a. Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh XNK để tạo ra kết quả cao nhất trong quá trình thực hiên hợp đồng với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
* Tỷ suất ngoại tệ
Tỷ suất ngoại tệ của hợp đồng XK là số nội tệ phải bỏ ra để thực hiện hợp đồng XK: X X X D C R RX: tỷ suất ngoại tệ hợp đồng XK CX: tổng chi phí XK
DX: tổng ngoại tệ thu được từ XK RX càng nhỏ càng tốt.
Tỷ suất ngoại tệ của hợp đồng NK thể hiện một đồng ngoại tệ bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng nội tệ:
N N N D C R RN: tỷ suất ngoại tệ hợp đồng NK CN: tổng chi phí NK bằng ngoại tệ DN: tổng nội tệ thu được từ việc bán hàng
RN càng lớn càng tốt.
* Tỷ lệ lãi / một đơn vị ngoại tệ: p
Hợp đồng XK: pX là chênh lệch tỷ giá trên thị trường (r) và tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu (RX)
pX = r - RX
Hợp đồng NK: pN là chênh lệch tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu (RN) và tỷ giá trên thị trường (r) pN = RN - r * Tổng lãi của hợp đồng: P Hợp đồng xuất khẩu: PX = pX . DX Hợp đồng nhập khẩu:
PN = pN . DN * Tỉlệ lãi của hợp đồng: P’ Hợp đồng xuất khẩu: P’X = PX/CX Hợp đồng nhập khẩu: P’N = PN/CN
b. Mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK
Đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện hợp đồng XNK luôn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh XNK nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng nguy cơ rủi ro luôn tồn tại và khi rủi ro xảy ra sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận thậm chí gây thua lỗ cho thương vụ, từ đó làm giảm hiệu quả của hợp đồng XNK. Vì vậy có thể nói rủi ro luôn có tác động tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng XNK.
Rủi ro xảy ra đem theo thiệt hại to lớn về lợi ích vật chất và phi vật chất. Do vậy, khi rủi ro đã xảy ra, doanh nghiệp sẽ tốn kém thêm các chi phí để xử lý, khoanh vùng rủi ro, giảm thiểu tổn thất, chi phí phục hồi sản xuất kinh doanh. Chi phí tăng trong khi doanh thu về không đổi làm các chỉ tiêu hiệu quả biến đổi theo chiều hướng xấu. Khi đó, tỷ lệ lãi trên một đơn vị ngoại tệ giảm, tổng lãi hợp đồng giảm, tỷ suất ngoại tệ hợp đồng XK tăng.
Hiệu quả thực hiện hợp đồng chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm loại trừ hoàn cảnh phát sinh rủi ro, tiết kiệm để bù đắp mất mát rủi ro bằng lập quỹ dự trữ, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Mặc dù để tiến hành các hoạt động này doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí nhất định song nếu đem so sánh nó với chi phí khắc phục rủi ro thì chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận được. Đến lượt nó, các biện pháp phòng ngừa, giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro, làm cho công việc kinh doanh ổn định và tạo tâm lý yên tâm cho nhà kinh doanh khi thực hiện hợp đồng.
Tóm lại, trong môi trường kinh doanh quốc tế thì rủi ro, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn và đem theo hậu quả nặng nề hơn so với kinh doanh trong nước do các yếu tố của môi trường quốc tế có tính chất pháp lý phức tạp hơn. Mặt khác, rủi ro xảy ra luôn đem theo thiệt hại cho doanh nghiệp và tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực
hiện hợp đồng. Do đó, điều cần thiết để tăng hiệu quả là người kinh doanh XNK phải nhận thức được rủi ro và chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa rổn thất.
CHƯƠNG 2.
RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU NHỮNG NĂM 1990 ĐẾN NAY.
Từ đầu những năm 1990, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và thương mại quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế của khu vực và những diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên gây ảnh hưởng nặng nề tới nền sản xuất nông nghiệp, một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững và đang dần dần phục hồi và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao đánh dấu bằng mức kỷ lục của thập kỷ 90 là 9,54% trong năm 1995. Thời kỳ 1991 - 1997, tốc độ tăng GDP luôn vượt 8%/năm. Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm đi rõ rệt, từ 8,15% năm 1997 xuống còn 5,76% năm 1998 và tiếp tục giảm còn 4,77% năm 1999, đây cũng là mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua. Bước sang thiên niên kỷ mới, kinh tế Việt Nam dần lấy lại được đà tăng trưởng với tốc độ tăng GDP tương ứng qua các năm 2004, 2005, 2006 và 2007 là 7,7%; 8,4%; 8,3% và 8,48%. (xem bảng 2.1)
Cùng với sự tăng trưởng chung, cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần, tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng dịch vụ ở mức tương đối ổn định. Năm 2007, khu vực nông lâm, thủy sản chiếm 20,25% GDP, công nghiệp xây dựng chiếm 41,61% và dịch vụ chiếm 38,14%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong GDP tăng dần đều, nếu như năm 1990 đạt 12,3% năm 1995 tăng lên 15%, năm 2000 đạt 18,7% thì năm 2003 tăng tới 20,86%. Năm 2002, tăng trưởng công nghiệp đạt 14%, đây là năm thứ 12 liên tục tăng ở mức hai chữ số, quy mô công nghiệp tăng 4,7 lần năm 90 và là thời kỳ tăng trưởng cao nhất và dài nhất mà trước đây chưa đạt được. Năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng này đạt tới con số 10,6% . Đây chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng IX đã đề ra là đến năm 2020 cơ bản biến Việt Nam
thành một nước công nghiệp.
Bảng 2.1
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1988-2007 (triệu USD) Năm Mức tăng GDP (%) GDP Năm Mức tăng GDP (%) GDP 1988 4.6 14,718 1998 5.8 28,410 1989 2.7 15,395 1999 4.8 30,047 1990 2.3 15,810 2000 6.5 32,000 1991 6.0 16,174 2001 6.8 34,176 1992 8.6 17,144 2002 7.1 36,603 1993 8.4 18,619 2003 7.3 39,275 1994 8.8 20,182 2004 7.79 42,299 1995 9.5 21,959 2005 8.4 51,800 1996 9.3 24,045 2006 8.3 60,110 1997 8.1 26,281 2007 8.48 71,400
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn
website http://vnexpress.net)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả kinh tế vượt trội, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hơn 10 năm qua còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một là, chất lượng tăng trưởng còn thấp, dựa chủ yếu ở việc tăng yếu tố đầu vào là vốn đầu tư. Hai là, hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, mới đây báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006-2007 được công bố; theo đó Việt Nam xếp hạng 77 trên tổng số 125 nền kinh tế, tụt 3 bậc so với năm 2005 (Bản báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF về tính cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu). Ba là chuyển dịch cơ cấu còn chậm và mang nặng tính tự phát.
Những điểm yếu này chính là rào cản cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trên con đường phát triển bền vững.
2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
Năm 1988, lần đầu tiên trong lịch sử, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt tới cột mốc 1 tỷ USD và tiếp bảy năm sau (1995) mới vươn tới cột mốc 5 tỷ USD, rồi tiếp
4 năm nữa (1999) mới tới cột mốc 10 tỷ USD, nhưng từ năm 2000 đến 2003, thời gian cần thiết để xuất khẩu đạt tới ngưỡng 20 tỷ USD chỉ có 3 năm (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2
Ngoại thương Việt Nam 1998-2007 (triệu USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại 1988 1,038.0 2,756.0 -1,718.0 1989 1,946.0 2,565.8 -619.8 1990 2,404.0 2,752.4 -348.4 1991 2,087.1 2,338.1 -251.0 1992 2,580.7 2,540.7 40.0 1993 2,985.2 3,924.0 -938.8 1994 4,054.3 5,825.8 -1,771.5 1995 5,448.9 8,155.4 -2,706.5 1996 7,255.9 11,144.0 -3,888.1 1997 9,145.0 11,622.0 -2,477.0 1998 9,361.0 11,494.0 -2,133.0 1999 11,540.0 11,622.0 -82.0 2000 14,308.0 15,202.0 -894.0 2001 15,108.0 16,000.0 -892.0 2002 16,530.0 19,300.0 -2,770.0 2003 19,800.0 24,000.0 -4,200.0 2004 26,000.0 31,523.0 -5,523.0 2005 32,447.1 36,761.1 -4,314.0 2006 39,826.2 44,891.1 -5,064.9 2007 48,400.0 60,800.0 -12,400.0
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 18,4%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1991-1995 gấp 2 – 2,5 lần so với giai đoạn 1986-1990; kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt hơn 14 tỷ USD,
gần gấp 6 lần của năm 1990. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2007 là 48.4 tỷ USD, bằng 338% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2000
Bảng 2.3
Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 2000-2007 (triệu USD) Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu 14,482 15,027 16,705 19,880 26,000 32,447 39,826 48,400 Mức tăng tuyệt đối 2,941 546 1,677 3,174 6,120 6,447 7,379 8,574 Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%) 25.5 3.8 11.2 19.0 30.7 24.8 22.7 21.5
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo ra một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định (xem bảng 2.4 và 2.5), tỷ trọng sản phẩm chế biến đã tăng từ 8% vào năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000 và 50% vào năm 2003. Năm 1991 mới có bốn mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thủy sản, gạo và hàng dệt may. Đến năm 2000, có thêm tám mặt hàng nữa là cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả có mức xuất khẩu trên 100 triệu USD. Năm 2003, xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể với bốn mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là dầu thô: 3.7 tỷ USD (chiếm 19%), dệt may: 3.60 tỷ USD (chiếm 18.3%), giày dép: 2.2 tỷ USD (chiếm 11.2%), thủy sản: 2.2 tỷ USD (chiếm 11.2%); một số mặt hàng công nghiệp chế tạo cũng có kim ngạch xuất khẩu cao là điện tử, điện lạnh, máy tính đạt 854 triệu USD, sản phẩm gỗ: 608 triệu USD, dây và cáp điện: 300 triệu USD, sản phẩm nhựa: 173 triệu USD; vẫn duy trì nhịp độ xuất khẩu gạo như trong giai đoạn 1995-2000, tuy nhiên do giá gạo giảm nên mặc dù sức xuất khẩu gạo đạt 3,8 triệu tấn, nhưng doanh thu chỉ đạt 734 triệu USD. Năm 2004 đã có sáu mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là dầu thô: 5.7 tỷ USD, dệt may: 4.4 tỷ USD, giày dép: 2.7 tỷ USD, thủy sản: 2.4 tỷ USD, điện tử và linh kiện máy tính:
1.06 tỷ USD, đồ gỗ trên 1.1 tỷ USD. Xuất khẩu gạo năm 2004 tuy chỉ đạt 4 triệu tấn nhưng kim ngạch đạt 941 triệu USD, cao hơn năm 2003 do giá gạo lên.
Bảng 2.4
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo mặt hàng chủ yếu (2000-2006) Mặt hàng Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dầu thô Nghìn tấn 15423.5 16731.6 16876.0 17142.5 19500.6 17966.6 16418.9 Than đá “ 3251.2 4291.6 6047.3 7261.9 11636.1 17987.8 29307.1 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Triệu USD 788.6 709.5 605.4 854.7 1062.4 1427.4 1708.2 Xe đạp và phụ tùng “ 66.6 129.4 122.7 155.4 235.2 158.4 116.7 Giày, dép “ 1471.7 1587.4 1875.2 2260.5 2691.1 3038.8 3591.6 Hàng dệt may “ 1891.9 1975.4 2732.0 3609.1 4429.8 4772.4 5834.4 Hàng mây, tre, cói, lá, thảm “ 92.5 103.1 113.2 141.2 171.7 157.3 191.6 Hàng gốm sứ “ 108.4 117.1 123.5 135.9 154.6 255.3 274.3 Hàng sơn mài mỹ nghệ “ 36.2 34.0 51.0 59.6 90.5 89.9 Hàng thêu “ 50.5 54.7 52.7 60.6 91.6 78.4 Hàng rau, hoa, quả “ 213.1 344.3 221.2 151.5 177.7 235.5 259.1 Hạt tiêu Nghìn tấn 36.4 57.0 78.4 73.9 110.5 110.0 116.7 Cà phê “ 733.9 931.1 722.2 749.4 976.2 912.7 980.9 Cao su Nghìn tấn 273.4 308.1 454.8 432.3 513.4 554.1 708.0 Gạo “ 3476.7 3720.7 3236.2 3810.0 4063.1 5254.8 4643.4 Hạt điều nhân “ 34.2 43.6 61.9 82.2 104.6 109.0 126.8 Lạc nhân “ 76.1 78.2 106.1 82.4 46.0 54.7 14.2
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa “ 80.4 191.5 85.9 67.2 34.3 85.3 90.0 Đường “ 28.9 32.4 9.4 10.7 0.5 0.3 2.4 Chè “ 55.7 67.9 77.0 58.6 104.3 91.7 105.6 Dầu mỡ động, thực vật Triệu USD 30.1 23.5 22.1 36.1 13.7 15.4 Gỗ và các sản phầm từ gỗ “ 311.4 343.6 460.2 608.9 1101.7 1561.4 1932.8 Hàng thủy sản “ 1478.5 1816.4 2021.7 2199.6 2408.1 2732.5 3358.1
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Bảng 2.5
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo nhóm mặt hàng Giai đoạn 1995-2007 (%)
STT Nhóm hàng 1995 2001 2004 2005 2006 2007
1 Hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản 25,3 34,9 36,4 36,0 35,2 29,8 2 Hàng công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp 28,5 35,7 41,0 41,0 40,7 41,2 3 Hàng nông, lâm sản 34,8 17,3 13,5 14,6 15,7 16,5 4 Hàng thủy sản 11,4 12,1 9,1 8,4 8,4 12,5
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
(Nguồn: website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn)
Việc thực hiện chủ trương “phát triển nhiều hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, nhất là hoạt động du lịch” có nhiều tiến bộ. Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam đã tăng từ 250 ngàn lượt người năm 1991 lên khoảng 2 triệu lượt người vào năm 2000 và 2,6 triệu khách vào năm 2002, doanh thu đạt gần 600 triệu USD. Năm 2006 thu hút được hơn 3,5 triệu khách quốc tế với doanh thu đạt hơn 2,85 tỷ USD. Đến năm 2007, lượng khách du lịch đến với Việt Nam lên tới hơn 4,1 triệu lượt người, doanh
thu đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Về đưa lao động ra nước ngoài, bình quân trong giai đoạn 1996-2000, mỗi năm ta đưa ra nước ngoài khoảng 20.000 lao động với thời hạn hợp đồng từ 3-5 năm. Tính đến năm 2000, có khoảng 90.000 người đang lao động ở nước ngoài, đem lại khoảng 500 triệu USD thu nhập hàng năm. Đến năm 2003, ta đưa được khoảng 160.000 lao động ra nước ngoài, với thu nhập bình quân đầu người đạt 4.000 USD/năm, ước tính kim ngạch xuất khẩu lao động đạt 640 triệu USD. Và năm 2006 đã có khoảng 400 ngàn người lao động Việt Nam đang lao động tại hơn 50 quốc gia và đem lại kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD. Năm 2007, tổng số lao động Việt Nam đang ở nước ngoài đạt khoảng 485 ngàn người. Các dịch vụ khác như ngân hàng, hàng không, viễn thông, xây dựng, y tế, giáo dục... thu được khoảng 1 tỷ USD vào năm 2000. Tổng xuất khẩu dịch vụ năm 2000 đạt 2000 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ năm 2003 đạt 3100 triệu USD và năm 2006 đạt đến con số là 5100 triệu USD (không bao gồm dịch vụ xuất khẩu lao động). Trong số này, nhiều nhất là du lịch với 2.85 tỷ USD, hàng không: 890 triệu USD, hàng hải: 650 triệu USD.
2.1.2. Tình hình nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
Nhập khẩu, về cơ bản đã “phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống”. Đến năm 2007, tư liệu sản xuất hiện chiếm gần 92.5% kim ngạch nhập khẩu, trong đó 26.3% là máy móc thiết bị, 66.2% là nguyên nhiên vật liệu (bảng 2.6). Hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 7.5% (năm 1990 là 15%). Nhập siêu giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối: năm 1996 nhập siêu gần 4 tỷ USD, năm 1999 chỉ còn khoảng 0.2 tỷ USD. Tuy nhiên từ năm 2001 nhập siêu lại từng bước tăng lên, từ 1.1 tỷ USD năm 2001 lên 3,039 triệu USD năm 2002 và 5