- Nông dân sản xuất giỏi
4.2.2.4.2. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành chăn nuôi
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi là ngành đang ngày càng được chú trọng ở Yên Thế. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng 17 như sau:
Qua bảng 17 ta thấy, hoạt động xây dựng mô hình trình diễn về chăn nuôi trong 3 năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hầu như tất cả các mô hình đều được gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng đàn vật nuôi. Bà con nông dân trên địa bàn huyện ngày càng quan tâm đến sản xuất chăn nuôi và KTTB trong chăn nuôi mà khuyến nông đưa vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn.
Yên Thế có đặc điểm của một huyện miền núi, khá thuận lợi cho việc chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản. Tuy nhiên hầu hết đàn bò hiện đang nuôi trong các hộ dân đều là loại bò cóc vàng địa phương. Giống bò này có thể vóc nhỏ, nuôi chậm lớn. Nhận rõ điều này trạm khuyến nông Yên Thế đã phối hợp với TTKNKL tỉnh Bắc Giang thực hiện mô hình cải tạo đàn bò bắt đầu từ năm 2003. Thực hiện mô hình này bằng 2 phương pháp là thụ tinh nhân tạo và cho bò nhảy trực tiếp, cùng với đó là cung ứng và thực hiện nuôi bò đực giống mới tại địa phương. So sánh
năm 2004 với năm 2006 thì số lượng bò cải tạo được thụ thai theo 2 phương pháp trên tăng từ 1.198 con lên 1.915 con (tăng 59,85%) và số lượng bò đực giống trong mô hình tăng từ 3 lên 6 con. Kết quả các mô hình được các chủ hộ nuôi bò đánh giá có nhiều khả quan phát triển trong thời gian tới.
Song song với chương trình cải tạo đàn bò là chương trình cải tạo - phát triển đàn lợn theo hướng nạc hoá. Thực hiện chương trình này cũng có 2 phương pháp là nuôi lợn nái nội theo hướng lai kinh tế và nuôi lợn nái ngoại, cùng với đó là chương trình nuôi lợn thịt F1 ngay trong các mô hình. Các mô hình này đã góp phần tích cực vào nâng cao tỷ lệ nạc của đàn lợn đang nuôi trên địa bàn huyện.
Trong 3 năm trở lại đây việc chăn nuôi gà ở Yên Thế thực sự đã đem lại sắc thái mới cho SXNN của huyện. Đáng kể nhất là nuôi gà theo hình thức thả đồi, thả vườn hay bán chăn thả. Sự thành công của việc nuôi gà được thể hiện bằng sự tăng lên của số lượng gà và tăng lên của giá trị sản xuất ngành chăn nuôi này (đã được thể hiện qua bảng 5). Tuy nhiên có một số tồn tai đó là: (1) Các giống gà được nuôi chưa thật đảm bảo về chất lượng con giống; (2) Gà con thường được nhập về từ các huyện bạn; (3) Ý thức vệ sinh phòng dịch của bà con còn chưa cao. Trước thực trạng đó và với mục tiêu từng bước khắc phục những hạn chế nói trên 3 năm qua trạm khuyến nông huyện đã và đang thực hiện song song các chương trình phát triển đàn gà với quy mô ngày càng lớn. Năm 2004 huyện đã đưa 6000 con gà Kabir chất lượng cao vào nuôi thí điểm tại xã Bố Hạ. Tiếp đó là thực hiện các mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi gà bố mẹ rất thành công tại 1 số xã trong huyện vào các năm 2005 và 2006. Qua tham quan trực tiếp và tổng kết các mô hình này cho thấy lợi nhuận thu được là khá cao (tính BQ nuôi 500 con gà sau 4 tháng bán trừ chi phí còn lãi 15 Trđ), từng bước tự túc được giống gà con, công tác vệ sinh phòng dịch tốt và được bà con đánh giá cao.
Trong các mô hình trình diễn về CN-TS cũng phải kể đến sự thành công của các mô hình ương nuôi cá giống và nuôi cá thịt. Ba năm gần đây trạm khuyến nông huyện đã thực hiện xây dựng một số mô hình trình diễn thuỷ sản
với các loại cá như: Rô phi đơn tính, Chim trắng, Chép lai… Năm 2004, các mô hình này đã ương nuôi được 250.000 con cá các loại thì đến năm 2006 số lượng ương nuôi được đã tăng lên 260.000 con (đạt 104%). Phần lớn số cá con này được cung ứng cho bà con có nhu cầu về cá giống trên địa bàn huyện. Phần còn lại Trạm đã chỉ đạo các hộ dân nuôi trong các mô hình. Kết quả sau 6 tháng nuôi cá sinh trưởng - phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, trọng lượng trung bình cá rô phi đạt 300 - 450 g/con, cá chép đạt 400 - 450 g/con. Riêng cá chim trắng do mới được thử nghiệm nuôi nên khối lượng đạt không đồng đều từ 500 - 1000 g/con. Với kết quả này đã được bà con nông dân đánh giá cao, hưởng ứng nhiệt tình, góp phần khích lệ nông dân chuyển đổi diện tích một lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra để tăng cường thụ phấn cho các loại cây trồng và các loại cây khác, tận dụng diện tích vườn bãi rộng, Trạm khuyến nông cũng xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật nuôi ong nội tới các hộ dân. Kết quả của mô hình này là rất khả quan, nguồn mật thu được chất lượng cao cung cấp cho thị trường và tăng thu nhập cho các hộ dân.
Nói tóm lại: thông qua các mô hình trình diễn về chăn nuôi trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cho đông đảo bà con nông dân các giống vật nuôi cho năng suât và chất lượng cao hơn hẳn các giống cũ. Bằng việc thực hiện các mô hình này hoạt động công tác khuyến nông của trạm đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.