Đánh giá của cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 79 - 81)

- Nông dân sản xuất giỏi

4.2.5.1.Đánh giá của cán bộ khuyến nông

Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động khuyến nông ở Yên Thế chúng tôi đã tiến hành thảo luận với 25 CBKN đang làm việc tại trạm và các xã. Kết quả thảo luận được thể hiện qua bảng 23 như sau:

Bảng 23: Tổng hợp kết quả thảo luận với CBKN

CHỈ TIÊU Số lượng CC(%)

Tổng số CBKN 25 100,00

- Chăn nuôi - thú y 9 36,00

- Lâm nghiệp 4 16,00

- Kinh tế nông nghiệp 4 16,00

2. Số năm công tác - -

- Trên 10 năm 3 12,00

- Từ 5 đến 10 năm 1 4,00

- Từ 1 đến 5 năm 21 84,00

3. Đánh giá về công việc - -

- Thú vị 18 72,00

- Bình thường 6 24,00

- Nhàm chán 1 4,00

4. Khả năng gắn bó với công việc - -

- Lâu dài 20 80,00

- Làm bán thời gian 4 16,00

- Sắp chuyển công tác 1 4,00

5. Các hình thức tiến hành công việc - -

- Sử dụng phương pháp nhóm là chủ yếu 21 84,00 - Sử dụng phương pháp cá nhân là chủ yếu 4 16,00 - Sử dụng phương pháp truyền thông đại chúng 0 -

6. Thu nhập hiện tại - -

- Trên 1,2 Trđ 1 4,00

- Từ 0,8 đến 1,2 Trđ 21 84,00

- Phụ cấp 72 nghìn đồng 3 12,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu thảo luận với CBKN

Qua bảng 23 cho thấy, đội ngũ CBKN đang làm việc ở Yên Thế có trình độ chuyên môn khá, đa phần trong số họ là kỹ sư được đào tạo tại các trường nông lâm nghiệp với một chuyên ngành đào tạo nhất định là trồng trọt, chăn nuôi - thú y, lâm nghiệp hoặc kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay ở huyện còn thiếu một CBKN được đào tạo đúng chuyên ngành KN&PTNT và một CBKN phụ trách phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của trạm cũng như của các xã chưa thật đồng bộ.

Mặt khác, dựa vào số năm công tác của lực lượng này thấy rằng có tới 84% số CBKN về huyện công tác trong thời gian từ 1 đến 5 năm trở lại đây. Chỉ có 3 CBKN về huyện công tác được trên 10 năm và 1 người được 8 năm. Cán bộ trẻ tuổi, nhiệt tình, sáng tạo, hăng xay công việc là một ưu thế lớn cho hoạt động

của Trạm. Tuy nhiên đội ngũ này cần đi sâu, đi sát vào sản xuất hơn nữa để có thêm kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất, nắm rõ hơn nhu cầu của người dân.

Khi được yêu cầu đánh giá về công việc thì có tới 72% CBKN cho rằng công việc mà họ đang làm là rất thú vị, 24% cho rằng công việc không có gì đặc biệt (bình thường) và chỉ có 4% cho rằng công việc là nhàm chán. Vì vậy khả năng gắn bó với công việc hiện nay của lực lượng CBKN ở Yên Thế là khá cao (80% lâu dài, 16% làm bán thời gian, 4% sắp chuyển công tác).

Còn khi thảo luận về các hình thức tiến hành công việc khuyến nông thì hầu hết họ cho rằng thường thực hiện bằng phương pháp nhóm, chỉ có 16% cho rằng họ thực hiện bằng phương pháp cá nhân. Đặc biệt không ai cho rằng phương pháp truyền thông đại chúng được họ sử dụng chủ yếu. Điều này cho thấy, Việc phối hợp giữa các CBKN đài PTTH là chưa tốt. Hơn nữa kỹ năng tiếp cận cộng đồng và thực hiện khuyến nông theo phương pháp cá nhân vẫn chưa được coi trọng, chưa có cơ chế chính sách khuyến khích CBKN tiếp xúc thực hiện khuyến nông trực tiếp đến hộ dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua thảo luận và qua thực tế cho thấy, một khó khăn không nhỏ hiện nay mà hầu hết CBKN ở Yên Thế đang gặp phải là điều kiện công tác phải đi lại nhiều, trong khi đó đồng lương lại rất thấp. Trong đội ngũ CBKN ở Yên Thế hiện nay chỉ có 1 người hưởng lương trên 1,2 Trđ; 21 người hưởng lương từ 0,8 đến 1,2 Trđ. Đặc biệt còn có 3 người chỉ được hưởng phụ cấp 72 nghìn đồng/tháng cho dù họ cũng được đào tạo qua các trường lớp về nông nghiệp. Khó khăn của CBKN càng trở lên nặng nề hơn với những người công tác xa nhà, những người CBKN là nữ giới. Điều này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 79 - 81)