1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang

96 939 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 804,5 KB

Nội dung

Qua 14năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quantrọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta.Khuyến nông là một quá trình, mộ

Trang 1

Giang

Trang 2

M c L cục Lục ục Lục

PHẦN I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

Mục tiêu cụ thể: 3

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 3

Phạm vi nghiên cứu: 3

PHẦN II 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1.1 Các định nghĩa cơ bản về khuyến nông 4

2.1.2 Nội dung hoạt động của khuyến nông 5

2.1.3 Chức năng và yêu cầu của khuyến nông 7

2.1.4 Các nguyên tắc khuyến nông 7

2.1.5 Mục tiêu của tổ chức khuyến nông 9

2.1.6 Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông 9

2.1.7 Các phương pháp khuyến nông 10

2.1.8 Kế hoạch và lập kế hoạch khuyến nông 11

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12

2.2.1 Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới 12

2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam 15

2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam 15

2.2.2.2 Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Việt Nam 17

2.2.2.3 Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ngoài Nhà nước 19

2.2.2.4 Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông 20

Tổ chức 20

Giúp đỡ dân nghèo 20

2.2.3 Kết quả hoạt động công tác khuyến nông ở Việt nam 21

Bảng 1: Sản lượng lương thực, lúa và ngô của Việt Nam 21

PHẦN III 23

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.1.1 Vị trí địa lý 23

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn 24

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế 24

3.1.2.1 Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai 24

3.1.2.2 Đặc điểm dân số lao động 27

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang 27

3.1.2.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 28

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Thế qua 3 năm (04 - 06) 32

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35

Trang 3

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 37

Các đối tượng phỏng vấn/thảo luận 37

Bố Hạ 37

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 37

3.2.4 Phương pháp lập kế hoạch khuyến nông 38

PHẦN IV 38

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM 39

4.1.1 Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng của Trạm 39

4.1.1.1 Căn cứ thành lập Trạm 39

4.1.1.2 Cơ sở hạ tầng của Trạm 40

4.1.2 Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trạm 40

4.1.2.1 Nguồn nhân lực của Trạm và đội ngũ CBKN cơ sở 40

TRÌNH ĐỘ 41

Đại học 41

4.1.2.2 Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lưới 41

CLB KN 42

- Nông dân sản xuất giỏi 42

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo 42

Nông dân sản xuất đại trà 42

4.1.3 Hệ thống chuyển giao và nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm 45

4.1.3.1 Hệ thống chuyển giao KTTB nông nghiệp ở huyện Yên Thế 45

4.1.3.2 Hệ thống chuyển giao của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế 46

4.1.3.3 Nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm 47

4.1.4 Nội dung hoạt động và kết quả khuyến nông của Trạm 50

4.1.4.1 Nội dung hoạt động khuyến nông của Trạm 50

4.1.4.2 Kết quả hoạt động khuyến nông của trạm 51

4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN YÊN THẾ 52

4.2.1 Đánh giá của người dân (đối tượng hưởng lợi) 52

NỘI DUNG 53

Hộp 2: Tâm sự của một nông dân xã Đồng Kỳ 56

Hôp 3: Tâm sự của một nông dân xã Tân Sỏi 56

4.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông của Trạm 56

4.2.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền 57

4.2.2.2 Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật 57

Hộp 4: Tâm sự của một nông dân về việc tham gia tập huấn kỹ thuật 60

4.2.2.3 Đánh giá kết quả tham quan hội thảo 60

Cuộc 61

4.2.2.4 Đánh giá kết quả xây dựng mô hình trình diễn 62

4.2.2.4.1 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành trồng trọt 62

4.2.2.4.2 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành chăn nuôi 64

4.2.3 Tác động của khuyến nông đến KQSX nông nghiệp của huyện 67

4.2.3.1 Tác động về mặt kinh tế 67

4.2.3.1.1 Biến đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 67

Bảng 18: Biến đổi cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp của Yên Thế 67

4.2.3.1.2 Biến đổi cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng vật nuôi 68

Bảng 19: KQSX một số sản phẩm nông nghiệp huyện vài năm gần đây 68

Thành tiền 70

4.2.3.2 Tác động về mặt xã hội và môi trường 70

4.2.4 Tác động của khuyến nông đến SXNN ở Bố Hạ, Đồng Kỳ và Tân Sỏi 71

Trang 4

4.2.4.1 Tác động trong trồng trọt 71

CÂY 72

Xã 72

Lúa 72

4.2.4.2 Tác động trong chăn nuôi 72

VẬT NUÔI 73

Trâu 73

Bố Hạ 73

Gia cầm 73

4.2.5 Đánh giá chung về hoạt động khuyến nông ở Yên Thế 73

4.2.5.1 Đánh giá của cán bộ khuyến nông 73

4.2.5.2 Đánh giá hoạt động khuyến nông của Trạm (kênh KN nhà nước) 76

4.2.5.3 Đánh giá chương trình khuyến nông của các kênh khác 77

4.3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 79

4.3.1 Định hướng 79

4.3.1.1 Định hướng chung 79

4.3.1.2 Định hướng cụ thể 80

4.3.2 Giải pháp 81

4.3.2.1 Giải pháp chung 81

4.3.2.2 Giải pháp cụ thể 82

4.3.2.3 Giải pháp lập kế hoạch khuyến nông 83

4.3.2.2.1 Bước 1: Phân tích tình hình 84

Hộp 8: Cây vấn đề 85

Năng suất lúa thấp 85

4.3.2.2.2 Bước 2: Thiết lập các mục tiêu 85

Năng suất lúa cao hơn 86

4.3.2.2.3 Bước 3: Tìm các giải pháp 86

4.3.2.2.4 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp 86

4.3.2.2.5 Bước 5: Xác định các mục tiêu ưu tiên 87

4.3.2.2.6 Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện 87

4.3.2.2.7 Bước 7: Tổ chức thực hiện kế hoạch khuyến nông 87

4.3.2.2.8 Bước 8: Đánh giá chung chương trình 87

PHẦN V 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

5.1 KẾT LUẬN 88

5.2 KIẾN NGHỊ 90

5.2.1 Đới cấp Nhà nước và Chính phủ 90

5.2.2 Đối với cấp tỉnh 90

5.2.3 Đối với cấp huyện 91

5.2.4 Đối với Trạm 91

5.2.5 Đối với cơ sở 91

Trang 5

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Hệ thống khuyến nông Nhà nước của Việt Nam chính thức được thànhlập theo Quyết định 13/CP ngày 02/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ Qua 14năm xây dựng và phát triển, khuyến nông đã và đang khẳng định vị thế quantrọng của mình trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta.Khuyến nông là một quá trình, một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiếnthức và huấn luyện tay nghề cho nông dân, đưa đến cho họ những hiểu biết để

họ có khả năng tự giải quyết những vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân trí trong cộngđồng nông thôn

Nhìn lại những năm qua từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, đặcbiệt là sau khi Quyết định 13/CP của Chính phủ được đưa vào thực hiện thìnông nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt Trước đây, sản xuấtnông nghiệp không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của nhândân cả nước Đến nay ngành nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực quốcgia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thựchàng đầu thế giới Hàng năm cả nước sản xuất được trên dưới 40 triệu tấnlương thực và một khối lượng rất lớn các nông sản khác Điều đó đã chứng tỏ

sự quan tâm kịp thời và đúng đắn của Đảng, Chính phủ đối với ngành nôngnghiệp và trong đó khuyến nông có vai trò quan trọng

Hiện nay, khoa học kỹ thuật (KHKT) ngày một phát triển, Những kỹ thuậttiến bộ (KTTB) ngày một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một

bộ phận không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh thông tin đến được với ngườidân còn ít và thiếu đồng bộ Do đó mà vấn đề chuyển giao công nghệ, KTTB,kiến thức nông nghiệp và các chính sách cho người dân là một yêu cầu cấp thiếttrong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam Bà con nông dân

Trang 6

còn đang thiếu kiến thức trong sản xuất trên chính thửa ruộng, mảnh vườn vàchuồng trại của mình Vì thế, họ cần và thực sự có nhu cầu được đào tạo taynghề để nâng cao kiến thức về cả trồng trọt và chăn nuôi Mặt khác, khi đất nước

đã hội nhập, cùng với sự phát triển của thị trường, một bộ phận “nông dân tiên

tiến” ngoài nhu cầu kiến thức về trồng trọt - chăn nuôi họ đã có nhu cầu kiến

thức về chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản

Nằm trong cơ cấu tổ chức của khuyến nông Nhà nước, Trung tâmkhuyến nông khuyến lâm (TTKNKL) Bắc Giang nói chung và Trạm khuyếnnông huyện Yên Thế nói riêng trong vài năm trở lại đây đã có nhiều hoạt độngtiêu biểu góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn củahuyện, của tỉnh Song trong quá trình hoạt động Trạm khuyến nông Yên Thếvẫn còn gặp phải những khó khăn và thách thức cần giải quyết Hoạt độngkhuyến nông và công tác lập kế hoạch khuyến nông cho Trạm thực sự cần được

xã hội hoá, cần được đổi mới và phải được tiến hành đồng bộ hơn

Xuất phát từ yêu cầu đó, từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu cùngvới sự phân công của Khoa KT&PTNT trường ĐHNN I HN và được sự hướngdẫn của thầy giáo TS Nguyễn Quốc Chỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài “Đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông ởhuyện Yên Thế, của Trạm khuyến nông huyện và các xã điểm nghiên cứu để đềxuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động của Trạm khuyến nông YênThế trong thời gian tới

Trang 7

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khuyến nông ở địaphương, lập kế hoạch cho một hoạt động khuyến nông phù hợp

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu những hoạt động khuyến nông tại Trạm khuyến nônghuyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, cán bộ khuyến nông (CBKN) hiện đang làmviệc tại huyện, đại diện 3 xã (Bố Hạ, Đồng Kỳ, Tân Sỏi) và một số hộ dân đượclựa chọn trên địa bàn huyện

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: Huyện Yên Thế, Trạm khuyến nông huyện, các xãtrong huyện, các hộ dân và một số điển hình kinh tế có tác động của hoạt độngkhuyến nông

+ Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 14/1/2007 đến17/5/2007, số liệu được sử dụng trong phạm vi 3 năm (2004-2006) và một sốthông tin từ các năm trước phục vụ cho việc so sánh, đánh giá

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu, đánh giá các hoạt độngkhuyến nông đã và đang được Trạm khuyến nông huyện Yên Thế thực hiệntrong 3 năm qua

Trang 8

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1 Các định nghĩa cơ bản về khuyến nông

Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông - lâm - ngưnghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng kết quảnghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằmthu được nhiều nông sản hơn Hiểu theo nghĩa này thì khuyến nông chỉ là côngviệc chuyển giao KTTB trong nông nghiệp mà thôi

Theo nghĩa rộng: Khuyến nông ngoài việc hướng dẫn cho nông dân biếtKTTB còn phải giúp họ liên kết với nhau để phòng chống thiên tai, để có vật tư

kỹ thuật, để sản xuất, để tiêu thụ sản phẩm, để thi hành chính sách của Chínhphủ và luật lệ của Nhà nước, giúp cho nông dân phát triển khả năng tự quản lý,

tổ chức cuộc sống một cách tốt nhất

Trên thế giới, từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm

1866 có nghĩa là “mở rộng, triển khai” Từ “Extension” ghép với từ

“Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là “Khuyến nông”

Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “Khuyến nông” là nhữnghoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuấtnông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ởnông thôn

Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáodục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nôngnghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng vàphát triển nông thôn mới

Trang 9

Còn theo định nghĩa của Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia(TTKNKLQG) thì: Khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin nhằmtruyền bá những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹthuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, những thông tin về thị trườnggiá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết vấn

đề của sản xuất, đời sống, của bản thân họ và cộng đồng, nhằm phát triển sảnxuất, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống và phát triển nông nghiệp nông thôn

Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài họcđường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi Khuyến nông là quá trìnhvận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng Đây làmột quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân Nói cách khác, khuyếnnông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân,giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất Nội dung của hoạt động khuyến nôngphải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân

2.1.2 Nội dung hoạt động của khuyến nông

Ở nước ta hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung vào một số nội dungsau: (1) Tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp xây dựngnông thôn của Đảng và Chính phủ; (2) Truyền bá những KTTB trong thâm canhcây trồng, vật nuôi, bảo quản nông sản, bao gồm cả nghề cá, nghề rừng và là mộtmảng hoạt động quan trọng của phát triển nông thôn; (3) Cung cấp cho nông dânnhững thông tin về thị trường, giá cả nông sản để họ tổ chức sản xuất kinh doanh

có lãi; (4) Phổ biến những kinh nghiệm sản xuất giỏi của nông dân cho các nôngdân khác làm theo; (5) Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng và kiến thức quản lý kinh tếcho hộ nông dân để tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng caomức sống cho họ; (6) Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và tham gia cung ứng vật tưcho nông dân; (7) Truyền bá thông tin kiến thức, lối sống sinh hoạt lành mạnh, đềcao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền

Trang 10

Mới đây, Nghị định 56/2005/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 26/4/2005 về công tác khuyến nông, khuyến ngư cũng nêu rõ: Nội dung hoạt động khuyến nông, khuyến ngư bao gồm: (1) Thông tin, tuyên truyền; (2) Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; (3) Xây dựng mô hình và chuyển giao KHCN; (4) Tư vấn và dịch vụ; (5) Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư.

Có hai nội dung mới đã được nêu ra trong Nghị đinh này là: Thứ nhất:

Khuyến nông thực hiện việc tư vấn và dịch vụ: Tư vấn hỗ trợ chính sách pháp luật Tư vấn hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp (lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn…) Tư vấn hỗ trợ, phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thuỷ sản Tư vấn hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn.

Tư vấn hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp tác sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế tập thể trong

lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Thứ hai: Khuyến nông thực hiện hợp tác

quốc tế: Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến

ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài (Nghị định 56/2005/NĐ-CP).

Như vậy nội dung khuyến nông là rất đa dạng bao gồm cả nội dung kinh

tế, kỹ thuật, xã hội nhân văn và môi trường Trong đó chuyển giao KTTB chonông dân là một nội dung quan trọng Trong thực tế, không ít KTTB được phátminh nhưng nông dân lại không hề biết đến, KTTB ấy không được đưa vào sảnxuất Cho nên để sản xuất áp dụng được KTTB thì kỹ thuật phải được khẳngđịnh là phù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng củanông dân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nôngnghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường cho

KTTB, kiến thức sản xuất nông nghiệp (SXNN) tới nông dân chính là khuyến

Trang 11

2.1.3 Chức năng và yêu cầu của khuyến nông

Hoạt động khuyến nông nói chung có các chức năng sau: (1) Đào tạo,hướng dẫn, tuyên truyền và tư vấn về KTTB cho nông dân; (2) Cung cấp dịch

vụ như: cây con giống, chữa bệnh vật nuôi, bảo vệ thực vật, tiêu thụ nông sảncho nông dân; (3) Kiểm tra, đánh giá các hoạt động khuyến nông, các chươngtrình PTNT; (4) Khuyến nông còn là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu

Nguồn: Phương pháp khuyến nông, Dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004 (2)

Các yêu cầu của khuyến nông: (1) Cụ thể cho từng cây và con do đốitượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật; (2) Phù hợp với đặc điểm KTXH củatừng vùng do sản xuất nông nghiệp diễn ra trong phạm vi không gian rộng; (3)Kịp thời do nông nghiệp có tính thời vụ; (4) Phù hợp với từng đối tượng khuyếncáo, do nông dân không đồng nhất nguồn lực và nhân lực; (5) Dễ thấy, dễ nghe,

dễ hiểu và dễ làm theo; (6) Đáp ứng được mong muốn của dân; (7) Tăng khảnăng để nông dân tự giúp đỡ được mình; (8) Hiệu quả và tiết kiệm

2.1.4 Các nguyên tắc khuyến nông

Hoạt động khuyến nông phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

(1) Nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, mệnh lệnh: Mỗi hộ nông dân là một

đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất của họ do họ quyết định Vì vậy, nhiệm vụ củakhuyến nông là tìm hiểu cặn kẽ những yêu cầu, nguyện vọng của họ trongSXNN, đưa ra những KTTB mới sao cho phù hợp để họ tự cân nhắc, lựa chọn

Vụ này họ chưa áp dụng vì họ chưa đủ điều kiện, chưa thật tin tưởng nhưng vụsau, thông qua một số hộ đã áp dụng có hiệu quả, lúc đó họ sẽ tự áp dụng

Nghiên

cứu

Nông dânKhuyến nông

Trang 12

(2) Nguyên tắc không làm thay: Cán bộ khuyến nông (CBKN) giúp đỡ nông

dân thông qua trình diễn kết quả, trình diễn phương pháp để họ mắt thấy tainghe CBKN cần thao tác chậm để nông dân theo dõi, vừa làm vừa giải thíchsau đó mời nông dân làm thử

(3) Nguyên tắc không bao cấp: Khuyến nông chỉ hỗ trợ những khâu khó khăn

ban đầu về kỹ thuật, giống và vốn mà từng hộ nông dân không thể tự đầu tư ápdụng do hạn chế về nguồn lực của mình Không nên bao cấp toàn bộ, tránhtrường hợp nông dân ỉ lại không phát huy được năng lực và trách nhiệm vàocông việc

(4) Nguyên tắc khuyến nông là nhịp cầu thông tin hai chiều: Giữa nông dân

với các tổ chức và cơ quan khác luôn có mối quan hệ, khuyến nông phải phảnánh trung thực những ý kiến tiếp thu, phản hồi của nông dân về những vấn đềchưa phù hợp cần sửa đổi khắc phục

(5) Nguyên tắc khuyến nông không hoạt động đơn độc: Khuyến nông phải

phối hợp chặt chẽ với các tổ chức phát triển nông thôn khác Ngoài việc phốihợp chặt chẽ với các trường, viện nghiên cứu khoa học, trung tâm khoa họcnông nghiệp còn phải phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể quần chúng, các

tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp… để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông.Công tác khuyến nông cần được xã hội hóa

(6) Nguyên tắc công bằng: Khuyến nông phải quan tâm tạo điều kiện đến mọi

thành viên, mọi tầng lớp nông dân, đặc biệt là những người nghèo để họ pháttriển sản xuất, vươn lên cải thiện đời sống và hoà nhập với cộng đồng

2.1.5 Mục tiêu của tổ chức khuyến nông

Trong thực tế có nhiều loại hình tổ chức khuyến nông, mỗi tổ chức lại cómục tiêu của riêng mình Tuy vậy, các tổ chức khuyến nông vẫn có những mụctiêu chung như sau: (1) Làm thay đổi nông dân hay nông trại, tạo động cơ đểnông dân thực hiện quyết định của mình; (2) Giáo dục và huấn luyện nông dân

Trang 13

kinh doanh; (3) Giúp nông dân quyết định mục tiêu, đạt được mục đích, cho họlời khuyên đúng lúc để họ nhận thức được vấn đề nông dân có thể lựa chọn,thông báo cho họ kết quả mong đợi của mọi sự lựa chọn Như vậy, hoạt độngcủa một tổ chức khuyến nông phải luôn mang theo mục tiêu làm lợi cho dân,thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.

2.1.6 Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông

CBKN là những người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với những đối tượngrất đa dạng, phần lớn lại là các nông dân, những người có điều kiện hoàn cảnhkhác biệt với bản thân họ Các cuộc điều tra nông thôn nước ta gần đây chothấy sau Nghị quyết 10 của bộ Chính trị, các hộ nông dân bắt đầu có phân hoá ởmọi vùng sinh thái nông nghiệp, các nhóm hộ nông dân khác nhau tuỳ theo điềukiện sản xuất (Đất đai, vốn, lao động, công cụ…) có cách làm ăn khác nhau, cócác biện pháp kỹ thuật khác nhau Vì vậy, CBKN phải xác định một mối quan

hệ làm việc, tiếp xúc, cư xử khéo léo, tháo vát và đúng mực Trong thực tếkhông có các kiểu mẫu nào hợp hoàn cảnh Trên thế giới có nhiều cách nhìnnhận và đánh giá khác nhau về vai trò CBKN trong việc đem lại sự đổi mới cho

hệ thống nông nghiệp, cụ thể hơn là hệ thống các hộ nông dân

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của các CBKN là dùng các kiến thức mình đãđược đào tạo, tập huấn để tham gia vào chương trình nghiên cứu phát triển hệthống nông nghiệp, thay đổi hệ thống nông nghiệp một vùng nông thôn

Trong thực tế, người CBKN có trách nhiệm cung cấp các kiến thức thôngtin để làm cho nông dân dễ hiểu và đi đến quyết định về sự thay đổi, cải tiếnnào đó trong sản xuất của mình Từ đó những kiến thức mới, thông tin mới này

sẽ được lan truyền đến nông dân khác Vì vậy, người CBKN phải thường xuyênđược bồi dưỡng đào tạo qua các lớp tập huấn những kiến thức mới, thông tinmới, những chủ trương chính sách mới của Đảng và Chính phủ, những chươngtrình phát triển nông thôn

Trang 14

Mặt khác, người CBKN có liên hệ chặt chẽ và liên quan đến sự phát triểntình cảm, tư duy cá nhân của nông dân trước những đổi mới trong SXNN Họchú ý giúp đỡ nông dân có niềm tin, thường xuyên có ý thức tập hợp nhau lạilôi cuốn vào các hoạt động khuyến nông.

Vai trò của CBKN có thể được mô tả bằng những cụm từ: Người thầy Người nghe - Người tổ chức - Người trọng tài - Người quản lý - Trạng sư - Ngườilãnh đạo - Người xúc tác - Người thông tin - Nhà cố vấn - Nhà cung cấp - Người

-bạn - Người hỗ trợ - Người cổ vũ (Theo Guide to Extension, FAO, 1985).

Các nhịêm vụ chủ yếu của người CBKN được tóm lược như sau: (1) Tìmhiểu yêu cầu của địa phương và nông dân; (2) Thu thập và phân tích tài liệu; (3)

Ấn định mục tiêu cho chương trình khuyến nông tại địa phương; (4) Lập kếhoạch thực hiện trước mắt và lâu dài; (5) Đề ra phương pháp thực hiện; (6) Phổbiến, vận động nông dân, tổ chức đoàn thể tham gia chương trình khuyến nông,các điểm trình diễn, tham quan, cung cấp tư liệu, tin bài cho cơ quan thông tinđại chúng; (7) Đánh giá kết quả và viết báo cáo chương trình khuyến nông

2.1.7 Các phương pháp khuyến nông

Xét về phương pháp thì hoạt động khuyến nông gồm 3 loại sau: Phươngpháp cá nhân, phương pháp nhóm, và phương pháp thông tin đại chúng

Phương pháp cá nhân: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được

chuyển giao trực tiếp cho từng cá nhân hay hộ nông dân Phương pháp nàyđược thực hiện bằng cách: Thăm và gặp gỡ, gửi thư hoặc điện thoại Ưu điểmcủa phương pháp này là dễ thực hiện, nhanh, kịp thời, đáp ứng thông tin theoyêu cầu Nhược điểm là diện hẹp, từng nông dân

Phương pháp nhóm: Là phương pháp khuyến nông mà thông tin được

truyền đạt cho một nhóm người có chung một mối quan tâm và nhằm mục đíchgiúp nhau phát triển Phương pháp này được thực hiện bằng cách: trình diễn,họp nhóm và thăm quan Ưu điểm của phương pháp này là tính phổ cập thông

Trang 15

góp ý, phát hiện vấn đề mới nhanh chóng Nhược điểm của phương pháp này là

kinh phí lớn, dân trí thấp, điều kiện địa lý khó khăn (Đỗ Kim Chung, 2005 (2) ).

Phương pháp thông tin đại chúng: Là phương pháp được thực hiện

bằng phương tiện nghe (đài), phương tiện đọc (sách, báo, tạp chí), phương tiệnnhìn (tranh ảnh, mẫu vật), phương tiện nghe nhìn (phim video, phim nhựa, tivi)

Ưu điểm của phương pháp này là phạm vi tuyên truyền rộng, phục vụ đượcnhiều người, linh hoạt ở mọi nơi, truyền thông tin nhanh và chi phí thấp Nhượcđiểm của nó là không có lời khuyên và sự giúp đỡ cụ thể cho từng cá nhân

2.1.8 Kế hoạch và lập kế hoạch khuyến nông

Kế hoạch khuyến nông là tập hợp các hoạt động khuyến nông được sắpxếp theo trình tự nhất định với quy mô và địa bàn triển khai cụ thể, nhằm đạtđược các mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định với một nguồnlực sẵn có của địa phương

Việc lập kế hoạch khuyến nông là nhằm các mục đích sau: Phát hiện vàgiúp đỡ nông dân vượt qua khó khăn; Để xây dựng các chương trình khuyếnnông, tạo cơ sở để chỉ đạo thực hiện các hoạt động khuyến nông Có 3 hìnhthức cụ thể để lập kế hoạch khuyến nông (1) Lập kế hoạch từ dưới lên (trên cơ

sở các nhu cầu và tiềm năng của địa phương); (2) Lập kế hoạch từ trên xuống(trên cơ sở các chính sách của cấp quốc gia); (3) Lập kế hoạch có sự tham giacủa người dân Trước đây việc lập kế hoạch nói chung chủ yếu được tiến hànhtheo một trong hai hình thức đầu Khi đó kế hoạch lập ra có nhiều hạn chế(thường không xuất phát từ nhu cầu của người dân hoặc không khả thi) cho nênviệc thực hiện các kế hoạch đó gặp nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được khôngcao, rất hạn chế sự tiếp nhận của người dân Gần đây cùng với bước phát triểnvượt bậc của cách tiếp cận có sự tham gia thì hình thức lập kế hoạch thứ bacũng dần được khẳng định với nhiều ưu điểm, người dân dễ làm theo và thựchiện kế hoạch Vì vậy hiệu quả đạt cao hơn

Trang 16

Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch là: (1) Các mục tiêu, mục đích củachương trình; (2) Cơ sở, điều kiện để đạt được mục tiêu, mục đích; (3) Cácnguồn lực cần thiết để thực hiện các chương trình khuyến nông được lập ra.

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1 Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới

Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và ở hầu khắp các nước.Hoạt động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp Các nước

có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tácđộng tích cực của hoạt động khuyến nông Vì vậy các nước nông nghiệp đangphát triển hiện nay (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan) cũng đang cố gắng xâydựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông của nước mình

Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến

phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “Học đi đôi với

hành” vào giảng dạy Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ông đã cho học trò

tiếp xúc với sản xuất và tự nhiên Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giốngcây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà…

Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Dastalozzi thấy rằngmuốn mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện đượccuộc sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được KTTB,biết làm thành thạo mốt số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa

Tuy nhiên phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổrộng và biểu hiện rõ rệt Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của hội đồngthành phố NewYork (Mỹ) Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở cáctrường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở

để hướng dẫn giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp

Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã sớm đi vào chính quy

và chuyên nghiệp Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đại học đã hăng hái thực hiện

Trang 17

công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoakhuyến nông Đến năm 1910 có khoảng 35 trường đã có bộ môn khuyến nông,sau đó nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả.Cùng thời gian đó ở hầu khắp các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Tây BanNha…) đều có các trường đại học nông nghiệp, có khoa khuyến nông và thựchiện công tác khuyến nông rất thành công Ở các nước này dịch vụ khuyếnnông thường bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm SXNN Ở Châu Âu và Bắc

Mỹ, nông dân địa phương hoặc các nhóm SXNN tham gia rất tích cực vào cácchương trình khuyến nông, kể cả việc thuê mướn những nhân viên khuyếnnông, những kỹ sư nông nghiệp giúp họ phát triển sản xuất Ngày nay mặc dùcác nước này tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế còn rất nhỏ nhưngvẫn còn cơ quan khuyến nông, vẫn còn CBKN

Ở Châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyến nông họp tạiPhilippin (năm 1955), hoạt động khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ

Tổ chức khuyến nông các nước lần lượt được thành lập như ở Inđônêxia(1955), Ấn Độ (1960), Thái Lan (1967), Trung Quốc (1970)

* Khuyến nông ở Inđônêxia:

Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1955 gồm 4 cấp:cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia, cấp tỉnh có diễn đàn khuyếnnông cấp 1, huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2, cấp xã và liên xã có cơ quankhuyến nông cơ sở Tại đó có bộ phận dịch vụ khuyến nông và trung tâm thôngtin phục vụ cho nhu cầu của nông dân Ngày nay Inđonêxia thường xuyên đượcchọn là nơi tổ chức đào tạo CBKN cho các nước trong khu vực

* Khuyến nông ở Ấn Độ:

Tổ chức khuyến nông được thành lập từ năm 1960 theo 5 cấp: cấp quốcgia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã Nhờ có hoạt động khuyến nôngđược tổ chức tương đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “Cách mạng xanh” kháthành công, về căn bản đã giải quyết được nạn đó, tự túc được lương thực Sau

Trang 18

đó nước này đã thắng lợi trong cuộc “Cách mạng trắng” về sữa và đang tiếp tụctiến hành cuộc “Cách mạng nâu” về thịt.

* Khuyến nông ở Thái Lan:

Tuy mãi đến năm 1967 mới có quyết định thành lập tổ chức khuyến nôngsong được Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm Số CBKN của Thái Lan vàonăm 1992 là khoảng 15.196 người Mỗi năm Chính phủ Thái Lan chi khoảng

130 - 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông Vì vậy nông nghiệp Thái Lanphát triển một cách toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi, có sản lượng gạo vàsắn xuất khẩu nhiều nhất thế giới

* Khuyến nông ở Trung Quốc:

Hoạt động khuyến nông ở Trung Quốc đã có từ lâu, năm 1933 trường đạihọc Kim Lãng đã thành lập phân khu khuyến nông nhưng mãi đến năm 1970nước này mới chính thức có tổ chức khuyến nông Trong Nghị quyết của đảngcộng sản Trung Quốc khoá VIII về “Tăng cường công tác nông nghiệp và nôngthôn” nêu rõ “phải nắm vững chiến lược KHCN và khuyến nông”, đưa ngaysinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở, chú trọng đào tạo các nông dân giỏi trởthành khuyến nông viên Cho tới nay Trung Quốc đã có Uỷ ban quốc gia - cụcphổ cập kỹ thuật nông nghiệp, cấp tỉnh có cục khuyến nông, dưới tỉnh cókhuyến nông phân khu, cấp cơ sở là khuyến nông thôn xã

Trên đây là hoạt động khuyến nông của một số quốc gia trên thế giới Nócho thấy khuyến nông đang được các nước ngày càng chú trọng, quan tâm hơn

để phục vụ cho phát triển nông nghiệp - nông thôn và nâng cao đời sống ngườinông dân Bằng chứng là năm 1700 mới có 1 nước, năm 1800 có 8 nước, năm

1950 có 69 nước, năm 1992 có 199 nước có tổ chức khuyến nông Đến năm

1993 Việt Nam cũng chính thức thành lập tổ chức khuyến nông

Trang 19

2.2.2 Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam

2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển khuyến nông ở Việt Nam

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền vănminh lúa nước ở nước ta Vì vậy khuyến nông Việt Nam đã có từ rất sớm và cóbước phát triển ngày càng lớn mạnh

Trong thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã đặc biệt được chútrọng Thời tiền Lê, hàng năm vua Lê Hoàn đã tự mình xuống ruộng cày đườngcày đầu tiên cho vụ sản xuất đầu xuân Năm 1226, dưới thời Trần lập chứcquan “Khuyến nông sứ” là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triểnnông nghiệp Năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khiđại phá quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang Chiếu khuyến nông

đã thu được nhiều kết quả to lớn Chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã đượckhôi phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền

Năm 1960 ở miền Nam (dưới thời Mỹ ngụy) thành lập “Nha khuyếnnông” trực thuộc bộ nông nghiệp cải cách điền địa nông mục Trong khi đó ởmiền Bắc, Bộ nông nghịêp thường xuyên đưa sinh viên xuống giúp các HTXlàm công tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô - khoai, làm bèo dâu, tiêmphòng cho gia súc - gia cầm…

Từ năm 1964, Bộ nông nghiệp chính thức có chủ trương thành lập cácđoàn chỉ đạo, đưa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâmtrường) xây dựng các mô hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt củađịa phương về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi

Năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thứcthực hiện chủ trương “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người laođộng” Đến tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhìnthẳng vào sự thật với tinh thần “đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp vớiquy luật khách quan để thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đưa nôngnghiệp đi lên sản xuất hàng hoá

Trang 20

Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lýtrong nông nghiệp” Từ đó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết 10(Khoán 10) đã đem lại những tác dụng tích cực cho sản xuất Lực lượng laođộng không ngừng tăng lên, KHCN được tạo điều kiện đi vào sản xuất, KTTBđược chuyển giao rộng rãi, công tác khuyến nông đi vào nề nếp Khoán 10 đãđem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bước ngoặt mới trên mặt trận nôngnghiệp Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định kết quả sảnxuất kinh doanh của mình Vì vậy mà những đòi hỏi của hàng triệu hộ nông dântrong cả nước về hướng dẫn kỹ thuật, về quản lý, về giống cây trồng - vật nuôi,

về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị trường… tăng lên gấp bội Tổ chức

và phương thức hoạt động của ngành nông nghiệp không đủ, không thoả mãnđược yêu cầu nói trên, cần có sự thay đổi và bổ sung

Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác khuyếnnông, Thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến nông vàhoạt động khuyến nông đã kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi nói trên Hệthống khuyến nông của Việt Nam chính thức được thành lập năm 1993 Ở cấpTrung ương có cục khuyến nông (TTKNQG), cấp tỉnh có TTKN tỉnh, cấphuyện có Trạm khuyến nông huyện, cấp xã có mạng lưới khuyến nông cơ sở

Ngày 26/04/2005 bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về côngtác khuyến nông, khuyến ngư thì hệ thống khuyến nông Việt Nam đã thêm mộtbước được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động Hệ thống khuyếnnông Nhà nước đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liênquan, nhất là các tổ chức quần chúng Trong hoạt động, khuyến nông Việt Namđang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của khuyến nông các nước tiên tiến, làmcho hoạt động khuyến nông trong nước ngày càng phong phú, bộ mặt nôngthôn và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển không ngừng

Trang 21

2.2.2.2 Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Việt Nam

Ngay sau khi có Nghị định 13/CP của Chỉnh phủ và Thông tư 02/LB/TT,

tổ chức khuyến nông ở Việt Nam chính thức được thành lập Hệ thống này

* Cấp Trung ương có TTKNQG:

TTKNQG là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT là cơ quan giúp

Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác khuyến nông, vềSXNN trên phạm vi cả nước Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại số 02 Ngọc Hà - Ba Đình - HàNội và một văn phòng đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm cónhiệm vụ: (1) Xây dựng, chỉ đạo các chương trình khuyến nông về trồng trọt,chăn nuôi, BVTV, thú y, bảo quản chế biến nông sản theo từng lĩnh vực chuyênmôn, từng vùng sinh thái trong phạm vi cả nước; (2) Hướng dẫn các địa phương,các tổ chức khuyến nông xây dựng và thực hiện các dự án khuyến nông; (3)Tham gia thẩm định các chương trình, dự án khuyến nông theo quy định của BộNN&PTNT; (4) Quan hệ với các tổ chức KTXH trong và ngoài nước để thu hútvốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông; (5) Xây dựng, theodõi, đôn đốc và hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật trồng trọt - chănnuôi; (6) Quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, chất lượng TAGS, phânbón trên thị trường; (7) Theo dõi, đánh giá và thực hiên các chương trình dự ánkhuyến nông để tổng hợp tình hình báo cáo Chính phủ

* Cấp tỉnh có TTKN tỉnh:

TTKN tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, mỗi trung tâm thường có từ 3 - 5phòng ban với số cán bộ biên chế từ 15 - 20 người Nhiệm vụ của TTKN tỉnhbao gồm: (1) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án khuyếnnông trong tỉnh, từng tiểu vùng sinh thái, từng lĩnh vực SXNN tại địa phương;(2) Phổ biến và chuyển giao KTTB về nông - lâm - ngư nghiệp và những kinhnghiệm điển hình trong sản xuất cho nông dân; (3) Bồi dưỡng kỹ thuật, rèn

Trang 22

luyện tay nghề và quản lý kinh tế cho CBKN cơ sở, cung cấp cho nông dân cácthông tin thị trường, giá cả nông - lâm - thuỷ sản; (4) Quan hệ với các tổ chứctrong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạtđộng khuyến nông ở địa phương; (5) Tham gia xây dựng và phổ biến cho nôngdân thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi,lâm sinh, thuỷ sản; (6) Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình dự ánkhuyến nông cấp tỉnh.

* Cấp huyện, thị xã có Trạm khuyến nông huyện, thị xã:

Trạm khuyến nông huyện trực thuộc phòng nông nghiệp (hoặc phòngkinh tế) huyện, mỗi trạm có từ 5 - 7 nhân viên làm việc theo phòng ban hoặctheo ngành sản xuất được phân công Trạm khuyến nông huyện có nhiệm vụsau: (1) Đưa những KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trện địa bàn huyện; (2) Xây dựng các môhình trình diễn phục vụ cho các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư; (3) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông - lâm - ngư dân theomùa vụ hoặc theo yêu cầu của sản xuất; (4) Tổ chức tham quan học tập các điểnhình tiên tiến ở trong và ngoài huyện; (5) Bồi dưỡng kỹ thuật và tập huấnnghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở và cho nông dân; (6) Xây dựngCLBKN, nhóm nông dân sản xuất giỏi, nhóm hộ nông dân cùng sở thích; (7)Hợp tác với các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động khuyến nông

* Cấp xã thôn thành lập mạng lưới khuyến nông cơ sở:

CBKN ở cơ sở không thuộc biên chế nhà nước, làm việc theo chế độ hợpđồng dài hạn hoặc ngắn hạn CBKN cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng cơbản gồm: (1) Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và hiểu biết về chuyên môn,KTXH, nghiệp vụ khuyến nông; (2) Cố vấn kỹ thuật và thông tin thị trường chonông dân; (3) Thực thi các dự án khyến nông trên địa bàn phụ trách; (4) Thựchiện, tổ chức và theo dõi các mô hình sản xuất tiên tiến; (5) Điều tra thu thậpthông tin làm cơ sở cho xây dựng và triển khai dự án khuyến nông; (6) Hàng

Trang 23

tháng tổng hợp tình hình hoạt động khuyến nông viết và trình bày báo cáo tạicác kỳ họp giao ban thường niên.

Như vậy hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Việt Nam được tổchức theo kiểu hình tháp, thống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở Hệthống này có nhiệm vụ vừa kết hợp vừa tạo điều kiện cho hệ thống khuyếnnông ngoài Nhà nước hoạt động vì một mục tiêu chung là khuyến khích mởrộng sản xuất ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước

2.2.2.3 Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ngoài Nhà nước

Qua sơ đồ 1 ta thấy công tác khuyến nông ở Việt Nam đã và đang được xãhội hoá, đa dạng hoá Ngoài lực lượng của khuyến nông Nhà nước còn có các tổchức khuyến nông tự nguyện: (1) Khuyến nông của các viện nghiên cứu, cáctrường chuyên nghiệp, các trung tâm phát triển; (2) Khuyến nông của các tổ chức

xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội làm vườn, hội cựu chiếnbinh); (3) Khuyến nông của các công ty (thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón);(4) Khuyến nông của tư nhân; và (5) Khuyến nông của các tổ chức quốc tế (tổchức Chính phủ và phi chính phủ) Lực lượng khuyến nông này hoạt động nhờnguồn kinh phí tự tạo, thu từ các hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khuyến nông hoặc

từ nguồn tài trợ của các tổ chức KTXH trong và ngoài nước Mỗi tổ chức lại hoạtđộng vì một mục tiêu riêng của mình (như bán sản phẩm, mở rộng tầm ảnhhưởng, nhân đạo…) nhưng tất cả họ đều hướng đến một mục đích chung đó làphát triển sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đem lại lợi ích cho dân, chomình và cho xã hội Vài năm trở lại đây lực lượng khuyến nông ngoài Nhà nước

đã dần khẳng định vai trò và chỗ đứng quan trọng của mình trong chiến lượcphát triển nông nghiệp nông thôn của đất nước Trong đó đặc biệt phải kể đếnnhững đóng góp của các tổ chức quốc tế trong các dự án khuyến nông ở các tỉnhnghèo, của các công ty thức ăn gia súc (TAGS), công ty thuốc thú y, thuốcBVTV, công ty phân bón trong các chương trình phát triển theo ngành (trồng trọt

và chăn nuôi)

Trang 24

2.2.2.4 Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông

Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông có nhiều điểm khácbiệt nhưng không mâu thuẫn với nhau thể hiện qua biểu so sánh dưới đây:

Vai trò và chức năng của các tổ chức khuyến nông ở Việt Nam

(Nguồn: Phương pháp khuyến nông, dự án PTNT Cao Bằng - Bắc Kạn, 2004 (3) )

Như vậy ngoài hệ thống khuyến nông Nhà nước thì hiện nay ở nước taviệc xã hội hoá công tác khuyến nông đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cácdoanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuyến nông của mình từ đó đem lợi íchcho chính cá nhân và tổ chức đó và cho bà con nông dân Bằng sự thay đổi nàycũng tạo ra nhiều hơn những cơ hội việc làm cho đội ngũ sinh viên mới ratrường, cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản, đặc biệt là hàng nghìn sinh viêncác trường nông lâm nghiệp tốt nghiệp mỗi năm

Trang 25

2.2.3 Kết quả hoạt động công tác khuyến nông ở Việt nam

Ở Việt Nam, công tác khuyến nông đã có đóng góp quan trọng trong việcxây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn nông dân sản xuất và áp dụng KTTBvào sản xuất, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệphàng hoá đa dạng và có hiệu quả, hướng mạnh xuất khẩu, phát triển ngành nghềnông thôn mới, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo Công tác khuyến nôngchuyển giao KTTB trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau:

đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tạo được lòng tin và hưởngứng của nông dân, đã thực hiện được việc chuyển giao KTTB tới nông dân theocác chương trình khuyến nông có hiệu quả, đặc biệt trên lĩnh vực giống câytrồng, vật nuôi có ưu thế lai, các KTTB được áp dụng thành công trong nôngnghiệp Công tác khuyến nông góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng củanông nghiệp từ 4 - 4,5%, phát triển nông sản hàng hoá, đời sống nông dân đượccải thiện đáng kể Khâu đột phá trong chuyển giao KTTB là đưa nhiều giốngcây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng kỹ thuậtcanh tác tiên tiến như quy trình bón phân hợp lý, biện pháp quản lý tổng hợpdịch hại (IPM), quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi và áp dụng công nghệ

sau thu hoạch (Nguyễn Văn Bộ, 2001) Các kết quả đó thể hiện như sau:

* Về trồng trọt, với lúa lai đã tự túc 13% giống, tập huấn cho 29.000 nông dân.Ngô lai chiếm 65% diện tích và đạt sản lượng 1,7 triệu tấn Phát triển được 785

ha cây ăn quả theo mô hình thâm canh Điều đó đã góp phần làm tăng sảnlượng lương thực của cả nước từ 19,89 triệu tấn năm 1990 tới 35,85 triệu tấnvào năm 2002

Bảng 1: Sản lượng lương thực, lúa và ngô của Việt Nam

Trang 26

(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2005 (3) )

* Về chăn nuôi, đã cải tạo đàn bò, tăng tỷ lệ bò lai từ 15 tới 25% số con Thựchiện nạc hoá đàn lợn, đến năm 1999 có 50.000 con lợn nái và 1 triệu lợn thịtnuôi theo hướng nạc, đã phát triển 1.271 mô hình gà thả vườn với 9.766 hộtham gia

* Về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đã chuyển 300 nghìn ha lúa sang cây khác,đặc biệt là ở miền núi có 15.000 ha được chuyển đổi sang sản xuất các câytrồng khác có lợi hơn

* Về khuyến lâm, chúng ta đã xây dựng được 448 mô hình trên địa bàn của 52tỉnh với sự tham gia của 14.154 hộ nông dân Tổng diện tích trồng của các môhình khuyến lâm là 12.013 ha Trong đó, có 6.038 ha cây lâm nghiệp, 4.560 hacây ăn quả, 1.874 ha cây đặc sản và 2.043 ha cây cải tạo đất Qua 8 năm thựchiện, chương trình khuyến lâm đã xây dựng được nhiều mô hình như nônglâm kết hợp ở Thạch Thành, Thanh Hoá, trồng rừng phi lao ở Tĩnh Gia, ThanhHoá, rừng keo lai ở Phú Lương, Thái Nguyên, mô hình trại rừng ở LạngGiang, Bắc Giang

* Về khuyến khích chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, chúng ta đã cónhiều cố gắng để thực hiện công tác khuyến nông trong mặt này nhưng thànhquả đạt được còn rất hạn chế Đây là mảng hoạt động mới trong công táckhuyến nông, mặt khác đội ngũ CBKN của chúng ta hiện nay còn rất thiếu kiếnthức về thị trường giá cả, cạnh tranh thương mại, marketing sản phẩm và tiêuthụ nông sản Đặc biệt là khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức

Trang 27

thương mại thế giới (WTO) thì hạn chế này cần nhanh chóng được khắc phục,cần tăng cường cho đội ngũ CBKN Để từ đó đưa hàng nông sản của Việt Namđến với bạn hàng khắp nơi trên thế giới, kịp thời thích ứng với xu thế hội nhập,đem lại lợi ích cho đất nước và cho bà con nông dân

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung

du và miền núi phía Bắc, Việt Nam Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75

Km về hướng Đông Bắc Hệ thống giao thông đường bộ trong huyện và nối vớicác địa phương khác khá phát triển, đến nay cơ bản đã được hoàn thiện

Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương củatỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

+ Phía Đông giáp với huyện Lạng Giang - Bắc Giang

+ Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình - Thái Nguyên+ Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

+ Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh

tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh Đặc biệt trên địa bàn huyện có 3 thịtrấn Cầu Gồ, Bố Hạ, và Nông Trường là 3 trung tâm tập trung dân cư đông đúc,

Trang 28

tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bướcvững chắc trong thời gian tới.

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Yên Thế là huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung

(30-350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10-150C) Lượng mưa trung bìnhhàng năm dao động từ 1300 - 1700 mm, lượng mưa phân bổ không đều giữacác tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9 Vào mùa khô cónăm đến cả 2 tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏcho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện Trongkhi đó vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sôngThương và các xã có vùng thấp Đứng trước những khó khăn đó đòi hỏi cơquan chức năng phải có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước tướitrong mùa khô nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa(tuy đã có hệ thống hồ đập tưới tiêu nhưng hiệu quả chưa cao)

Mặt khác, vào tháng 1 dương lịch hàng năm thường xảy ra rét đậm, réthại nên có tác động xấu đến việc gieo cấy vụ Chiêm xuân cũng như việc chănnuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế

3.1.2.1 Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê của phòng địa chính nông nghiệp huyện Yên Thếthì tính đến ngày 31/12/2006 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15

ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,92%, đất lâm nghiệp chiếm 48,54%, đấtchuyên dùng chiếm 6,98%, đất thổ cư chiếm 4,74%, đất chưa sử dụng chiếm3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,13% Cụ thể qua số liệu bảng 2,chúng ta thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:

Trang 29

Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: năm

2006 là 9328,79 ha giảm 0,15% so với năm 2005 (tức giảm 13,69 ha) và năm

2005 là 9328,79 ha giảm 0,13% so với năm 2004 (tức giảm 12,22 ha) Bìnhquân 3 năm giảm 1,14% Diện tích đất nông nghiệp giảm, nguyên nhân chủ yếu

là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển từ SXNN sang sản xuất côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), vật liệu xây dựng và chuyển sanglàm đất thổ cư Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng nămchiếm phần lớn (56,08% vào năm 2006) và diện tích đất này lại có xu hướnggiảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,32% Nguyên nhân giảm là do mộtphần diện tích đất này chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là một số diệntích trũng cấy một vụ không ăn chắc

Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3năm trở lại đây đã có xu hướng giảm nhẹ Bình quân 3 năm diện tích đất trồngcây lâu năm của huyện giảm 0,02% Nguyên nhân của việc giảm này là dotrước đây toàn huyện không xác định được định hướng phát triển cây Vải thiềucũng như sức hấp dẫn của giá cả và sản lượng bán ra của quả Vải thiều là quálớn nên đã thực hiện phương châm “nhà nhà trồng vải, đồi đồi trồng vải” Diệntích trồng Vải chiếm đến trên 50% diện tích trồng cây lâu năm Nhưng khoảng

3 - 4 năm trở lại đây Vải thiều khi được mùa lại mất giá, khi thì được giá lại bịmất mùa, đầu ra cho quả Vải thiều Yên Thế là cực kỳ khó khăn Chính vì vậykhông ít chủ hộ, chủ trang trại đã nản lòng với cây Vải Họ không những khôngđầu tư cho cây Vải nữa mà có một số hộ đã chặt Vải làm củi đun hàng ngày.Đây là một cảnh báo cho chính sách phát triển cây hàng hoá không chỉ củahuyện Yên Thế mà cả nước ta cần quan tâm

Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng lên nhưngkhông đều qua các năm Bình quân 3 năm tăng 2,05%, tập trung cho việc pháttriển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như rôphi đơn tính, mè, chắm cỏ và nuôi

cá giống bố mẹ Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện thì theo số

Trang 30

liệu thống kê chưa đầy đủ của phòng Địa chính huyện qua 3 năm là không cónhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.

Qua số liệu bảng 2 cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khálớn, chiếm 48,54% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2006) và diện tích đất nàyhầu như không thay đổi qua 3 năm Nguyên nhân của việc giữ được diện tíchđất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sửdụng và quản lý cho các cá nhân và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng

Về diện tích đất thổ cư và đất chuyên dùng của huyện qua 3 năm tăngnhưng tốc độ cũng không lớn Bình quân qua 3 năm diện tích đất thổ cư tăng0,42% (từ 4,72% năm 2004 lên 4,76% năm 2006) và diện tích đất chuyên dùngtăng 0,39% (từ 6,93% năm 2004 lên 6,98% năm 2006) trong tổng diện tích đất

tự nhiên Nguyên nhân của việc tăng này là do một phần diện tích đất nôngnghiệp và đất chưa sử dụng chuyển sang theo chương trình cấp đất thổ cư vàđất sản xuất CN-TTCN cho các cá nhân và tập thể

Với các loại đất còn lại như (đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác)cũng có biến đổi qua từng năm nhưng bình quân 3 năm nhìn chung là khá ổnđịnh (thay đổi dưới 0,5%) Công tác thống kê đo đạc về hiện trạng sử dụng cácloại đất này ở Yên Thế chưa được chú trọng

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diệntích đất nông nghiệp chiếm 30,92% (năm 2006) Đây là điều kiện thuận lợi giúpcho Yên Thế phát triển SXNN theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá Bêncạnh đó diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích Đây làyếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triểnnhằm góp phần từng bước làm cho bức tranh kinh tế toàn huyện ngày một thêmkhởi sắc Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũinhọn trong nông lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu

Trang 31

cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu (như: Vải thiều YênThế, Gà đồi Yên Thế…).

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt

là nông lâm nghiệp vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng về đất đai vốn có củahuyện Để khắc phục tình trạng này, nhằm khai thác tốt hơn diện tích đất đai thìchính quyền và nhân dân toàn huyện cần có biện pháp kinh tế kỹ thuật tác độngthích hợp hơn nữa Yên Thế cần đưa nhanh KHKT vào sản xuất như các loạicây trồng - con vật nuôi giống mới, áp dụng biện pháp thâm canh tăng vụ, cảitạo đất trên toàn huyện

3.1.2.2 Đặc điểm dân số lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

Qua số liệu bảng 3, chúng ta thấy tổng dân số của huyện năm 2004 là93.083 người, năm 2005 là 93.748 người và năm 2006 là 94.465 người Bìnhquân qua 3 năm tăng 0,74 % Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bìnhquân giảm 1,06%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng (bìnhquân tăng 8,5%/năm) Tuy nhiên số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ

lệ khá cao là 78,98% trong cơ cấu dân số toàn huyện (năm 2006)

Năm 2006 toàn huyện có 24.371 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 19.289(chiếm 79,15%), hộ phi nông nghiệp là 5.082 (chiếm 20.85%) Bình quân qua 3năm tổng số hộ tăng lên 2,67%, số hộ nông nghiệp tăng chậm (0,82%), số hộphi nông nghiệp tăng nhanh (10,78%) Điều này là phù hợp với xu thế pháttriển chung của thời đại Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng củalực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 0,84%

Trang 32

Trong đó lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫnchiếm tỷ lệ khá cao (80,14% năm 2006) và lao động phi nông nghiệp đã tăngliên tục qua 3 năm từ 16,68% (năm 2004) lên 19,86% (năm 2006) Số nhânkhẩu/LĐ tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 1,94 (năm 2004) và 1,93 (năm2006) Nghĩa là một lao động hàng ngày phải nuôi hai miệng ăn Điều này cộngvới việc diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm tạo không ít khó khăn cho kinh

tế hộ gia đình đặc biệt là những gia đình đông con Chính vì vậy cùng với chủtrương giảm nhanh tốc độ tăng dân số trên cả nước thì 3 năm qua Yên Thế liêntục có tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm dần, từ 1,12% (năm 2004) xuống còn

Cũng qua bảng 3 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 4,03(năm 2004) xuống còn 3,88 (năm 2006) Cùng với đó là số LĐ/hộ cũng có xuhướng giảm rõ rệt từ 2,08 (năm 2004) xuống còn 2,00 (năm 2006) Lý giải cho

sự giảm xuống này là do vài năm trở lại đây nhiều lao động trên địa bàn huyện

đã rất tích cực đi làm việc ở các thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội,

TP HCM… và nhiều lao động trong huyện đã và đang đi lao động xuất khẩu tạicác nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Đây là một hướng mới giảiquyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Yên Thế nói riêng và nôngthôn Việt Nam nói chung Tuy nhiên cũng cần có những chiến lược lâu dài chovấn đề này nhằm ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình trên chính mảnh đấtcủa người nông dân và góp phần giữ vững sự phát triển chung của toàn huyện

3.1.2.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

* Hệ thống đường giao thông

Thực hiện chủ trương của huyện về CNH - HĐH nông nghiệp nông thônnên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quantâm đúng mức Qua bảng 4 cho thấy, huyện có 56 km đường tỉnh lộ chạy qua,đường liên huyện là 61,7km, đường liên xã là 225 km Trong đó 100% đườngtỉnh lộ đã được giải Apphan, 80% đường liên huyện đã được giải bê tông và

Trang 33

60% đường liên xã đã được cứng hoá Trong năm 2002 đã xây dựng và bàngiao 17,6 km đường bê tông từ Mỏ Trạng đi Bố Hạ (tuyến 268) Năm 2005cũng đã xây dựng và bàn giao tuyến đường giải Apphan từ Bố Hạ đi Cầu Gồdài 10 km Như vậy hiện nay 3 thị trấn - 3 trung tâm kinh tế của huyện đã đượclối liền bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi Đây là điều kiện quan trọng giúpYên Thế đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá

và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới Nhất định YênThế sẽ thành công trên con đường CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn đã đượcHuyện uỷ - UBND huyện vạch ra Cán bộ và nhân dân Yên Thế chắc chắn sẽ

* Hệ thống điên và thông tin liên lạc

Tính đến cuối năm 2006 toàn huyện có 72 trạm biến áp với tổng côngsuất là trên 15.000 KVA, trong đó đường dây cao thế là 120 km, đường dây hạthế là 650 km Hiện nay, đã có 98,79% số hộ trong toàn huyện được sử dụngđiện, trong tổng số 21/21 xã đã có điện Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cảithiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điềukiện để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn

Về hệ thống thông tin liên lạc: Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đã cóđài phát thanh, có hệ thống loa truyền thanh xuống tận thôn xóm Thông qua hệthống truyền thanh các xã đã cung cấp các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội,các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, các chương trình khuyếnnông, các kinh nghiệm sản xuất đến với người dân Cùng với tốc độ phát triểnnhanh chóng của hệ thống đài truyền thanh, đến nay trong toàn huyện đã có sấp

sỉ 8.000 máy điện thoại cố định, đưa bình quân số máy điện thoại lên gần 10máy/100 dân Trong toàn huyện đã có 5 trạm tiếp sóng di động của hầu hết cácmạng điện thoại trong nước Với hệ thống điện và thông tin liên lạc như hiệnnay đã góp phần vào sự phát triển KTXH của huyện, tạo điều kiện cho việcthực hiện các hoạt động và các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện

Trang 34

* Hệ thống y tế - giáo dục

Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm thị trấn Cầu Gồ

và hệ thống các phân viện và trạm xá đặt tại các xã (1 bệnh viện, 2 phân viện và

21 trạm xá/21 xã thị trấn) Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân,các cơ sở y tế đều có đội ngũ y bác sĩ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, gópphần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngoài huyện

Về giáo dục toàn huyện có 46 trường học các cấp, trong đó có 21 trườngtiểu học, 21 trường THCS, 3 trường THPT và 1 trung tâm dạy nghề Một số cơ

sở giáo dục trong huyện đã được công nhận chuẩn quốc gia như Trường tiểuhọc thị trấn Bố Hạ, Trường THPT thị trấn Cầu Gồ Qua đó có thể thấy hệ thốnggiáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập củanhân dân Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như hiện nay có thểtin tưởng rằng Yên Thế sẽ có đủ số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũlao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong thời kỳ mới

* Về mày móc thiết bị

Toàn huyện có 329 chiếc ô tô - máy kéo, 163 chiếc máy xay xát, 185chiếc máy làm đất loại nhỏ và gần 100 chiếc máy tuốt lúa liên hoàn Với sốlượng máy móc được trang bị như hiện nay thì khâu vận chuyển đã cơ bản được

cơ giới hoá toàn bộ, việc làm đất gieo cấy đã được cơ giới hoá đến 60% và việcxay xát đã được thực hiện 100% bằng máy Điều này không chỉ góp phần giảiphóng sức người mà còn giúp cho việc gieo cấy các vụ trong năm trở nênnhanh chóng và kịp thời hơn Tạo điều kiện cho việc chăm sóc, phát triển đồng

bộ cả ngành trồng trọt - chăn nuôi và dịch vụ trong SXNN

* Công trình thuỷ lợi

Do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm nên vào mùamưa các xã ven sông (Đồng Kỳ, Bố Hạ…) thường xuyên xảy ra tình trạng únglụt do nước không thoát kịp thời Ngược lại vào mùa khô thì hầu hết các xã

Trang 35

hạn nặng là Đông sơn, Hương Vĩ, Bố Hạ) Vì vậy mà việc hoàn thiện hệ thốngthuỷ lợi của Yên Thế trở nên hết sức quan trọng Vài năm trở lại đây được sự

hỗ trợ của Nhà nước, của Tổ chức PLAN và Dự án giảm nghèo (của WB) hệthống kênh mương dùng cho việc tưới tiêu của huyện đã cơ bản được kiên cốhoá Tình trạng hạn hán vào mùa khô và úng lụt vào mùa mưa đã được hạn chế,mùa màng đã và đang được đảm bảo khá tốt về khâu nước tưới Tuy nhiên dotác động của điều kiện tự nhiên và do vận hành thiếu khoa học ở một số côngtrình thuỷ lợi đã có dấu hiệu xuống cấp nhanh chóng, hiệu quả tưới tiêu đang bịsuy giảm so với công suất thiết kế Điều này đặt ra yêu cầu với cơ quan chứcnăng và đội ngũ cán bộ quản lý việc phát triển nông nghiệp nông thôn cần cóbiện pháp hữu hiệu để đảm bảo sử dụng hiệu quả và lâu dài các công trình có ýnghĩa chiến lược này

Hiện nay toàn huyện có 35 trạm bơm các loại, hệ thống mương kiên cốđạt 177/200 km kênh mương (còn lại 23 km kênh mương chưa được cứng hoá).Trên toàn huyện có tới 96 hồ đập trữ nước phục vụ cho công tác tưới tiêu, trong

đó chỉ có 6 hồ đập có dung tích nước tưới đạt trên 100 ha (Cầu Rễ, Đá Ong,Suối Cấy, Ngạc Hai, Chùa Sừng, Suối Ven, Xuân Lương) Với hệ thống thuỷlợi như vậy nếu biết khai thác một cách khoa học và hợp lý thì chắc chắn côngtác thuỷ nông của Yên Thế sẽ là mắt xích quan trọng tạo nên sự phát triển kinh

tế của huyện những năm tới Muốn vậy việc sử dụng và quản lý các công trìnhnày cần được xã hội hoá, cần giao quyền quản lý và sử dụng các công trình nàycho chính những người hưởng lợi - cho dân, kết hợp với sự kiểm soát vĩ mô của

cơ quan Nhà nước Để từ đó phát huy quyền làm chủ của dân, dân quản lý vàdân hưởng lợi Đó chính là quan điểm mới trong phát triển nông nghiệp nôngthôn ở nước ta hiện nay

Trang 36

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Thế qua 3 năm (04 06)

-Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây đặc biệt

là từ năm 2000 đến nay nền KTXH của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyệnYên Thế nói riêng đã thu được những kết quả phát triển vượt bậc Trong côngcuộc thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuấthàng hoá đinh hướng XHCN, nền kinh tế Yên Thế có tốc độ tăng trưởng khácao và liên tục cao hơn so với bình quân trung của cả nước Nhiều năm liền tốc

độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trên 8,5%/năm

Năm 2006, cùng với xu thế hội nhập, phát triển nền kinh tế của cả nước,thực hiện 6 chương trình phát triển KTXH của Huyện uỷ Tình hình KTXH củahuyện tiếp tục có bước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc Tốc độ tăngtrưởng kinh tế đạt trên 10%, vượt kế hoạch đề ra, sản lượng lương thực đạt cao,các đề án thuộc chương trình phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuấthàng hoá được xây dựng đảm bảo quy trình kỹ thuật, đúng thời gian quy định.Một số đề án như: phát triển đàn bò, phát triển đàn gà thả vườn, phát triển đànlợn theo hướng nạc hoá bước đầu phát huy hiệu quả Sản xuất CN-TTCN cóbước phát triển cao cả về giá trị và cơ cấu, thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra,việc tranh thủ và khai thác các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn đạt kết quả tốt Hệthống cơ sở hạ tầng KTXH được tăng cường, các chương trình dự án lớn đềuđược đầu tư thực hiện theo đúng kế hoạch Các lĩnh vực văn hoá xã hội, y tế,giáo dục, thông tin PTTH tiếp tục được chăm lo đúng mức, đời sống nhân dânngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, an ninh chính trị và trật tự

an toàn xã hội được giữ vững

Qua bảng 5 cho ta thấy, tổng giá trị sản xuất (GTSX) của huyện năm 2004

là 461.037 Trđ, đến năm 2006 tăng lên là 567.619 Trđ, bình quân 3 năm tăng10,96% Có được sự tăng trưởng này là do hầu hết GTSX các ngành đều tăng,trong đó hai ngành CN-TTCN và TM-DV có tốc độ tăng trưởng rất cao (gần

Trang 37

17% và 24%/năm) Trong khi đó ngành nông nghiệp tuy vẫn chiếm tỷ lệ caonhất và cơ cấu ngành trồng trọt liên tục giảm qua 3 năm nhưng bù lại ngànhCN-TS luôn có tốc độ tăng trưởng rất cao (bình quân 3 năm tăng 43,65%) Đây

là kết quả đáng biểu dương của công tác phát triển mạnh đàn gà thả vườn trênđịa bàn toàn huyện, phát triển đàn bò ở các xã trọng điểm và phát triển đàn lợntheo hướng nạc hoá tại một số xã đặc biệt khó khăn của huyện Cần chú ý rằngtrong 3 năm qua đặc biệt là năm 2006 thương hiệu “Gà đồi Yên Thế” đã vàđang nổi tiếng khắp các tỉnh và thành phố phía Bắc, từ Bắc Giang đến BắcNinh, Hà Nội, Hải Phòng…Mặt khác trong 3 năm trở lại đây do công tác phòngdịch được cơ quan chức năng và từng hộ dân thực hiện tốt cho nên không đểdịch bệnh lớn xảy ra (Yên Thế chưa từng xảy ra dịch cúm gia cầm) Vì vậy với

số lượng gà bán ra lớn lại gặp thuận lợi vì giá thị trường rất cao (năm 2006 giá

gà bình quân đạt trên 50.000đ/kg) nên GTSX của ngành chăn nuôi đã kéoGTSX ngành nông nghiệp toàn huyện tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra

Vài năm trước đây trồng trọt còn được xem là ngành sản xuất chủ đạocủa hầu hết các hộ dân ở huyện Yên Thế nhưng hiện nay cũng như qua số liệuthống kê của phòng thống kê huyện thì GTSX của ngành trồng trọt đang giảmvới tốc độ nhanh chóng, năm 2004 ngành này còn chiếm tới 73,80% trong tổngGTSX ngành nông nghiệp nhưng đến năm 2006 chỉ còn 54,91% Thêm vào đólượng tuyệt đối cũng giảm từ 195.254 Trđ (năm 2004) xuống còn 155.222 Trđ

Trang 38

(năm 2006) Việc giảm này là do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do diện tích cây

hàng năm đặc biệt là cây lúa đang có xu hướng giảm nhằm chuyển mục đích sửdụng đất sang làm việc khác (xây dựng cụm công nghiệp và chuyển thành đất thổ

cư); Thứ hai là do 3 năm qua cây Vải thiều - một loại cây đã từng đem lại nguồn thu

lớn cho huyện Yên Thế trong những năm trước lại không còn cho nguồn thu ổnđịnh nữa, năm 2005 giá vải trên thị trường chỉ đạt 2.500 - 3.000 đ/kg (bằng 1/3 giánăm 2000), năm 2006 vải mất mùa nên đã ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập các hộdân và tổng GTSX của toàn huyện Điều này đặt ra yêu cầu Yên Thế phải thực hiệnviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phá thế độc canh, nền kinh tế không được phụthuộc nhiều vào trồng trọt như trước nữa

Trong ngành CN-TS (đặc biệt là chăn nuôi gà và chăn nuôi bò), GTSX qua

3 năm tăng rất nhanh cả về lượng tuyệt đối và tương đối Năm 2004 toàn huyện thu

từ chăn nuôi chỉ đạt 47.369 Trđ (chiếm 17,90%) thì đến năm 2006 nguồn thu này đãtăng lên 97.750 Trđ (chiếm 34,58%), bình quân qua 3 năm tăng 43,65% Chănnuôi gia súc, gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các giống mới, kỹ thuậtmới vào kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống của bà con nông dânđịa phương đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi của từng hộ dân và từngbước làm tăng GTSX trên phạm vi toàn huyện

Ngành lâm nghiệp có GTSX chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng GTSX củahuyện, qua bảng 5 ta thấy nó cũng tăng cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng Năm

2004 là 16.869 Trđ (chiếm 6,38%), đến năm 2006 là 22.064 Trđ (chiếm 7,80%),bình quân qua 3 năm tăng 14,37% Nguyên nhân là do một phần diện tích rừng sảnxuất trồng từ các năm trước đã cho thu hoạch và huyện tiếp tục chỉ đạo trồng cácloại cây lâm nghiệp khác có giá trị kinh tế cao

Ngành DVNN do chưa được đầu tư đúng mức và số liệu thống kê chưa đầy

đủ cho nên có kết quả là năm 2005 tăng 43,97% so với năm 2004 nhưng năm

2006 chỉ tăng 4,53% so với năm 2005, bình quân 3 năm tăng 22,67% Tuy nhiên

Trang 39

có thể thấy rằng, ngành này còn tạo ra giá trị thấp so với tiềm lực, chưa đáp ứngđược nhu cầu của SXNN, cần được chú trọng nhiều hơn nữa trong thời gian tới

Xem xét một số chỉ tiêu bình quân ta thấy: năm 2004 bình quân GTSXtrên nhân khẩu đạt 4,95 Trđ, đến năm 2006 tăng lên là 6,01 Trđ Đối với nhânkhẩu nông nghiệp thì GTSX của họ tạo ra cũng tăng từ 3,47 Trđ/năm (2004) lên3,79 Trđ/năm (2006) Năm 2004 GTSX NN của một lao động là 9,60 Trđ, đếnnăm 2006 tăng lên 11,63 Trđ Trong khi đó GTSX NN bình quân cho mộtLĐNN chỉ đạt 6,61 Trđ (năm 2004), đến năm 2006 đạt 7,22 Trđ Đặc biệt làGTSX/ha đất nông nghiệp năm 2004 đã đạt 49,36 Trđ, đến năm 2006 còn tăngtới 60,94 Trđ Qua đây ta thấy những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới nền kinh

tế, tuy nhiên vẫn còn để lại sự chênh lệch giàu nghèo đáng kể trong các hộ dân

Qua những chỉ tiêu trên có thể thấy được những cố gắng của chính quyền

và nhân dân toàn huyện trong việc cải thiện đời sống nhân dân cũng như thúcđẩy sự phát triển chung của toàn huyện trong thời kỳ mới Tuy nhiên qua những

số liệu thống kê này cũng có thể thấy rằng việc thực hiện các công tác sản xuất

ở Yên Thế đang gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là sản xuất ngành trồng trọt).Công tác thống kê và tính toán GTSX của huyện cũng vấp phải trở ngại vì giá

cả thị trường liên tục biến đổi, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng do tác động từ

sự thay đổi giá của các loại nguyên nhiên liệu đầu vào (phân bón, thức ăn chănnuôi, xăng dầu…) Vì vậy mà các số liệu này cần đối chiếu với giá so sánh(năm 1994) thì mới thấy được hết sự thay đổi về GTSX nói chung của toànhuyện và của từng ngành sản xuất

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trong địa bàn huyện Yên Thế Vì vậy,nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của cả 21 xã và thị trấn trong huyện

để đánh giá hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Tuy nhiên, dohạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực tập nên

Trang 40

chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các hoạt động khuyến nông và các chươngtrình chuyển giao KTTB điển hình, nghiên cứu tập trung khảo sát chủ yếu tại 3

xã đại diện của huyện Đây là ba xã có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong 3năm qua được chọn là điểm trình diễn nhiều mô hình khuyến nông

Xã Bố Hạ là xã bao quanh thị trấn Bố Hạ, nằm ven bờ sông Thương,không có dự án nước ngoài tài trợ Bố Hạ đại diện cho những xã mà hoạt độngkhuyến nông hầu như chỉ tiến hành theo kênh khuyến nông Nhà nước

Xã Đồng Kỳ là xã được hưởng lợi từ dự án PLAN, WB và hoạt độngkhuyến nông do các doanh nghiệp tiến hành rất mạnh đặc biệt là các công tyTAGS, thuốc thú y và thuốc BVTV Đồng Kỳ đại diện cho những xã có tácđộng mạnh mẽ từ khuyến nông của các tổ chức quốc tế và của doanh nghiệp

Xã Tân Sỏi có mạng lưới khuyến nông thôn bản hoạt động rất hiệu quả thông qua các câu lạc bộ khuyến nông (CLBKN) Các CBKN thôn bản được cử ra và hàng tháng ngoài nguồn phụ cấp do xã đài thọ còn được hưởng một phần hoa lợi tăng thêm do tác động của việc chuyển giao KTTB Tân Sỏi đại diện cho những xã có tác động mạnh mẽ của khuyến nông công đồng.

- Một nửa diện tích là đồi dốc,

đồi thấp thuận lợi nuôi gà thả đồi

- Cây trồng chính: Vải thiều, lúa

- Vật nuôi chính: gà, trâu bò

- Khuyến nông của dự án quốc tế(PLAN, WB)

- Khuyến nông của các DN

- Khuyến nông Nhà nước

Tân

Sỏi

- Đất đai phù hợp với cây mầu:

lạc, đậu tương, dưa, bầu bí

- Vật nuôi chính: lợn, các loại

thuỷ cầm

- Khuyến nông cộng đồng, CLBKN

- Khuyến nông Nhà nước

- Khuyến nông của dự án quốc tế(PLAN)

Bảng 6: Xã và các tiêu thức lựa chọn

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm của các cơ quan (TTKNQG, TTKNKL

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Sản lượng lương thực, lúa và ngô của Việt Nam - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 1 Sản lượng lương thực, lúa và ngô của Việt Nam (Trang 26)
Bảng 6: Xã và các tiêu thức lựa chọn - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 6 Xã và các tiêu thức lựa chọn (Trang 41)
Bảng 7: Số lượng CBKN và nông dân được phỏng vấn - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 7 Số lượng CBKN và nông dân được phỏng vấn (Trang 42)
Bảng 8: Nguồn nhân lực của trạm và đội ngũ CBKN cấp xã - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 8 Nguồn nhân lực của trạm và đội ngũ CBKN cấp xã (Trang 45)
Sơ đồ 2: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của Trạm - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Sơ đồ 2 Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của Trạm (Trang 47)
Sơ đồ 3: Hệ thống chuyển giao KTTB nông nghiệp ở Yên ThếKTTB - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Sơ đồ 3 Hệ thống chuyển giao KTTB nông nghiệp ở Yên ThếKTTB (Trang 50)
Sơ đồ 4: Hệ thống chuyển giao theo kênh KN Nhà nước ở Yên Thế - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Sơ đồ 4 Hệ thống chuyển giao theo kênh KN Nhà nước ở Yên Thế (Trang 51)
Bảng 11: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 11 Kết quả tổng hợp phiếu điều tra hộ nông dân (Trang 58)
Bảng 13: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2004 - 2006) - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 13 Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2004 - 2006) (Trang 63)
Bảng 19 thể hiện tác động của hoạt động khuyến nông đến các yếu tố diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi 2 năm gần đây và so với năm 1997. - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 19 thể hiện tác động của hoạt động khuyến nông đến các yếu tố diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi 2 năm gần đây và so với năm 1997 (Trang 74)
Bảng 21: Tác động của KN đến Diện tích, Năng suất, Sản lượng cây trồng ở 3 xã Bố Hạ, Đồng Kỳ và Tân Sỏi - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 21 Tác động của KN đến Diện tích, Năng suất, Sản lượng cây trồng ở 3 xã Bố Hạ, Đồng Kỳ và Tân Sỏi (Trang 78)
Bảng 22: Tác động của KN đến số lượng và sản lượng đàn vật nuôi ở 3 xã - luận văn  đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang
Bảng 22 Tác động của KN đến số lượng và sản lượng đàn vật nuôi ở 3 xã (Trang 79)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w