Bảo hiểm hàng hóa XNK

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 89)

Hợp đồng là văn bản pháp luật cao nhất giữa hai bên mua - bán vì nó quy định trực tiếp quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các bên trong quan hệ hợp đồng. Rủi ro trong kinh doanh XNK hầu hết phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

nhưng trong rất nhiều trường hợp mầm mống của rủi ro lại phôi thai ngay từ khi đàm phán, ký kết do những sơ hở của các điều khoản quy định trong hợp đồng. Chính vì vậy, biện pháp chủ động phòng tránh rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng XNK hiệu quả nhất chính là đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế rủi ro.

Qua phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng XNK của các doanh nghiệp Việt Nam, có thể đưa ra một số giải pháp mang tính kỹ thuật nghiệp vụ như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp các nguyên nhân và biện pháp hạn chế rủi ro Rủi ro có

thể gặp phải

Nguyên nhân gây rủi ro Biện pháp hạn chế rủi ro 1.Chất lượng - Hợp đồng không quy định rõ ràng về phẩm chất - Quy định cụ thể trong hợp đồng về: + phương pháp xác định chất lượng: theo mẫu, tiêu chuẩn phẩm cấp, quy cách.

+ giá trị pháp lý của giấy chứng nhận chất lượng để làm căn cứ miễn trách nếu rủi ro xảy ra

+ thời gian, địa điểm, phương pháp, cơ quan kiểm tra chất lượng

- Bao bì rách, hỏng, không phù hợp với hàng hoá

- quy định cụ thể trong hợp đồng về vật liệu, hình thức,kích cỡ số lớp, đai nẹp phù hợp với hàng hoá và tuyến đường chuyên chở

- hàng là hàng mau hỏng, tuyến đường chuyên chở qua nhiều vùng khí hậu khác nhau

- quy định đặc biệt về bao bì, cách thức xếp dỡ bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển 2. Số lượng - Hàng bị hao hụt tự nhiên - Quy định tỉ lệ miễn trừ hợp lý - Nguồn hàng không ổn định về số lượng, hao hụt dọc đường

- Bao bì rách, vỡ - Quy định cụ thể điều khoản bao bì về vật liệu, kích cỡ, số lớp, đai nẹp.

3. Giá cả - Biến động của giá cả đầu ra

- Biến động của giá cả đầu vào

- Đưa vào hợp đồng các phương pháp quy định giá như:

+ Giá quy định sau: giá xác định khi thực hiện hợp đồng

+ Giá linh hoạt: giá xác định khi kí kết nhưng được điều chỉnh nếu vượt qua ngưỡng quy định

+ Giá di động: giá được tính toán vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu

4. Thanh toán

- Người mua không thanh toán, không mở L/C, chậm mở L/C, trả thiếu tiền, trả chậm

- Quy định biện pháp đảm bảo thanh toán: + Phạt vi phạm nghĩa vụ mở L/C

+ Phạt vi phạm do trả chậm, trả thiếu + Mở L/C xác nhận, bảo lãnh thanh toán (letter of guarantee)

- Người bán không giao hàng

- Quy định người bán mở bảo đảm thực hiện hợp đồng (performance bond hoặc standby L/C )

- Bộ chứng từ không hợp lệ, làm người bán không nhận được tiền, người mua không nhận được hàng

- Quy định rõ ràng nội dung và hình thức của các chứng từ giao hàng, chứng từ tài chính trong điều khoản thanh toán

- Nghiên cứu kĩ năng lực tài chính của đối tác

5. Vận tải - Tai nạn, sự cố hàng hải - Mua bảo hiểm hàng hoá XNK, thuê tàu đủ khả năng đi biển, quy định về tuổi tàu - Cướp biển - Lựa chọn tuyến đường chuyên chở an toàn - Lừa đảo trong thương

mại hàng hải

- Thuê tàu của hãng tàu có uy tín,biết rõ quốc tịch, nguồn gốc con tàu

Người ta có thể lựa chọn bảo hiểm cho rủi ro với những cách dưới đây:

Bảo hiểm hàng hoá XNK:

Bảo hiểm hàng hoá XNK là biện pháp truyền thống để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm đúng cho đối tượng bảo hiểm lại là một nghệ thuật không đơn giản chút nào.

Bảo hiểm chỉ phát huy tác dụng là một biện pháp hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp mua đúng bảo hiểm – tức là mua bảo hiểm theo điều kiện nào để khi tổn thất xảy ra sẽ đươc bồi thường và tiết kiệm chi phí nhất.

Do tính chất khác nhau của từng loại hàng hoá, nên khi mua bảo hiểm doanh nghiệp cần lưu ý đến tính chất hàng hoá, quy cách đóng gói, tuyến đường vận chuyển. Dưới đây là một số loại hàng hoá XNK phổ biến và các điều kiện bảo hiểm thường được áp dụng:

Bảng 3.2

Các điều kiện bảo hiểm cho một số loại hàng hoá XNK phổ biến

Mặt hàng Đặc tính Điều kiện bảo hiểm

(ĐKBH) nên áp dụng

*Than Dễ bắt lửa FPA + ĐKBH nóng, tự bốc

cháy

*Quặng Phát nhiệt cao FPA + ĐKBH nóng, tự bốc

cháy *Gỗ Dễ hút ẩm, nứt nẻ, cong vênh,

mối mọt, cháy

FPA

*Phốt phát Dễ hút ẩm FPA + ĐKBH chi phí sấy

*Dầu công

nghiệp

Dễ cháy, nhiễm điện, dễ nổ, dễ nhiễm bẩn do cặn bẩn trong giếng dầu ĐKBH dầu chở xá + BH rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm dầu + BH nóng, tự bốc cháy *Hoá chất - đóng bao - lỏng, không bao bì - Bao bì dễ hư hỏng, rách vỡ, dễ hút ẩm - Dễ nhiễm bẩn, hao hụt - WA + BHRR mưa,nước ngọt, không giao hàng hoặc AR

- WA + BHRR dễ nhiễm bẩn, thiếu hàng

*Bông thô Dễ nhiễm bẩn dễ hút ẩm, mục nát, dễ bị ôxy hoá, tự bốc cháy

AR + bảo hiểm hư hỏng từ nơi xuất xứ (do mưa bùn gây ra trước khi gửi hàng) *Len Dễ hút ẩm, mục nát, ôxy hoá, dễ

cháy

AR

*Hàng dệt Rủi ro mất trộm, không giao hàng, dễ cháy, hút ẩm dễ hỏng, đứt sợi

AR hoặc WA + bảo hiểm mất trộm, không giao hàng

*Da, da thuộc Dễ đổ mồ hôi, nóng lây bẩn do tiếp xúc với hàng khác trộm cắp, không giao hàng

WA+ BHRR nước ngọt, nước biển hoặc AR

*Máy móc Dễ hỏng hóc bộ phận AR + điều khoản thay thế phụ tùng

*Sắt thép Dễ gỉ, han FPA hoặc AR

*Hàng đông lạnh, thịt và hải sản khác

Dễ ôi thiu, dễ ảnh hưởng của quá trình hoạt động sinh trưởng của vi sinh

FPA

*Đồ hộp Dễ mất cắp, gỉ, nhãn bị mốc, bong AR + bảo hiểm nhãn hiệu (label clause)

*Hạt Dễ ẩm, đọng sương, đổ mồ hôi, dễ phát triển thành cây, độ thuỷ phần cao

WA + BHRR mưa, nước ngọt, độ ẩm hàng hoá + BHRR đổ mồ hôi, nóng

Ghi chú: - WA : ĐKBH miễn tổn thất riêng (ICC-1963)

- FPA : ĐKBH tổn thất riêng (ICC-1963)

- AR : ĐKBH mọi rủi ro (ICC-1963)

Bảo hiểm rủi ro do tỷ giá và giá cả hàng hoá biến động:

Bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Để bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong số các cách sau:

Bảo hiểm kỳ hạn: bảo hiểm kỳ hạn là sự thoả thuận về việc chuyển đổi hai đơn vị tiền tệ vào một ngày quy định trong tương lai theo tỷ giá hối đoái được xác định khi hai bên ký hợp đồng bảo hiểm .

Giả sử sau khi ký hợp đồng XNK dự đoán tỷ giá giảm, người XK bị lỗ vì khi quy đổi, số nội tệ thu về ít hơn ban đầu. Người XK có thể tránh rủi ro này bằng cách bán kỳ hạn ở sở giao dịch một lượng ngoại tệ bằng với trị giá hợp đồng với tỉ giá bằng tỉ gía ở thời điểm ký hợp đồng xuất nhập khẩu.

Nếu tỷ giá giảm, hợp đồng XK bị lỗ nếu tính theo tỉ giá mới nhưng hợp đồng bán kỳ hạn lại lãi đúng một khoản bằng khoản lỗ.

Trường hợp ngược lại, dự đoán tỷ giá tăng, người NK mua kỳ hạn một lượng ngoại tệ với tỉ giá bằng tỉ giá khi ký hợp đồng .

Sử dụng hợp đồng quyền chọn (Option contract):

Hợp đồng quyền chọn có hai loại: hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option).

Hợp đồng quyền chọn mua (quyền chọn bán) cho phép mua (bán) một lượng ngoại tệ với giá quy định trước bất kể tỷ gía trên thị trường biến động như thế nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Người mua hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng hoặc có thể huỷ hợp đồng và phải trả một khoản phí gọi là phí chọn mua (phí chọn bán).

Nhà kinh doanh XNK có thể sử dụng nghiệp vụ này để bảo hiểm rủi ro tỉ giá. Dự đoán tỷ giá tăng, người NK sẽ bất lợi do số nội tệ phải bỏ ra mua ngoại tệ để thực hiện hợp đồng NK tăng, anh ta có thể mua quyền chọn mua với tỷ giá bằng tỷ giá khi ký hợp đồng. Nếu dự đoán đúng, người mua bị lỗ trong hợp đồng XNK

nhưng lại lãi trong hợp đồng quyền chọn. Nếu dự đoán sai, người mua có thể huỷ hợp đồng và chỉ phải trả phí chọn mua.

Dự đoán tỷ giá giảm, người XK sẽ bất lợi, anh ta có thể mua quyền chọn bán với tỷ giá bằng tỷ giá khi ký hợp đồng. Nếu dự đoán đúng, người bán bị lỗ trong hợp đồng XNK nhưng lại lãi trong hợp đồng quyền chọn. Nếu dự đoán sai, người bán có thể huỷ hợp đồng và chỉ phải trả phí chọn bán.

Bảo hiểm rủi ro do giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động:

Để tránh rủi ro này, nhà kinh doanh XNK có thể tham gia vào các giao dịch ở Sở giao dịch hàng hoá như giao dịch kỳ hạn, giao dịch khống, nghiệp vụ tự bảo hiểm.

Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định nhằm mục dích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng với lúc giao hàng.

Nghiệp vụ tự bảo hiểm là biện pháp kỹ thuật thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất áp dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính bằng cách lợi dụng giao dịch khống trên Sở giao dịch. Ví dụ, một thương nhân mua một lượng lạc vào tháng 8, dự tính 3 tháng sau sẽ bán lại để thu lãi bình thường trong kinh doanh. Sợ rằng đến tháng 11 giá lạc sẽ hạ và thương vụ sẽ lỗ nên ngay từ tháng 8 khi mua vào, thương nhân đó đến sở giao dịch để bán khống một lượng lạc ngang với lượng mua vào theo giá của tháng 8 và hạn giao là tháng 11. Đến tháng 11, thương nhân bán lượng lạc theo giá thị trường lúc đó, đồng thời cũng đến Sở giao dịch thanh toán chênh lệch giá của hợp đồng bán khống. Nếu giá ở tháng 11 hạ hơn giá tháng 8 thì thương nhân này bị lỗ trong giao dịch hiện vật nhưng lãi trong giao dịch khống và ngược lại. Lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia làm cho thương nhân này không bị tác động của biến động giá cả.

Tuy nhiên, ở Việt Nam các biện pháp này khó có thể được thực hiện ở thời điểm hiện tại khi SGD mới đang ở giai đoạn phôi thai.

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)