Biến đổi cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng vật nuôi

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 74 - 76)

- Nông dân sản xuất giỏi

4.2.3.1.2. Biến đổi cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng vật nuôi

Bảng 19 thể hiện tác động của hoạt động khuyến nông đến các yếu tố diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi 2 năm gần đây và so với năm 1997.

Bảng 19: KQSX một số sản phẩm nông nghiệp huyện vài năm gần đây

CHỈ TIÊU ĐVT 1997 2005 2006 So sánh

05/97 06/05

I. Trồng trọt

1. Cây lúa

+ Diện tích Ha 7246 6549 6487 90.38 99.05

+ Năng suất Tạ/ha 37.18 46.18 46.74 124.21 101.21 + Sản lượng Tấn 26942 30246 30320 112.26 100.24

2. Cây ngô

+ Dích Ha 1388 1422 1413 102.45 99.37

+ Năng suất Tạ/ha 26.21 31.48 31.72 120.11 100.76

+ Sản lượng Tấn 3638 4477 4482 123.06 100.11

II. Chăn nuôi

1. Tổng đàn trâu Con 12778 10852 9921 84.93 91.42

2. Tổng đàn bò Con 2066 4007 5892 193.95 147.04

3. Tổng đàn lợn Con 40298 60847 71803 150.99 118.01

4. Tổng đàn gia cầm Con 525000 880000 2263000 167.62 257.16

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thế

Qua bảng 19 ta thấy, diện tích lúa năm 2005 chỉ bằng 90,38% so với năm 1997 nhưng do năng suất cao hơn nên sản lượng năm 2005 vẫn cao hơn năm 1997 là 12,26%. Tiếp đó năm 2006 diện tích lúa tiếp tục giảm nhưng sản lượng vẫn tăng 0,24% do năng suất năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 1,21%. Với cây ngô, năm 2005 diện tích tăng 2,45%, năng suất tăng 20,11% nên sản lượng cũng tăng tới 23,06% so với năm 1997. Tiếp đó năm 2006 cho dù diện tích giảm 0,67% nhưng do năng suất tiếp tục tăng 0,76% nên sản lượng ngô cũng tăng 0,11% so với năm 2005.

Như vậy cho dù diện tích trồng trọt đang có chiều hướng giảm nhưng nhờ có tác động của khuyến nông làm cho năng suất cây trồng cao hơn trước cho nên sản lượng lương thực ở Yên Thế 2 năm gần đây vẫn cao hơn nhiều so

với năm 1997 (khi ấy chưa có khuyến nông). Vì vậy đã tạo điều kiện cho việc chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng có hiệu quả hơn.

Trong chăn nuôi, tác động của công tác khuyến nông là rất lớn thể hiện qua bảng 19. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2006 tăng hơn hẳn so với năm 1997: Đàn bò năm 2005 là 4.407 con tăng 93,95% so với năm 1997. Đàn lợn tăng 50,99%; đàn gia cầm tăng 67,62%. Đặc biệt năm 2006 (chỉ sau 1 năm) đàn gia cầm tăng tới 157.16% so với năm 2005.

Cũng có thể thấy rằng đàn trâu hiện nay đã giảm đáng kể về số lượng so với năm 1997 (giảm 22,36%). Nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là do hiện nay việc sử dụng máy móc trong làm đất đã trở lên phổ biến, nhu cầu về sức kéo trâu bò không lớn. Vì vậy việc chăn nuôi gia súc đang chuyển dịch theo hướng lấy thịt. Không chỉ thế, chất lượng đàn gia súc gia cầm cũng có bước phát triển đáng kể. Bằng chứng là việc nuôi bò lấy thịt, nuôi lợn theo hướng nạc hoá và nuôi gà bán chăn thả - quy mô bán công nghiệp đã trở nên phổ biến ở Yên Thế.

Có thể nói công tác khuyến nông những năm qua đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng GTSX nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thế.

Để làm rõ hơn những biến đổi trong hiệu quả SXNN nhờ tác động của khuyến nông chúng tôi tiến hành so sánh theo bảng sau (tính cho năm 2004).

Bảng 20: So sánh hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng

(ĐVT: tạ/ha, 1000đ/ha) GIỐNG Tổng chi Sản lượng Tổng thu trừ chi phí Tạ Thành tiền I. Lúa 1. Nhị ưu 838 2424 58 12600 10176 2. Khang dân 18 1989 52 10400 8411 II. Ngô 1. CP 999 4098 42 10500 6402

2. Ngô địa phương 3536 30 7200 3664

Qua bảng 20 ta thấy: cứ sản xuất 1 ha lúa Nhị ưu 838 chi phí cao hơn 435 nghìn đồng nhưng lại cho thu nhập cao hơn 2.200 nghìn đồng so với 1 ha lúa KD18. Tính chung công lao động cho 1 ha lúa là 4.000 nghìn đồng thì 1 ha Nhị ưu 838 lãi cao hơn 1 ha lúa KD18 là 1.765 nghìn đồng. Cứ 1 ha ngô lai CP999 chi phí cao hơn 562 nghìn đồng nhưng lại cho thu nhập cao hơn 3.300 nghìn đồng so với trồng giống ngô địa phương. Tính chung công lao động cho 1 ha ngô là 3.000 nghìn đồng thì 1 ha CP999 lãi cao hơn 1 ha ngô địa phương là 2.738 nghìn đồng. Như vậy trồng lúa Nhị ưu 838, ngô lai CP999 đạt hiệu quả kinh tế cao hơn lúa KD18 và giống ngô địa phương. Đây là hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng cần được phát huy ở Yên Thế.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w