Các nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khác

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 79)

Kinh doanh XNK là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ vượt qua khỏi đường biên giới quốc gia. Thực hiện hợp đồng XNK liên quan mật thiết với toàn bộ các giao dịch giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau, được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật khác nhau, có trụ sở giao dịch khác nhau. Do đó, có thể nói việc thực hiện hợp đồng XNK có nhiều khác biệt và mang tính đặc trưng hơn so với thực hiện hợp đồng mua bán thông thường. Với ý nghĩa này, quá trình thực hiện hợp đồng có thể đem lại cho doanh nghiệp kinh doanh XNK nhiều cơ hội và kèm theo đó là những nguy cơ.

Thứ nhất, làm gia tăng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK là việc giao dịch, trao đổi thông tin thường qua phương tiện trung gian. Ngày nay, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong kinh doanh ngày càng lớn và làm xuất hiện một phương thức kinh doanh mới, đó là thương mại điện tử. Với những nét ưu việt của nó, thương mại điện tử đang chiếm vị trí quan trọng trong thế giới kinh doanh bởi nó mở ra phạm vi hoạt động to lớn cho nhà kinh doanh, rút ngắn thời gian thu thập, xử lý, phân tích thông tin. Tuy nhiên, do thực hiện kinh doanh được tiến hành qua mạng máy tính điện tử, một yếu tố không thể được kiểm soát chặt chẽ nên nguy cơ rủi ro lớn hơn nhiều so với phương thức giao dịch thông thường. Khung pháp lý

điều chỉnh thương mại điện tử càng chặt chẽ và hoàn thiện thì rủi ro trong thương mại điện tử càng có ít điều kiện để xuất hiện. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, cũng không ai dám chắc rằng các giao dịch trên mạng là có thực 100%. Người mua luôn lo sợ sau khi thanh toán, không nhận được hàng; người bán luôn sợ sau khi giao hàng, không nhận được tiền. Đây là mối lo thường trực của các nhà kinh doanh XNK theo phương thức truyền thống. Trong thương mại điện tử, sự lo ngại này tăng lên bội phần bởi cả hai bên đều không “xuất đầu lộ diện” trong giao dịch. Đến khi thương vụ rõ ràng đã thất bại thì người bán không biết tìm người mua ở đâu để đòi tiền, còn người mua lại không biết tìm người bán ở đâu để đòi hàng. Kết quả là nhà kinh doanh phải hứng chịu hậu quả nặng nề của những rủi ro trong phương thức kinh doanh hiện đại này.

Thứ hai, chuyển tiền và thanh toán quốc tế cũng là nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân làm gia tăng rủi ro. Đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là đồng tiền tính giá hoặc đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên trong hợp đồng. Việc thanh toán giữa người mua và người bán thường qua trung gian là ngân hàng.Thời điểm thanh toán và thời điểm giao hàng thường khác nhau. Do đó, rủi ro thường xuyên xuất hiện trong khâu thanh toán.

Đứng từ phía người XK, biểu hiện rõ rệt nhất của rủi ro trong thanh toán là người bán đã giao hàng nhưng không nhận được tiền hàng. Trong một số phương thức thanh toán như ghi sổ (open account), chuyển tiền (remittance), nhờ thu (collection), nếu người bán không có các biện pháp đảm bảo thì khả năng không nhận được tiền là rất lớn.

Thanh toán bằng ghi sổ và chuyển tiền hoàn toàn dựa trên uy tín và quan hệ tốt đẹp giữa các bên. Nếu người mua không có thiện chí, sau khi nhận hàng, họ có thể từ chối trả tiền hoặc thậm chí từ chối thực hiện hợp đồng bằng cách không nhận hàng và không thanh toán tiền hàng.

Trong phương thức nhờ thu, có 2 loại: nhờ thu phiếu trơn (Clean Bill Collection) và nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection). Nhờ thu phiếu trơn là phương thức nhờ thu không kèm chứng từ thương mại; trong đó người bán sau khi giao hàng và giao chứng từ sẽ ký phát hối phiếu và gửi chỉ thị nhờ thu đến Ngân hàng XK, Ngân hàng XK ủy thác Ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng NK) thu hộ

tiền. Ngân hàng NK xuất trình hối phiếu đi đòi tiền người NK. Người NK sau khi kiểm tra sẽ ra quyết định có chấp nhận thanh toán hay không. Như vậy, ở phương thức này nguy cơ rủi ro rất lớn. Việc có đòi được tiền hay không, đủ hay không và kịp thời hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người mua, ngân hàng không chịu trách nhiệm. Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người bán chỉ giao hàng chứ không giao chứng từ kèm theo hàng. Chứng từ gửi hàng sẽ được gửi kèm với hối phiếu và chỉ thị nhờ thu. Người mua muốn lấy được chứng từ để đi nhận hàng sẽ phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán lên hối phiếu. Mặc dù nhờ thu kèm chứng từ có an toàn hơn nhờ thu phiếu trơn song rủi ro vẫn tồn tại khi người mua không muốn nhận hàng nên cũng không cần lấy bộ chứng từ và từ chối thanh toán.

Ngay cả ở những phương thức tưởng chừng đảm bảo an toàn như phương thức tín dụng chứng từ (L/C) và bảo lãnh thanh toán (Letter of guarantee), người XK vẫn có thể gặp phải rủi ro.

Ở phương thức tín dụng chứng từ, nếu người bán không kiểm tra kỹ L/C, không phát hiện ra những điều khác biệt so với hợp đồng gây bất lợi cho mình để yêu cầu người mua tu chỉnh L/C và vẫn tiến hành giao hàng thì phải chấp nhận những sai biệt đó và lập bộ chứng từ theo quy định của L/C. Đây chính là một rủi ro vì nó mang lại bất lợi cho người XK. Ngoài ra, trong quá trình lập bộ chứng từ, người bán có thể có những sai sót chẳng hạn như đáng lẽ phải ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành L/C thì lại ký phát đòi tiền người NK. Kết cục là khi xuất trình, bộ chứng từ không được ngân hàng thanh toán.

Ở phương thức bảo lãnh thanh toán, có hai loại bảo lãnh: bảo lãnh theo yêu cầu (demand guarantees) và bảo lãnh kèm chứng từ (documentary guarantees). Nếu thanh toán bằng bảo lãnh theo yêu cầu, quyền lợi nhận tiền hàng của người bán được bảo đảm do khi anh ta xuất trình yêu cầu thanh toán thì ngân hàng phát hành L/C có nghĩa vụ trả tiền. Tuy nhiên nếu thanh toán bằng bảo lãnh kèm chứng từ, trước khi ngân hàng trả tiền cho người bán ngân hàng phải có sự đồng ý của người mua. Nếu người mua có lý do chính đáng, người mua có thể từ chối thanh toán. Kết quả là người bán không nhận được tiền hàng.

nhưng không nhận được hàng. Trường hợp thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trước khi nhận hàng thì có thể người bán sau khi nhận tiền lại không giao hàng. Trường hợp thanh toán bằng L/C, nếu người bán không thực hiện hợp đồng - không giao hàng thì người mua dù không phải trả tiền hàng song cũng phải trả chi phí mở L/C, ngoài ra còn có thể chịu chi phí phát sinh khác như đàm phán tìm người mua, lưu kho hàng hóa, bảo quản hàng hóa, ứ đọng vốn... Trong trường hợp người bán lập bộ chứng từ khống, giả mạo thì ngân hàng chỉ căn cứ vào sự hợp lệ trên bề mặt chứng từ để trả tiền nên người mua có thể gặp phải rủi ro là phải trả tiền hàng mà không nhận được hàng.

Một biểu hiện nữa của rủi ro trong thanh toán quốc tế là sự biến động của tỷ giá hối đoái. Xuất phát từ đặc trưng đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên trong hợp đồng, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm tăng giảm hiệu quả của thương vụ. Nếu đồng tiền thanh toán giảm giá trị so với nội tệ người XK sẽ bị thiệt hại còn người NK sẽ được lợi và ngược lại. Rủi ro xảy ra đối với người này có thể trở thành may mắn với người khác. Do đó, các bên khi ký kết hợp đồng thường lựa chọn một đồng tiền ổn định làm đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro do biến động của tỷ giá khi thực hiện hợp đồng.

Thứ ba, nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân khác song cũng không kém phần quan trọng làm gia tăng rủi ro là tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp thường xảy ra khi một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng quy định về số lượng, chất lượng, bao bì, thời gian và địa điểm giao hàng. Bên mua không nhận hàng, từ chối thanh toán hoặc không trả đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, tranh chấp còn có thể xảy ra do nội dung của hợp đồng mập mờ khó hiểu không thống nhất với nhau dẫn đến việc hiểu sai và thực hiện sai. Khi thực hiện hợp đồng, gặp phải tranh chấp kiện tụng tức là gặp phải rủi ro vì dù thắng hay thua thì các bên cũng có nguy cơ chịu thiệt hại, tổn thất. Đó có thể là thiệt hại về uy tín, trí lực, thời gian, tiền bạc.

Từ phía người vi phạm, ngoài những chi phí về bồi thường do các hành vi vi phạm gây thiệt hại cho đối tác, bên vi phạm còn phải trả các chi phí phát sinh trong quá trình khiếu nại kiện tụng như chi phí trọng tài, phí tòa án, chi phí đi lại trong

quá trình giải quyết tranh chấp, chi phí luật sư... Đứng từ phía người bị vi phạm, anh ta cũng có thể gặp phải rủi ro khi không được bồi thường hoặc không được bồi thường đầy đủ. Hơn thế, trong quá trình khiếu nại kiện tụng nếu hàng hóa hư hỏng mà người bị vi phạm không có biện pháp hạn chế việc gia tăng tổn thất thì phần tổn thất phát sinh thêm không được bồi thường. Trong trường hợp bên vi phạm không có lỗi vì hành vi vi phạm là do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do gặp bất khả kháng hoặc do bên thứ ba gặp bất khả kháng thì người vi phạm được miễn, giảm trách nhiệm và bên bị vi phạm có thể không được bồi thường.

Ngoài thiệt hại vật chất mà các bên phải gánh chịu trong tranh chấp, cả hai bên còn đứng trước nguy cơ mất uy tín, mất quan hệ bạn hàng. Tranh chấp xảy ra nếu không được giải quyết thỏa đáng, hợp tình, hợp lý sẽ làm đổ vỡ quan hệ kinh doanh giữa các bên. Ngay cả khi quan hệ đó không hoàn toàn chấm dứt thì trong các thương vụ sau, các bên cũng có tâm lý e ngại, dè chừng, nghi ngờ lẫn nhau. Hơn nữa nếu vụ kiện bị tiết lộ ra bên ngoài, các bên có thể gặp nhiều khó khăn trong thiết lập quan hệ bạn hàng mới với các đối tác khác vì chữ tín trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay được đánh giá rất cao.

Nguy cơ rủi ro phản ánh trạng thái tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro. Nó là tổng hợp những mối nguy hiểm, hiểm họa có thể gây ra rủi ro. Một cách đơn giản hơn, nguy cơ rủi ro chính là tình thế có thể gây ra sự kiện bất lợi.

Hơn 20 năm cải cách kinh tế vừa qua, Việt Nam đã tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới mà nét biểu hiện rõ rệt nhất là thông qua hoạt động kinh doanh XNK ngày càng đa dạng, phong phú. Bên cạnh mặt tích cực của nó, tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế càng sâu rộng thì các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây rủi ro càng nhiều và do đó nguy cơ rủi ro càng cao.

Thực tiễn cho thấy, nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK thể hiện trên tất cả các bình diện và có ảnh hưởng nhiều chiều tới môi trường kinh doanh XNK của nước ta.

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)