- Nông dân sản xuất giỏi
4.2.2.2. Đánh giá kết quả tập huấn kỹ thuật
Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động chính của công tác khuyến nông. Hoạt động này không thể thiếu được khi thực hiện việc chuyển giao KTTB vào sản xuất. Xác định được điều đó, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã mở được nhiều lớp tập huấn, thu hút được sự quan tâm đón nhận của đông đảo bà con nông dân. Kết quả tập huấn qua 3 năm được thể hiện qua bảng 13 như sau:
Bảng 13: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật qua 3 năm (2004 - 2006)
CHỈ TIÊU ĐVT Năm So sánh (%)
2004 2005 2006 05/04 06/05 BQ
I. Tổng số lớp tập huấn lớp 97 103 120 106.19 116.50 111.23
1. Phân theo ngành
+ Trồng trọt lớp 65 71 70 109.23 98.59 103.77
+ Chăn nuôi - thuỷ sản lớp 20 25 40 125.00 160.00 141.42
2. Phân theo đối tượng tổ chức
+ Trạm tổ chức lớp 60 60 65 100.00 108.33 104.08 + Cơ sở (xã) tổ chức lớp 37 53 55 143.24 103.77 121.92
II. Tổng số người tham gia người 6650 4800 5200 72.18 108.33 88.43
III. BQ người tham gia/lớp người 69 47 43 68.12 91.49 78.94
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Thế
Các đợt tập huấn được tổ chức định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất tại địa phương. Mỗi khi chuẩn bị đưa KTTB vào sản xuất, trạm kết hợp với cơ quan trong và ngoài ngành khảo sát thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai trong đó có kế hoạch tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và nhân dân trực tiếp sản xuất. Qua bảng 13 cho thấy, số lớp tập huấn tăng dần qua các năm (BQ 3 năm tăng 11,23%). Tuy nhiên số lượng người tham gia năm 2005 lại thấp hơn năm 2004 (bằng 72,18%) sau đó năm 2006 lại tăng 8,33% so với năm 2005). Điều này chứng tỏ đã có sự chọn lọc trong việc tham gia tập huấn của nông dân. Nông dân chỉ tham gia các lớp tập huấn khi họ thực sự thấy có ý nghĩa và thiết thực với sản xuất của mình. Do vậy mà số lượng người tham gia/lớp cũng đang có chiều hướng giảm xuống. Năm 2004 BQ 1 lớp có 69 học viên thì đến năm 2006 chỉ còn 43 học viên (BQ 3 năm giảm 21,06%). Điều này có tác động tích cực đến chất lượng dạy và học tại các lớp tập huấn. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn kinh phí và dụng cụ học tập cho nông dân, vì thế một số người tham gia học với ý thức không cao, dẫn đến kết quả chưa như mong muốn. Bên cạnh đó việc mở lớp tập huấn của Trạm luôn gặp phải những trở ngại về kinh phí. Đây là một vấn đề đòi hỏi Trạm cần sớm giải quyết, cần có sự giúp đỡ của chính quyền huyện và cơ sở.
Hoạt động tập huấn của trạm được thực hiện trên 4 lĩnh vực chính là: trồng trọt, CN-TS, lâm nghiệp, phát triển TT-CB-TTNS. Số lớp có nội dung tập huấn về trồng trọt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 70/120 lớp (năm 2006). Số lớp tập huấn về chăn nuôi tuy còn ít nhưng đang có chiều hướng tăng nhanh và được đông đảo nông dân quan tâm. Đây là điều hợp lý vì ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển mạnh cả về quy mô và yêu cầu chất lượng.
Qua bảng 13 chúng ta thấy, số lớp tập huấn về lâm nghiệp và phát triển thị trường - chế biến - TTNS Trạm tổ chức được còn rất ít (thậm chí không có). Điều này đòi hỏi trạm cần được tăng thêm biên chế hoặc bồi dưỡng thêm cho đội ngũ cán bộ hiện nay để họ có thể đảm nhận tốt 2 mảng hoạt động còn rất yếu này. Để từ đó đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bà con nông dân, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hoá sản xuất tại địa phương.
Cũng qua bảng 13, không chỉ cán bộ của Trạm tổ chức được các lớp tập huấn mà bên cạnh đó CBKN cơ sở cũng đã tự mở được các lớp tập huấn cho nông dân với số lượng ngày càng tăng. Tuy số lượng còn hạn chế và chưa thu hút được nhiều người dân tham gia nhưng đây là những dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự cố gắng và trình độ của CBKN cơ sở đã có bước tiến triển tích cực. Năm 2004 số lớp tập huấn do CBKN cơ sở mở được chỉ chiếm 38,14% nhưng đến năm 2006 đã lên tới 45,83% trong tổng số lớp tập huấn. Tuy nhiên do kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm của một số CBKN cơ sở chưa thật sự tốt. Vì thế chất lượng một số buổi tập huấn còn chưa cao, chưa thu hút được sự chú ý của bà con nông dân. Để khắc phục hạn chế này đòi hỏi trong thời gian tới Trạm cần tạo điều kiện cho CBKN đi bồi dưỡng thêm, nâng cao trình độ cho họ.
Hộp 4: Tâm sự của một nông dân về việc tham gia tập huấn kỹ thuật
Tôi là người thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật SXNN. Trung bình mỗi năm có đến gần 10 lớp tập huấn được tổ chức tại xã này. Tôi tham gia với tinh thần học tập nghiêm túc và mong thu nhận được nhiều kiến thức để về áp dụng tại gia đình mình. Về cơ bản tôi thấy các kỹ thuật mà CBKN chuyển giao cho là bổ ích và hay lắm!
Tuy nhiên cũng còn 2 điều mà tôi cho là chưa đạt yêu cầu đó là: (1) CBKN nhiều khi nói thì hay đấy nhưng khi làm thì còn ngượng ngùng lắm; (2) Chúng tôi đi học là cho mình, cớ sao khuyến nông lại phải đài thọ chúng tôi? Vì thế tôi thấy, nông dân chúng tôi cần những CBKN miệng nói tay làm cơ. Bên cạnh đó các chương trình khuyến nông phải phù hợp với yêu cầu trong sản xuất của chúng tôi thì mới thực sự tốt.
Ông Phạm Đức Hùng, thôn Đồng Lều, xã Bố Hạ 4.2.2.3. Đánh giá kết quả tham quan hội thảo
tiếp xúc với nông dân sản xuất giỏi, từ đó họ sẽ nhận thức đầy đủ hơn so với những thông tin họ được nghe thấy, làm cho họ tin tưởng hơn vào KTTB được chuyển giao. Mặt khác tham quan hội thảo có thể giúp cho nông dân nảy sinh những ý tưởng mới khi so sánh cái nhìn thấy và thực tế của mình. Từ đó định hướng cho gia đình mình trồng cây gì, nuôi con gì, ở đâu và như thế nào…? Do đó thông qua các đợt tham quan hội thảo người nông dân có thể tiếp thu những KTTB một cách nhanh chóng, có thể thay thế các CBKN chuyển giao KTTB tới bà con nông dân nơi mình sinh sống. Như vậy tham quan hội thảo đem lại hiệu quả cao trong hoạt động công tác khuyến nông.
Qua bảng 14 cho thấy, số lượng các buổi và số lượng người tham gia hội thảo khuyến nông liên tục tăng qua 3 năm. Nội dung các buổi hội thảo vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt (có đến 20/38 cuộc hội thảo là về lĩnh vực này). Trong khi đó lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản nhận được sự quan tâm rất ít của trạm. Năm 2006 chỉ có 3/38 cuộc hội thảo về chủ đề lâm nghiệp, và không có cuộc hội thảo nào về chủ đề phát triển TT, CB, TTNS. Đây là vấn đề đòi hỏi trạm cần nhanh chóng đổi mới và bổ sung.
Bảng 14: Kết quả tham quan hội thảo qua 3 năm (2004 - 2006)
CHỈ TIÊU ĐVT Năm So sánh (%)
2004 2005 2006 05/04 06/05 BQ
I. Số cuộc tham quan hội thảo Cuộc 29 31 38 106.90 122.58 114.47 1. Trồng trọt Cuộc 17 18 20 105.88 111.11 108.47 2. Chăn nuôi - thuỷ sản Cuộc 10 9 15 90.00 166.67 122.47
3. Lâm nghiệp Cuộc 2 3 3 150.00 100.00 122.47
4. Phát triển TT, CB, TTNS Cuộc 0 1 0
II. Số người tham gia người 2205 2387 3040 108.25 127.36 117.42
III. BQ số người/cuộc người 76 77 80 101.32 103.90 102.60
Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Thế
Cũng phải thấy rằng số cuộc tham quan hội thảo về CN-TS 3 năm qua tăng mạnh và thu hút được đông đảo bà con nông dân tham gia. Tuy nhiên vấn đề thời gian và kinh phí để tổ chức tham quan, hội thảo cũng cần các nhà tổ
chức phải quan tâm, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về điều kiện vật chất và sắp xếp thời gian phù hợp cho cả người tham gia và địa điểm tổ chức.
Cũng qua bảng 14 thấy rằng, số người tham gia hội thảo đang tăng mạnh nhưng số cuộc mà trạm tổ chức được lại tăng chậm hơn. Vì thế bình quân số người tham gia/1 hội thảo đang tăng quá cao. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho chất lượng các cuộc hội thảo. Vì vậy trong những năm tới trạm cần có biện pháp mở thêm các cuộc tham quan, hội thảo nhiều hơn nữa tạo điều kiện cho nông dân học tập và tiếp nhận KTTB tốt hơn.
Hộp 5: Tâm sự của một nông dân về việc tham quan hội thảo
Hai năm trước gia đình tôi khó khăn lắm, ruộng chỉ trồng lúa và ngô thôi. Tôi có mảnh vườn rộng gần 1ha nhưng cũng chỉ để thả bò và trồng được gần 50 cây vải. Khi ấy tôi cũng nghĩ đến chuyện phát triển chăn nuôi nhưng quả thực không nắm được kỹ thuật nên tôi đành để đồi bãi mênh mông vậy thôi!
Trong chuyến thăm một anh bạn trên Thái Nguyên tôi may mắn được tham quan một mô hình nuôi gà thả vườn rất thành công. Sau đó về địa phương tôi lại gặp ngay mấy cuộc hội thảo do CBKN và do công ty thức ăn gia súc tổ chức ngay tại xã. Vậy là tôi đã nắm được kỹ thuật, đã được mắt thấy tai nghe. Tôi quyết định đầu tư nuôi 1000 con gà thả đồi. Sau 4 tháng đầu tư thức ăn và thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt, đàn gà được thu hoạch cho lãi 10 Trđ. Đến nay sau 2 năm nuôi gà trong tay tôi đã có cả vốn lẫn lãi trên 100 Trđ. Tôi có được như ngày hôm nay là nhờ có khuyến nông, sự giúp đỡ của anh em và nỗ lực của bản thân. Vì vậy tôi rất sẵn lòng làm mô hình điểm cho các hộ khác tham quan học hỏi.
Ông Nguyễn Văn Bẩy, thôn Trại Quân, xã Đồng Kỳ
4.2.2.4. Đánh giá kết quả xây dựng mô hình trình diễn
Xây dựng mô hình trình diễn là nội dung hoạt động quan trọng trong công tác khuyến nông, giúp cho nông dân nhìn thấy kết quả thực tế của KHKT, từ đó mở rộng triển khai trong sản xuất tại hộ. Đây là hoạt động được trạm khuyến nông huyện Yên Thế phân bổ nguồn kinh phí lớn nhất, với đông đảo CBKN và quần chúng nhân dân tham gia. Vì thế xây dựng mô hình trình diễn luôn được trạm coi trọng và là hoạt động khuyến nông chủ yếu trạm thực hiện được trong 3 năm qua. Kết quả được thể hiện qua bảng 15:
Qua bảng 15 ta thấy, hoạt động xây dựng mô hình trình diễn được thực hiện chủ yếu ở 2 lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trong các mô hình về trồng trọt chủ yếu tập trung vào cây lúa, cây ngô, cây lạc và 1 số cây rau màu khác.
Trong các mô hình về CN-TS chủ yếu tập trung vào phát triển đàn lợn, đàn bò và nuôi trồng thuỷ sản. Trong khi đó số mô hình về chế biến, tiêu thụ nông sản lại hầu như chưa có. Với các mô hình đã thực hiện được là nhờ sự kết hợp của trạm khuyến nông, phòng kinh tế, BQL dự án giảm nghèo huyện Yên Thế và được sự hỗ trợ về kinh phí của TTKNKL tỉnh Bắc Giang, Ngân hàng thế giới (WB) và tổ chức PLAN. Các xã thường xuyên được chọn làm điểm trình diễn mô hình là: Bố Hạ, An Thượng, Tân Sỏi và 6 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Kết quả các mô hình này cơ bản đều đạt yêu cầu của trình diễn từng ngành sản xuất.
4.2.2.4.1. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành trồng trọt
Trồng trọt vẫn là một ngành quan trọng trong SXNN của huyện Yên Thế. Trong những năm gần đây, trạm khuyến nông Yên Thế với vai trò là nơi tiếp nhận và chuyển giao KTTB tới cho nông dân đã đưa được nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất trên địa bàn huyện. Trạm đã tập trung đầu tư nhiều cho xây dựng các mô hình trình diễn và thực tế cho thấy kết quả các mô hình đều đạt yêu cầu, được bà con nông dân hưởng ứng nhiệt tình. Cụ thể biểu hiện qua bảng 16 như sau:
* Đối với cây lúa: Kết quả thực tế cho thấy các giống lúa trình diễn đều sinh trưởng - phát triển tốt, ngày càng đạt yêu cầu và mục đích mà khuyến nông đề ra. Năng suất lúa của các mô hình cao hơn hẳn so với giống đối chứng (Khang dân 18) hiện đang sản xuất đại trà ở Yên Thế. Năm 2004, cho dù đầu vụ rét đậm kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng mô hình trình diễn 10 ha lúa Nhị ưu 838 trạm xây dựng được vẫn cho năng suất cao hơn 5,7 tạ/ha so với lúa đối chứng. Năm 2005, do thời vụ gieo cấy rất thuận lợi, đủ nước, trạm chỉ đạo các hộ dân chăm bón kịp thời nên vẫn với giống lúa ấy nhưng đã cho năng suất rất cao - đạt 65,18 tạ/ha, cao hơn 8,86 ta/ha so với lúa đối chứng. Năm 2006, trạm đã thực hiện việc đưa giống lúa mới vào trình diễn ở một số xã là Đột Biến 5 (ĐB5) và Đột biến 6 (ĐB6). Mặc dù mô hình cũng gặp khó khăn vì đầu vụ bị thiếu nước nhưng các hộ dân cũng nhanh chóng tìm
cách khắc phục, nên cuối vụ các mô hình này cũng cho năng suất lúa đạt 62,45 tạ/ha, trong khi đó lúa Khang dân cấy cùng điều kiện cũng chỉ đạt 55,27 tạ/ha. Như vậy có thể thấy rằng các giống lúa mà trạm đã đưa về và thực hiện gieo cấy thí điểm trong các mô hình trình diễn là khá phù hợp với điều kiện tại địa phương, cho năng suất cao hơn một số giống lúa thuần. Đây là tín hiệu đáng mừng để các hộ dân trong huyện thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu giống lúa, tăng diện tích lúa lai trong thời gian tới.
* Đối với cây lạc: Bằng việc xây dựng các mô hình trình diễn, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thực hiện đưa cây lạc giống mới L14 vào sản xuất trên nhiều cánh đồng. Giống lạc L14 trồng với kỹ thuật chăm bón cải tiến, có thể thực hiện việc che phủ nilon do khuyến nông hướng dẫn đã cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lạc cũ (tăng 6,07 tạ/ha so với giống cũ, 2005). Hơn nữa hạch toán và so sánh chi phí với trồng lạc thông thường thì trồng lạc che phủ nilon tốn rất ít công chăm sóc, nhổ cỏ. Do đó việc trồng lạc theo kỹ thuật mới xen giữa 2 vụ lúa có giá trị kinh tế cao lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Mô hình này cần nhanh chóng nhân rộng trên quy mô toàn huyện.
* Bên cạnh những cây trồng trên, trong thời gian gần đây, trạm còn xây dựng được một số mô hình trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao như: mô hình dưa hấu, dưa chuột, mô hình khôi phục vùng cam Bố Hạ, mô hình trồng rừng nguyên liệu bằng bạch đàn hom… Hầu hết các mô hình này khi được triển khai đều đạt hiệu quả tốt và được đông đảo bà con nông dân hưởng ứng tích cực. Riêng mô hình khôi phục vùng Cam Bố Hạ, quy mô thực hiện 3 ha tại thôn Liên Tân - xã Bố Hạ từ năm 2002 đến nay và mô hình trồng cây Thanh Hao Hoa Vàng ở một số xã là có kết quả chưa như mong muốn.
Với mô hình Cam: giai đoạn đầu cây Cam sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sau do bị nhiễm sâu bệnh nên cây sinh trưởng phát triển kém đi. Hiện nay sâu bệnh hại chủ yếu là: sâu vẽ bùa, bệnh sẹo, bệnh loét và bệnh vàng lá ảnh hưởng lớn đến sự phân tán cành và tỷ lệ đậu quả. Năm 2004 ban chỉ đạo đã cho