- Nông dân sản xuất giỏi
4.1.3.3. Nguồn kinh phí cho hoạt động của Trạm
Nguồn kinh phí quyết định việc thực hiện và kết quả của hoạt động khuyến nông. Đây là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để triển khai các công việc của trạm cũng như hoạt động khuyến nông ở cơ sở. Các khoản chi của trạm trong thời gian qua đã và đang được thực hiện theo thông tư liên tịch số: 30/2006/TTLT ra ngày 06/04/2006 của Chính phủ. Các khoản chi gồm: (1) Chi biên soạn giáo trình, tài liệu kỹ thuật, tài liệu mẫu; (2) Chi hỗ trợ tuyên truyền; (3) Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất; (4) Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư ở địa phương; (5) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, mô hình công nghệ cao, chuyển giao kết quả KHCN, phù hợp với chiến lược, quy hoạch về phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản của địa phương và chi lương cho CBKN.
Cũng theo thông tư trên kinh phí cho hoạt động của trạm khuyến nông huyện được cung cấp bởi 2 nguồn: tỉnh cấp thông qua TTKNKL tỉnh và huyện cấp thông qua ngân sách huyện. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng 3 năm trở lại đây cơ cấu và số lượng vốn mà 2 cơ quan này cung cấp cho trạm khuyến nông huyện Yên Thế có nhiều thay đổi được thể hiện qua bảng 9 như sau: Bảng 9
Qua bảng 9 và theo ý kiến của cán bộ nhân viên của trạm có thể thấy rằng: từ năm 2004 đến nay nguồn kinh phí trạm được tỉnh cấp tuy có giảm về lượng tương đối nhưng vẫn tăng về lượng tuyệt đối. Cụ thể năm 2004 tỉnh cấp cho trạm là 308,15 Trđ (chiếm 56,50%) thì đến năm 2006 tỉnh đã cấp cho trạm 478,94 Trđ (chiếm 49,89%) nguồn kinh phí của trạm. Bên cạnh đó nguồn kinh phí của trạm được cấp bởi ngân sách huyện đang tăng lên. Cụ thể năm 2004 là 237,25 Trđ (chiếm 43,50%) thì đến năm 2006 nguồn này đã tăng lên 481,06 Trđ (chiếm 50,11%). Qua đây có thể thấy rõ chủ trương chuyển trạm khuyến nông huyện Yên Thế về thuộc sự quản lý của UBND huyện và trực tiếp là phòng kinh tế huyện đang được thực thi nghiêm túc. Nhưng cũng đặt ra những khó khăn không nhỏ cho chính quyền huyện là làm cho ngân sách huyện thêm phần gánh nặng vì hiện nay nguồn thu của ngân sách huyện tăng không đáng kể trong khi việc chi cho tất cả các hoạt động của bộ máy không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý cần phải định hướng cho hoạt động khuyến nông được phép thực hiện chuyển đổi theo hướng xã hội hoá, lấy thu bù chi.
Về tình hình sử dụng kinh phí của trạm qua bảng 9 cũng cho thấy trạm đang cố gắng thực hiện việc chi tiêu theo đúng thông tư hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Việc chi này gồm: chi cho xây dựng mô hình trình diễn, chi cho tập huấn kỹ thuật, chi cho thông tin tuyên truyền, chi lương cho cán bộ nhân viên của trạm và CBKN cấp xã.
Năm 2004 trạm đã thực hiện chi hết 481,32 Trđ (chiếm 88,25% kinh phí được cấp). Năm 2006 trạm đã thực hiện chi hết 935,14 Trđ (chiếm 97,41% nguồn kinh phí được cấp). Như vậy qua 3 năm số lượng chi đã tăng 453,82 Trđ, bình quân 3 năm tăng 39,39%. Nguyên nhân của việc tăng lượng vốn sử dụng này là do trong năm 2005 và năm 2006 trạm đã tiếp tục tiếp nhận và trả lương cho một số CBKN hoạt động ở cấp xã hưởng lương theo hợp đồng dài hạn. Mặt khác các khoản còn lại cũng tăng làm cho số lượng chi tiêu của trạm tăng lên trong tổng nguồn kinh phí được cấp. Lượng kinh phí còn lại chưa thực hiện chi
Xem xét nội dung các khoản chi thấy rằng: Khoản chi cho xây dựng mô hình trình diễn chiếm tỷ lệ rất cao (năm 2004 chiếm tới 47,25% tổng nguồn kinh phí của trạm). Đây là điều hợp lý bởi hoạt động xây dựng mô hình trình diễn đòi hỏi nguồn kinh phí là lớn nhất. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét đến tính hiệu quả tương ứng với lượng tiền bỏ ra. Qua khảo sát và điều tra trên địa bàn một số xã chúng tôi thấy rằng: nhiều hộ nông dân cho biết họ chủ yếu tiếp nhận kiến thức khuyến nông, tiếp thu KTTB thông qua phương tiện thông tin tuyên truyền (đài PTTH). Một số hộ còn cho rằng họ chưa từng được tham gia hay không có điều kiện tiếp nhận khuyến nông thông qua mô hình trình diễn (đặc biệt là các hộ nghèo). Mặt khác nên tập trung vào những mô hình trọng điểm, thực hiện chuyển giao KTTB đã qua kiểm nghiệm và được công nhận là có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Như thế sẽ nâng cao được hiệu quả các mô hình trình diễn, không lãng phí vốn, đồng thời giúp ích cho đại bộ phận bà con nông dân.
Nguồn kinh phí phân bổ cho tập huấn kỹ thuật đang được điều chỉnh tăng lên (chiếm 17,55% tổng nguồn kinh phí năm 2006). Thực tế cho thấy đây lại là hoạt động khuyến nông được đông đảo nhân dân tiếp nhận hơn mô hình trình diễn. Tuy nhiên trạm cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của bà con để tổ chức các buổi tập huấn thu hút được nhiều người quan tâm, họ đến lớp học vì họ thấy có ý nghĩa, để được xem, được tận tay thực hành có như vậy họ mới nhớ lâu và áp dụng vào thực tế sản xuất.
Nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động thông tin tuyên truyền tuy đã tăng nhanh qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn kinh phí được cấp. Do vậy trong thời gian tới trạm cần tăng cường hơn nữa nguồn chi cho hoạt động này đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân không chỉ mỗi tháng 1 lần qua loa truyền thanh huyện.
Về phần chi lương cho CBKN, có thể thấy rằng mặc dù đã thực hiện cải cách tiền lương nhưng hầu hết CBKN đang hoạt động tại địa bàn Yên Thế vẫn
còn được hưởng lương quá thấp. Trong tổng số 25 CBKN của trạm và xã chỉ có 7 người đang hưởng mức lương trên 1 Trđ/tháng. Do đặc thù của ngành khuyến nông phải đi nhiều do phải phụ trách trên địa bàn rộng lớn nên mức lương như vậy là chưa tương xứng với công việc họ đảm nhận. Trong 3 năm qua mức chi lương cho CBKN đã tăng lượng tuyệt đối từ 181,80 Trđ (năm 2004) lên 300,00 Trđ (năm 2006) nhưng lại giảm về lượng tương đối, bên cạnh đó số lượng CBKN lại tăng lên. Do vậy muốn khắc phục tình trạng lương thấp trạm cần được sự cho phép và tăng nguồn kinh phí của cơ quan cấp trên.
Ngoài những hoạt động trên trạm cần quan tâm hơn nữa và phân bổ nguồn vốn cho hoạt động tham quan, in ấn tài liệu khuyến nông, cung cấp kinh phí và thực hiện việc đào tạo nâng cao tay nghề cho CBKN cơ sở.