Kết quả hoạt động công tác khuyến nông ở Việt nam

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)

Ở Việt Nam, công tác khuyến nông đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn nông dân sản xuất và áp dụng KTTB vào sản xuất, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và có hiệu quả, hướng mạnh xuất khẩu, phát triển ngành nghề nông thôn mới, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Công tác khuyến nông chuyển giao KTTB trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau: đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tạo được lòng tin và hưởng ứng của nông dân, đã thực hiện được việc chuyển giao KTTB tới nông dân theo các chương trình khuyến nông có hiệu quả, đặc biệt trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế lai, các KTTB được áp dụng thành công trong nông nghiệp. Công tác khuyến nông góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp từ 4 - 4,5%, phát triển nông sản hàng hoá, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể. Khâu đột phá trong chuyển giao KTTB là đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như quy trình bón phân hợp lý, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM), quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi và áp dụng công nghệ sau thu hoạch (Nguyễn Văn Bộ, 2001). Các kết quả đó thể hiện như sau:

* Về trồng trọt, với lúa lai đã tự túc 13% giống, tập huấn cho 29.000 nông dân. Ngô lai chiếm 65% diện tích và đạt sản lượng 1,7 triệu tấn. Phát triển được 785 ha cây ăn quả theo mô hình thâm canh. Điều đó đã góp phần làm tăng sản lượng lương thực của cả nước từ 19,89 triệu tấn năm 1990 tới 35,85 triệu tấn vào năm 2002.

Bảng 1: Sản lượng lương thực, lúa và ngô của Việt Nam

Năm Tổng số (Tr tấn) Lúa (Tr tấn) Ngô (Tr tấn)

1990 19,89 19,22 0,67

1991 20,29 19,62 0,672

1992 22,33 21,59 0,747

1993 23,71 22,83 0,882

1995 26,14 24,96 1,177 1996 27,93 26,39 1,536 1997 29,17 27,52 1,65 1998 30,15 29,14 1,612 1999 33,14 31,39 1,753 2000 34,53 32,52 2,005 2001 34,27 32,10 2,161 2002 35,85 33,62 2,232

(Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2005(3))

* Về chăn nuôi, đã cải tạo đàn bò, tăng tỷ lệ bò lai từ 15 tới 25% số con. Thực hiện nạc hoá đàn lợn, đến năm 1999 có 50.000 con lợn nái và 1 triệu lợn thịt nuôi theo hướng nạc, đã phát triển 1.271 mô hình gà thả vườn với 9.766 hộ tham gia.

* Về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đã chuyển 300 nghìn ha lúa sang cây khác, đặc biệt là ở miền núi có 15.000 ha được chuyển đổi sang sản xuất các cây trồng khác có lợi hơn.

* Về khuyến lâm, chúng ta đã xây dựng được 448 mô hình trên địa bàn của 52 tỉnh với sự tham gia của 14.154 hộ nông dân. Tổng diện tích trồng của các mô hình khuyến lâm là 12.013 ha. Trong đó, có 6.038 ha cây lâm nghiệp, 4.560 ha cây ăn quả, 1.874 ha cây đặc sản và 2.043 ha cây cải tạo đất. Qua 8 năm thực hiện, chương trình khuyến lâm đã xây dựng được nhiều mô hình như nông lâm kết hợp ở Thạch Thành, Thanh Hoá, trồng rừng phi lao ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá, rừng keo lai ở Phú Lương, Thái Nguyên, mô hình trại rừng ở Lạng Giang, Bắc Giang.

* Về khuyến khích chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, chúng ta đã có nhiều cố gắng để thực hiện công tác khuyến nông trong mặt này nhưng thành quả đạt được còn rất hạn chế. Đây là mảng hoạt động mới trong công tác khuyến nông, mặt khác đội ngũ CBKN của chúng ta hiện nay còn rất thiếu kiến thức về thị trường giá cả, cạnh tranh thương mại, marketing sản phẩm và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt là khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức

thương mại thế giới (WTO) thì hạn chế này cần nhanh chóng được khắc phục, cần tăng cường cho đội ngũ CBKN. Để từ đó đưa hàng nông sản của Việt Nam đến với bạn hàng khắp nơi trên thế giới, kịp thời thích ứng với xu thế hội nhập, đem lại lợi ích cho đất nước và cho bà con nông dân.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 26 - 28)