ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 28 - 97)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 Km về hướng Đông Bắc. Hệ thống giao thông đường bộ trong huyện và nối với các địa phương khác khá phát triển, đến nay cơ bản đã được hoàn thiện.

Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

+ Phía Đông giáp với huyện Lạng Giang - Bắc Giang

+ Phía Tây giáp huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình - Thái Nguyên + Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

+ Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trên địa bàn huyện có 3 thị trấn Cầu Gồ, Bố Hạ, và Nông Trường là 3 trung tâm tập trung dân cư đông đúc,

tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới.

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Yên Thế là huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21-230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (30- 350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10-150C). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1300 - 1700 mm, lượng mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa khô có năm đến cả 2 tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Trong khi đó vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thương và các xã có vùng thấp. Đứng trước những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng phải có những biện pháp hữu hiệu để vừa đảm bảo nước tưới trong mùa khô nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa (tuy đã có hệ thống hồ đập tưới tiêu nhưng hiệu quả chưa cao).

Mặt khác, vào tháng 1 dương lịch hàng năm thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu đến việc gieo cấy vụ Chiêm xuân cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế

3.1.2.1. Đặc điểm phân bổ và sử dụng đất đai

Theo số liệu thống kê của phòng địa chính nông nghiệp huyện Yên Thế thì tính đến ngày 31/12/2006 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.125,15 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 30,92%, đất lâm nghiệp chiếm 48,54%, đất chuyên dùng chiếm 6,98%, đất thổ cư chiếm 4,74%, đất chưa sử dụng chiếm 3,66% và đất phi nông nghiệp khác chiếm 5,13%. Cụ thể qua số liệu bảng 2, chúng ta thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:

Qua 3 năm diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: năm 2006 là 9328,79 ha giảm 0,15% so với năm 2005 (tức giảm 13,69 ha) và năm 2005 là 9328,79 ha giảm 0,13% so với năm 2004 (tức giảm 12,22 ha). Bình quân 3 năm giảm 1,14%. Diện tích đất nông nghiệp giảm, nguyên nhân chủ yếu là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển từ SXNN sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất thổ cư. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn (56,08% vào năm 2006) và diện tích đất này lại có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,32%. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích đất này chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là một số diện tích trũng cấy một vụ không ăn chắc.

Diện tích đất trồng cây lâu năm sau một số năm đột biến tăng nhanh thì 3 năm trở lại đây đã có xu hướng giảm nhẹ. Bình quân 3 năm diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện giảm 0,02%. Nguyên nhân của việc giảm này là do trước đây toàn huyện không xác định được định hướng phát triển cây Vải thiều cũng như sức hấp dẫn của giá cả và sản lượng bán ra của quả Vải thiều là quá lớn nên đã thực hiện phương châm “nhà nhà trồng vải, đồi đồi trồng vải”. Diện tích trồng Vải chiếm đến trên 50% diện tích trồng cây lâu năm. Nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại đây Vải thiều khi được mùa lại mất giá, khi thì được giá lại bị mất mùa, đầu ra cho quả Vải thiều Yên Thế là cực kỳ khó khăn. Chính vì vậy không ít chủ hộ, chủ trang trại đã nản lòng với cây Vải. Họ không những không đầu tư cho cây Vải nữa mà có một số hộ đã chặt Vải làm củi đun hàng ngày. Đây là một cảnh báo cho chính sách phát triển cây hàng hoá không chỉ của huyện Yên Thế mà cả nước ta cần quan tâm.

Diện tích đất dùng cho nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng lên nhưng không đều qua các năm. Bình quân 3 năm tăng 2,05%, tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như rôphi đơn tính, mè, chắm cỏ và nuôi cá giống bố mẹ. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện thì theo số liệu

thống kê chưa đầy đủ của phòng Địa chính huyện qua 3 năm là không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,1% diện tích đất nông nghiệp.

Qua số liệu bảng 2 cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là khá lớn, chiếm 48,54% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2006) và diện tích đất này hầu như không thay đổi qua 3 năm. Nguyên nhân của việc giữ được diện tích đất lâm nghiệp như vậy là do hầu hết diện tích đất rừng đã được giao quyền sử dụng và quản lý cho các cá nhân và cơ quan kiểm lâm làm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Bảng 2

Về diện tích đất thổ cư và đất chuyên dùng của huyện qua 3 năm tăng nhưng tốc độ cũng không lớn. Bình quân qua 3 năm diện tích đất thổ cư tăng 0,42% (từ 4,72% năm 2004 lên 4,76% năm 2006) và diện tích đất chuyên dùng tăng 0,39% (từ 6,93% năm 2004 lên 6,98% năm 2006) trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân của việc tăng này là do một phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng chuyển sang theo chương trình cấp đất thổ cư và đất sản xuất CN-TTCN cho các cá nhân và tập thể.

Với các loại đất còn lại như (đất chưa sử dụng, đất phi nông nghiệp khác) cũng có biến đổi qua từng năm nhưng bình quân 3 năm nhìn chung là khá ổn định (thay đổi dưới 0,5%). Công tác thống kê đo đạc về hiện trạng sử dụng các loại đất này ở Yên Thế chưa được chú trọng.

Tóm lại, Yên Thế là huyện có diện tích đất đai tương đối rộng, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 30,92% (năm 2006). Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Yên Thế phát triển SXNN theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm gần 50% tổng diện tích. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển nhằm góp phần từng bước làm cho bức tranh kinh tế toàn huyện ngày một thêm khởi sắc. Đây cũng là điều kiện tốt cho việc tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển vùng nguyên liệu

cho công nghiệp chế biến và cung cấp sản phẩm xuất khẩu (như: Vải thiều Yên Thế, Gà đồi Yên Thế…).

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tình hình phát triển kinh tế, đặc biệt là nông lâm nghiệp vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng về đất đai vốn có của huyện. Để khắc phục tình trạng này, nhằm khai thác tốt hơn diện tích đất đai thì chính quyền và nhân dân toàn huyện cần có biện pháp kinh tế kỹ thuật tác động thích hợp hơn nữa. Yên Thế cần đưa nhanh KHKT vào sản xuất như các loại cây trồng - con vật nuôi giống mới, áp dụng biện pháp thâm canh tăng vụ, cải tạo đất trên toàn huyện.

3.1.2.2. Đặc điểm dân số lao động

Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện Yên Thế cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

Qua số liệu bảng 3, chúng ta thấy tổng dân số của huyện năm 2004 là 93.083 người, năm 2005 là 93.748 người và năm 2006 là 94.465 người. Bình quân qua 3 năm tăng 0,74 %. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân giảm 1,06%/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng (bình quân tăng 8,5%/năm). Tuy nhiên số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 78,98% trong cơ cấu dân số toàn huyện (năm 2006).

Năm 2006 toàn huyện có 24.371 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 19.289 (chiếm 79,15%), hộ phi nông nghiệp là 5.082 (chiếm 20.85%). Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 2,67%, số hộ nông nghiệp tăng chậm (0,82%), số hộ phi nông nghiệp tăng nhanh (10,78%). Điều này là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng của lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 0,84%.

Trong đó lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (80,14% năm 2006) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua 3 năm từ 16,68% (năm 2004) lên 19,86% (năm 2006). Số nhân khẩu/LĐ tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 1,94 (năm 2004) và 1,93 (năm 2006). Nghĩa là một lao động hàng ngày phải nuôi hai miệng ăn. Điều này cộng với việc diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm tạo không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia đình đặc biệt là những gia đình đông con. Chính vì vậy cùng với chủ trương giảm nhanh tốc độ tăng dân số trên cả nước thì 3 năm qua Yên Thế liên tục có tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm dần, từ 1,12% (năm 2004) xuống còn 1,08% (năm 2006). Bình quân mỗi năm tốc độ tăng dân số được hạ thấp 0,02%. Cũng qua bảng 3 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 4,03 (năm 2004) xuống còn 3,88 (năm 2006). Cùng với đó là số LĐ/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt từ 2,08 (năm 2004) xuống còn 2,00 (năm 2006). Lý giải cho sự giảm xuống này là do vài năm trở lại đây nhiều lao động trên địa bàn huyện đã rất tích cực đi làm việc ở các thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP HCM… và nhiều lao động trong huyện đã và đang đi lao động xuất khẩu tại các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… Đây là một hướng mới giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Yên Thế nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Tuy nhiên cũng cần có những chiến lược lâu dài cho vấn đề này nhằm ổn định và phát triển kinh tế hộ gia đình trên chính mảnh đất của người nông dân và góp phần giữ vững sự phát triển chung của toàn huyện.

3.1.2.3. Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hệ thống đường giao thông

Thực hiện chủ trương của huyện về CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn nên những năm gần đây hệ thống giao thông của huyện đã và đang được quan tâm đúng mức. Qua bảng 4 cho thấy, huyện có 56 km đường tỉnh lộ chạy qua, đường liên huyện là 61,7km, đường liên xã là 225 km. Trong đó 100% đường tỉnh lộ đã được giải Apphan, 80% đường liên huyện đã được giải bê tông và

60% đường liên xã đã được cứng hoá. Trong năm 2002 đã xây dựng và bàn giao 17,6 km đường bê tông từ Mỏ Trạng đi Bố Hạ (tuyến 268) . Năm 2005 cũng đã xây dựng và bàn giao tuyến đường giải Apphan từ Bố Hạ đi Cầu Gồ dài 10 km. Như vậy hiện nay 3 thị trấn - 3 trung tâm kinh tế của huyện đã được lối liền bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi. Đây là điều kiện quan trọng giúp Yên Thế đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong những năm tới. Nhất định Yên Thế sẽ thành công trên con đường CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn đã được Huyện uỷ - UBND huyện vạch ra. Cán bộ và nhân dân Yên Thế chắc chắn sẽ sớm đưa huyện nhà thoát ra khỏi tình trạng của một huyện khó khăn. Bảng 4

* Hệ thống điên và thông tin liên lạc

Tính đến cuối năm 2006 toàn huyện có 72 trạm biến áp với tổng công suất là trên 15.000 KVA, trong đó đường dây cao thế là 120 km, đường dây hạ thế là 650 km. Hiện nay, đã có 98,79% số hộ trong toàn huyện được sử dụng điện, trong tổng số 21/21 xã đã có điện. Điều đó góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân toàn huyện, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn.

Về hệ thống thông tin liên lạc: Toàn bộ các xã trên địa bàn huyện đã có đài phát thanh, có hệ thống loa truyền thanh xuống tận thôn xóm. Thông qua hệ thống truyền thanh các xã đã cung cấp các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, các chương trình khuyến nông, các kinh nghiệm sản xuất đến với người dân. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ thống đài truyền thanh, đến nay trong toàn huyện đã có sấp sỉ 8.000 máy điện thoại cố định, đưa bình quân số máy điện thoại lên gần 10 máy/100 dân. Trong toàn huyện đã có 5 trạm tiếp sóng di động của hầu hết các mạng điện thoại trong nước. Với hệ thống điện và thông tin liên lạc như hiện nay đã góp phần vào sự phát triển KTXH của huyện, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hoạt động và các chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện.

* Hệ thống y tế - giáo dục

Toàn huyện có một bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm thị trấn Cầu Gồ và hệ thống các phân viện và trạm xá đặt tại các xã (1 bệnh viện, 2 phân viện và 21 trạm xá/21 xã thị trấn). Ngoài ra còn có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, các cơ sở y tế đều có đội ngũ y bác sĩ đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh, góp phần chăm lo sức khoẻ cho dân cư trong và ngoài huyện.

Về giáo dục toàn huyện có 46 trường học các cấp, trong đó có 21 trường tiểu học, 21 trường THCS, 3 trường THPT và 1 trung tâm dạy nghề. Một số cơ sở giáo dục trong huyện đã được công nhận chuẩn quốc gia như Trường tiểu học thị trấn Bố Hạ, Trường THPT thị trấn Cầu Gồ. Qua đó có thể thấy hệ thống giáo dục của huyện đã và đang đáp ứng tương đối tốt cho nhu cầu học tập của nhân dân. Với đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất giáo dục như hiện nay có thể tin tưởng rằng Yên Thế sẽ có đủ số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển của mình trong thời kỳ mới.

* Về mày móc thiết bị

Toàn huyện có 329 chiếc ô tô - máy kéo, 163 chiếc máy xay xát, 185 chiếc máy làm đất loại nhỏ và gần 100 chiếc máy tuốt lúa liên hoàn. Với số lượng máy móc được trang bị như hiện nay thì khâu vận chuyển đã cơ bản được cơ giới hoá toàn bộ, việc làm đất gieo cấy đã được cơ giới hoá đến 60% và việc xay xát đã được thực hiện 100% bằng máy. Điều này không chỉ góp phần giải phóng sức người mà còn giúp cho việc gieo cấy các vụ trong năm trở nên nhanh chóng và kịp thời hơn. Tạo điều kiện cho việc chăm sóc, phát triển đồng bộ cả

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá kết quả và tác động từ hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện yên thế - tỉnh bắc giang (Trang 28 - 97)