Phát triển thị trường bảo hiểm mạnh và cạnh tranh cao

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 99)

Bảo hiểm thường được coi là một sách lược để giảm tính không chắc chắn của một bên là người được bảo hiểm, thông qua sự chuyển giao những rủi ro hay ít nhất là một phần nào đó những thiệt hại kinh tế mà người được bảo hiểm bị tổn thất

tới một bên khác là người bảo hiểm.

Với ý nghĩa đó, bảo hiểm hàng hóa XNK chính là phương pháp xử lý rủi ro, tổn thất xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nhờ đó, việc chuyển giao, phân tán rủi ro giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác được thực hiện thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm.

Vai trò của bảo hiểm hàng hóa XNK với tư cách là một biện pháp hạn chế rủi ro chủ yếu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam được thể hiện ở một số mặt sau:

- Công ty bảo hiểm bồi thường tổn thất cho các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây ra tổn thất cho hàng hóa XNK.

Thực tiễn kinh doanh bảo hiểm hàng hóa XNK ở các công ty bảo hiểm Việt Nam cho thấy tỷ lệ bồi thường luôn ở mức cao khoảng 60-70%. Chỉ tính riêng giá trị bồi thường tổn thất của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2000, con số này lên tới 23,635 triệu USD trong tổng phí bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK là 36,77 triệu USD, chiếm 64,3%.

Bảng 3.4

Bảo hiểm bồi thường tổn thất cho hàng hóa XNK ở Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 1994 – 2000

Chỉ tiêu Năm Số tiền bảo hiểm hàng hóa XNK (triệu USD) Tổng phí bảo hiểm hàng hóa XNK (tr.USD) Tỉ lệ phí bình quân (%) Tổng giá trị tổn thất được bồi thường (tr.USD) So sánh tổn thất và số tiền được bảo hiểm (%) So sánh giá trị tổn thất và tổng phí bảo hiểm (%) 1994 1310 5,376 0,41 2,041 0,16 37,97 1995 1129 4,563 0,4 2,376 0,21 52,07 1996 1161 5,655 0,46 4,257 0,37 75,28 1997 1161 5,288 0,48 4,50 0,37 80,37 1998 1177 5,680 0,38 3,801 0,32 67,04 1999 1316 4,936 0,36 3,7 0,28 74,96 2000 1462 5,282 0,42 3,21 0,22 60,77 Tổng 8716 36,77 23,635 0,27 64,28

Từ bảng trên, có thể thấy mức bồi thường cho hàng hóa XNK thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trung bình là 3,4 triệu USD/năm. Con số này có ý nghĩa thực sự to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Các khoản bồi thường từ bảo hiểm giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn về mặt tài chính, khắc phục hậu quả của rủi ro và nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Bảo hiểm hàng hóa XNK đòi hỏi cả người bảo hiểm lẫn người được bảo hiểm phải nghiên cứu rủi ro, xác định nguyên nhân và từ đó đề ra các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, góp phần hạn chế rủi ro, tổn thất xảy ra.

Theo Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thất cho hàng hóa XNK trong quá trình chuyên chở đường biển là do những sự cố, tai nạn trên biển, còn những rủi ro do bao bì không phù hợp với tuyến đường vận chuyển, do xếp dỡ ít xảy ra hơn.

Bảo hiểm hàng hóa XNK là biện pháp được áp dụng thường xuyên nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp thường lựa chọn xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Do đó, quyền mua bảo hiểm và thuê tàu thuộc về phía đối tác nước ngoài. Vì vậy có thể nói, thực tế nhiều năm qua cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được thế chủ động trong áp dụng biện pháp hạn chế rủi ro này.

Bảng 3.5

Tỷ trọng kim ngạch XNK tham gia bảo hiểm trong nước Năm Tổng kim ngạch Kim ngạch tham gia BH

trong nước Tỷ trọng (%) XK (tr. USD) NK (tr. USD) XK (tr. USD) NK (tr. USD) XK (tr. USD) NK (tr. USD) 1995 5,449 8,155 0,197 1,916 3,28 23,48 1996 7,256 11,144 0,221 2,370 3,04 21,27 1997 9,185 11,592 0,272 2,132 2,29 18,39 1998 9,361 11,527 0,358 2,188 3,82 18,98 1999 11,540 11,622 0,428 2,211 3,71 19,02 2000 14,300 15,222 0,666 3,535 4,66 23,26

(Nguồn: Thông tin thị trường bảo hiểm số 3 - 8/2001)

gia bảo hiểm trong nước, ta thấy có độ chênh rất lớn. Các doanh nghiệp XNK chỉ mua bảo hiểm 20% trị giá hàng NK; 3,4% trị giá hàng XK tại các Công ty bảo hiểm Việt Nam, phần còn lại rơi vào các Công ty bảo hiểm nước ngoài. Theo tính toán của các chuyên gia Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (VINARE), hàng năm phí bảo hiểm bị chuyển ra nước ngoài lên tới 70 triệu USD.

Do đó, có thể khẳng định rằng giá trị hàng hóa XNK được bảo hiểm tại Việt Nam rất thấp và các doanh nghiệp Việt Nam thường bị động trong giành quyền mua bảo hiểm để hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng XNK.

KẾT LUẬN

Quá trình thực hiện hợp đồng XNK bao giờ cũng là quá trình gian nan, vất vả, nhiều thử thách. Nó gian nan, vất vả ở sự phức tạp riêng có của hoạt động kinh doanh XNK, nhiều thử thách ở những nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn trong từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK, có thể khẳng định sự tồn tại khách quan hết sức đa dạng, phức tạp của rủi ro xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Những biến động về giá cả, sự thay đổi về chất lượng, số lượng, những rủi ro trong thanh toán, vận tải, những nguy cơ rủi ro từ môi trường tự nhiên, chính trị, môi trường cạnh tranh, những thay đổi về cơ chế chính sách điều hành kinh doanh XNK của nhà nước, những yếu kém trong năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tất cả cùng hoà quyện, đan xen vào nhau tạo thành một môi trường kinh doanh XNK ngày càng trở nên bất định.

Tuy vậy, kinh doanh XNK vẫn là lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn nếu doanh nghiệp biết cách phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Thực tế phức tạp, đa dạng của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK đòi hỏi phải có sự phối hợp tích cực giữa doanh nghiệp và nhà nước. Nhà nước cần quan tâm tới các giải pháp vĩ mô còn doanh nghiệp nên tập trung nhiều hơn tới các giải pháp vi mô mang tính chất nghiệp vụ, tổ chức, quản lý.

Rủi ro đã, đang và sẽ mãi tiềm ẩn song hành với quá trình thực hiện hợp đồng XNK. Do đó, không thể kể hết những rủi ro đã xảy ra và càng không thể dự đoán được chính xác những rủi ro sẽ xảy ra. Hy vọng rằng luận văn này đã đưa ra được bức tranh khái quát khá đầy đủ và toàn diện về rủi ro của các doanh nghiệp XNK Việt Nam hơn một thập kỷ qua và một số biện pháp hạn chế phòng ngừa hữu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Qua đó, luận văn đã góp một phần dù là nhỏ bé trong việc nhìn nhận một vấn đề còn đang bỏ ngỏ, chưa được sự quan tâm của nhiều người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Thương Mại (2001), Kỷ yếu xuất khẩu, Hà Nội.

2. Hoàng Văn Châu (1999), Vận tải – giao nhận hàng hoá XNK, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. NXB Chính Trị Quốc Gia (2002), Tranh chấp từ hợp đồng XNK, án lệ trọng tài và kinh nghiệm, Hà Nội.

4. NXB Chính Trị Quốc Gia (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế, Hà Nội.

5. Nguyễn Hồng Đàm, Hoàng Văn Châu, Nguyễn Như Tiến, Vũ Sỹ Tuấn (2005), Vận tải và Giao nhận trong ngoại thương, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội

6. Hoàng Minh Đường (1998), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

7. Trần Trung Hiếu (2006), Nhận biết các tranh chấp và thách thức trong kinh doanh, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

8. Ngô Thị Ngọc Huyền (2001), Rủi ro trong kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Mơ, Hoàng Ngọc Thiết (1997), Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

10.Hà Thị Ngọc Oanh (1999), Thực hành kinh doanh thương mại quốc tế, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong Thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

12. NXB Thống Kê (1995), Những tình huống đặc biệt trong Thanh toán quốc tế, Hà Nội.

13. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương, NXB Lao động xã hội, Hà Nội

14.Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Lịch (2005), Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

15. NXB Thế giới (2001) Bí quyết thương mại, hỏi đáp XK cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội.

16. Vũ Hữu Tửu (1998), Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

17. Vũ Hữu Tửu (2000), Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh XNK, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

18. Đinh Xuân Trình (1998), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

19. Ngô Quang Thân (1998), Quản trị rủi ro, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Hữu Thân (1991), Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, NXB Thông Tin, Hà Nội.

TIẾNG ANH

21. Williams C. Arthur (1998), Risk Management and Insurance, Mc.Graw-Hill.

22. Frank Knight (1998), Risk Management, Prentice Hall.

23. Hendri Louberge (1990), Risk, Information and Insurance, Kluwer Academic Publishsers.

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 99)