Rủi ro phát sinh trong việc giao hàng

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 39)

a. Rủi ro đối với người Mua do người Bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng.

Giao hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương bao gồm: + Thời hạn giao hàng

+ Số lượng hàng hóa + Chất lượng hàng hóa + Chủng loại hàng hóa

Rủi ro trong việc giao hàng của hợp đồng thường được biểu hiện dưới hình thức giảm số lượng, thiếu hụt về trọng lượng, thể tích, mất hoặc giảm giá trị thương mại, quy cách phẩm chất của hàng hóa không đúng với quy định trong hợp đồng.

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nghĩa vụ giao hàng của người bán được quy định trong các điều khoản có liên quan như: tên hàng, số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, điều khoản bao bì... Việc người bán vi phạm một trong các điều khoản trên được coi là vi phạm nghĩa vụ giao hàng.

Theo quy định của hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thì người bán phải giao hàng đúng như trong thời hạn đã thoả thuận. Thời gian đó có thể vào một ngày cụ thể, ví dụ: vào ngày 31/12/2007 hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng, ví dụ: không chậm quá ngày 31/12/2007 hoặc vào một khoảng thời gian như tháng 12/2007, quý IV năm 2007 hoặc vào một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo sự lựa chọn của một trong hai bên (thường là bên bán), ví dụ: trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng

tuỳ theo sự lựa chọn của người bán. Như đã nói ở phần trên thì thời hạn giao hàng, theo quy định của luật pháp Việt Nam cũng như của một số nước khác là một trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Do vậy, nếu người bán không giao hàng hoá đúng thời hạn thì người bán đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng, vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương và giữa các bên khó tránh khỏi xảy ra tranh chấp.

Hơn nữa, khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng người bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng về mặt số lượng. Điều 345 Công ước Viên 1980 quy định: “Người bán giao hàng đúng số lượng...”; còn điều 60 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam (1997) cũng quy định: “Người bán phải giao hàng đúng số lượng...”. Như vậy, người bán bị coi là vi phạm hợp đồng nếu chỉ giao một số lượng hàng hoá thực tế ít hơn số lượng quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên theo tập quán thương mại quốc tế, người bán chỉ buộc phải tuân thủ đúng số lượng hàng hoá trong hợp đồng trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá cá biệt, hàng đặc định hoặc các mặt hàng số lượng nhỏ với đơn vị đo là cái, chiếc... như máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy... Còn trong trường hợp hàng hoá - đối tượng của hợp đồng là hàng đồng loại, số lượng lớn và được xác định bằng các đơn vị đo trọng lượng, khối lượng, dung tích như tấn, tạ, mét khối... ví dụ như ngũ cốc, gạo, than đá, nguyên vật liệu và hợp đồng thường quy định một số lượng phỏng chừng, thì người có quyền giao với số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định.

Tranh chấp về số lượng có thể phát sinh từ các vấn đề như: cách xác định số lượng (trọng lượng), địa điểm xác định số lượng (trọng lượng) và giá trị pháp lý của việc xác định đó. Tranh chấp về số lượng (trọng lượng) thường xảy ra đối với những hàng hoá mà số lượng có thể thay đổi như: nông sản, rau, hoa quả tươi... Khi các bên quy định địa điểm xác định số lượng (trọng lượng) phải quan tâm tới điều kiện cơ sở giao hàng. Có nhiều trường hợp hợp đồng quy định địa điểm xác định số lượng (trọng lượng) cuối cùng mâu thuẫn với điều kiện cơ sở giao hàng. Quy định như vậy khi phát sinh tranh chấp về số lượng (trọng lượng) sẽ rất khó giải quyết. Ví dụ: điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng là FOB cảng Hải phòng, theo Incoterms 2000, nhưng lại quy định địa điểm xác định trọng lượng cuối cùng là “cảng đến”. Theo điều kiện FOB Incoterms 2000 thì trách nhiệm của người bán sẽ chấm dứt khi hàng qua lan can tàu tại cảng đi và kể từ đấy rủi ro sẽ chuyển từ người

bán sang người mua nhưng hợp đồng lại quy định nơi xác định trọng lượng cuối cùng là “cảng đến” thì người bán khi hoàn thành nghĩa vụ của giao hàng theo điều kiện FOP vẫn chưa thể thoát trách nhiệm. Quy định như vậy là làm thay đổi bản chất của điều kiện cơ sở giao hàng và là sơ hở của người bán, khi có tranh chấp về trọng lượng sẽ làm người bán bị thiệt thòi.

Trong các tranh chấp do người bán vị phạm nghĩa vụ giao hàng tranh chấp phát sinh từ điều khoản chất lượng chiếm một tỷ lệ rất lớn. Nó là tranh chấp rất phổ biến. Theo quy định của hợp đồng người bán phải có nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Nếu đối tượng hợp đồng là hàng hoá đặc định thì người bán phải giao hàng có phẩm chất hoàn toàn phù hợp với quy định của hợp đồng. Mọi sự khác biệt về phẩm chất đều bị coi là vi phạm hợp đồng và chắc chắc sẽ dẫn đến các tranh chấp phát sinh.

Trong nghĩa vụ giao hàng của người bán còn phải kể đến việc kiểm tra sự phù hợp về phẩm chất và số lượng của hàng hoá thực tế đã giao với các quy định của hợp đồng. Trong mua bán quốc tế cả người mua và người bán đều có thể tiến hành kiểm tra hàng hoá tại nơi đi hoặc nơi đến, không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của việc kiểm tra như hợp đồng ấn định. Nhưng vấn đề đặt ra là kết quả kiểm tra ở nơi nào có giá trị pháp lý cuối cùng, tức là có tính quyết định và ràng buộc cả hai bên. Kết quả kiểm tra thường được thể hiện qua “giấy chứng nhận phẩm chất và số lượng và được coi là có giá trị pháp lý khi nó phản ảnh rõ ràng, trung thực hàng giao thực tế, được xác định bởi tổ chức kiểm tra - giám định có thẩm quyền và việc kiểm tra được tiến hành đúng thời gian, địa điểm nội dung và phương pháp do hợp đồng quy định. Giấy chứng nhận sự phù hợp thường có hai loại:

- Giấy chứng nhận sự phù hợp không có tính chất quyết định, tức là không có giá trị pháp lý cuối cùng. Ví dụ, hợp đồng chỉ quy định việc kiểm tra phẩm chất ở nước đi do cơ quan X tiến hành. Trong trường hợp này người bán chưa hết trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến và người mua có quyền bác bỏ giấy chứng nhận đó.

- Giấy chứng nhận về sự phù hợp có tính chất quyết định (có giá trị pháp lý cuối cùng). Điều này được thể hiện trong hợp đồng và khi đó giấy chứng nhận này ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên. Vì thế người bán thường muốn việc kiểm tra ở nơi

đi có tính quyết định, khi đó, người xuất khẩu có thể không phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến. Cách quy định này đương nhiên có lợi cho người bán vì hàng hoá trong mua bán quốc tế thường phải vận chuyển dài ngày, qua nhiều vùng khí hậu khác nhau nên rất dễ bị tổn thất. Tuy vậy, sự miễn trách của người bán về sự phù hợp cũng chỉ có tính chất tương đối. Người nhập khẩu vẫn có quyền chứng minh ngược lại khi thấy có sự man trá hay thông đồng với cơ quan giám định của người bán, quá trình kiểm tra có khuyết điểm, nội dung giấy chứng nhận không rõ ràng... Người nhập khẩu, ngược lại thường muốn việc kiểm tra sự phù hợp ở nơi đến có tính quyết định. Bởi vì khi đó, ở mức độ nhất định người bán phải có trách nhiệm về sự phù hợp của hàng hoá ở nơi đến. Người nhập khẩu yên tâm hơn về quá trình vận chuyển và độ chính xác của việc kiểm tra ở nước mình. Ý chí của hai bên về vấn đề này không giống nhau nên cũng dễ có sự tranh chấp, bất đồng xảy ra, nhất là khi trong hợp đồng không quy định rõ ràng về giá trị của giất chứng nhận phẩm chất. Có thể xem xét vụ việc sau như một ví dụ: Năm 1990, công ty Intexim (Việt Nam) ký một hoá đơn bán lạc nhân cho Exim (Tiệp Khắc cũ) trong đó không nói gì về hàm lượng độc tố aflatoxin. Trước lúc giao hàng, Exim yêu cầu Intexim kiểm tra kỹ về hàm lượng độc tố này. Trên cơ sở kết quả giám định của Vinacontrol, Intexim đã điện báo cho Exim rằng chất lượng hàng phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu, không có aflatoxin. Khi hàng đến Tiệp Khắc, cơ quan giám định tại đây phát hiện hàm lượng độc tố aflatoxin vượt quá mức quy định an toàn thực phẩm là 5 phần tỷ. Intexim lấy mẫu về nước kiểm tra lại thì thất đúng là có aflatoxin nhưng dưới 5 phần tỷ. Intexim từ chối khiếu nại của Exim với hai lý do: hàm lượng độc tố dưới 5 phần tỷ, lạc nhân vẫn sử dụng được cho người; việc trả lời không có aflatoxin là căn cứ vào kết quả kiểm tra của Vinacotrol. Phía Exim cho rằng điện báo “không có aflatoxin” là một cam kết bổ sung vào hợp đồng, do vậy việc lạc nhân giao dù chỉ có dưới 5 phần tỷ aflatoxin vẫn là sự vi phạm hợp đồng đã ký. Như thế, trong vụ việc này Intexim đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng mua bán.

Một ví dụ khác: Công ty Minsung của Hàn Quốc ký một hợp đồng nhập khẩu với một công ty ở Yên Bái, Việt Nam 60 tấn quế, trong đó quy định có 40 tấn quế vụn loại A. Hợp đồng không quy định rõ về quy cách chất lượng. Không quy định

rõ kiểm tra chất lượng cuối cùng tại đâu, chỉ quy định “độ dày 2,8 mm trở lên, độ dài 10 cm trở lên, giá 2050USD/1 MT FOB cảng Hải phòng theo điều kiện Incoterms 1990”.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty Minsung đã cử người lên tận Yên Bái để kiểm tra giám sát chất lượng trước khi đóng bao, cả khi mở bao đã đóng ra để kiểm tra thì thấy chất lượng đạt yêu cầu. Sau khi đóng bao xong đại diện phía Hàn Quốc đã ký vào biên bản chứng nhận phẩm chất đạt yêu cầu. Hàng đóng xong, gửi tại kho Yên Bái 2 ngày trước khi chuyển xuống Hải phòng để giao lên tàu. Về tới Hàn Quốc, 20 ngày sau, Hải quan Hàn Quốc kiểm tra kết luận hàng không bảo đảm chất lượng. Công ty Hàn Quốc đã mời một công ty giám định của Hàn Quốc tới thì kết luận là hàng không đảm bảo chất lượng (có tới 90% là quế rừng, không phải là quế Yên Bái, độ dài, độ dày không đảm bảo như hợp đồng). Bên Hàn Quốc đã gửi hàng vào kho ngoại quan sau đó tiến hành kiện công ty Việt Nam. Bên Hàn Quốc lập luận: Bên Việt Nam giao hàng không đúng như quy định trong hợp đồng căn cứ vào kết quả giám định của công ty Hàn Quốc và nghi ngờ có sự đánh tráo hàng khi hàng đã được đóng gói xong và gửi tại kho Yên Bái 2 ngày.

Vụ tranh chấp phải trải qua hai lần xét xử mới thành công. Lần thứ nhất là do toà án kinh tế tỉnh Yên Bái xử với phán quyết như sau: Công ty xuất khẩu Việt Nam phải bồi thường 95.000 USD cho phía Hàn Quốc do vi phạm nghĩa vụ giao hàng (giao không đúng chất lượng). Lần thứ hai là do toà án kinh tế thuộc toà án tối cao ra phán quyết: bác toàn bộ phán quyết sơ thẩm, bên bán Việt Nam không phải chịu trách nhiệm vì những lý do sau:

+ Bên bán Việt Nam xuất trình giấy chứng nhận phẩm chất có chữ ký của đại diện phía Hàn Quốc là quế đủ chất lượng.

+ Bên Hàn Quốc nghi ngờ có sự đánh tráo hàng trong 2 ngày đêm nằm hàng tại kho Yên Bái song họ không chứng minh được.

+ Bên Hàn Quốc không chứng minh được chất lượng của quế tồi là do ẩn tỳ nên khi kiểm tra tại kho không phát hiện được.

+ Điều kiện bán là FOB Hải phòng theo Incoterms 1990 nên người bán hết trách nhiệm khi hoàn thành việc giao hàng cho tàu tại cảng Hải phòng do phía Hàn Quốc thuê.

Từ hai ví dụ trên ta thấy tranh chấp về chất lượng của hàng hoá là các tranh chấp thường xuyên xảy ra trong buôn bán quốc tế vì thế để hạn chế loại tranh chấp này các bên cần có những quy định cụ thể, rõ ràng khi ký kết hợp đồng mua bán.

Trong những tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ giao hàng, tranh chấp còn có thể phát sinh từ việc người bán không hoàn thành nghĩa vụ về bao bì hàng hoá. Đối với những hàng như than đá, vật liệu xây dựng... thì người bán không phải lo bao bì. Song đại đa số các hàng hoá được đem ra trao đổi đều có những đòi hỏi nhất định về bao bì đóng gói. Điều khoản về đóng gói bao bì thường được quy định cụ thể trong hợp đồng. Người bán sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng nếu người bán cung cấp hàng hoá có bao bì không đúng quy định của hợp đồng như: ghi sai ký mã hiệu hàng hoá, ghi sai tên người nhận hàng, ghi các chú thích về hàng hoá không đầy đủ, bao bì không đảm bảo cho việc chuyên chở hàng hoá, không đảm bảo cho việc bảo vệ hàng hoá và chất lượng của hàng hoá... và người bán phải có trách nhiệm đối với những tổn thất của hàng hoá và các chi phí mà người mua phải gánh chịu.

Người bán còn bị coi là không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nếu như người bán giao hàng không đúng địa điểm. Địa điểm giao hàng của người bán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể được quy định bằng một điều khoản riêng rẽ hoặc có thể được quy định ngay trong điều khoản giá cả. Ví dụ “350 USD/1 MT FOB cảng Hải phòng theo Incoterms 2000”. Địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đối với việc di chuyển rủi ro về hàng hoá. Nếu như người bán giao hàng không đúng địa điểm sẽ gây khó khăn, tốn kém cho người mua trong việc điều phương tiện vận tải tới nhận hàng, thậm chí người mua không thể nhận được hàng, lúc đó tranh chấp tất yếu sẽ phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Rủi ro do người Bán vi phạm nghĩa vụ cung cấp chứng từ liên quan đến hàng hoá

Có thể nói trong mua bán ngoại thương, chứng từ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chứng từ hàng hoá có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị chất lượng và số lượng của hàng hoá. Nó làm bằng chứng cho việc giao hàng của người bán, là cơ sở để thanh toán, là bằng chứng cho việc nhận hàng để chở của người chuyên chở, là cái mà người mua cần phải có để được nhận hàng. Do đó thực hiện hợp đồng mua

bán ngoại thương gắn liền với việc người bán chuyển giao chứng từ liên quan tới hàng hoá cho người mua. Người bán có nghĩa vụ phải giao bộ chứng từ cho người mua đúng thời hạn quy định trong L/C. Việc người bán không giao hoặc giao chậm chứng từ sẽ bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua. Khi đó tranh chấp phát sinh là điều khó tránh khỏi.

Những chứng từ chủ yếu mà người bán phải có nghĩa vụ giao cho người mua thường là hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết, giấy chứng nhận số lượng, vận đơn. Ngoài ra, hợp đồng mua bán có thể quy định thêm các chứng từ khác như hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm dịch… Trong số các chứng từ nói trên thì vận đơn là một chứng từ đặc biệt quan trọng, chứng từ này do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng (thường là người bán) và người này phải gửi nó cho người mua để người mua nhận hàng. Thông thường sau khi gửi hàng người bán nhất thiết phải gửi vận đơn gốc cho người mua thông qua ngân hàng để người mua

Một phần của tài liệu Các rủi ro phát sinh khi thực hiện hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 39)