PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 40 - 97)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành trong địa bàn huyện Yên Thế. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của cả 21 xã và thị trấn trong huyện để đánh giá hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực tập nên

chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các hoạt động khuyến nông và các chương trình chuyển giao KTTB điển hình, nghiên cứu tập trung khảo sát chủ yếu tại 3 xã đại diện của huyện. Đây là ba xã có diện tích đất nông nghiệp lớn và trong 3 năm qua được chọn là điểm trình diễn nhiều mô hình khuyến nông.

Xã Bố Hạ là xã bao quanh thị trấn Bố Hạ, nằm ven bờ sông Thương, không có dự án nước ngoài tài trợ. Bố Hạ đại diện cho những xã mà hoạt động khuyến nông hầu như chỉ tiến hành theo kênh khuyến nông Nhà nước.

Xã Đồng Kỳ là xã được hưởng lợi từ dự án PLAN, WB và hoạt động khuyến nông do các doanh nghiệp tiến hành rất mạnh đặc biệt là các công ty TAGS, thuốc thú y và thuốc BVTV. Đồng Kỳ đại diện cho những xã có tác động mạnh mẽ từ khuyến nông của các tổ chức quốc tế và của doanh nghiệp.

Xã Tân Sỏi có mạng lưới khuyến nông thôn bản hoạt động rất hiệu quả thông qua các câu lạc bộ khuyến nông (CLBKN). Các CBKN thôn bản được cử ra và hàng tháng ngoài nguồn phụ cấp do xã đài thọ còn được hưởng một phần hoa lợi tăng thêm do tác động của việc chuyển giao KTTB. Tân Sỏi đại diện cho những xã có tác động mạnh mẽ của khuyến nông công đồng.

Đặc điểm Hoạt động KN chủ yếu

Bố - Gần trung tâm thị trấn Bố Hạ- Cây trồng chính: lúa, ngô

- Vật nuôi chính: lợn, trâu bò

- Khuyến nông Nhà nước (trạm KN, CBKN cơ sở)

Đồng Kỳ

- Một nửa diện tích là đồi dốc, đồi thấp thuận lợi nuôi gà thả đồi

- Cây trồng chính: Vải thiều, lúa - Vật nuôi chính: gà, trâu bò

- Khuyến nông của dự án quốc tế (PLAN, WB)

- Khuyến nông của các DN - Khuyến nông Nhà nước

Tân Sỏi

- Đất đai phù hợp với cây mầu: lạc, đậu tương, dưa, bầu bí

- Vật nuôi chính: lợn, các loại thuỷ cầm

- Khuyến nông cộng đồng, CLBKN - Khuyến nông Nhà nước

- Khuyến nông của dự án quốc tế (PLAN)

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm của các cơ quan (TTKNQG, TTKNKL tỉnh Bắc Giang, Trạm KN huyện Yên Thế), các nguồn thống kê của huyện và tỉnh, các thông tin từ dự án PLAN, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP) và của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn. Các thông tin này giúp cho nhà nghiên cứu có cơ sở đánh giá tình hình hoạt động khuyến nông tại địa phương.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng linh hoạt cả phương pháp nghiên cứu thống kê và phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (RRA, PRA). Số liệu được thu thập qua điều tra điển hình, điều tra mẫu, điều tra tại Trạm và thảo luận với CBKN. Các thông tin cần thu thập là nhận thức và đánh giá của CBKN, nhân dân địa phương về các hoạt động khuyến nông. Số lượng điều tra 25 CBKN và 60 hộ nông dân trên địa bàn 3 xã của huyện. Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp.

Bảng 7: Số lượng CBKN và nông dân được phỏng vấn

Các đối tượng phỏng vấn/thảo luận Trạm và các xã Bố Hạ Đồng Kỳ Tân Sỏi CBKN của trạm và các xã 25 1 1 1 Nông dân - 15 20 25

Số hộ nông dân viếng thăm - 25 30 25

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

Khi tiến hành phân tích các thông tin thu thập được chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT, tạo dựng “Cây vấn đề” và “Cây mục tiêu” cho một kế hoạch khuyến nông với một loại cây trồng vật nuôi cụ thể. Những thuận lợi và khó khăn, những vấn đề và mục tiêu được tổng hợp từ chính ý kiến của người dân. Kết quả được tổng hợp thành các bảng biểu và các hộp.

* Phân tích SWOT: Thực hiện bằng cách xem xét những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương ở hiện tại. Để từ đó có những giải pháp thích hợp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi sẽ tiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành phân tích SWOT cho 2 ngành sản xuất chính của Yên Thế là trồng trọt và chăn nuôi.

* Cây vấn đề: xuất phát từ việc sắp xếp các vấn đề theo mối quan hệ nhân quả với nhau. Kết quả thu được là biểu đồ các vấn đề. Biểu đồ này có hình cây nên gọi là “Cây vấn đề”. Một khó khăn của Yên Thế hiên này là năng suất lúa thấp. Vậy vấn đề này bắt nguồn từ đâu sẽ được nghiên cứu chỉ ra cụ thể.

* Cây mục tiêu: được xác định bằng cách viết các khó khăn theo hướng ngược lại (hướng tích cực). Tương tự, ta cũng thu được biểu đồ các mục tiêu có dạng hình cây nên gọi là “Cây mục tiêu”. Ở đây khi đã xác đinh được khó khăn thì mục tiêu của địa phương là gì cũng sẽ được làm rõ.

Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL. Các kết quả được tổng hợp trên trang văn bản Word, Windows 2003.

3.2.4. Phương pháp lập kế hoạch khuyến nông

Kế hoạch khuyến nông cần được xây dựng với sự tham gia của nông dân, tư vấn của CBKN huyện và tỉnh. Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch khuyến nông phải được kết thúc trước năm dương lịch, giảm dần sự cho không của Nhà nước và tăng cao vai trò của nông dân (Đỗ Kim Chung, 2005(4)).

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Trạm khuyến nông huyện Yên Thế chúng tôi đưa ra một kế hoạch khuyến nông dưới dạng một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông ở Yên Thế. Kế hoạch được xây dựng có sự tham gia của nông dân.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM4.1.1. Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng của Trạm 4.1.1. Căn cứ thành lập và cơ sở hạ tầng của Trạm

4.1.1.1. Căn cứ thành lập Trạm

dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm từ Trung ương đến địa phương. Trạm khuyến nông Yên Thế đã được thành lập ngày 01/04/1997 thuộc sở NN&PTNT và chịu sự quản lý trực tiếp của TTKNKL tỉnh Hà Bắc cũ, nay là tỉnh Bắc Giang. Nhưng do yêu cầu của thực tiễn SXNN trên địa bàn toàn tỉnh và để tiện cho công tác chỉ đạo sản xuất ở các địa phương, sau khi tái lập tỉnh UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định số 24/QĐ-UB ngày 11/03/2003 về việc chuyển trạm khuyến nông thuộc TTKNKL tỉnh về cho UBND huyện, thị xã quản lý.

Dựa vào quyết định trên của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 20/03/2003 UBND huyện Yên Thế ra quyết định số 983 QĐ-UB về việc tiếp nhận Trạm khuyến nông Yên Thế về do UBND huyện quản lý. Trụ sở của trạm đặt tại trung tâm thị trấn Cầu Gồ.

Trạm khuyến nông Yên Thế trực thuộc UBND huyện Yên Thế, là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý và chỉ đạo toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của TTKNKL tỉnh Bắc Giang. Quyết định còn nêu rõ: Nhiệm vụ và quyền hạn của trạm khuyến nông Yên Thế thực hiện theo Thông tư 02/LB-TT ngày 02/08/1993, cụ thể là: (1) Đưa KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư vào sản xuất đại trà trên địa bàn huyện; (2) Xây dựng các mô hình trình diễn về nông - lâm - ngư nghiệp; (3) Hướng dẫn kỹ thuật về nông - lâm - ngư nghiệp cho bà con nông dân; (4) Tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện; (5) Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn về quản lý kinh tế, thông tin thị trường cho CBKN cơ sở và các CLBKN; (6) Xây dựng các CLB nông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm nông - lâm - ngư dân cùng sở thích.

4.1.1.2. Cơ sở hạ tầng của Trạm

Hiện nay trạm khuyến nông Yên Thế có 3 gian nhà cấp 4 dùng làm phòng làm việc. Các thiết bị máy móc bao gồm: 02 máy tính để bàn, 02 máy điện thoại cố định, 01 máy in, 01 bộ bàn nghế. Hệ thống máy móc thiết bị này hầu hết mới được trang bị nên còn tốt, đảm bảo yêu cầu làm việc và nghiên cứu của 5 cán bộ - nhân viên của trạm. Về hệ thống bàn ghế làm việc, trạm có 4 bàn làm việc loại nhỏ và số lượng ghế từ 15 - 20 chiếc. Với hiện trạng cơ sở vật

chất như vậy và theo nhận định của hầu hết các cán bộ - nhân viên của trạm là tương đối đầy đủ cho sinh hoạt và công tác hàng ngày. Tuy nhiên hàng tháng hoặc mỗi khi tổ chức hội họp giao ban với rất đông CBKN từ các xã lên tham dự thì có thể thấy rằng việc thiếu thốn chỗ ngồi và bàn làm việc xảy ra là tất yếu. Vì vậy với 5 cán bộ - nhân viên của trạm cộng với 20 - 21 CBKN xã tập trung trong một khu làm việc chỉ vẻn vẹn 25 - 30 m2 là rất khó khăn cho công tác cũng như vận hành hoạt động của trạm.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trạm4.1.2.1. Nguồn nhân lực của Trạm và đội ngũ CBKN cơ sở 4.1.2.1. Nguồn nhân lực của Trạm và đội ngũ CBKN cơ sở

Tổng số cán bộ - nhân viên của trạm bao gồm 5 người với trình độ đại học 100%. Trong đó có 2 kỹ sư chăn nuôi - thú y, 2 kỹ sư trồng trọt và 1 kỹ sư kinh tế. Số CBKN cơ sở gồm 20 người, với 17 người làm việc hưởng lương theo hợp đồng dài hạn, 3 người làm việc hưởng phụ cấp 72.000 đ/tháng và hiện tại 1 xã chưa có CBKN (mới chuyển công tác). Trong số CBKN cơ sở, 16 người trình độ đại học, 2 người trình độ cao đẳng và hai người trình độ trung cấp.

Qua bảng 8 ta thấy trình độ CBKN của trạm rất đồng đều, với 3 chuyên ngành đào tạo trồng trọt - chăn nuôi và kinh tế nông nghiệp. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho công tác khuyến nông các ngành sản xuất của trạm. Mặt khác đội ngũ CBKN cấp xã cũng khá đầy đủ, với 80% trình độ đại học, 10% trình độ cao đẳng, 10% trình độ trung cấp. Đây cũng là đội ngũ có sự bổ sung sức mạnh đáng kể cho hoạt động khuyến nông của trạm.

TRÌNH ĐỘ Cán bộ của trạm Cán bộ khuyến nông các xã

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%)

Đại học 5 100,00 16 80,00

Cao đẳng - - 2 10,00

Trung cấp - - 2 10,00

Chưa qua đào tạo - - - -

Tổng số 5 100,00 20 100,00

Bảng 8: Nguồn nhân lực của trạm và đội ngũ CBKN cấp xã

Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại đã được chính đội ngũ CBKN ở Yên Thế phát hiện ra đó là: Số lượng CBKN hưởng lương biên chế Nhà nước

chỉ là 5/25 người, còn lại là hưởng lương hợp đồng và phụ cấp. Chính vì vậy hầu hết CBKN hoạt động ở địa bàn xã còn gặp rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, không yên tâm công tác. Một số người không xác định gắn bó lâu dài với công việc mà mình đang làm. Họ vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đi làm cho các doanh nghiệp, các công ty hoặc chuyển làm công tác khác. Trong khi đó nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở là quá thấp, (60.000 đ/một buổi tập huấn, 72.000 đ/một tháng phụ cấp). Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả hoạt động khuyến nông ở cơ sở kém hiệu quả, CBKN còn ỉ lại quá nhiều vào sự chỉ đạo phân công của cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CBKN cơ sở và cán bộ trạm là lực lượng hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và thường xuyên làm việc với bà con nông dân. Do đó để công tác khuyến nông thực sự có hiệu quả cần có những biện pháp tăng cường và củng cố hơn nữa mạng lưới khuyến nông cơ sở, nâng cao mức phụ cấp cho họ và cần có một CBKN được đào tạo chuyên sâu về KN&PTNT làm việc tại trạm.

4.1.2.2. Phương thức hoạt động và tổ chức mạng lưới

Hệ thống khuyến nông Nhà nước ở Yên Thế hoạt động theo phương thức: CBKN của trạm trực ban liên tục tại trạm, còn lại CBKN cấp xã hoạt động tại cơ sở, ưu tiên cho người sống tại địa bàn xã đó. Hàng tháng toàn bộ hệ thống họp giao ban một lần tại trụ sở của trạm. Các CBKN xã sẽ viết và trình bày báo cáo về tình hình hoạt động khuyến nông diễn ra trên địa bàn xã sau 1 tháng và định hướng giải pháp cho tháng tiếp theo. Cán bộ của trạm sẽ tổng hợp thành báo cáo tháng và báo cáo quý chung cho toàn huyện. Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết CBKN xã đã được trang bị kỹ năng tổng hợp hoạt động và viết báo cáo khá tốt, các chương trình khuyến nông được giám sát và theo dõi thống kê đầy đủ.

Tổ chức mạng lưới khuyến nông của trạm được thực hiện dựa trên các mối quan hệ với các cơ quan trong và ngoài ngành, các tổ chức đoàn thể, các HTX NN và hộ nông dân. Các mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ 2.

Cơ quan trong ngành

- Trạm thú y - Trạm BVTV

- Công ty giống vật tư

Trạm Khuyến

nông Các cơ quan ngoài ngành

- Các tổ chức quần chúng - Ngân hàng

- HTX tín dụng

Trạm Khuyến nông

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2: Hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông của Trạm

Xuất phát từ yêu cầu SXNN của huyện và sự chỉ đạo của TTKNKL tỉnh, trạm khuyến nông huyện Yên Thế ngoài việc hướng dẫn chỉ đạo sản xuất còn thực hiện chương trình khuyến nông với sự kết hợp cùng các cơ quan.

* Đối với cơ quan trong ngành: Trạm kết hợp 2 chiều với trạm BVTV, trạm

Thú y, công ty giống vật tư nông nghiệp, HTX dịch vụ NN, phòng ban nông nghiệp để xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình thí điểm khảo nghiệm giống và kỹ thuật mới. Trạm kết hợp trực tiếp với trạm BVTV để hỗ trợ công tác phòng trừ dịch hại cây trồng, kết hợp với trạm Thú y để triển khai công tác phòng chống bệnh tật cho gia súc, gia cầm của nông dân. Ngược lại các cơ quan này khi tiếp nhận được các KTTB thường kết hợp với trạm khuyến nông để thực hiện khuyến cáo, chuyển giao tới nông dân.

- Nông dân sản xuất giỏi - Nông dân tiên tiến

- Ban KN xã - KN viên

CLB KN

* Đối với cơ quan ngoài ngành: Trạm kết hợp với các cơ quan này để hỗ trợ

làm nhiệm vụ truyền bá, hướng dẫn KTTB tới nông dân. Kết hợp với các tổ chức quần chúng để tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Trạm kết hợp với đài PTTH huyện xây dựng các chương trình làm cầu nối giữa nông dân với khuyến nông. Đặc biệt là tuyên truyền những thông tin về giống, kỹ thuật và tình trạng sâu bệnh hại cây trồng vật nuôi cho nông dân. Ngoài ra trạm còn phải kết hợp với

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 40 - 97)