Mặc dù lĩnh vực tiền tệ ở Việt Nam, trong đó tỷ giá hối đoái là một mảng quan trọng, vẫn đang được coi là lĩnh vực đóng với nền kinh tế thế giới - đồng tiền chưa tự do chuyển đổi, tài khoản vốn chưa được tự do hóa - nhưng đây lại là lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể đem lại lợi ích cho một thương vụ XK và gây ra thiệt hại cho thương vụ NK hoặc ngược lại. Tuy nhiên sự biến đổi quá nhanh của tỷ giá hối đoái luôn là nguy cơ rủi ro lớn cho mọi doanh nghiệp kinh doanh XNK.
Biểu đồ 4: Tỷ giá danh nghĩa USD/VND
(Nguồn: Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Tổng cục Thống kê.
Kinh tế Việt Nam và thế giới 1999 - 2000, tr 30; 2000 - 2001, tr 26) (Ghi chú: tỷ giá danh nghĩa lấy vào thời điểm cuối năm)
Biểu trên cho thấy, tỷ giá hối đoái tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1989 - 1991 và tăng chậm dần đều giai đoạn 1992 - 2000. Thời kỳ 1989 - 1991, tỷ giá danh nghĩa tăng từ 4200đ/1 USD tới 12720đ/USD, làm cho các hợp đồng XK lợi lớn và hợp đồng NK bị lỗ. Năm 1992, mặc dù lượng XNK không biến động lớn trong thời kỳ này song nhờ tác động tỷ giá hối đoái tăng mà lần đầu tiên và cũng là lần duy
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 1989 1990 1991 19921993 19941995 1996 1997 1998 1999 2000 n¨m US D /V ND VND
nhất đến nay, Việt Nam xuất siêu.
Tỷ giá là một chỉ tiêu nhạy cảm, nó biến động từng giờ, từng ngày. Giả sử một thương vụ có chu kỳ kinh doanh bình quân là 3 tháng, tốc độ tăng tỷ giá là 1%/tháng (mức tăng trung bình của tỷ giá hối đoái qua các tháng trong nhiều năm từ 1992 - 2000), với 1 triệu USD nhập khẩu thiệt hại có thể lên tới 400 triệu đồng.
Ta xem xét một ví dụ về sự biến động trong tỷ giá đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp như thế nào.
Công ty XNK Tổng hợp B ký kết một hợp đồng xuất khẩu gỗ đã qua chế biến sang Đức cho một doanh nghiệp. Hợp đồng có tổng giá trị xấp xỉ 1 triệu EUR. Công ty của Đức cũng đã tiến hành mở L/C để thanh toán cho 100% giá trị hợp đồng nói trên. Vào thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá của đồng EUR/VND là 1EUR = 23.700VND (thời điểm tháng 10 năm 2007). Như vậy, công ty B dự kiến sẽ thu về được khoảng 23,7 tỷ đồng. Sau 2 tháng sản xuất và chuẩn bị hàng xuất khẩu, đến tháng 12 năm 2007 thì mọi công việc chuẩn bị hàng hóa đã hoàn tất. Tuy nhiên, lúc này tỷ giá EUR/VND đã bị giảm xuống chỉ còn 1EUR = 23.250VND. Như vậy, chưa xuất hàng công ty B đã cầm chắc bị thiệt hại mỗi EUR là 450VND, tổng hợp đồng bị thiệt mất gần 450 triệu đồng.