Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)

- Nông dân sản xuất giỏi

4.2.2.4.1. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ngành trồng trọt

Trồng trọt vẫn là một ngành quan trọng trong SXNN của huyện Yên Thế. Trong những năm gần đây, trạm khuyến nông Yên Thế với vai trò là nơi tiếp nhận và chuyển giao KTTB tới cho nông dân đã đưa được nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao vào sản xuất trên địa bàn huyện. Trạm đã tập trung đầu tư nhiều cho xây dựng các mô hình trình diễn và thực tế cho thấy kết quả các mô hình đều đạt yêu cầu, được bà con nông dân hưởng ứng nhiệt tình. Cụ thể biểu hiện qua bảng 16 như sau:

* Đối với cây lúa: Kết quả thực tế cho thấy các giống lúa trình diễn đều sinh trưởng - phát triển tốt, ngày càng đạt yêu cầu và mục đích mà khuyến nông đề ra. Năng suất lúa của các mô hình cao hơn hẳn so với giống đối chứng (Khang dân 18) hiện đang sản xuất đại trà ở Yên Thế. Năm 2004, cho dù đầu vụ rét đậm kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhưng mô hình trình diễn 10 ha lúa Nhị ưu 838 trạm xây dựng được vẫn cho năng suất cao hơn 5,7 tạ/ha so với lúa đối chứng. Năm 2005, do thời vụ gieo cấy rất thuận lợi, đủ nước, trạm chỉ đạo các hộ dân chăm bón kịp thời nên vẫn với giống lúa ấy nhưng đã cho năng suất rất cao - đạt 65,18 tạ/ha, cao hơn 8,86 ta/ha so với lúa đối chứng. Năm 2006, trạm đã thực hiện việc đưa giống lúa mới vào trình diễn ở một số xã là Đột Biến 5 (ĐB5) và Đột biến 6 (ĐB6). Mặc dù mô hình cũng gặp khó khăn vì đầu vụ bị thiếu nước nhưng các hộ dân cũng nhanh chóng tìm

cách khắc phục, nên cuối vụ các mô hình này cũng cho năng suất lúa đạt 62,45 tạ/ha, trong khi đó lúa Khang dân cấy cùng điều kiện cũng chỉ đạt 55,27 tạ/ha. Như vậy có thể thấy rằng các giống lúa mà trạm đã đưa về và thực hiện gieo cấy thí điểm trong các mô hình trình diễn là khá phù hợp với điều kiện tại địa phương, cho năng suất cao hơn một số giống lúa thuần. Đây là tín hiệu đáng mừng để các hộ dân trong huyện thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu giống lúa, tăng diện tích lúa lai trong thời gian tới.

* Đối với cây lạc: Bằng việc xây dựng các mô hình trình diễn, trạm khuyến nông huyện Yên Thế đã thực hiện đưa cây lạc giống mới L14 vào sản xuất trên nhiều cánh đồng. Giống lạc L14 trồng với kỹ thuật chăm bón cải tiến, có thể thực hiện việc che phủ nilon do khuyến nông hướng dẫn đã cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lạc cũ (tăng 6,07 tạ/ha so với giống cũ, 2005). Hơn nữa hạch toán và so sánh chi phí với trồng lạc thông thường thì trồng lạc che phủ nilon tốn rất ít công chăm sóc, nhổ cỏ. Do đó việc trồng lạc theo kỹ thuật mới xen giữa 2 vụ lúa có giá trị kinh tế cao lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Mô hình này cần nhanh chóng nhân rộng trên quy mô toàn huyện.

* Bên cạnh những cây trồng trên, trong thời gian gần đây, trạm còn xây dựng được một số mô hình trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao như: mô hình dưa hấu, dưa chuột, mô hình khôi phục vùng cam Bố Hạ, mô hình trồng rừng nguyên liệu bằng bạch đàn hom… Hầu hết các mô hình này khi được triển khai đều đạt hiệu quả tốt và được đông đảo bà con nông dân hưởng ứng tích cực. Riêng mô hình khôi phục vùng Cam Bố Hạ, quy mô thực hiện 3 ha tại thôn Liên Tân - xã Bố Hạ từ năm 2002 đến nay và mô hình trồng cây Thanh Hao Hoa Vàng ở một số xã là có kết quả chưa như mong muốn.

Với mô hình Cam: giai đoạn đầu cây Cam sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sau do bị nhiễm sâu bệnh nên cây sinh trưởng phát triển kém đi. Hiện nay sâu bệnh hại chủ yếu là: sâu vẽ bùa, bệnh sẹo, bệnh loét và bệnh vàng lá ảnh hưởng lớn đến sự phân tán cành và tỷ lệ đậu quả. Năm 2004 ban chỉ đạo đã cho

để quả nhưng do bị bệnh sẹo, rám nên rụng tương đối nhiều, tỷ lệ đậu quả thấp nên năng suất không cao. Qua nhận xét của nông dân cho biết đây là giống cam tốt song chất đất ở Bố Hạ hiện nay không còn phù hợp nữa (do việc sử dụng không hợp lý phân vô cơ và thuôc hoá học gây lên). Đất ven sông nhưng tỷ lệ cát tương đối cao, ít phù sa, đất nóng nên cây cam sinh trưởng kém. Ngoài ra còn do người dân chưa tự giác trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nên cam bị sâu bệnh phá hại nặng.

Với mô hình Thanh Hao Hoa Vàng thì lại do không nghiên cứu kỹ thị trường đầu ra, bên đối tác phá hợp đồng sau khi Trạm đã thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Thất bại này là bài học quý báu cho việc xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông ở Yên Thế trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w