tham gia hoạt động khuyến nông nhằm thúc đẩy xã hội hoá công tác khuyến nông
- Tăng cường hợp tác quốc tế về khuyến nông
3.2 Định hướng tăng cường năng lực khuyến nông viên cơ sở của tỉnh
Trong thời gian tới cần nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở của tỉnh theo các hướng:
- Đáp ứng các nhu cầu của nhân dân, của người sản xuất
- Hội nhập và hợp tác quốc tế
- Phục vụ sự nghiệp công nghiêph hoá - hiện đại hoá nông thôn
- Thực hiện khuyến nông có thu: tự chủ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người làm công tác khuyến nông
Để nâng cao năng lực của khuyến nông viên cơ sở phải đảm bảo nâng cao các yêu cầu sau:
Về kiến thức:
- Kiến thức về mặt kỹ thuật: khuyến nông viên cơ sở cần được đào tạo và có kiến thức về các lĩnh vực kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình Vì các hoạt động ở nông thôn tương đối toàn diện và đa ngành nên khuyên nông viên cơ sở không chỉ hiểu sâu một chuyên ngành nào đó mà cần phải biết rộng về các chuyên ngành khác, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân
- Kiến thức về kinh tế xã hội và cuộc sống nông thôn: khuyến nông viên cơ sở cần có các kiến thức về kinh tế để tư vấn hỗ trợ nông dân Khuyến nông viên cơ sở cần hiểu được các vấn đề liên quan đến xã hội và đời sống nông thôn địa bàn mình đang công tác, đặc biệt là phong tục tập quán, truyền thống văn hoá và những giá trị tinh thần của người dân
- Kiến thức về những quy định chính sách của nhà nước về nông nghiệp và khuyến nông: Khuyến nông vien cơ sở phải nắm được các chủ trương, chính sách của nhà nước về sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, đặc biệt là những chính sách cụ thể
áp dụng với địa phương đang phụ trách
- Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: do khuyến nông là một tiến trình giáo dục
mà đối tượng của nó là nông dân, đa số là người lớn tuổi, trình độ dân trí còn thấp, nên khuyến nông viên cơ sở phải bết cách tiếp cận và có phương pháp phù hợp để giáo dục người lớn tuổi, đặc biệt phải biết các vận động, lôi cuốn nồn dân tham gia vào các chương trình, dự án khuyến nông
Về kỹ năng cá nhân:
- Kỹ năng về tổ chức và lập kế hoạch: là những kỹ năng mà khuyến nông viên cơ
sở cần có để hướng dẫn nông dân thực hiện những kế hoạch đó
Trang 10- Kỹ năng truyền thông: khuyến nông viên cơ sở phải có khả năng nói và viết tốt, bởi họ phải thường xuyên sử dụng những kỹ năng này để giao tiếp với nông dân và các cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động khuyến nông Khả năng nói trước đám đông yêu cầu khuyến nông viên cơ sở biết cách truyền tải thông tin, kiến thức của mình cho nông dân hiểu và áp dụng vào sản xuất
- Kỹ năng phân tích và đánh giá: Khuyến nông viên cơ sở phải có năng lực phân tích, đánh giá khi gặp các tình huống hằng ngày, nhận thức và hiểu rõ các vấn đề có thể đề xuất các giải pháp kịp thời và hợp lý cho nông dân
- Kỹ năng lãnh đạo: khuyến nông viên cơ sở phải tự tin và biết tin tưởng và những đối tượng mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện thành công các hoạt động khuyến nông
- Kỹ năng sáng tạo: Khuyến nông viên cơ sở thường phải làm việc trong các điều kiện độc lập và đối mặt với nhiều tình huống có thể xảy ra, vì vậy cần có khả năng sáng tạo , linh hoạt chủ động
- Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương: một khuyến nông viên
cơ sở giỏi phải luôn biết cách tiếp cận và tranh thủ những nguồn lực có sẵn ở địa phương để tổ chức các hoạt động khuyến nông.Cần biết động viên, khuyến khích các nhà lãnh đạo địa phương tham gia công tác khuyến nông và phát triển cộng đồng, xây dựng thành mạng lưới cộng tác viên khuyến nông Đây là những người mà khuyến nông viên cơ sở cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và sử dụng ảnh hưởng của họ vào công tác khuyến nông
Về phẩm chất đạo đức:
- Chịu đựng gian khổ , sẵn sàng làm việc ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn với tinh thần vì nhân dân
- Thật thà, thẳng thắn và nhiệt tình, là niềm tin chỗ dựa cho nông dan trong sản xuất cũng như đời sống Người cán bộ khuyến nông không chỉ được cấp trên tín nhiệm
mà được nông dân tin tưởng khi đưa ra các lời khuyên
- Hoà nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn, người cán bộ khuyến nông cơ sở cần là những tấm gương tốt trong sản xuất cũng như trong đời sống để người dân noi theo
- Có lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến với bà con nông dân và tính hài hước nhẹ nhàng trong công việc Cán bộ khuyến nông cần biết thông cảm với những ước muốn
và tình cảm của người dân, đồng thời khi làm việc cũng phải bết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của họ
- Tin tưởng vào năng lực của chính mình và quyết tâm làm theo một điều gì đó góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn Vì làm việc trong điều kiện độc lập và ít
có giám sát của cấp trên nên nếu không tin tưởng vào chính bản thân mình và không
có lòng quyết tâm thì khó có thể làm tốt vai trò của cán bộ khuyến nông
PHẦN III.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1 Quy hoạch cán bộ, hoàn thiện hệ thống khuyến nông viên cơ sở.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông viên cơ sở ở các địa phương bao gồm hệ thống khuyến nông viên cấp xã, khuyến nông viên thôn bản, cộng tác viên